Wikipedia:Thảo luận/Lưu 81

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 39 năm 2022[sửa | sửa mã nguồn]

MediaWiki message delivery 00:29, ngày 27 tháng 9 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Bình luận: Đã từng dùng khác biệt về trực quan trong một khoảng thời gian, vấn đề là load trang rất lâu vầ đôi khi hiển thị không được tối ưu lắm. Là tôi Cần cố gắng hơn 07:48, ngày 27 tháng 9 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Đơn giản là tôi: Chỉ nên dùng cho máy mạnh, còn máy yếu thì diff thường là đủ dùng, dư. Dang (thảo luận) 09:23, ngày 4 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Tôi không thể chịu nổi được nữa rồi. Trang liên tục được tạo lại 2 lần chỉ trong ngày hôm nay. Bị khóa vô hạn mức tự xác nhận được 5 tháng thì lại có kẻ khác tạo lại đồng thời mấy tên IP chớp thời cơ tạo lại với số lần tạo chóng mặt. Phiền @P.T.ĐNguyentrongphu: chặn sổ cái tên này và đưa vào blacklist hoặc bán khóa tự đánh dấu tuần tra vô hạn. 171.254.140.201 (thảo luận) 15:30, ngày 28 tháng 9 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Đúng đó, định dùng wikipedia làm đòn bẩy. Xóa mau và liền. nội dung chả có gì, tới cả giải phụ cũng chỉ là đề cử chứ chưa có nữa là - Nhậu không? (làm ly nữa nè) 15:42, ngày 28 tháng 9 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Allowing Wikitext editors to preview changes in realtime[sửa | sửa mã nguồn]

Xin hãy giúp dịch sang ngôn ngữ của bạn

Xin chào!

Community Tech has introduced a new beta feature. It allows editors to preview their changes side by side when writing in wikitext. The goal is to make it easier to review changes while editing. This was the wish number four of the Community Wishlist Survey 2021.

What does this feature change?

In the 2010 wikitext editor toolbar, a new button appears with the label “Preview”. The button enables a side by side comparison showing what the published content would look like. You can see an illustrative example on the screenshot.

We would like to check if the editing experience improves. If it does, we will make this change available for everyone by default.

What do I need to do?

If you want to try out our feature, make sure the New Wikitext mode beta feature is DISABLED. Feel free to provide feedback about the impact this new feature has on your editing experience.

See also: the original wishthe project page.

Cảm ơn! ––– STei (WMF) (thảo luận) 17:17, ngày 29 tháng 9 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Tiếng Việt: Xem các thay đổi theo thời gian thực khi sử dụng trình soạn thảo mã nguồn
Community Tech đã giới thiệu một tính năng beta mới. Tính năng này cho phép các biên tập viên xem trước các thay đổi của họ ngay bên cạnh trình soạn thảo mã nguồn. Mục đích là giúp cho việc xem xét các thay đổi trở nên dễ dàng hơn trong khi đang chỉnh sửa. Đây là mong muốn thứ 4 trong cuộc khảo sát mong muốn của cộng đồng năm 2021.
Tính năng này có gì mới?
Trong thanh công cụ của trình soạn thảo mã nguồn 2010, có một nút mới mang tên “Xem trước” xuất hiện. Nút này cho phép so sánh song song hiển thị nội dung khi xuất bản trông sẽ như thế nào. Bạn có thể xem ví dụ minh họa trên ảnh chụp màn hình.
Chúng tôi muốn kiểm tra xem trải nghiệm chỉnh sửa có được cải thiện hay không. Nếu có, chúng tôi sẽ cung cấp thay đổi này cho mọi người theo mặc định.
Tôi cần phải làm gì?
Nếu bạn muốn dùng thử tính năng này của chúng tôi, hãy đảm bảo rằng chế độ soạn thảo mã nguồn mới trong Tùy chọn -> Tính năng beta đã bị TẮT. Vui lòng cung cấp phản hồi về những ảnh hưởng của tính năng mới này đối với trải nghiệm chỉnh sửa của bạn
Thanks STei (WMF) for Information. – BLACKPINKIn your area 17:59, ngày 29 tháng 9 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Cuộc thi Ba Lan năm nay đã chính thức khởi động, mọi người chuẩn bị tinh thần nhé: [5]. Thông tin thêm cho những bạn nào cần biết về cuộc thi này. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 18:48, ngày 1 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Năm nay cuộc thi có điều lệ rõ ràng cấm dùng công cụ dịch máy và sẽ loại bất cứ người tham gia nào có dấu hiệu dịch máy. NHD (thảo luận) 20:20, ngày 1 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
NHD Năm ngoái, họ cũng có ghi rõ ràng là cấm dùng công cụ dịch máy và hứa sẽ loại bất cứ ai có dấu hiệu dịch máy. Nói là một chuyện, nhưng làm lại là chuyện khác. Thành viên:Nguyeminhhoang120196 bị cấm do dịch máy clk 2 lần. Tv đó tham gia cuộc thi Ba Lan lần 2 và lần 3. Lần 3 thì được ôm giải quán quân. Không thể kỳ vọng nhiều vào ĐSQ Ba Lan khi cả 3 quán quân liên tiếp của họ đều là những tv có tiền sử dịch máy clk hàng loạt. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 02:13, ngày 3 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Tiếng súng đầu tiên đã phát nổ! –  Меня зовут Мейко Συζητώ 01:50, ngày 2 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
10 triệu cơ á. Năm nay có vẻ ít tiền hơn nhiều so với các năm trước. – — Dr. Voirloup💬 02:05, ngày 2 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Mongrangvebet Uhm, có thể năm nay do chắc là cùng với cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine nên ngân sách của Ba Lan cũng có thể bị ảnh hưởng. –  Меня зовут Мейко Συζητώ 03:03, ngày 2 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Không có gì liên quan. Dang (thảo luận) 00:59, ngày 3 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Adu, Mộng-ra-vebet nhanh thế :) –  Меня зовут Мейко Συζητώ 03:06, ngày 2 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Nick j đấy, tôi có dùng nick này đâu ? – — Dr. Voirloup💬 03:51, ngày 2 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Mongrangvebet Nick Facebook của ông ấy! Chả lẽ tui không biết:)))) –  Меня зовут Мейко Συζητώ 07:00, ngày 2 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Mongrangvebet bên ĐSQ Ba Lan đã nói rằng để hạn chế việc lạm dụng như mọi năm, họ đã giảm giải thưởng xuống để tránh những người kiếm tiền và gây hại cho wiki. – Tiểu Phương 話そう! 08:09, ngày 2 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Thực ra chả xi nhê gì. Chỉ cần 2-3 triệu thôi là hiện tượng dịch máy clk đã diễn ra tràn lan (bằng chứng là mấy cuộc thi tháng của Tuanminh). Năm nay, tôi sẽ cấm thẳng tay nên sẽ không có chuyện dịch máy clk để kiếm trác tiền bạc như mọi năm. Biện pháp duy nhất là chế tài mạnh với các thành phần tiêu cực này. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:02, ngày 3 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Dối trá[sửa | sửa mã nguồn]

Đề nghị xóa hẳn bài Chế Nguyễn Quỳnh Châu với nội dung dối trá rất nhiều chỗ, kẻ viết bài đang cố lợi dụng Wikipedia để hỗ trợ cho nhân vật này. hôm nay mới có kết quả xem. tự sướng sớm giờ á hậu cũng đáng cái đời. trong bài còn bảo là Quán quân người mẫu cuộc thi Project Runway Vietnam 2014 nhưng trong nguồn này là 1 người khác. đề nghị cấm luôn cái tài khoản viết bài PR - Nhậu không? (làm ly nữa nè) 16:18, ngày 2 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Không biết từ đâu mà viết "Hoa hậu tại Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2022 khi Đoàn Thiên Ân bị phế truất khi thắng được một ngày." tài khoản PR này cho về nơi chín suối luôn, diệt PR thẳng tay - Nhậu không? (làm ly nữa nè) 16:21, ngày 2 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
VN đang lạm phát cuộc thi hoa hậu, quán quân còn khó có bài, nói chi á quân. Dang (thảo luận) 01:01, ngày 3 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam giờ phân bổ quyền cho các cuộc thi hoa hậu khác. Độ nổi bật không phụ thuộc vào quán quân hay á quân, chỉ cần đại diện cho VN tham dự Big 5 hoa hậu thế giới là đủ nổi bật. Trước kia HHVN chưa phân quyền thì Hoa hậu đi thi Big 1, Á hậu thi Big 2, Big 3. Sau phân quyền thì lấy Hoa hậu các cuộc thi nhỏ hơn làm đại diện tại các cuộc thi quốc tế nhỏ hơn, thậm chí Big 1. Hình như MWV Mai Phương còn được cử đi thi MW (Big 1). Mấy năm trước suất này mặc định trao cho Hoa hậu của HHVN. – Nguyenhai314 (thảo luận) 02:20, ngày 3 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Giải thưởng Công cụ tuyệt vời nhất năm 2022: Kêu gọi Đề cử[sửa | sửa mã nguồn]

Phiên bản thứ tư của Giải thưởng Công cụ tuyệt vời nhất hoan nghênh các đề cử của bạn! Công cụ phần mềm liên quan đến Wikimedia yêu thích của bạn là gì? Hãy gửi các công cụ yêu thích của bạn đến ngày 12 tháng 10 năm 2022! Dự án được trao giải sẽ được công bố và giới thiệu trong một buổi lễ ảo vào tháng 12.


MediaWiki message delivery 18:30, ngày 3 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]

  •  Ý kiến Ưu tiên đề cử Twinkle và SWViewer, bởi vì đây là 2 công cụ hỗ trợ bán tự động rất nhiều trong việc tuần tra và lùi sửa phá hoại
– BLACKPINKIn your area 02:29, ngày 4 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt. ^_^ Nếu được xin 1 vé cho TW Mobile của Đăng. Nguyenhai314 (thảo luận) 02:31, ngày 4 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
+1 TwinkleMobile – BLACKPINKIn your area 02:39, ngày 4 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
+1 TwinkleMobile. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 23:31, ngày 4 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Okie, thanks hihi. Dang (thảo luận) 09:20, ngày 4 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Vanhdeeptryy: Twinkle được đề cử đợt 2019 rồi nên có lẽ sẽ không được đề cử nữa. Dang (thảo luận) 09:19, ngày 4 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Plantaest: vậy không biết SWViewer được đề cử năm nào chưa bạn nhỉ – BLACKPINKIn your area 12:21, ngày 4 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Vanhdeeptryy: Không thấy, chắc chưa được đề cử. Dang (thảo luận) 12:35, ngày 4 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 40 năm 2022[sửa | sửa mã nguồn]

MediaWiki message delivery 00:23, ngày 4 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Sau khi đọc, thêm dẫn nguồn, liên kết trang cho bài Cù Huy Hà Vũ, tôi nhận thấy bài viết trên được viết ở nhiều chỗ bằng giọng văn theo hơi hướng không chính thống và dùng nhiều nguồn từ BBC, VOA, ... Bên cạnh đó trong bài viết sử dụng nhiều chữ in nghiêng mặc dù đã sử dụng dấu ngoặc kép, chữ hoa và chữ thường còn bị lẫn lộn, ví dụ như "Bào chữa cho tướng công an Trần Văn Thanh" thay vì "Bào chữa cho Thiếu tướng Trần Văn Thanh". Mong các thành viên cùng đưa ra ý kiến đóng góp cho bài viết được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin lỗi nếu như tôi còn thiếu sót và nhầm lẫn. Xin cảm ơn. Minomday (thảo luận) 16:03, ngày 7 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]

"giọng văn theo hơi hướng không chính thống" là sao nhỉ, thế nào là chính thống vậy bạn? –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 16:15, ngày 7 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Chắc "chính thống" phải là giọng văn trích dẫn từ các nguồn như Nhân Dân, Tuyên giáo VN hay tạp chí Cộng Sản. Chứ báo của đế quốc toàn chống phá với bịp bợm ¯\_(ツ)_/¯ ﹏ JohnyCuTí Thảo luận17:34, ngày 7 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Khi đã có bản dịch tiếng Việt cho văn bản tiếng Trung nào đó thì phiên âm Hán Việt có cần thiết không?[sửa | sửa mã nguồn]

Mình thấy như một thói quen của người Việt xưa giờ, trích dẫn điển tích, thành ngữ của những nhà Nho như Khổng Tử chẳng hạn thì phải đọc bằng "phiên âm" Hán Việt trước, rồi mới dịch sang tiếng Việt, ví dụ:

Cổ nhân thường nói "Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri" tức là "Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết".

Thay vì:

Cổ nhân thường nói "Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết".

(Từ "phiên âm" được để trong ngoặc kép vì đến thời nay nó đã không còn đúng với định nghĩa của khái niệm phiên âm nữa rồi)

Ví dụ khác của ngay cụ Hồ Chí Minh:

Tục ngữ có câu: "Lão lai tài tận", nghĩa là tuổi già thì tài hết.
Gặp việc gì, các cụ đều nói: "Lão dã yên chỉ" (người già nên ở yên).
Ref: https://www.qdnd.vn/tu-lieu-ho-so/ngay-nay-nam-xua/20-9-1958-bac-ho-den-tham-cong-trinh-thuy-loi-lon-nhat-mien-bac-671618

Và thói quen đó kéo dài đến hiện tại, ngay cả trên Wikipedia cũng có rất nhiều, ví dụ như bài Thường Nga 5:

Thường Nga 5 (tiếng Trung: 嫦娥五号; Hán-Việt: Thường Nga ngũ hiệu/hào; bính âm: Cháng'é wǔhào; tiếng Anh: Chang'e 5)

Hay ở bài Chính sách Một Trung Quốc:

Chính sách Một Trung Quốc (chữ Hán phồn thể: 一個中國; chữ Hán giản thể: 一个中国, bính âm: yí ge Zhōngguó, Hán - Việt: Nhất cá Trung Quốc)

Mình thắc mắc là điều này có thực sự cần thiết không, đã có phần dịch tiếng Việt kèm với văn bản gốc rồi thì "phiên âm" Hán Việt để làm gì nữa khi phiên âm Hán Việt không hề đi theo ngữ pháp và thói quen trong tiếng Việt (tức là không phải tiếng Việt), chưa kể còn không hề đúng với phát âm tiếng Trung phổ thông, dường như chúng ta đang làm điều hơi dư thừa? –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 05:26, ngày 9 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]

VD1: Vì cổ nhân nói câu chữ Hán, phiên âm sang tiếng Việt là "tri chi..." chứ không phải câu tiếng Việt "biết thì nói"
VD2: Tương tự, vì tục ngữ nguyên văn là chữ Hán, cần được trích dẫn cho đúng. Tiếng Việt không cần trích chữ Hán thì phải trích phiên âm Hán Việt. Tiếng Việt có phiên âm Hán Việt thì vì sao phải dùng "đúng phát âm tiếng Trung phổ thông"? Liên quan gì?
VD3, 4: Tên bản ngữ (và các ngôn ngữ phổ biến của chủ thể) đi kèm sau tên bài là điều áp dụng cho rất nhiều ngôn ngữ, riêng gì tiếng Trung mà lôi vào đây? Nhac Ny Talk to me ♥ 05:53, ngày 9 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Vậy thì bài Chính sách Một Trung Quốc chỉ cần viết:
Chính sách Một Trung Quốc (chữ Hán phồn thể: 一個中國; chữ Hán giản thể: 一个中国)
Là đủ.
Nếu cần được trích dẫn cho đúng, thì phải là chữ Hán, chứ không phải là "phiên âm".
Những ví dụ trên mình đưa ra đều là những trường hợp mà việc "phiên âm" không đem lại bất cứ giá trị nào hơn giá trị nội hàm của danh ngữ được nêu. –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 06:37, ngày 9 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Phiên âm (bính âm) là để biết từ gốc theo mẫu tự Latin (điều bình thường khi diễn giải các từ ngữ từ các hệ ngôn ngữ dùng văn tự khác Latin), như tên người Nga, hay người Campuchia do thuộc văn tự khác nên phải có phần phiên âm chuyển tự này. Còn phiên âm (Hán Việt) thì có lẽ do đặc thù tiếng Việt, dùng phiên âm loại này thì dễ nói và gần gũi hơn chăng? Ví dụ nếu như là văn bản tiếng Anh thì chỉ cần bính âm là đủ. Dang (thảo luận) 15:23, ngày 9 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Nhiều câu tục ngữ TQ tới bây giờ thì người ta vẫn dùng chữ Hán Việt để nói ngay cả ở ngoài đời. Phần giải nghĩa chỉ dành cho những ai không hiểu thôi. Phim TQ chiếu rộng rãi ở VN cũng vậy; tất cả đều dùng Hán Việt cho những câu tục ngữ hoặc tên võ công (ví dụ, cửu âm chân kinh). Điều này là cần thiết vì đây là văn hóa ngàn năm của người Việt. Riêng những từ không phải là tục ngữ hay thành ngữ thì dùng chữ Hán Việt là không cần thiết (ví dụ, Chính sách Một Trung Quốc). Nếu bạn muốn thay đổi bất cứ điều gì ở diện rộng thì mời bạn đi tìm đồng thuận. Nên nhớ là phải làm theo đúng quy định hiện hành ở Wikipedia:Thảo luận cộng đồng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 01:46, ngày 10 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Cảm ơn bạn Phú nhiều, thực ra mình không đủ rảnh để theo đuổi hướng đi này. Chỉ là muốn bày tỏ cái khúc mắc đã mấy năm nay thôi. –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 13:52, ngày 10 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Muốn tìm đồng thuận thực ra tốn cực kỳ nhiều thời gian. Cần một người am hiểu về chủ thể + đứng ra tranh luận liên tục với các quan điểm trái chiều để thuyết phục cộng đồng. Tôi là người có rất nhiều kinh nghiệm trong các vấn đề tìm đồng thuận và đã có rất nhiều đồng thuận thành công trong quá khứ. Nếu không có người chủ đạo thì 99% mọi thảo luận sẽ chết yểu. Nhiều thành viên cứ thích thảo luận suông suông rồi mấy tháng sau chả đi tới đâu. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 21:08, ngày 10 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Mình nghĩ là cần đó bạn MeigyokuThmn, lý do thì cũng có nhiều bạn trên này đã nói rồi: là vì bản chất tiếng Việt và văn hóa Việt.
Mình bổ sung thêm một ý nữa, phiên âm Hán-Việt để giúp cho người đọc tiếng Việt, chứ không phải giúp cho người học tiếng Trung Quốc, nên ta không lập luận "Vì phiên âm Hán-Việt không gần với âm Bắc Kinh nên phiên âm Hán-Việt là dư thừa".
Bạn học chương trình văn học nước ngoài trong sách giáo khoa văn học, bạn có thấy thơ ca nước ngoài chỉ học phần dịch thơ, trong khi thơ chữ Hán phải học cả âm Hán-Việt không? Mình nghĩ là vì các nhà ngôn ngữ học và các nhà giáo dục học nghĩ là cần thiết.
Bonus thêm một ý cuối nhé, ở ví dụ tàu Thường Nga 5 mà bạn dẫn ở trên ấy, 嫦娥五號 phải đọc là "Thường Nga Ngũ hiệu" chữ không phải là "Thường Nga ngũ hào". Chữ 號đọc là hiệu thì mang nghĩ là "số hiệu" 數號, nhưng còn đọc hào, thì nghĩa nó là kêu gào, như trong "hô hào" 呼號 ấy bạn. Bạn không nghĩ lỡ mà không ghi rõ âm Hán-Việt ra, có nhiều bạn tra từ điển thấy rằng chữ 號 có âm hào lẫn âm hiệu, rồi ầm ầm phát ngôn là muốn đọc ngũ hào hay ngũ hiệu là tùy ý thì sao bạn? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 08:51, ngày 10 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Có vẻ bạn hiểu nhầm ý mình rồi.
Lấy ví dụ cho dễ hiểu:
  • Câu văn gốc: 我是中國人
  • Diễn đạt thừa: Tôi là người Trung Quốc (tiếng Trung: 我是中國人, phiên âm Hán-Việt: Ngã Thị Trung Quốc Nhân)
  • Diễn đạt gọn: Tôi là người Trung Quốc (tiếng Trung: 我是中國人)
Ví dụ khác:
  • Câu văn gốc: 嫦娥五号
  • Diễn đạt thừa: Thường Nga 5 (tiếng Trung: 嫦娥五号, Hán-Việt: Thường Nga ngũ hiệu)
  • Diễn đạt gọn: Thường Nga 5 (tiếng Trung: 嫦娥五号)
Nếu là chú chữ Hán cho chính tiếng Việt thì phải là:
  • Thường Nga 5 (Hán-Nôm: 嫦娥5)
  • Thường Nga 5 (Hán-Nôm: 嫦娥五)
  • Thường Nga 5 (Hán-Nôm: 嫦娥𠄼)
  • Tôi là người Việt Nam (Hán-Nôm: 碎𪜀𠊛越南)
Trong văn bản tiếng Việt chúng ta gần như không có nhu cầu phải đọc lại đúng cái cụm "Thường Nga ngũ hiệu", vì ai cũng dịch nó ra "Thường Nga 5" rồi. –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 09:35, ngày 10 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]
- Việc phiên âm Hán-Việt đa phần chỉ giới hạn ở các khái niệm thôi. Phiên âm Hán-Việt từ văn bản chữ Hán không quá phổ biến đâu.
- Không cần phiên chữ Nôm cho các khái niệm hiện đại vì không tồn tại khái niệm ấy trong văn bản chữ Nôm, việc phiên ra không mang giá trị tham khảo.

Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 09:44, ngày 10 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Ghi đến thế rồi mà vẫn không ai hiểu, thôi mọi người nghĩ sao cũng được. –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 09:45, ngày 10 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Đại học và Trường đại học có giống nhau?[sửa | sửa mã nguồn]

ĐÃ GIẢI QUYẾT
Cả hai bên đã đạt đồng thuận. Người mở thảo luận yêu cầu đóng thảo luận này dùm. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:19, ngày 11 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

Dù luật Giáo dục đại học Việt Nam sửa đổi bổ sung đã hơn 3 năm nhưng có vẻ nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa Đại học (University hay Viện đại học theo cách dịch cũ) và Trường đại học (College/School hay có lúc được dịch là Trường cao đẳng). Riêng tôi thì có sự phân biệt giữa 2 đối tượng này và thường xuyên đi sửa bài vì điều này:

  1. Đại học: là một cơ sở giáo dục đại học quy mô lớn, đa ngành đa lĩnh vực, thành viên bao gồm nhiều trường đại học (có tư cách pháp nhân độc lập), trường đào tạo (không có chữ đại học trong tên và không có tư cách pháp nhân độc lập), khoa, viện, bộ môn và các đơn vị chức năng khác. Đứng đầu một đại học là một giám đốc đại học được bổ nhiệm bởi hội đồng đại học và được công nhận bởi cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, đôi khi là Thủ tướng nếu đó là giám đốc đại học quốc gia). Ở nhiều quốc gia còn có sự liên kết nhiều đại học tại một vùng/bang thành một hệ thống đại học (University Systems), tuy nhiên điều này chưa được thể hiện trong luật pháp ở Việt Nam.
  2. Trường đại học: là một cơ sở giáo dục đại học quy mô vừa và nhỏ, đa ngành đơn lĩnh vực (lĩnh vực kinh tế có nhiều ngành như kế tài, kiểm toán, tài chính,...), gồm các trường đào tạo, khoa, viện, bộ môn và các đơn vị chức năng khác. Đứng đầu một trường đại học là một hiệu trưởng được bổ nhiệm bởi hội đồng trường đại học và được công nhận bởi cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam).

Mời các bạn cho ý kiến về 2 khái niệm này.--Pk.over (thảo luận) 09:19, ngày 10 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]

bạn ko cần hỏi cộng đồng, bạn chỉ cần cho tôi coi cái nguồn nào mà chỉ Trường Đại học Cần Thơ và Đại học Cần Thơ là khác nhau. tôi sẽ đồng ý hai tay nhanh gọn mà bạn ko cần mất thời gian làm phiền cộng đồng - Nhậu không? (làm ly nữa nè) 09:24, ngày 10 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Khi bạn tạo ra trang này, và đặt 1 câu hỏi quá mức tổng quát trước cộng đồng thì rõ ràng là bạn ko hiểu vấn đề. và khi bạn tránh né trang thảo luận này chứng tỏ rất rõ là bạn không hề học trường này hay biết gì về nó. bạn ko hề học Đại học Cần Thơ - Nhậu không? (làm ly nữa nè) 09:27, ngày 10 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Bạn xem văn bản này nhé: [10].--Pk.over (thảo luận) 09:32, ngày 10 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Mình rớt nước mắt vì bạn. thôi ko gây áp lực cho bạn hiền nữa. bạn cứ thong dong chỉnh sửa rồi trả lại như cũ. mến thương - Nhậu không? (làm ly nữa nè) 09:36, ngày 10 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Ý kiến[sửa | sửa mã nguồn]

Thảo luận được ẩn
bạn Pk.over, hay là hai đứa mình đặt cược đi. Ai thua bị tước hết quyền, tước hết công cụ và bị cấm vô hạn, bạn chơi ko? - Nhậu không? (làm ly nữa nè) 10:12, ngày 10 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Mình đã định dừng mà bạn vẫn nói, giờ mình quyết định chơi lớn. mình THEO, bạn theo ko? - Nhậu không? (làm ly nữa nè) 10:14, ngày 10 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Khả Vân Đại Hãn: Tôi không thích làm trò trẻ con đó ở đây. Tôi vẫn đang chờ ý kiến từ cộng đồng. Không chỉ là về chủ thể này mà về cách gọi của tất cả cơ sở giáo dục đại học trong nước luôn. Một cách diễn đạt nhưng làm nhầm lẫn thì thôi để cộng đồng ý kiến xem sao. Bạn có quan điểm của bạn, tôi có quan điểm của tôi. Bạn không thể ép tôi suy nghĩ theo cách của bạn được và ngược lại. Ở đây tôi chờ cộng đồng cho ý kiến để thống nhất hơn.--Pk.over (thảo luận) 10:17, ngày 10 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
chùi ui, tự tin lên, ko tự tin gì hết trơn hà, giận ghê - Nhậu không? (làm ly nữa nè) 10:20, ngày 10 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Thảo luận được ẩn
  • bạn Nguyentrongphu chưa hiểu vấn đề tranh cãi rồi - Nhậu không? (làm ly nữa nè) 23:53, ngày 10 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Không tồn tại sự khác nhau Trường Đại học Cần Thơ và Đại học Cần Thơ. cái trường này nó ko có theo cái khung Trường Đại học và Đại học, thành viên Pk.over ko hề học trường này, cũng ko biết gì về nó, vì tranh cãi với mình ko xong, vì quá sỉ diện sợ bản thân bị mất mặt nên đã chuyển hướng vấn đề tranh cãi theo cách làm rộng vấn đề. để đỡ mất thời gian cộng đồng, các bạn nên tập trung vào Trường Đại học Cần Thơ và Đại học Cần Thơ

Đại học Cần Thơ chỉ là 1 đại học duy nhất sau đó khoa Y Dược tách ra thành đại học Y Dược CT. về sau Đại học Cần Thơ nâng cấp lên, mở thêm 4 trường, 1 khoa và 1 viện trực thuộc, đó là: Trường Nông nghiệp (trên cơ sở khoa nông nghiệp), Trường Kinh tế (trên cơ sở khoa kinh tế), Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông (trên cơ sở khoa công nghệ thông tin), Trường Bách khoa (trên cơ sở khoa công nghệ), cùng Khoa Giáo dục Thể chất, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm. Nó cũng đang xây các phân hiệu tại các tỉnh. Nói tóm lại, nó đang phát triển theo khuynh hướng "hệ thống hóa" nhưng căn bản vẫn không có cái gọi là Trường Đại học Cần Thơ và Đại học Cần Thơ là khác nhau. trong cách dùng trước khi có luật mới ra nó chỉ là cách sử dụng hoán đổi cho nhau mà thôi, còn sau khi luật mới ra vẫn vậy, ko có cái Trường Đại học Cần Thơ nằm lồng bên trong Đại học Cần Thơ. Pk.over ko biết mà cũng chả học trường này, tôi ko hiểu sao cứ gân cổ lên cãi như đúng rồi ấy - Nhậu không? (làm ly nữa nè) 00:13, ngày 11 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]

báo Tiền Phong cũng đã đưa ra "khác với các trường ĐH thuộc ĐH quốc gia hay ĐH vùng", mời bạn xem qua, xem qua rồi có mất mặt thì cũng đừng chửi "chắc tờ báo nói láo". Không biết không có tội, lỡ cãi sai có thể bỏ qua, nhưng vì sỉ diện mà cố đấm ăn xôi tới cùng thì tôi thành thật báo cho bạn biết là tôi còn vài chiêu nữa để đưa bạn tới chân tường tranh luận - Nhậu không? (làm ly nữa nè) 00:30, ngày 11 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
bạn chỉ có 1 cách duy nhất chiến thắng tôi là bắt xe đò xuống tận Cần Thơ rồi năng nỉ các thầy cô là xin các thầy cô lập Trường Đại học Cần Thơ nằm lồng bên trong Đại học Cần Thơ - đó là cách duy nhất bạn có thể thắng tôi - Nhậu không? (làm ly nữa nè) 00:30, ngày 11 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Còn cái dự trù trong tương lai nó ko ấn định cho việc tôi và bạn đang tranh cãi trong hiện tại. Bạn đừng đánh lận con đen làm rộng không gian vấn đề giống như cái trang này đây theo chiến lược Dàn trải. Và cũng đừng đánh lận thời gian vấn đề khi cho đến vào lúc này vẫn ko có cái sự khẳng định Trường Đại học Cần Thơ và Đại học Cần Thơ là khác nhau của bạn. bạn có thể vui vẻ chờ 10 năm nữa, còn bây giờ thì bạn tự hiểu
Lời cuối: nó chỉ là một - Nhậu không? (làm ly nữa nè) 00:31, ngày 11 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
TÁI BÚT: đây, báo Cần Thơ đây: Phát triển Trường Ðại học Cần Thơ theo mô hình đại học quốc gia. trường sẽ theo xu thế hệ thống hóa:
  • 4 trường trực thuộc:
    • Trường Nông nghiệp trên cơ sở Khoa Nông nghiệp,
    • Trường Kinh tế trên cơ sở Khoa Kinh tế;
    • Trường Bách Khoa trên cơ sở Khoa Công nghệ;
    • Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông trên cơ sở Khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông.

Ngoài ra còn 2 phân hiệu, mà báo ghi: "Bên cạnh 4 trường ÐH trực thuộc, ÐHCT còn có 2 phân hiệu ÐH ở Hòa An (tỉnh Hậu Giang) và tỉnh Sóc Trăng".

Có nghĩa là chi nhánh của nó là cái chi nhánh gì, tên gì, rất rõ ràng. tui đọc cả internet ko có cái nguồn nào nói bên dưới Đại học Cần Thơ có cái nhánh cái cành gì gọi là trường đại học Cần Thơ. - Nhậu không? (làm ly nữa nè) 00:49, ngày 11 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Pk.over Bạn giải thích sao về nguồn này? Đại học Cần Thơ theo đúng nghĩa "đại học" (theo mô hình đại học quốc gia) hình như vẫn chưa được thực hiến hóa ở thời điểm hiện tại mà. Đây chỉ mới là dự án được dự trù trong tương lai. Ở thời điểm hiện tại, Đại học Cần Thơ và Trường Đại học Cần Thơ là một. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 01:16, ngày 11 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Nguyentrongphu ko có phải, đã nâng cấp hệ thống rồi, chứ ko phải là chưa, cái hệ thống đó lấy Đại học Cần Thơ làm chuẩn rồi phân nhánh thành 4 trường, 1 khoa và 1 viện trực thuộc, rồi sắp tới có 2 phân hiệu ở tỉnh. chứ nó không có cái phân cấp gì gọi là trường Đại học Cần Thơ, không có gì gọi là 2 trường khác nhau theo ý cãi của bạn này. Nói ví von cho bạn Phú và cộng đồng dễ hiểu là "anh Đại học Cần Thơ mập lên do ăn quá nhiều, anh ta so với trước thì giờ mập hơn, chứ anh ta ko có đẻ ra thằng con nào tên là Trường Đại học Cần Thơ hết á, anh ta chỉ có đẻ ra 4 thằng con trai tên Trường Nông nghiệp, Trường Kinh tế, Trường Bách Khoa, Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông; đẻ 1 đứa con gái là Khoa Giáo dục thể chất và 1 đứa con LGBT tên là Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, anh còn 2 đứa con rơi ở Hậu Giang và Sóc Trăng. Ngoài ra, hộ khẩu của anh ta ko có đứa con nào tên Trường Đại học Cần Thơ, bởi vì Trường Đại học Cần Thơ và Đại học Cần Thơ chính là anh ta đó mà" - Nhậu không? (làm ly nữa nè) 01:34, ngày 11 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Nếu đã nâng cấp lên rồi thì nên đổi tên trường lại thành Đại học Cần Thơ mới đúng theo mô hình đại học quốc gia chứ? Còn Trường Đại học Cần Thơ thành tên đổi hướng về Đại học Cần Thơ vì căn bản Đại học Cần Thơ không có chi nhánh nào tên Trường Đại học Cần Thơ cả. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 01:40, ngày 11 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Thân gửi 2 bạn @Nguyentrongphu và @Khả Vân Đại Hãn,
Là một người sống ở đồng bằng sông Cửu Long và nghiên cứu về mô hình giáo dục hơn 10 năm nay, tôi khẳng định hiện tại chỉ có Trường Đại học Cần Thơ. Cái gọi là Đại học Cần Thơ chỉ là cách gọi thuận miệng của dân gian, và càng không có cái gọi là Trường Đại học Cần Thơ trong Đại học Cần Thơ vì như chính các dẫn chứng bên trên thì Trường Đại học Cần Thơ còn đang phát triển thành Đại học Cần Thơ theo mô hình đại học quốc gia (nghĩa là hiện nay không có Đại học Cần Thơ). Tôi sẽ đưa vài luận điểm của tôi như sau:
  • Thứ nhất: Trường Đại học Cần Thơ (tôi sẽ gọi tắt là Trường) có quy mô và mô hình khác biệt từ lúc thành lập. Năm 1975, sau khi giải thể Viện Đại học Cần Thơ (tôi gọi tắt là Viện), Trường được thành lập. Theo mô hình phân tán ngành học (tức mỗi trường đại học chỉ đào tạo 1 lĩnh vực như Y khoa, Cơ khí, Mỏ,...) nên Trường đã bị tách hầu hết các khoa (trước 1975 gọi là phân khoa hoặc trường cao đẳng) như Luật, Văn về các trường khác ở Sài Gòn - Gia Định (sau này đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh) và chỉ còn lại 2 khoa Nông nghiệp và Sư phạm và tiếp tục thúc đẩy việc tách ra làm Trường Đại học Nông nghiệp và Trường Đại học Sư phạm nhưng được Hiệu trưởng bấy giờ là Phạm Sơn Khai đề nghị giữ nguyên (theo lịch sử phát triển có trong phòng Truyền thống của trường đặt trên tòa nhà điều hành tại khu II). Sau đó trường được phát triển theo mô hình đa ngành đa lĩnh vực theo văn bản từ chính phủ (văn bản này có thể xem lại ở phòng Truyền thống vì nó quá cũ để có trên mạng), khoa Y được thành lập theo kiểu "tiền trảm hậu tấu" - chuẩn bị cơ sở vật chất cùng đội ngũ giảng viên rồi mới mời lãnh đạo cơ quan quản lý ở trung ương về xem và duyệt theo kiểu chuyện đã rồi (sau này phát triển khoa này thành khoa Y Nha Dược rồi tách thành Trường Đại học Y Dược Cần Thơ). Đây là trường đại học duy nhất thời điểm đó được đào tạo đa ngành đa lĩnh vực chứ không đào tạo đa ngành đơn lĩnh vực như hầu hết các trường đại học cùng thời.
  • Thứ hai: Trường có tên tiếng Việt là Trường Đại học Cần Thơ nhưng tên tiếng Anh cùng quy mô tổ chức đã thực sự là một University theo cách nhìn của quốc tế vì trường áp dụng theo mô hình Viện đại học kiểu Hoa Kỳ. Tên gọi là vậy nhưng mọi người vẫn quen gọi là Đại học Cần Thơ (như cách gọi tất cả các trường đại học trên cả nước). Điều này sẽ làm những người không hiểu về mô hình của Trường trở nên bối rối khi tại sao nó lại như vậy.
  • Thứ ba: nếu bắt bẻ thì hầu hết các trang đổi hướng cho các trường đại học đều sai vì cả nước chỉ có 5 đại học thôi (Quốc gia Hà Nội, Quốc gia TPHCM, Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng), các trường còn lại (kể cả thành viên 5 đại học trên) chỉ là các trường đại học, trường đào tạo (theo luật mới), khoa, viện thôi. Nhưng mọi người du di theo kiểu đấy là cách gọi thường ngày.
  • Thứ tư: có một trường đại học đúng theo cách tôi nói ở trên có cả tên tiếng Việt lẫn tiếng Anh khớp theo mô hình kiểu Hoa Kỳ: Trường Đại học Kinh tế Nghệ An - Nghe An College of Economics, xem nội dung của quyết định 205/QĐ-TTg.
  • Thứ năm: các nội dung trên của bạn Khả Vân cũng cho thấy Trường Đại học Cần Thơ đang phát triển hướng đến việc nâng cấp thành Đại học Cần Thơ, tôi trích nguyên văn của thầy hiệu trưởng như sau: "GS.TS Hà Thanh Toàn – Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ cho biết, trường đang xây dựng đề án để phát triển thành ĐH Cần Thơ với mô hình tổ chức của ĐH công lập đa ngành, đa lĩnh vực, thực hiện đầy đủ quyền tự chủ" (xem chi tiết tại đây).
Tôi biết chắc chắn những ai nghe tôi phân biệt rõ ràng giữa Trường Đại học Cần Thơ và Đại học Cần Thơ là khác nhau sẽ có sự nghi ngờ cũng như xem nó như trò đùa nhưng tại Việt Nam thì Trường Đại học và Đại học là khác nhau, Đại học là cấp trên của Trường đại học. Việc Trường Đại học Cần Thơ nó to lớn, nó quy mô và có tên tiếng Anh là một Đại học (University) không có nghĩa nó là Đại học. Mọi người chỉ đang du di lẫn nhau về cách gọi tên và về văn nói với văn viết.
Mong giải đáp được những vấn đề thắc mắc của các bạn. Các bạn cũng có thể đến Trường Đại học Cần Thơ làm khách và đi đến phòng Truyền thống của trường để biết thêm nhé.--Pk.over (thảo luận) 01:55, ngày 11 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]

☑Y Tóm tắt vấn đề là hồi xưa có Trường Đại học Cần Thơ (college). Sau này, nó được nâng cấp lên thành Đại học Cần Thơ (university) theo mô hình đại học quốc gia. Do đó, Trường Đại học Cần Thơ đổi hướng về Đại học Cần Thơ là hợp lý vì căn bản Đại học Cần Thơ không có chi nhánh con nào tên là Trường Đại học Cần Thơ cả. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 01:47, ngày 11 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Nguyentrongphu cái chuyện có đổi tên hay không đổi tên, và đổi tên thế nào không quan trọng ở đây. vấn đề ở đây là Pk.over hình dung về cái gọi là Đại học Cần Thơ khác với Trường Đại học Cần Thơ, và Trường Đại học Cần Thơ là nhánh dưới của Đại học Cần Thơ. bạn ấy khẳng định Trường Đại học Cần Thơ và Đại học Cần Thơ là khác nhau. Đây mới là điểm chính cãi lộn - Nhậu không? (làm ly nữa nè) 01:50, ngày 11 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Tôi không thấy nhánh trên nhánh dưới gì cả. Trường Đại học Cần Thơ hiện giờ đã thành Đại học Cần Thơ. Xong, chốt vấn đề ở đây. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 01:53, ngày 11 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Khoan đã bạn ơi, Trường Đại học Cần Thơ hiện chưa thành Đại học Cần Thơ đâu, trường chỉ mới có chủ trương của Hội đồng trường về việc chuyển đổi này thôi, xem tại đây. Việc này chưa được cơ quan quản lý phê duyệt mà chỉ mới được ban giám hiệu trình lên Bộ giáo dục thôi. Việc phê duyệt có thể trong năm nay hoặc năm sau, nhưng không phải bây giờ.--Pk.over (thảo luận) 01:57, ngày 11 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Tôi không có nói Trường Đại học Cần Thơ là nhánh dưới của Đại học Cần Thơ, mời bạn xem lại quan điểm của tôi trong các cuộc thảo luận nhé. Quan điểm của tôi là Trường Đại học Cần Thơ sẽ trở thành Đại học Cần Thơ vì đây là 2 cơ chế và mô hình khác nhau nhưng thời điểm hiện tại chỉ có Trường Đại học Cần Thơ thôi, chưa có cái gọi là Đại học Cần Thơ. Có chăng là cách gọi của mọi người truyền miệng theo thói quen.--Pk.over (thảo luận) 01:59, ngày 11 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Pk.over Vậy trong vòng 1-2 năm nữa khi chuyển đổi tên xong xuôi thì có nghĩa là -> Trường Đại học Cần Thơ sẽ được đổi tên thành Đại học Cần Thơ, rõ ràng chưa? Vậy tách ra làm 2 bài làm cái gì? Ở đây chỉ có duy nhất 1 trường học với hai tên gọi khác nhau, tên cũ (Trường Đại học Cần Thơ) và tên mới (Đại học Cần Thơ). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 02:05, ngày 11 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Cái bài Đại học Cần Thơ hiện tại trước đây là bài đổi hướng. Tôi nhờ các bảo quản viên xóa nó để tôi có không gian di chuyển bài Trường đại học Cần Thơ hiện tại nhưng bị từ chối vì tương lai đó chưa đến. Còn bài Đại học Cần Thơ (định hướng) là trang tôi tạo ra để định hướng giữa các bài với nội dung từ trang định hướng Đại học Cần Thơ vừa nêu.--Pk.over (thảo luận) 02:12, ngày 11 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Pk.over Vấn đề tôi thấy chả có gì hết. Tranh cãi lòng vòng cuối cùng lòi ra là một người hiểu một nẻo. Nói tóm lại là khi trường được đổi tên chính thức thì Trường Đại học Cần Thơ sẽ được di chuyển thành Đại học Cần Thơ. Trường Đại học Cần Thơ sẽ thành trang đổi hướng và trỏ đến bài Đại học Cần Thơ trong tương lai. Xong, kết thúc vụ việc ở đây. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 02:19, ngày 11 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
OK, đã rõ. Xin lỗi bạn Pk.over nhé - Nhậu không? (làm ly nữa nè) 02:39, ngày 11 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Cám ơn bạn đã phản hồi. Tôi thì không thấy lỗi phải gì ở đây cả. Tôi với bạn đều có những quan điểm riêng. Vì xung đột nhau nên mới mang lên đây chứ. Làm ly cho thấm tình bạn hữu nào.--Pk.over (thảo luận) 02:43, ngày 11 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Tranh luận rồi mới thấu hiểu nhau hơn. Từ đó, tình bằng hữu sẽ gắn thiết hơn. Thôi, cả nhà bắt tay làm hòa và kết tình huynh đệ nào. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:17, ngày 11 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

Tech News: 2022-41[sửa | sửa mã nguồn]

14:08, ngày 10 tháng 10 năm 2022 (UTC)

Hội thảo ESEAP đang cần 1 ứng viên đại diện cho dự án tiếng Việt tham gia. Ai đi được xin liên hệ với tôi hoặc trực tiếp với meta:ESEAP Conference 2022/Organisers.  A l p h a m a  Thảo luận 14:33, ngày 10 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]

☑Y Đã tìm được ứng viên. –  A l p h a m a  Thảo luận 08:26, ngày 14 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Mời các bạn tham gia. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:26, ngày 14 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Ai có thời gian đọc bài này rồi cho ý kiến, để lâu quá rồi: Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Chủ nghĩa phục quốc Do Thái xét lại - Nhậu không? (làm ly nữa nè) 12:25, ngày 15 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Nhà khoa học Việt[sửa | sửa mã nguồn]

Bài báo về việc một người ghi nhận lược sử các nữ khoa học gia ít được biết tới lên Wikipedia. Người ta thì được huân chương, còn Wiki nhà mình đăng lên về những người có đóng góp thì dán nhãn không nổi bật rồi xóa cho bằng sạch. Đến ngán ngẩm. – Squall282 (thảo luận) 23:30, ngày 16 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]

@Squall282 Không rõ ý bạn là gì. Cái gì đủ nổi bật thì mới viết. Nhiều bài viết của người này đã bị xóa do không đủ đnb. Thế ý bạn là cứ cái gì cũng mang vào đây viết? – Là tôi Cần cố gắng hơn 16:52, ngày 17 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Chẳng biết bị xóa bao nhiêu, còn viết về người chắc tôi đăng tầm 2-3 bài gì đấy về mấy ông chết rồi. Đnb thì các vấn đề trong chuyên môn của tôi chắc cũng chỉ trong ngành biết thôi? Bạn hỏi được ai? – Squall282 (thảo luận) 13:33, ngày 23 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Wikipedia đã có hướng dẫn về độ nổi bật cho học giả, bạn đọc ở đây nhé: Wikipedia:Độ nổi bật (học giả). Nếu có gì khúc mắc, mời bạn ý kiến ở trang thảo luận của bài đó. –  Băng Tỏa  15:35, ngày 23 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Tech News: 2022-42[sửa | sửa mã nguồn]

MediaWiki message delivery 21:45, ngày 17 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Một bài viết của cuộc thi Ba Lan. Nhờ mọi người ý kiến. – Là tôi Cần cố gắng hơn 16:47, ngày 17 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Đang có thảo luận về điều 25 về luật bản quyền tác giả ở Commons, mời các bạn am hiểu về luật này tham gia ở đây.  A l p h a m a  Thảo luận 10:46, ngày 18 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Article 25. Exceptions for non-infringement of copyrights

1. The following cases of use of published works do not require permission, not requiring remuneration, but the name of the author and the origin of the work must be cited, including:

h) taking pictures and broadcasting works of fine art, architecture, photography, or applied art displayed in public places for presentation of such images, not for commercial purposes;

Theo điều 25h như thảo luận ở Commons, bất kỳ tác phẩm nào chụp nơi công cộng sẽ không xâm phạm quyền tác giả nếu không được sử dụng vì mục đích thương mại. Tuy nhiên, điều này trái với quy định commons:Commons:Licensing, theo đó những tác phẩm phải được quyền sử dụng với bất kỳ mục đích gì, bao gồm mục đích thương mại, thể hiện tính tự do tối đa về mặt bản quyền. Chưa rõ, hình đã chụp dính vào trường hợp này có bị xóa đi hay không, và tương lai có khả năng 1 số lượng minh họa cho các tác phẩm công cộng sẽ không được phép tải lên Commons?  A l p h a m a  Thảo luận 16:55, ngày 18 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Em xin mạn phép réo tên các anh Tranminh360Vinhtantran, mời các tham gia thảo luận ạ nếu có hứng thú. –  Băng Tỏa  19:41, ngày 18 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Chỉ một vài chữ được bổ sung ", không nhằm mục đích thương mại" (so sánh nội dung sửa đổi Điều 25, mục h, trong Luật sửa đổi 2009Luật sửa đổi 2022) mà có ảnh hưởng lớn đến Wikipedia đến thế. Đúng như @Alphama nói, không được sử dụng cho mục đích thương mại được xem là không đủ tự do cho Commons hoặc các dự án của Wikimedia. Theo tôi hiểu, trong Điều 4, khoản 1 của Luật sửa đổi 2022:

Điều 4. Quy định chuyển tiếp
1. Quyền tác giả, quyền liên quan được bảo hộ trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, nếu còn thời hạn bảo hộ thì tiếp tục được bảo hộ theo quy định của Luật này.

có nghĩa là những tác phẩm đang được bảo hộ thì mới bị thay đổi cách bảo hộ theo luật sửa đổi, còn đang không được bảo hộ thì vẫn cứ tự do như trước. Vậy sự hạn chế quyền sử dụng thương mại chỉ được áp dụng cho những hình ảnh chụp từ ngày 1 tháng 1 năm 2023 trở về sau. Những tác phẩm được chụp và công bố từ năm 2022 trở về trước không cần phải xóa, nhưng tác phẩm mới công bố sau năm 2022 sẽ không được tải lên nữa. – Tân (thảo luận) 20:07, ngày 18 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
 Ý kiến Có vẻ luật bản quyền của Việt Nam đang ngày một chặt chẽ hơn. Âu cũng là tín hiệu đáng mừng. Hy vọng trong tương lai sẽ có nhiều đổi mới phù hợp với bối cảnh thời đại. Nguyenhai314 (thảo luận) 03:08, ngày 19 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Commons đã cập nhật c:Commons:FOP Vietnam và tạo c:Template:NoFoP-Vietnam áp dụng cho hình chụp các tác phẩm kiến trúc và mỹ thuật từ ngày 1 tháng 1 năm 2023. Tranminh360 (thảo luận) 01:41, ngày 12 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca

Còn câu Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nói trong khoản 2 Điều 7 của Luật sửa đổi 2022 có nghĩa là Quốc kỳ và Quốc huy của Việt Nam được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phải không? c:File:Flag of Vietnam.svgc:File:Emblem of Vietnam.svg là có bản quyền theo luật mới? Tranminh360 (thảo luận) 07:37, ngày 19 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Với những con người ở đây và cả sự quan tâm từ nhà nước với Wikipedia thì tôi nghĩ Wikipedia sẽ không đủ khả năng can thiệp với bất kỳ hình thức nào để có thể thay đổi điều này. Những gì có thể bây giờ là chụp nhiều hình nhất có thể và upload lên Wikipedia. –  A l p h a m a  Thảo luận 01:35, ngày 20 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Chính vì sự quan tâm hời hợt của nhà nước VN tới Wikipedia nên nó vẫn thoải mái hoạt động ngoài khuôn khổ pháp luật sở tại, nếu được quan tâm "đúng mức" thì rất có thể phải dùng VPN mới vào được Wikipedia. Chuyện gì cũng phải đánh đổi. Cá nhân tôi thích sự quan tâm hời hợt này hơn. Đến khi chính quyền hiểu được cách thức hoạt động của dự án rồi thì rất nhiều khả năng họ sẽ cài người vào để phục vụ mục đích chính trị, nếu không đạt được mục tiêu đó thì họ sẽ dùng con bài cấm đoán (có thể như TQ). Cái nào cũng có hai mặt của nó (lợi và hại). Chưa chắc việc được chính quyền quan tâm, để ý nhiều hơn đã là tốt. Nguyenhai314 (thảo luận) 01:59, ngày 20 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Tranminh360: Ngoài quốc ca ra, tại sao đó giờ ai cũng nghĩ là quốc kỳ và quốc huy không được bảo hộ bản quyền anh nhỉ?  Băng Tỏa  16:52, ngày 23 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Quốc kỳ VN thì simple quá, con nít 3 tuổi cũng vẽ được. Quốc huy hầu hết xuất hiện nhiều trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản nhà nước nên những người cho rằng quốc huy thuộc PVCC có lẽ cho rằng nó là một phần của văn bản pháp luật chăng. – Nguyenhai314 (thảo luận) 17:07, ngày 23 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Quốc huy thường nằm trên tiền là nhiều nhất. Dang (thảo luận) 00:23, ngày 24 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Tiền Việt Nam đang lưu thông hiện không đủ tự do, nhưng văn bản pháp luật thì có và nó thuộc PVCC, mà văn bản pháp luật thường có quốc huy, phần lớn là trên con dấu. Một ví dụ khác là chữ ký, xem c:File:Le Duan signature.svg. Rõ ràng Việt Nam không có quy định cụ thể về chữ ký (xem COM:SIG). Tuy nhiên trường hợp chữ ký Lê Duẩn được trích từ văn bản pháp luật, nên chữ ký của ông này cũng thuộc một phần của văn bản pháp luật đó, do đó nó thuộc PVCC. Nguyenhai314 (thảo luận) 01:45, ngày 24 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Câu Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca được thêm vào khoản 2 Điều 7 của Luật Sở hữu trí tuệ là do vụ tắt tiếng Quốc ca Việt Nam trên YouTube. Tôi nghĩ ý đồ của người làm luật là muốn ngăn chặn các vụ việc tương tự (không được tắt tiếng Quốc ca Việt Nam vì lý do bản quyền), chứ vụ này chẳng liên quan gì đến Quốc kỳ và Quốc huy cả. Nhưng với cách diễn đạt Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì thành ra Quốc kỳ và Quốc huy Việt Nam cũng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ luôn (!). Còn bài Tiến quân ca thì theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2022 thì nó rơi vào phạm vi của Điều 42. Chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan là Nhà nước, khoản 1, điểm b: 1. Nhà nước là đại diện chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trong các trường hợp sau đây: b) Tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, đồng chủ sở hữu ​quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan cho Nhà nước (chủ sở hữu quyền tác giả là gia đình nhạc sĩ Văn Cao chuyển giao quyền tác giả cho Quốc hội, Quốc hội giao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý), mà khoản 4 của Điều 42 lại quy định 4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 và khoản 2 Điều này; quy định biểu mức và phương thức thanh toán tiền bản quyền trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nghĩa là sử dụng tác phẩm mà chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước thì phải trả tiền bản quyền. Do đó có thể Chính phủ Việt Nam sẽ thu tiền bản quyền bài Tiến quân ca từ năm 2023 (cần chờ xem Nghị định hướng dẫn của Chính phủ). Tranminh360 (thảo luận) 04:14, ngày 24 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Mà bài Tiến quân ca được gia đình nhạc sĩ Văn Cao chuyển giao quyền tác giả cho Nhà nước vào năm 2016, trước thời điểm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2022 có hiệu lực nên có thể quy định về biểu mức và phương thức thanh toán tiền bản quyền trong khoản 4 Điều 42 của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2022 không áp dụng đối với trường hợp này (không hồi tố). Tranminh360 (thảo luận) 07:47, ngày 24 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Quyền tác giả bài Tiến quân ca nay thuộc về nhà nước có liên quan đến bản quyền bài nhạc không anh nhỉ. Bản quyền sẽ hết vào ngày 1 tháng 1 năm 2046 (vì Văn Cao mất năm 1995) hay là không? –  Băng Tỏa  15:07, ngày 24 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Điều 43 của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2022 quy định: 1. Tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật này và cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã kết thúc thời hạn bảo hộ theo quy định tại Điều 34 của Luật này thì thuộc về công chúng. 2. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng quy định tại khoản 1 Điều này nhưng phải tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả, người biểu diễn quy định tại Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Bài Tiến quân ca vẫn sẽ thuộc về công chúng vào ngày 1 tháng 1 năm 2046 khi kết thúc thời hạn bảo hộ. Luật mới bổ sung thêm bản ghi âm thuộc về công chúng, bản ghi âm bài Tiến quân ca trên website Chính phủ được công bố năm 2006 sẽ thuộc về công chúng vào ngày 1 tháng 1 năm 2058 (thời hạn bảo hộ 50 năm tính từ năm tiếp theo năm bản ghi âm được công bố). Tranminh360 (thảo luận) 02:38, ngày 25 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Như vậy không giống như các tác phẩm của chính phủ Hoa Kỳ (hoặc do chính phủ Hoa Kỳ phát hành) nhưng được quy định rõ ràng là thuộc về phạm vi công cộng, các tác phẩm kiểu này ở Việt Nam như bài Tiến quân ca (mình hiểu là ca từ + nhạc phổ, và các bản thu âm do nhà nước phát hành) lại không hề được quy định về phạm vi công cộng rõ ràng như vậy, phải không? –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 03:23, ngày 28 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]

@MeigyokuThmn: Đúng vậy. Chính phủ phải chủ động tuyên bố thuộc PVCC thì tác phẩm đó mới thuộc PVCC, còn không thì phải chờ nó hết hạn bảo hộ. Bên Commons còn có tiết mục này: một số người cứ thấy chính phủ Hoa Kỳ quy định thuộc PVCC cái gì thì ảo tưởng là VN cũng thế mà không chịu tìm hiểu kỹ càng, đánh đồng mọi thứ làm tuần tra viên chạy theo dọn đến phát mệt.  Băng Tỏa  15:50, ngày 29 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Lạm bàn qua vụ tắt tiếng quốc ca trên YouTube một chút vì nó là căn nguyên cho điều khoản này. Em nghĩ vụ đó mà đem ra tòa thì tòa sẽ thiên về bên công ty thu âm hơn. Luật quy định là các bản ghi âm đều được bảo hộ bản quyền và ai muốn dùng bản thu âm cho mục đích thương mại thì phải xin phép từ trước + trả tiền. Đơn vị phát sóng biết rõ điều này và không muốn trả tiền hoặc chưa kịp xin phép bên thu âm cho nên mới tắt tiếng. Họ làm vậy cho chắc ăn để bảo toàn doanh thu từ số lượt view trên YouTube. Còn điều khoản mới của luật "không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng" quốc ca dù gì cũng không thể đạp lên (override) quyền sở hữu trí tuệ được (dùng bản thu âm của người ta để thu lợi thì phải xin phép + trả tiền, chưa kịp xin phép thì khỏi dùng). Vụ này mà ra toà thì em đoán là tòa sẽ tìm cách hòa giải, bên đơn vị phát sóng hoặc bất kỳ ai muốn dùng quốc ca thoải mái chỉ cần kiếm một bản thu không đòi trả tiền + không cần giấy phép là được. Vậy là chiều lòng được cả 2 bên. –  Băng Tỏa  14:49, ngày 24 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]

@Băng Tỏa: Tôi phát hiện ra c:File:National Anthem of Vietnam.ogg lại được tải lên Commons rồi. Tập tin này đã bị xóa nhiều lần trước đây (c:Commons:Deletion requests/File:United States Navy Band - Tiến Quân Ca.ogg, c:Commons:Deletion requests/Files in Category:Tiến Quân Ca, c:Commons:Deletion requests/File:Tien-Quan-Ca.ogg). Cứ xóa đi rồi lại có người tải lên, tạo thành một cái vòng luẩn quẩn. Tranminh360 (thảo luận) 05:45, ngày 25 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Tranminh360: Em tưởng bản thu âm này không sao vì người chơi nhạc, thu âm và phát hành là Navy Band (một dạng văn công quân đội) của Hải quân Hoa Kỳ. –  Băng Tỏa  15:11, ngày 25 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Băng Tỏa: Mời bạn xem c:Commons:Undeletion requests/Archive/2021-02#File:United States Navy Band - Tiến Quân Ca.ogg. Tập tin này đã từng bị xóa theo c:Commons:Deletion requests/Files in Category:Tiến Quân Ca và các BQV trên Commons từ chối phục hồi nó vì bài hát không thuộc phạm vi công cộng mà vẫn do Nhà nước Việt Nam giữ bản quyền (ý kiến của BQV c:User:Nat: And as such the work is still under copyright and the copyright is held by the State and the National Assembly -- very much not in the public domain.) Tranminh360 (thảo luận) 03:17, ngày 26 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Tranminh360: Nhưng đó là về bài nhạc, không phải bản thu âm, đây là 2 thứ khác nhau. Bài nhạc là thứ vô hình (tồn tại dưới dạng khuông nhạc và lời) còn bản thu âm là thứ hữu hình. Người sản xuất ra bản thu âm phải cũng phải có quyền tác giả với bản thu âm của mình chứ, và cái này độc lập với bài nhạc. Cho nên bản quyền bài nhạc có thể do nhà nước giữ nhưng quyền tác giả và bản quyền thu âm phải là do Navy Band giữ. Biết đâu Navy Band đã mua bản quyền để được sản xuất bản thu âm, rồi sau đó tự phát hành ra public domain. Nói thêm về phân biệt rạch ròi giữa bài nhạc và bản thu âm, trang này có giải thích, hoặc search từ khóa "musical works vs sound recordings" trên Google cũng ra. Một ví dụ nổi tiếng về 2 thứ này là vụ tranh cãi quyền sở hữu tác phẩm của Taylor Swift. Swift là tác giả của các ca khúc do mình viết ra nhưng không nắm bản quyền các bản thu âm vì đã lỡ ký hợp đồng cho phép cty quản lý nắm toàn bộ bản quyền (lưu ý chỉ là nắm bản quyền các bản thu âm, chứ quyền tác giả một ca khúc luôn mặc định thuộc về người sáng tác, tức là Swift). Cho nên sau đó Swift mới phải thu âm lại toàn bộ tất cả các ca khúc của mình. Một khi đã thu xong rồi thì cô ấy có toàn quyền dùng các bản thu âm mới này theo ý mình, nếu muốn thì tự phát hành vào public domain cũng được nữa. Tức là, theo như em hiểu từ vụ kiện đó thì ai thu âm sẽ là người nắm quyền tác giả và bản quyền mới với bản thu âm đó, không liên quan gì đến người sáng tác bài nhạc nữa, miễn là hồi đầu có xin phép + trả tiền đàng hoàng hay thỏa thuận gì gì đó bằng hợp đồng. Người không hiểu gì về luật bản quyền sẽ tưởng là Swift nghiễm nhiên sở hữu cả các bản thu âm, không có, Swift cũng nhờ đến luật sư rồi mà không được, bút sa thì gà chết thôi. –  Băng Tỏa  17:35, ngày 27 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Băng Tỏa: Biết đâu Navy Band đã mua bản quyền để được sản xuất bản thu âm, rồi sau đó tự phát hành ra public domain --> Không đâu bạn, United States Navy Band thuộc chính quyền liên bang Hoa Kỳ mà luật bản quyền Hoa Kỳ quy định các tác phẩm của chính quyền liên bang Hoa Kỳ không được bảo hộ bản quyền nên chúng thuộc phạm vi công cộng (xem 17 U.S. Code § 105 - Subject matter of copyright: United States Government works: (a) In General.— Copyright protection under this title is not available for any work of the United States Government, but the United States Government is not precluded from receiving and holding copyrights transferred to it by assignment, bequest, or otherwiseen:Copyright status of works by the federal government of the United States). Tranminh360 (thảo luận) 02:52, ngày 28 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Review period on the revised Enforcement Guidelines for the Universal Code of Conduct closed[sửa | sửa mã nguồn]

You can find this message translated into additional languages on Meta-wiki.

Dear Wikimedians,

Thank you for participating in the review of the Revised Enforcement Draft Guidelines for the Universal Code of Conduct (UCoC). The UCoC project team and the UCoC Enforcement Guidelines Revisions Committee appreciate you all taking the time to discuss the guidelines, suggest changes, and ask questions.

This community review period lasted from 8 September 2022 to 8 October 2022.

Over the past four weeks, the UCoC project team has collected valuable community input from various channels, including three conversation hours sessions, where Wikimedians could get together to discuss the revised UCoC Enforcement Guidelines.

The Revisions Committee will review community input when they reconvene in the second week of October 2022. The UCoC project team will support them in providing updates as they continue their work and will continue to inform the community about all important developments and milestones as the Committee prepares the final version of the UCoC Enforcement Guidelines that is currently scheduled for a community-wide vote in mid-January of 2023.

On behalf of the UCoC Project Team,

RamzyM (WMF) & VChang (WMF) 10:48, ngày 20 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Bài cần hợp nhất[sửa | sửa mã nguồn]

Cho phép mình hợp nhất 3 bài Chiến tranh Kim–Tống (1162–1164);Chiến tranh Kim–Tống (1206–1208)Chiến tranh Kim–Tống (1217–1223) vào bài Chiến tranh Kim – Tống --D.Thiên (thảo luận) 13:19, ngày 20 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]

@D.Thiên: Bạn cần nêu lý do. Dang (thảo luận) 13:57, ngày 20 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
tại vì có người yêu cần hợp nhất nên tôi đã nghiêm cứu để xem có nhất thiết hợp nhất không và tôi thấy có thể hợp nhất. --D.Thiên (thảo luận) 14:09, ngày 20 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Không cần thiết, các bài con có lý do của nó, như để chi tiết hóa các chủ đề. Trường hợp này thì không cần hợp nhất khi bài viết chính là một chủ đề lớn. Dang (thảo luận) 14:15, ngày 20 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
ok bạn --D.Thiên (thảo luận) 14:25, ngày 20 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Mời mọi người xem xét Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Audie Murphy - Nhậu không? (làm ly nữa nè) 17:17, ngày 20 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Tech News: 2022-43[sửa | sửa mã nguồn]

MediaWiki message delivery 21:22, ngày 24 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]