Bước tới nội dung

Wikipedia:Giải quyết mâu thuẫn

Trang hạn chế sửa đổi (bán khóa)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Wikipedia:GQMT)

Wikipedia là một cộng đồng, có nghĩa là chúng ta phải làm việc chung với nhau để xây dựng bộ bách khoa tự điển. Các tài liệu thường do nhiều người viết ra, và đôi khi những người viết sẽ không đồng ý về tài liệu nên được viết như thế nào. Nếu bạn có một bất đồng về một tài liệu, hãy cố gắng tìm đến một thoả thuận và ngừng hiệu đính đến khi bạn có thể giải quyết được vấn đề. Xin đừng dấn vào một cuộc bút chiến với người viết khác; đây không phải là một cách giải quyết những bất hoà một cách hữu ích và chẳng làm được gì để khuếch trương Wikipedia. Thay vì thế, nên đi theo phương cách được liệt dẫn dưới đây để giải quyết các tranh chấp và ngăn ngừa để chúng không trở thành những bất đồng nghiêm trọng.

Nếu bạn muốn được giúp đỡ trong quá trình này, Hội Thành viên Tương tế – Association of Members' Advocates (AMA) là một tổ chức của các thành viên tình nguyện giúp đỡ bạn để giải quyết mâu thuẫn của bạn hoặc để bạn thấu hiểu quá trình hoà giải. Bạn có thể yêu cầu một người giúp ở bất cứ giai đoạn nào của quá trình hoà giải hay ngay cả khi sự mâu thuẫn chỉ mới bắt đầu. Bạn có thể tìm sự giúp đỡ trực tiếp từ bất cứ thành viên nằm trong danh sách của AMA hoặc qua điều phối viên AMA hoặc qua trang Yêu cầu giúp đỡ.

Lưu ý: Những trình tự dưới đây được tạo ra để giải quyết những bất hoà giữa hai hoặc nhiều đối tượng. Những sự phá hoại hoặc những vi phạm nặng đối với Quy định và hướng dẫn xử sự của Wikipedia bởi những người liên tục vi phạm có thể sẽ được đối phó bằng biện pháp cấp tốc, có khả năng dẫn đến hậu quả là kẻ vi phạm bị cấm khỏi Wikipedia. Dù sao, trong đa số các trường hợp, những nghi phạm từ các cá nhân sử dụng sẽ được đối phó bằng những nguyên tắc liệt kê ở đây. Đây không có nghĩa là thành viên báo cáo các vi phạm là một nguyên nhân của sự mâu thuẫn; họ chỉ đơn giản đại diện của cộng đồng Wikipedia nói chung.

Tránh mâu thuẫn

Biện pháp tốt nhất để giải quyết mâu thuẫn là tránh nó ngay từ lúc đầu.

Nên tôn trọng các thành viên khác và quan điểm của họ (xem Wikiquette về cách thức). Viết theo Cách viết một tài liệu hoàn hảo và đi theo điều lệ về Quan điểm trung lập sẽ giúp bạn viết một cách an toàn nếu như có ai phản đối.

Khi có ai đóng góp hiệu đính mà bạn cho là thiên vị hoặc không chính xác, nên hoàn chỉnh phần hiệu đính ấy hơn là đổi ngược nó đi. Cung cấp một bản Tóm tắt hiệu đính đầy đủ khi viết những hiệu chỉnh quan trọng mà người khác có thể phản đối. Nếu bạn gặp phải một thái độ khiếm nhã hoặc không đứng đắn, nên cố đừng ăn miếng trả miếng.

Giải pháp thứ nhất: Trao đổi với những cá nhân liên quan

Phương cách thứ nhất trong việc giải hoà hầu hết các mâu thuẫn là thảo luận vấn đề trong trang thảo luận. Hoặc là liên lạc với cá nhân liên quan trên trang thảo luận của người ấy, hoặc là dùng trang thảo luận của bài viết đang có vấn đề. Đừng bao giờ đem cuộc tranh luận lên chính bài viết. Khi thảo luận một vấn đề, nên bình tĩnh và đừng nên tấn công cá nhân. Đặt mình vào quan điểm của đối tượng và cố đạt đến một thoả hiệp. Nên giả thiết rằng người kia đang có thiện chí ngoại trừ bạn có bằng chứng xác đáng là họ không là vậy.

Cả trong giai đoạn này và trong suốt quá trình giải hoà, trao đổi với cá nhân liên quan không đơn giản là một thủ tục chiếu lệ trước khi bước qua giai đoạn kế. Không theo đuổi cuộc thảo luận một cách đầy thiện ý là chứng tỏ rằng bạn đang cố tình khơi rộng mối mâu thuẫn thay vì giải quyết nó. Việc này sẽ làm mọi người bớt thông cảm với trường hợp của bạn và có thể gây bất lợi cho bạn trong những giai đoạn kế sau của quá trình hoà giải. Ngược lại, theo đuổi việc thảo luận và nghiêm túc thương lượng giữa hai bên, ngay cả nếu không thành công liền cũng chứng tỏ rằng bạn đã quan tâm đến việc tìm kiếm một giải pháp thích hợp với các điều lệ của Wikipedia. Xin xem mục Thương lượng để có thêm giải đáp.

Tiếp tục hoà giải

Nếu việc thảo luận với những cá nhân liên quan bị thất bại, bạn nên thử một trong ba phương pháp sau để giải quyết mối bất hoà. Chọn lựa phương pháp nào và theo trình tự nào thì dựa trên bản chất của vấn đề và mối liên hệ của những người trong cuộc.

Thảo luận với những người ngoài cuộc

Wikipedia làm việc bằng cách xây dựng sự nhất trí. Để tạo nên một mối đồng tâm trong vấn đề gây tranh cãi, bạn nên tham khảo nó với khối thính giả rộng hơn. Các phương pháp để làm việc này bao gồm Đề nghị cho ý kiếnWikipedia:Wikiquette cảnh báo. Cũng xin xem thêm Wikipedia:Bất đồng về quan điểm trung lậpWikipedia:Bất đồng về sự chính xác. Về những bất đồng một nội dung của một tài liệu, nếu bạn chưa đồng ý cho một thoả hiệp trước giai đoạn này, bạn nên làm ngay. Việc này cho phép những người khác cân nhắc vấn đề một cách công bằng mà không phải bị rắc rối vì trang tài liệu bị hiệu đính liên tục, làm cho mối bất đồng thêm căng thẳng. Nếu cuộc tranh chấp hiệu đính cứ tiếp diễn và thoả hiệp không thành lập được, hãy yêu cầu khoá trang lại để quá trình hoà giải được tiếp tục.

Xin xem: Đề nghị cho ý kiếnLuật lệ về khoá (bảo vệ) trang.

Lập một cuộc thăm dò

Nếu quá khó khăn để xác định một sự nhất trí từ việc thảo luận, hoặc nếu vài thành viên cố lờ đi sự nhất trí ấy, bạn nên thành lập một cuộc trưng cầu ý kiến công khai. Dùng những tiêu chuẩn từ Wikipedia:Hướng dẫn trưng cầu ý kiến để xây dựng cuộc điều tra. (Những thành viên khác có thể không chấp nhận giá trị của cuộc thăm dò nếu nó không được thực hiện đúng đắn.) Cuộc thăm dò phải được thiết kế cẩn thận để đưa ra tất cả các mặt của mối mâu thuẫn một cách công bằng. Khi các câu hỏi thăm dò đã được soạn thảo, thông báo cuộc thăm dò bằng cách đăng ký vào trang Wikipedia:Các thăm dò hiện tại. Nên lưu ý rằng bạn có thể tiến hành một cuộc hỏi ý kiến không chính thức nếu có đủ số người tham dự trong cuộc thảo luận, nhưng công khai hoá một cuộc thăm dò chính thức có thể làm cả cộng đồng tham gia và làm tăng thêm trọng lượng của kết quả.

Xin xem: Wikipedia:Các thăm dò hiện tại.

Hoà giải

Yêu cầu hoà giải cho sự mâu thuẫn. Hoà giải là một giải pháp thiện nguyện trong đó một cá nhân trung lập làm việc với hai bên của sự mâu thuẫn. Người hoà giải giúp hướng dẫn các bên đạt đến một thoả thuận được chấp nhận bởi mọi người. Khi yêu cầu một cuộc hoà giải chính thức, hãy sẵn sàng để chứng minh rằng bạn đã dùng tất cả các biện pháp trên để giải quyết mốt mâu thuẫn.

Xin xem: Hội đồng hoà giải, Yêu cầu hoà giải.

Yêu cầu một người trợ giúp

Dù bạn có thể yêu cầu một người trợ giúp mình ở bất kì giai đoạn nào, xin hãy nghĩ kỹ đến việc dùng một thành viên trợ giúp trong những giai đoạn cuối của cuộc hoà giải. Thông thường, người phụ tá chỉ cố vấn và/hoặc đại diện cho một bên của sự bất đồng. Nếu bạn muốn sự giúp đỡ của một người trợ giúp, bạn có thể liên lạc thẳng với họ, hoặc đăng một yêu cầu giúp đỡ tại Hiệp hội thành viên tương tế (AMA). Bạn có thể yêu cầu giúp đỡ ở bất kì giai đoạn nào trong trình hoà giải.

Xin xem: Hiệp hội thành viên tương tế (AMA).

Giải pháp cuối cùng: Trọng tài phân xử

Nếu bạn đã dùng tất cả các biện pháp hợp lý để giải quyết mối mâu thuẫn, nên yêu cầu Trọng tài phân xử. Hãy sẵn sàng để chứng tỏ rằng bạn đã cố gắng giải quyết vấn đề bằng tất cả các giải pháp. Trọng tài thì khác với Hoà giải ở chỗ Hội đồng Trọng tài sẽ cân nhắc vấn đề và đưa ra quyết định, thay vì chỉ đơn giản phụ giúp hai bên đạt đến một thoả hiệp. Nếu vấn đề được quyết định bởi Trọng tài, bạn sẽ phải chấp thuận kết quả. Nếu vấn đề liên quan đến những vi phạm nghiêm trọng của thành viên, sự phân xử có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, như đã dẫn trong Luật lệ về Phân xử.

Xin xem: Hội đồng Trọng tài, Luật lệ về Phân xử, Yêu cầu Trọng tài phân xử.