Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quang Trung”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Mikaelo (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Mikaelo (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 19: Dòng 19:
'''Nguyễn Huệ''' ([[chữ Hán]]: 阮惠, còn được gọi '''Quang Trung Hoàng Đế''' (光中皇帝); [[1753]] – [[1792]]) là vị hoàng đế thứ hai của [[nhà Tây Sơn]] (ở ngôi từ 1788 tới 1792). Ông là một trong những chỉ huy quân sự thành công nhất trong [[lịch sử]] và chưa hề thất bại lần nào.
'''Nguyễn Huệ''' ([[chữ Hán]]: 阮惠, còn được gọi '''Quang Trung Hoàng Đế''' (光中皇帝); [[1753]] – [[1792]]) là vị hoàng đế thứ hai của [[nhà Tây Sơn]] (ở ngôi từ 1788 tới 1792). Ông là một trong những chỉ huy quân sự thành công nhất trong [[lịch sử]] và chưa hề thất bại lần nào.


Nguyễn Huệ và anh em của ông, được biết đến với tên gọi [[Anh em Tây Sơn]], là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổi tiếng. Cuộc khởi nghĩa đã thành công ở Việt Nam, lật đổ [[nhà Hậu Lê]], tiêu diệt hai tập đoàn phong kiến [[chúa Trịnh|Trịnh]] và [[chúa Nguyễn|Nguyễn]] với sự đóng góp lớn nhất thuộc về công lao của ông. Không những thế, Nguyễn Huệ còn là người đánh bại hai cuộc xâm lược nước [[Đại Việt]] ở phía nam của nước [[Xiêm]] và ở phía bắc của [[Nhà Thanh|Đại Thanh]] đang trong thời kỳ hùng mạnh nhất dưới triều Thanh Cao Tông ([[Càn Long]]). Do có nhiều công lao với đất nước, ông được xem là một [[anh hùng dân tộc]] của Việt Nam.
Nguyễn Huệ và anh em của ông, được biết đến với tên gọi [[Anh em Tây Sơn]], là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổi tiếng. Cuộc khởi nghĩa đã thành công ở Việt Nam, lật đổ [[nhà Hậu Lê]], hai tập đoàn phong kiến [[chúa Trịnh|Trịnh]] ở phía bắc và [[chúa Nguyễn|Nguyễn]] ở phía nam với sự đóng góp lớn của ông. Thêm vào đó, Nguyễn Huệ còn là người đánh bại hai cuộc xâm lược nước [[Đại Việt]] ở phía nam của nước [[Xiêm]] và ở phía bắc của [[Nhà Thanh|Đại Thanh]] đang trong thời kỳ hùng mạnh nhất dưới triều Thanh Cao Tông ([[Càn Long]]). Do có nhiều công lao với đất nước, ông được xem là một [[anh hùng dân tộc]] của Việt Nam.


Sau một thời gian dài chinh chiến và cai trị, ông lâm bệnh và qua đời đột ngột ở tuổi 40, có thể là do [[tai biến mạch máu não]]. Cái chết của ông dẫn đến sự suy yếu nhanh chóng và sụp đổ của [[Nhà Tây Sơn]]: những người kế thừa của Nguyễn Huệ không thể tiếp tục những kế hoạch ông đã đề ra để cai trị Việt Nam và chống lại sự trỗi dậy mạnh mẽ của [[Nguyễn Ánh]], người thừa kế còn sót lại của [[chúa Nguyễn]].
Sau một thời gian dài chinh chiến và cai trị, ông lâm bệnh và qua đời đột ngột ở tuổi 40, có thể là do [[tai biến mạch máu não]]. Cái chết của ông dẫn đến sự suy yếu nhanh chóng và sụp đổ của [[Nhà Tây Sơn]]: những người kế thừa của Nguyễn Huệ không thể tiếp tục những kế hoạch ông đã đề ra để cai trị Việt Nam và chống lại sự trỗi dậy mạnh mẽ của [[Nguyễn Ánh]], người thừa kế còn sót lại của [[chúa Nguyễn]].

Phiên bản lúc 16:02, ngày 27 tháng 1 năm 2008

Quang Trung
Tập tin:Quangtrung.gif
Thông tin chung
Sinh1753
Mất1792
Niên hiệu
Quang Trung
Thụy hiệu
Vũ hoàng đế
Miếu hiệu
Thái Tổ
Hoàng tộcNhà Tây Sơn

Nguyễn Huệ (chữ Hán: 阮惠, còn được gọi Quang Trung Hoàng Đế (光中皇帝); 17531792) là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn (ở ngôi từ 1788 tới 1792). Ông là một trong những chỉ huy quân sự thành công nhất trong lịch sử và chưa hề thất bại lần nào.

Nguyễn Huệ và anh em của ông, được biết đến với tên gọi Anh em Tây Sơn, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổi tiếng. Cuộc khởi nghĩa đã thành công ở Việt Nam, lật đổ nhà Hậu Lê, và hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía nam với sự đóng góp lớn của ông. Thêm vào đó, Nguyễn Huệ còn là người đánh bại hai cuộc xâm lược nước Đại Việt ở phía nam của nước Xiêm và ở phía bắc của Đại Thanh đang trong thời kỳ hùng mạnh nhất dưới triều Thanh Cao Tông (Càn Long). Do có nhiều công lao với đất nước, ông được xem là một anh hùng dân tộc của Việt Nam.

Sau một thời gian dài chinh chiến và cai trị, ông lâm bệnh và qua đời đột ngột ở tuổi 40, có thể là do tai biến mạch máu não. Cái chết của ông dẫn đến sự suy yếu nhanh chóng và sụp đổ của Nhà Tây Sơn: những người kế thừa của Nguyễn Huệ không thể tiếp tục những kế hoạch ông đã đề ra để cai trị Việt Nam và chống lại sự trỗi dậy mạnh mẽ của Nguyễn Ánh, người thừa kế còn sót lại của chúa Nguyễn.

Cuộc đời ông được biết đến qua các bộ sử của thời nhà Hậu Lê, nhà Nguyễn, các sử gia cận đại, hiện đại và trong văn học dân gian.

Thân thế

Tổ tiên nhà Tây Sơn vốn họ Hồ ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Họ theo chân chúa Nguyễn vào lập nghiệp miền Nam khi chúa Nguyễn vượt Lũy Thày đánh ra đất Lê - Trịnh tới Nghệ An. Ông cố của Nguyễn Huệ tên là Hồ Phi Long, vào giúp việc cho nhà họ Đinh ở thôn Bằng Chân, huyện Tuy Viễn (tức An Nhơn), cưới vợ họ Đinh và sinh được một trai tên là Hồ Phi Tiễn. Hồ Phi Tiễn không theo việc nông mà bỏ đi buôn trầu ở ấp Tây Sơn, cưới vợ và định cư tại đó. Bà vợ tên là Nguyễn Thị Đồng, con gái duy nhất của một phú thương đất Phú Lạc, do đó nên họ đổi con cái từ họ Hồ sang họ Nguyễn của mẹ. Người con là Nguyễn Phi Phúc cũng chuyên nghề buôn trầu và trở nên mỗi ngày mỗi giàu có. (Cũng có tài liệu cho rằng họ Hồ đã đổi theo họ chúa Nguyễn ngay từ khi mới vào Nam.)[1] [2] [3]

Nguyễn Phi Phúc có 8 người con, trong đó có ba người con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ sinh năm 1753, ông là người con trai thứ 2. Ông còn có tên là Quang Bình, Văn Huệ hay Hồ Thơm. Sau này, người dân địa phương thường gọi ông là Đức ông Bình hoặc Đức ông Tám.

Lớn lên, ông và Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ được đưa đến thụ giáo cả văn lẫn võ với thầy Trương Văn Hiến. Hiến là môn khách của Trương Văn Hạnh, và Trương Văn Hạnh là thầy dạy của Nguyễn Phúc Luân - thân phụ Nguyễn Ánh. Sau khi Trương Văn Hạnh bị quyền thần Trương Phúc Loan hãm hại, Trương Văn Hiến chạy vào Bình Định. Chính người thầy này đã phát hiện được khả năng của Nguyễn Huệ và khuyên ba anh em khởi nghĩa để xây dựng đại nghiệp. Tương truyền câu sấm: "Tây khởi nghĩa, Bắc thu công" là của ông.

Lấy lý do chống lại sự áp bức của quyền thần Trương Phúc Loan, ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương[4], Nguyễn Nhạc khởi nghĩa năm 1771, xây dựng căn cứ chống chính quyền của chúa Nguyễn tại Tây Sơn. Trong giai đoạn xây dựng thế lực, Nguyễn Huệ giúp Nguyễn Nhạc gây dựng kinh tế, huấn luyện quân sự. Với sự ngầm trợ giúp về mặt tâm lý của thầy giáo Hiến và bản lĩnh cá nhân, Nguyễn Huệ đã nhanh chóng xây dựng được uy tín cho lực lượng Tây Sơn và cả cho cá nhân mình. Chẳng mấy chốc lực lượng của nhà Tây Sơn mỗi ngày mỗi lớn, mỗi vững vàng. Những người hợp tác đầu tiên với nhà Tây Sơn có: Nguyễn Thung, Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng, Võ Đình Tú, Trần Quang Diệu, Trương Mỹ Ngọc, Võ Xuân Hoài. Về sau, kẻ sĩ gần xa đến hưởng ứng thêm đông. Lực lượng Tây Sơn không những đánh đâu thắng đó mà còn nổi tiếng vì bình đẳng, bình quyền, không tham ô của dân và lấy của người giàu chia cho người nghèo[5].

Tiêu diệt chính quyền chúa Nguyễn

Tham gia khởi nghĩa

Sau hơn 200 năm xây dựng cơ nghiệp, chính quyền chúa Nguyễn ở miền Nam qua giai đoạn cực thịnh, bước vào thoái trào. Cái chết của Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát vào năm 1765, triều đình Đàng Trong bị quyền thần Trương Phúc Loan thao túng. Lấy cớ "Tiêu diệt quyền thần Trương Phúc Loan, tôn phò Hoàng tôn Dương", ba anh em Tây Sơn chiến đấu tung hoành khắp Đàng Trong, kiểm soát vùng đất từ Quy Nhơn đến Bình Thuận, làm suy yếu chính quyền chúa Nguyễn.

Giữa năm 1774, chúa Nguyễn lại cử Tống Phúc Hiệp mang quân từ Gia Định theo hai đường thuỷ bộ ra đánh Nam Trung bộ, nhanh chóng lấy lại Bình Thuận, Diên Khánh, Bình Khang. Tây Sơn chỉ còn làm chủ từ Phú Yên ra Quảng Ngãi.

Nhân cơ hội chúa Nguyễn suy yếu, năm 1774, chúa Trịnh Sâm sai Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc dẫn 3 vạn quân[6] tiến đánh Đàng Trong cũng với lý do tiêu diệt quyền thần Trương Phúc Loan. Quân Trịnh nhanh chóng tiến sát đô thành Phú Xuân. Triều thần chúa Nguyễn hoảng sợ, bèn mưu bắt Phúc Loan đem nộp. Tuy nhiên, quân Trịnh lại lấy cớ dẹp loạn Tây Sơn giúp Đàng Trong để tiến đánh Phú Xuân. Định Vương Nguyễn Phúc Thuần và các quan phải chạy vào Quảng Nam.

Nguyễn Nhạc nhân thời cơ đó mang quân hai đường thuỷ bộ ra đánh Quảng Nam. Nguyễn Phúc Thuần vội bỏ Quảng Nam theo đường biển trốn vào Gia Định, để lại Nguyễn Phúc Dương. Tháng 2 năm 1775, quân Trịnh tiến vào Quảng Nam. Quân Tây Sơn cũng tiến ra, lùng bắt được Phúc Dương. Quân Trịnh vượt đèo Hải Vân và đụng độ với quân Tây Sơn. Hoàng Ngũ Phúc đang đà thắng lợi, đánh bại quân Tây Sơn ở Cẩm Sa. Nguyễn Nhạc phải rút quân về Quy Nhơn.

Nhân lúc Nguyễn Nhạc thua trận, Tống Phúc Hiệp lại từ Bình Khang ra đánh Phú Yên, quân Tây Sơn lại thua phải co về Quy Nhơn. Như vậy địa bàn của Nguyễn Nhạc chỉ còn Quy NhơnQuảng Ngãi.

Tái chiếm Phú Yên

Tình thế của Nguyễn Nhạc và quân Tây Sơn lúc đó rất nguy ngập. Cả quân Trịnh lẫn quân Nguyễn từ hai đằng đánh tới đều đang ở thế thắng trận. Nếu mang quân ra đương đầu với cả hai phía thì chắc chắn Tây Sơn sẽ bị tiêu diệt. Đứng trước tình thế đó, Nguyễn Huệ đã xuất hiện như một vị cứu tinh của Tây Sơn.

Nhận thấy quân Trịnh không thể đương đầu, Nguyễn Nhạc quyết định xin giảng hoà với chúa Trịnh để tập trung vào chiến trường phía Nam. Ông sai người đến chỗ Hoàng Ngũ Phúc xin đầu hàng và làm tiên phong cho chúa Trịnh để đánh chúa Nguyễn. Hoàng Ngũ Phúc cũng muốn mượn sức Tây Sơn diệt họ Nguyễn nên nhân danh chúa Trịnh cho Nguyễn Nhạc hàng, phong làm “Tây Sơn trưởng hiệu tráng tiết tướng quân”. Dù thế, quận Việp lão luyện vẫn không lui quân, đóng sát địa giới Quảng Ngãi, định chờ nếu Tây Sơn bại trận sẽ tiến vào chiếm Quảng Ngãi và Quy Nhơn.

Tạm yên phía Bắc nhưng Tây Sơn vẫn còn ở vào tình thế nguy hiểm, chỉ có một lựa chọn là phải thắng trận để chiếm lại Phú Yên từ tay quân Nguyễn, nếu không sẽ bị quân Trịnh đánh chụp.

Trong tình thế các tướng đều thua trận bạc nhược, Nguyễn Nhạc quyết định cử em là Nguyễn Huệ, mới 23 tuổi, làm chủ tướng mang quân vào Nam. Để hỗ trợ cho Nguyễn Huệ, nhân nắm con bài Nguyễn Phúc Dương trong tay, Nguyễn Nhạc gả con gái cho Dương, rồi sai người vào Phú Yên điều đình với Tống Phúc Hiệp việc lập Phúc Dương làm chúa và cùng đánh Trịnh. Việc đàm phán đến nửa chừng thì Nguyễn Huệ kéo quân tới đánh khiến Hiệp không kịp trở tay. Nguyễn Huệ bắt sống Nguyễn Khoa Kiên, giết Nguyễn Văn Hiền, Hiệp bỏ chạy. Tướng Nguyễn ở Bình Khang là Bùi Công Kế mang quân ra cứu bị Nguyễn Huệ bắt sống. Tướng khác là Tống Văn Khôi ở Khánh Hoà ra đánh cũng bị Nguyễn Huệ giết tại trận.

Hoàng Ngũ Phúc nhân lúc Tây Sơn mang quân vào Nam liền lấn tới đóng quân ở Châu Ổ thuộc Quảng Ngãi, nhưng sau nghe tin Nguyễn Huệ thắng trận không dám tiến nữa. Để tăng thêm thanh thế, Nguyễn Nhạc yêu cầu quận Việp phong chức cho em. Quận Việp phong Nguyễn Huệ làm “Tây Sơn hiệu tiền tướng quân”. Ít lâu sau vì tuổi già sức yếu, quận Việp bỏ Quảng Nam lui về Phú Xuân rồi giao lại thành này cho các tướng dưới quyền, còn mình dẫn đại quân về Bắc.

Nhân lúc quân Trịnh rút khỏi Quảng Nam, các tướng cũ của họ Nguyễn lại nổi dậy chiếm nơi này. Nguyễn Nhạc lại điều Nguyễn Huệ từ Phú Yên ra đánh tan quân Nguyễn, lấy lại Quảng Nam.

Chiến thắng Phú Yên là dấu ấn đầu tiên của Nguyễn Huệ trên con đường binh nghiệp rực rỡ của ông sau này. Từ đây ông trở thành chỗ dựa vững chắc cho nhà Tây Sơn.

Tiến công Gia Định

Những chiến dịch tấn công Gia Định của Tây Sơn đều là những chiến dịch lớn. Ngoại trừ lần đầu tiên mang tính đánh tập kích do Nguyễn Lữ chỉ huy, nhưng chiến dịch sau đều có quy mô lớn và có vai trò tham gia then chốt của Nguyễn Huệ. Oanh liệt hơn cả là lần đánh năm 1777.

Nguyễn Huệ ra bắc để lại tướng người Hoa là Lý Tài giữ thành Phú Yên. Tài bất mãn[7] vì mất chức chánh tướng về tay Nguyễn Huệ nên nghe theo lời dụ của Tống Phúc Hiệp, sang hàng chúa Nguyễn. Để chia thế quân Nguyễn, đầu năm 1776, Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Lữ mang quân theo đường thuỷ vào đánh Gia Định. Nguyễn Lữ liền thu hết kho tàng của chúa Nguyễn rút về Quy Nhơn. Tháng 10 năm 1776, Nguyễn Phúc Dương bỏ trốn từ Quy Nhơn về Gia Định, gọi Lý Tài làm vây cánh. Tài tranh công với Đỗ Thanh Nhân, hai bên đánh nhau. Nhân thua bỏ Gia Định về Ba Giòng. Tài ép Thuần nhường ngôi cho Dương làm Tân chính vương, còn Thuần làm Thái thượng vương.

Tháng 3 năm 1777, Nguyễn Nhạc lại cử Nguyễn Huệ làm tướng mang quân thuỷ vào đánh Gia Định. Lý Tài thua trận bỏ chạy khỏi thành, đưa 2 chúa Nguyễn về Hóc Môn. Sau Tài rút khỏi Hóc Môn bị Đỗ Thanh Nhân đón đường giết chết. Thuần theo Nhân giữ Tranh Giang, Dương theo tướng Trương Phúc Thận giữ Tài Phụ. Nguyễn Huệ chia đường đánh bại cả hai cánh quân Nguyễn. Thuần và Nhân bỏ chạy về Cần Thơ cầu viện Tổng binh Hà TiênMạc Thiên Tứ, còn Dương bỏ chạy về Ba Việt (Bến Tre).

Nguyễn Huệ đánh bại Mạc Thiên Tứ. Thuần sai Nhân lẻn ra Bình Thuận cầu cứu Chu Văn Tiếp, Trần Văn Thức. Nguyễn Nhạc nhân lúc Nguyễn Huệ thắng trận ở Nam bộ cũng cử binh đánh Phú Yên, Bình Thuận. Thức chưa ra khỏi Bình Thuận đã bị quân Tây Sơn giết chết, Tiếp bỏ chạy. Nguyễn Nhạc chiếm lại Phú Yên đến Bình Thuận.

Tháng 9 năm 1777, Nguyễn Huệ mang quân bao vây tấn công Ba Việt, bắt sống Nguyễn Phúc Dương và toàn bộ quân tướng. Dương và 18 tướng tuỳ tùng bị đưa về Gia Định xử tử.

Nguyễn Phúc Thuần bại trận bỏ Cần Thơ sang Long Xuyên, định chờ Mạc Thiên Tứ lấy tàu để chạy sang Trung Quốc cầu viện nhà Thanh nhưng bị quân Tây Sơn đuổi đến nơi, bắt được Thuần mang về Gia Định xử tử tháng 10 năm 1777. Nguyễn Ánh, Đỗ Thanh Nhân và Mạc Thiên Tứ trốn thoát mỗi người một nơi.

Như vậy trong vòng 7 tháng, Nguyễn Huệ đánh thắng và bắt giết được cả 2 chúa Nguyễn, nhà Tây Sơn từ chỗ bị dồn về Quy Nhơn đã chủ động giành lại không những Nam Trung Bộ mà cả Nam bộ, tiêu diệt chính quyền chúa Nguyễn.

Sau khi Nguyễn Huệ rút đại quân về, Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế (1778), niên hiệu là Thái Đức. Các tướng họ Nguyễn lại lập Nguyễn Ánh làm chúa, chiếm lại Gia Định. Được các lực lượng phương Tây như Pháp, Bồ Đào Nha giúp sức, Ánh lại mạnh lên. Vua Thái Đức sai tướng vào đánh nhưng lại bị thua và mất thêm Bình Thuận.

Tháng 3 năm 1782, Nguyễn Huệ cùng vua Thái Đức mang quân thuỷ bộ nam tiến, phá tan quân Nguyễn, giết chết cai cơ người Pháp là Manuel (Mạn Hoè). Nguyễn Ánh bỏ chạy về Hậu Giang. Vua Thái Đức chiếm lại Nam bộ, sai người giao hảo với Chân Lạp (Campuchia) và đề nghị hợp tác đánh Nguyễn Ánh. Chân Lạp chia quân đón bắt được đoàn cầu viện Xiêm La của Ánh và suýt bắt được Ánh. Ánh trốn ra đảo Phú Quốc.

Anh em Tây Sơn rút quân về bắc, Chu Văn Tiếp lại từ Bình Thuận mang quân vào đánh chiếm được Gia Định và đón Nguyễn Ánh trở về. Tháng 2 năm 1783, Nguyễn Nhạc lại sai Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ mang quân nam tiến. Dù Nguyễn Ánh đã lập tuyến phòng thủ trước vẫn bị quân Tây Sơn phá tan, Ánh bỏ chạy về Đồng Tuyên. Nguyễn Huệ đánh phá Đồng Tuyên, Ánh bỏ chạy ra Hà Tiên rồi trốn ra đảo Phú Quốc. Tháng 8 năm 1783, quân Tây Sơn truy kích, Ánh chạy một vòng ra các đảo Cổ Long, Cổ Cốt rồi lại quay về Phú Quốc. Quân Tây Sơn vây đánh nhưng lúc đó có bão biển, các thuyền Tây Sơn phải giãn ra, sau 7 ngày đêm lênh đênh trên biển, Ánh thừa cơ lại trốn thoát, chạy hẳn ra đảo Thổ Chu cách xa đất liền rồi đầu năm sau tự mình sang Xiêm cầu viện.

Trận Rạch Gầm - Xoài Mút

Tượng đài kỷ niệm chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút trong khu di tích lịch sử Rạch Gầm-Xoài Mút, Mỹ Tho

Nguyễn Ánh quen biết giám mục người Pháp là Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine), bèn nhờ giám mục mang thư cầu viện nước Pháp. Nhưng vì trái mùa gió nên Bá Đa Lộc chưa khởi hành được[8]. Nguyễn Ánh chưa nhất quyết cầu viện nước Pháp, lại có ý nhờ Xiêm La.

Tháng 2 năm Giáp Thìn (1784), Nguyễn Ánh từ Hà Tiên sang Xiêm La hội kiến với vua Xiêm La là Chất Tri (Chakri, Rama I) tại Vọng Các (Bangkok). Vua Xiêm sai hai tướng là Chiêu Tăng, Chiêu Sương đem 2 vạn quân thủy cùng 300 chiếc thuyền sang giúp. Ngoài ra còn có 3 vạn quân bộ tiến sang Chân Lạp với danh nghĩa giúp vua Chân Lạp, thực chất với ý đồ tạo gọng kìm phía Tây, chờ cơ hội tiêu diệt quân Tây Sơn.

Quân Xiêm nhanh chóng lấy được Rạch Giá, Ba Thắc, Trà Ôn, Mân Thít, Sa Đéc. Tuy nhiên, do ỷ thế đi đến đâu quấy nhiễu dân sự, làm nhiều điều tàn ác, cho nên bị dân chúng oán hận.

Tướng Tây Sơn giữ đất Gia Định là phò mã Trương Văn Đa[9], thấy quân Xiêm sang đánh phá, thế lực mạnh, bèn cố thủ tại Gia Định và sai người về Qui Nhơn báo. Vua Tây Sơn sai Nguyễn Huệ đem binh vào chống giữ.

Sau khi vào Gia Định, Nguyễn Huệ cho bố trí trận địa và nhử quân Xiêm đến gần Rạch GầmXoài Mút ở phía trên Mỹ Tho, rồi đánh một trận, tiêu diệt quân Xiêm.

Đêm 19 rạng 20 tháng 1 năm 1785 (đêm 9 rạng 10 tháng 12 năm Giáp Thìn), quân Xiêm lợi dụng thủy triều xuôi theo dòng sông để tấn công Mỹ Tho nhằm phá vỡ đội thuyền phòng thủ của Tây Sơn. Quân Tây Sơn giả thua rút dần về hướng Mỹ Tho, nhử đối phương lọt vào trận địa mai phục đoạn Rạch Gầm-Xoài Mút. Khi quân Xiêm lọt vào trận mai phục, bất ngờ quân Tây Sơn bắn pháo ở cù lao Thới Sơn và bờ sông Tiền, khóa chặt hai đầu, dồn quân Xiêm vào thế "tiến thoái lưỡng nan". Bên cạnh đó, hỏa hổ ở hai bên bờ nã đạn tới tấp vào đội hình làm quân Xiêm rối loạn, tinh thần hoang mang rồi bỏ chạy. Cùng lúc đó, một đội thuyền cảm tử chở đầy rơm và những vật liệu dễ cháy đâm thẳng vào thuyền quân Xiêm làm cho số bị chìm, số bị cháy. Trong khi đó, cánh quân bộ Xiêm La ngay từ đầu đã bị quân Tây Sơn chặn đánh không cho cứu viện.

Chỉ một trận quyết chiến diễn ra không đầy một ngày đã tiêu diệt gần 5 vạn quân Xiêm, chỉ sót được vài nghìn người, chạy theo đường thượng đạo trốn về nước. Các tướng Chiêu Tăng, Chiêu Sương và Nguyễn Ánh phải bỏ chạy theo đường bộ về Xiêm La. Cánh quân bộ nghe tin thất trận cũng tan rã và tháo chạy.

Sau trận đánh này, quân Xiêm khiếp đảm trước sức mạnh của Tây Sơn, "sợ Tây Sơn như sợ cọp"[10].

Đánh dẹp xong, Nguyễn Huệ đem quân về Quy Nhơn để đô đốc là Đặng Văn Trấn ở lại trấn đất Gia Định. Nguyễn Ánh đành giục Bá Đa Lộc đem hoàng tử Cảnh sang Pháp cầu viện[8].

Tiêu diệt chính quyền chúa Trịnh

Đánh chiếm Phú Xuân

Tại Bắc Hà, năm 1782, Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm chết. Thế tử Trịnh Cán được lập làm Điện Đô vương. Phe người con lớn (mưu phản bị truất làm con út) là Trịnh Tông làm binh biến, giết quan phụ chính là quận Huy Hoàng Tố Lý (cháu lão tướng Hoàng Ngũ Phúc) đưa Trịnh Tông lên ngôi, tức là Đoan Nam vương (1782-1786). Một tướng theo phe quận Huy là Nguyễn Hữu Chỉnh không hợp tác với Trịnh Tông, bỏ chạy vào nam hàng Tây Sơn và được Nguyễn Nhạc rất tín nhiệm.

Bắc Hà ngày một suy yếu. Nguyễn Nhạc quyết định đánh chiếm Phú Xuân (đất cũ của chúa Nguyễn). Năm 1786, Nguyễn Huệ được cử làm tổng chỉ huy cùng Nguyễn Lữ đánh ra bắc.

Về phía Trịnh, sau khi nhận hàng Nguyễn Nhạc, lão tướng Hoàng Ngũ Phúc rút đại quân về bắc (1775), để lại Phạm Ngô CầuHoàng Đình Thể giữ thành Phú Xuân, sau đó không lâu qua đời.

Nguyễn Huệ lập kế lung lạc chủ tướng Phạm Ngô Cầu. Nguyễn Hữu Chỉnh lại dùng kế ly gián Cầu và phó tướng Hoàng Đình Thể. Quân Tây Sơn bất ngờ đánh úp thành Phú Xuân. Cầu bỏ mặc Thể chết trận, dâng thành hàng Tây Sơn. Trong khi đó thì Nguyễn Lữ đem quân thủy đánh xong các đồn từ sông Gianh trở vào (xem thêm bài về nhà Tây SơnNguyễn Lữ).

Tiến ra Thăng Long

Do sự thuyết phục của Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ quyết định đem quân ra bắc đánh Thăng Long để diệt họ Trịnh dù chưa được lệnh của vua anh Nguyễn Nhạc.

Với danh nghĩa "Phù Lê diệt Trịnh", Nguyễn Huệ sai Chỉnh làm tiên phong bắc tiến. Quân Trịnh rệu rã nhanh chóng thua trận, các danh tướng phần nhiều nghe tin Phú Xuân thất thủ đã khiếp sợ, đến khi nghe quân Tây Sơn kéo ra đa số bỏ trốn. Chúa Trịnh không được lòng dân, bỏ thành Thăng Long chạy, bị dân bắt đem nộp Tây Sơn. Trên đường áp giải, Trịnh Tông tự sát.

Nguyễn Huệ vào thành Thăng Long yết kiến vua Lê Hiển tông. Tuy về danh nghĩa Nguyễn Huệ trao trả quyền chính lại cho vua Lê và nhận phong Nguyên súy Dực chính phù vận Uy quốc công nhưng, trong thực tế, ông nắm toàn bộ quyền chính ở Bắc Hà. Do sự sắp xếp của Nguyễn Hữu Chỉnh, vua Lê Hiển Tông gả công chúa Lê Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ.

Tháng 7 năm 1786, vua Lê Hiển Tông qua đời, thọ 70 tuổi. Do ý kiến của công chúa Ngọc Hân thiên về lập hoàng thân Lê Duy Cận (anh Ngọc Hân), Nguyễn Huệ muốn lập Duy Cận[11]. Do áp lực của tôn thất nhà Lê đối với Ngọc Hân, Nguyễn Huệ đành thu xếp cho Lê Duy Kỳ lên ngôi vua, đó là vua Lê Chiêu Thống. Ít lâu sau, Nguyễn Huệ đem công chúa Ngọc Hân cùng Nguyễn Nhạc rút quân về Nam.

Bất hòa với vua anh

Xem thêm: Nhà Tây Sơn, Nguyễn Nhạc

Anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ nảy sinh mâu thuẫn. Vua Tây Sơn vốn chỉ có ý định lấy Phú Xuân mà không có ý đánh ra Bắc Hà mà muốn tập trung lực lượng tận diệt Nguyễn Ánh. Việc Nguyễn Huệ bắc tiến là trái ý vua anh, do đó khi trở về nam, anh em vua Tây Sơn hiềm khích và xung đột. Sử cũ ghi rất vắn tắt và không thật rõ ràng về sự kiện này, chỉ biết Nguyễn Huệ mang quân vây thành Quy Nhơn, Nguyễn Nhạc bị vây bức quá phải lên thành khóc xin em đừng đánh thành nữa. Nguyễn Huệ bằng lòng giảng hòa với anh. Tháng 4 năm Đinh Mùi - 1787, Nguyễn Nhạc chia vùng đất phía Nam ra làm ba:

  • Nguyễn Nhạc xưng là Trung ương Hoàng đế, đóng đô ở Qui Nhơn.
  • Phong Nguyễn Lữ làm Đông Định Vương, cai quản vùng đất Gia Định.
  • Phong Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương, cai quản vùng đất từ đèo Hải Vân trở ra Bắc.

Nam Bắc đều mong

Cuộc xung đột giữa hai anh em Nguyễn Huệ khiến kẻ địch lợi dụng ở cả hai miền Nam Bắc.

Bắc Hà, sau khi quân Tây Sơn rút đi, các thế lực của chúa Trịnh trỗi dậy, lập Trịnh Bồng lên ngôi vương, tái lập chính quyền chúa Trịnh. Vua Lê Chiêu Thống mời Nguyễn Hữu Chỉnh đang trấn ở Nghệ An ra dẹp Trịnh Bồng. Chỉnh nhanh chóng đánh tan quân Trịnh, đốt phủ chúa, Trịnh Bồng bỏ đi mất tích. Nguyễn Hữu Chỉnh nhân lúc Tây Sơn có biến bèn chuyên quyền, muốn chống lại Tây Sơn.

Trong khi đó tại miền Nam, giữa năm 1787, Nguyễn Ánh từ Xiêm quay trở lại Gia Định. Nguyễn Lữ bỏ Phạm Văn Tham một mình chiến đấu với quân Nguyễn, tự ý rút về Quy Nhơn (xem thêm bài Nguyễn Lữ).

Trước tình hình Nam, Bắc đều có biến, Nguyễn Huệ quyết định giải quyết vấn đề phía Bắc trước. Ông phái Vũ Văn Nhậm, con rể của Nguyễn Nhạc, ra tiêu diệt Nguyễn Hữu Chỉnh. Tuy nhiên, tình hình vẫn không sáng sủa, đến lượt Vũ Văn Nhậm chuyên quyền, có ý chống Nguyễn Huệ. Tháng 4 năm 1788, Lê Chiêu Thống đã bỏ kinh đô lưu vong. Nguyễn Huệ phải đem quân ra Bắc lần thứ hai, giết Vũ Văn Nhậm. Ông đã tổ chức lại hệ thống cai trị ở Bắc Hà, đưa các danh sĩ có tên tuổi như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích và Đại tư mã Ngô Văn Sở đảm đương công việc. Sau khi đã lập Sùng nhượng công Lê Duy Cận làm Giám quốc, Nguyễn Huệ lại rút quân về Phú Xuân vì tình hình chiến trường Nam Bộ rất gay go.

Phạm Văn Tham không chống nổi các tướng của Nguyễn Ánh, thành Gia Định thất thủ và sau đó liên tiếp thua trận. Nguyễn Nhạc tuổi cao lắm bệnh, bất lực không thể cứu ứng Nam Bộ, xin nhường ngôi hoàng đế, đất đai và binh quyền cho Nguyễn Huệ và cầu khẩn ông vào cứu. Để chuẩn bị Nam tiến, Nguyễn Huệ tổng động viên binh lính ở Thuận Hoá, ngày đêm tập luyện. Tuy nhiên, khi ông chưa kịp tiến vào Nam thì lại nghe tin nhà Thanh nghe lời Lê Chiêu Thống cầu viện, sai Tôn Sĩ Nghị mang 20 vạn quân[12] tiến vào biên giới. Các tướng giữ Bắc Hà của ông lui về giữ Biện Sơn cố thủ.

Nguyễn Huệ đứng trước hai lựa chọn: Nam tiến hoặc Bắc tiến. Cả hai mặt trận đều nước sôi lửa bỏng và cần đến ông. Tuy nhiên, nếu ông quá sa vào một mặt trận thì mặt trận kia sẽ vỡ. Mặc dù nhận thức được quân Mãn Thanh phía Bắc là nguy cơ lớn hơn và gấp gáp hơn nhưng Nguyễn Huệ không thể đánh địch theo chiến thuật trường kỳ như triều đại nhà Lý, nhà Trần trước đã làm để chống quân phương Bắc. Vì vậy ông quyết định chọn cách đánh thần tốc để sớm giải quyết chiến trường miền Bắc.

Sau khi lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung, ngay hôm sau ông cất đại quân ra Bắc. Ngay trước khi đi, ông sai một bầy tôi tin cẩn là Diệm cầm thư của ông vào Nam dặn tướng Phạm Văn Tham cố phòng thủ chờ tiếp viện.

Chiến thắng Kỷ Dậu 1789

Quân Thanh tiến vào Thăng Long

Cuối năm 1788, vua Thanh Càn Long sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 20 vạn quân, huy động từ lưỡng Quảng, Vân Nam, Quý Châu[13] hộ tống Lê Chiêu Thống về Việt Nam với danh nghĩa phù , vào chiếm đóng Thăng Long.

Càn Long còn đặc cử Phúc Khang An chuyên trách hậu cần. Theo sách Thánh vũ ký, phần "Càn Long chinh phủ An Nam ký" của Ngụy Nguyên đời Thanh, Phúc Khang An đã thiết lập trên 70 đồn quân lương to lớn và kiên cố từ hai đường Quảng Tây và Vân Nam tới Thăng Long. Riêng chặng đường từ ải Nam Quan tới Thăng Long, Khang An thiết lập 18 kho quân lương trong khi Tôn Sĩ Nghị hành quân.

Quân Tây Sơn do Đại Tư mã Ngô Văn Sở chỉ huy, theo mưu kế của Ngô Thì Nhậm, chủ động rút quân về đóng ở Tam Điệp - Biện Sơn (Ninh Bình) cố thủ chờ lệnh.

Quang Trung đại phá quân Thanh

Khu tượng đài Quang Trung tại Gò Đống Đa.

Nghe tin báo, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22 tháng 12 năm 1788), Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Để lấy danh nghĩa chính thống, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung.

Ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân (26 tháng 12 năm 1788), đại quân của hoàng đế Quang Trung tới Nghệ An, dừng quân tại đó hơn 10 ngày để tuyển quân và củng cố lực lượng, nâng quân số lên 10 vạn[14], tổ chức thành 5 đạo quân: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân. Ngoài ra còn có một đội tượng binh gồm 200 voi chiến. Quang Trung còn tổ chức lễ duyệt binh ngay tại Nghệ An để khích lệ ý chí quyết chiến, quyết thắng của tướng sĩ đối với quân xâm lược Mãn Thanh. Ngay sau lễ duyệt binh, Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà.

Tôn Sĩ Nghị coi thường quân Tây Sơn, sau nghe lời các tướng của Chiêu Thống nên có lo đôi phần, hẹn mồng 6 Tết ra quân đánh Tây Sơn.

Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân (15 tháng 1 năm 1789), đại quân của Quang Trung đã ra đến Tam Điệp. Sau khi xem xét tình hình, Quang Trung hẹn ba quân ngày mồng 7 Tết sẽ quét sạch quân Thanh, vào ăn tết ở Thăng Long.

Quang Trung chia quân làm 5 đạo. Một cánh do đô đốc Long chỉ huy từ làng Nhân Mục tập kích đồn Khương Thượng và phía Tây Thăng Long. Cánh đô đốc Bảo tiến đánh các đồn Nam Thăng Long. Cánh quân giữa do đích thân Quang Trung chỉ huy, phối hợp với đô đốc Bảo đánh diệt các đồn Nam Thăng Long. Cánh đô đốc Tuyếtđô đốc Lộc theo đường biển ra Bắc, chặn đường về của địch ở Bắc sông Nhị Hà và huyện Phượng Nhãn.

Đêm 30 tháng Chạp âm lịch, quân Tây Sơn đánh diệt đồn Gián Khẩu của các tướng Lê Chiêu Thống. Sau đó Quang Trung và đô đốc Bảo cùng đánh diệt đồn Hạ Hồi. Đêm mồng 4, Quang Trung tiến đến trước đồn lớn nhất của quân Thanh là Ngọc Hồi nhưng dừng lại chưa đánh khiến quân Thanh lo sợ, phần bị động không dám đánh trước nhưng cũng không biết bị đánh lúc nào. Trong khi đó cánh quân của đô đốc Long bất ngờ tập kích đồn Khương Thượng khiến quân Thanh không kịp trở tay, bị giết hàng vạn. Tướng Sầm Nghi Đống tự vẫn. Xác quân Thanh chết sau xếp thành 13 gò đống lớn[15], có đa mọc um tùm nên gọi là Gò Đống Đa.

Đô đốc Long tiến vào đánh phá quân địch phòng thủ ở Tây Long. Sáng mồng 5, Quang Trung mới cùng đô đốc Bảo tổng tấn công vào đồn Ngọc Hồi. Trước sức tấn công mãnh liệt của Tây Sơn, quân Thanh bị động thua chết hàng vạn, các tướng bị giết.

Trong khi Quang Trung chưa đánh Ngọc Hồi thì Tôn Sĩ Nghị nghe tin đô đốc Long đánh vào Thăng Long, cuống cuồng sợ hãi đã bỏ chạy trước. Đến sông Nhị Hà, sợ quân Tây sơn đuổi theo, Nghị hạ lệnh cắt cầu, quân Thanh rơi xuống sông chết rất nhiều làm dòng sông bị nghẽn dòng chảy. Trên đường tháo chạy, Nghị bị hai cánh quân Tây Sơn của đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc chặn đánh, tơi tả chạy về. Lê Chiêu Thống hớt hải chạy theo Nghị thoát sang bên kia biên giới. Quân Tây Sơn đuổi theo và rao lên rằng sẽ đuổi qua biên giới đến khi bắt được Nghị và Chiêu Thống mới thôi. Bởi thế dân Trung Quốc ở biên giới dắt nhau chạy làm cho suốt vài chục dặm không có người[16].

Như vậy sớm hơn dự kiến, chỉ trong vòng 6 ngày, quân Tây Sơn đã đánh tan quân Thanh. Trưa mồng 5 Tết, Quang Trung tiến vào thành Thăng Long trong sự chào đón của nhân dân.

Ngô Ngọc Du là một nhà thơ đương thời, đã ghi lại không khí tưng bừng của ngày chiến thắng oanh liệt đó trong một bài thơ:

Giặc đâu tàn bạo sang điên cuồng
Quân vua một giận oai bốn phương
Thần tốc ruỗi dài xông thẳng tới,
Như trên trời xuống dám ai đương
Một trận rồng lửa giặc tan tành,
Bỏ thành cướp đó trốn cho nhanh
Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến,
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh
Mây tạnh mù tan trời lại sáng
Đầy thành già trẻ mặt như hoa,
Chen vai khoác cánh cùng nhau nói:
"Kinh đô vẫn thuộc núi sông ta"

Giai thoại về việc ra quân

Tương truyền, trước khi ra quân đánh quân Thanh, tại lễ đăng quang ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ lập kế để động viên quân sĩ.

Sau lúc làm lễ, Quang Trung sai mang đến cái mâm, trên để các đồng tiền, có phủ vải điều, rồi tuyên bố với quân sĩ:

Ba quân hãy cùng ta quan sát, nếu cả hai trăm đồng tiền này đều sấp, thì đó là điềm trời báo chúng ta đại thắng. Nhược bằng, có đồng ngửa, thì đó là đại sự của chúng ta có điều trắc trở.

Nguyễn Huệ chắp tay khấn vái, đặng bưng mâm tiền, cung kính dâng lên cao, rồi hất tung xuống sân. Quân sĩ thấy các đồng tiền nhất loạt đều sấp, reo hò mừng rỡ, tin chắc trận ra bắc sẽ thắng quân Thanh.

Kỳ thực, Nguyễn Huệ đã sai đúc 200 đồng tiền có cả 2 mặt đều là mặt sấp.

Chính sách thời hậu chiến

Bang giao với nhà Thanh

Ngay sau chiến thắng Kỷ Dậu, Quang Trung vội trở lại Phú Xuân để lo việc diệt Nguyễn Ánh, trao lại binh quyền cho Ngô Văn SởNgô Thì Nhậm.

Ngay từ trước khi giao chiến với quân Thanh, Quang Trung đã tính đến chiến lược ngoại giao với nhà Thanh. Theo phương lược vạch sẵn, với tài ngoại giao khéo léo của Ngô Thì Nhậm, Tây Sơn nhanh chóng bình thường hóa bang giao với nhà Thanh. Vua Thanh Càn Long đã cho sứ giả vào tận Phú Xuân để phong vương cho Nguyễn Huệ; rồi hoàng đế Quang Trung giả đã sang triều kiến và dự lễ mừng thọ 80 tuổi của vua Càn Long nhà Thanh.

Đoàn sứ giả đến triều nhà Thanh

Tháng 1 năm 1790, theo kế của Ngô Thì Nhậm, Quang Trung sai người đóng giả làm mình, cầm đầu đoàn sứ gồm 150 người sang Yên Kinh triều kiến Càn Long. Các tài liệu ghi khác nhau về nhân vật đóng Quang Trung. Theo Hoàng Lê nhất thống chí, người đóng Nguyễn Huệ là Phạm Công Trị, cháu gọi Nguyễn Huệ bằng cậu; theo Đại Nam chính biên liệt truyện thì người đó là tướng Nguyễn Quang Thực - người Nghệ An. Mục đích của đoàn sứ là thăm dò thái độ của nhà Thanh đối với vua lưu vong Chiêu Thống của nhà Lê. Sử cũ ghi, quan nhà Thanh là Phúc Khang An từng sang chiến trường Đại Việt, cùng nhiều tướng lĩnh nhà Thanh biết người cầm đầu sứ bộ không phải là quốc vương Nguyễn Huệ, nhưng vì ngại gây hấn nên không nói ra[17]. Vua Càn Long đón tiếp trọng thể đoàn sứ bộ An Nam và làm thơ, có những câu:

"...Mới gặp nhau mà như đã thiên thu
Người xa nhưng Trẫm luôn nhắc nhở.
Hội ngộ thịnh thời thỏa ước mơ"

Tới tháng 11 năm 1790, đoàn sứ bộ trở về Thăng Long.

Theo các nhà nghiên cứu, phái bộ này đã có ảnh hưởng tới thái độ của nhà Thanh đối với Lê Duy Kỳ. Sang năm 1791, nhà Thanh sai phân tán các quan lại cũ của nhà Lê đi các nơi để tách biệt không liên lạc được với nhau và cô lập Lê Duy Kỳ; bản thân Duy Kỳ bị giam lỏng ở "Tây An Nam dinh" tại Yên Kinh và sau ốm chết yểu. Nhà Tây Sơn chính thức được sự công nhận của nhà Thanh.

Củng cố quốc gia

Đồng tiền Quang Trung thông bảo

Một mặt lo chống thù trong giặc ngoài, mặt khác vua Quang Trung rất quan tâm tới việc xây dựng đất nước. Vua khuyến khích người hiền tài ra giúp nước, phân phối đất đai cho những người nông dân nghèo, thúc đẩy thủ công nghiệp từng bị cấm trước kia, cho phép tự do tôn giáo, mở cửa Việt Nam với ngoại thương quốc tế và bỏ tiếng Hán như là ngôn ngữ chính thức của quốc gia. Ngôn ngữ chính thức mới là tiếng Việt được viết bằng một hệ thống gọi là chữ Nôm.

Đặc biệt, để phát triển quốc gia, Quang Trung rất chú trọng thu dụng các nhân tài từng phục vụ nhà Lê. Ông ban "Chiêu cầu hiền" có đoạn:

"Trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, thức ngủ mong mỏi mà có người tài cao học rộng chưa từng thấy đến. Hay Trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự?... Trẫm nơm nớp lo nghĩ, một ngày hai ngày cũng có hàng vạn sự việc nảy sinh Ngẫm cho kỹ: cái nhà to lớn - sức một cây không dễ gì chống đỡ, sự nghiệp thái bình - sức một người không thể đảm đương".

Các cựu thần nhà Lê cũ, tiêu biểu là các tiến sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn, Vũ Huy Tấn, Nguyễn Nễ, Nguyễn Huy Lượng, Bùi Dương Lịch... đã ra giúp nhà Tây Sơn. Danh sĩ Nguyễn Thiếp sau nhiều lần từ chối, cuối cùng cũng nhận lời xuống núi giúp vua Quang Trung.

Kế hoạch nam tiến dở dang

Mặc dù đã đại thắng quân Mãn Thanh nhưng sau đó Quang Trung vẫn phải lo ổn định tình hình Bắc hà do tàn dư của nhà Lê còn sót lại. Vì vậy, Nguyễn Ánh được người Pháp hỗ trợ kéo ra đánh Bình Thuận, Bình Khang, Diên Khánh, quân của Tây Sơn vương Nguyễn Nhạc liên tiếp bại trận và mất mấy thành này. Cho tới năm 1791, vua anh chỉ còn cai quản Quy Nhơn, Phú Yên và Quảng Ngãi.

Sau khi ổn định tình hình Bắc hà, Quang Trung quyết tâm tiêu diệt Nguyễn Ánh. Ông ra sức trấn an vua anh và nhân dân trong vùng do vua anh cai quản để chuẩn bị nam tiến. Theo nhiều nhà nghiên cứu, việc Quang Trung sai Vũ Văn Dũng đi “xin” Càn Long đất Quảng Đông, Quảng Tây thực ra chỉ là một thủ thuật về chính trị. Quang Trung không có dụng tâm lấy đất Trung Quốc vì ông biết thực lực không thể, hay ít ra là chưa thể làm lúc đó. Hơn nữa, ông thu dụng quân lục lâm “Tàu ô”, sai đánh phá biên giới Trung Quốc cốt để nhà Thanh bị cuốn vào hoạt động ngoại giao và chống giặc cướp để cho ông có thời gian hỗ trợ vua anh dồn lực lượng vào chiến trường miền nam mà thôi.

Để chuẩn bị phối hợp với vua em, năm 1792, Nguyễn Nhạc đóng nhiều tàu thuyền đóng ở cửa Thi Nại để nam tiến. Nhưng lúc đó là mùa gió nồm, chỉ thuận cho quân Nam ra, phải đợi đến mùa đông mới thuận gió cho quân Tây Sơn vào. Nguyễn Ánh thừa dịp cùng quân Pháp, Bồ Đào Nha đánh úp cửa Thi Nại, đốt cháy nhiều thuyền chiến của Tây Sơn. Tây Sơn vương không phòng bị, lại phải thu quân về Quy Nhơn.

Để báo thù trận đó, Quang Trung dự định phát động chiến dịch rất lớn, huy động hơn 20 vạn quân thuỷ bộ[18], chia làm ba đường:

  • Vua anh và quân “Tàu ô” cùng theo đường bộ từ Phú Yên vào đánh Gia Định
  • Quân bộ của Quang Trung từ Phú Xuân đi thẳng qua lãnh thổ Vạn Tượng tới Nam Vang (Chân Lạp), từ đó cùng quân Chân Lạp kéo về Gia Định, bao bọc đường chạy của Nguyễn Ánh không cho sang Xiêm
  • Quân thuỷ của Quang Trung sẽ tiến vào đón lõng tận Hà Tiên đổ bộ lên đất liền để ngăn Ánh chạy ra biển

Chính các giáo sĩ Pháp giúp Nguyễn Ánh lúc đó cũng rất lo lắng và dự liệu Ánh khó lòng chống lại được Tây Sơn trận này. Tuy nhiên trong khi chờ gió đổi chiều thì cái chết đột ngột của Quang Trung, tháng 9 dương lịch năm 1792 khiến kế hoạch nam tiến này không bao giờ trở thành hiện thực.

Lo việc hậu thế

Tương truyền, vào một buổi chiều đầu thu năm 1792, vua Quang Trung đang ngồi làm việc, bỗng hoa mắt, tối sầm mặt mũi, mê man bất tỉnh. Người xưa gọi là chứng "huyễn vận", còn ngày nay y học gọi là tai biến mạch máu não (theo người dân địa phương thì ông bị một bệnh liên quan đến dạ dày). Khi tỉnh dậy, nhà vua cho triệu trấn thủ Nghệ AnTrần Quang Diệu về triều bàn việc thiên đô ra Phượng Hoàng Trung Đô. Nhưng việc chưa quyết xong thì bệnh tình nhà vua đã nguy kịch. Trước khi mất, nhà vua đã căn dặn Trần Quang Diệu và các quần thần:

Ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý (1792), vào khoảng 11 giờ đêm, Quang Trung Nguyễn Huệ từ trần, ở ngôi được 4 năm, thọ 40 tuổi, miếu hiệu là Thái Tổ Vũ hoàng đế.

Thời điểm mất của vua Quang Trung được các tài liệu cổ ghi khác nhau. Sách Đại Nam thực lục của nhà Nguyễn ghi ông mất tháng 7 âm lịch năm 1792, Hoàng Lê nhất thống chí ghi ông mất tháng 8 âm lịch năm 1792. Theo lý giải của Hoàng Xuân Hãn trong La Sơn phu tử, cả hai sách ghi đều không sai. Quang Trung mất vào khoảng 11 giờ đêm ngày 29 tháng 7 âm lịch, khoảng đó là giờ tý, nghĩa là bắt đầu được tính sang hôm sau; mà tháng 7 năm đó là tháng thiếu, ngày 29 là ngày cuối tháng, nên sau 11 giờ đêm đã chuyển sang tháng 8. Theo Hoàng Xuân Hãn: "Ghi tháng 7 hay tháng 8 thực ra chỉ chênh nhau khoảng nửa giờ".

Sau khi ông mất, triều đình Tây Sơn sinh ra lục đục. Nguyễn Ánh nhân thời cơ đó kéo ra đánh bại nhà Tây Sơn. Mười năm sau ngày Quang Trung qua đời, nhà Tây Sơn mất nước (xem thêm bài về nhà Tây Sơn). Để trả thù, Nguyễn Ánh sai đào mộ ông và Nguyễn Nhạc, giã hài cốt thành bột và bỏ xương sọ vào vò, giam cầm trong ngục tối. Người đời thương tiếc nhà Tây Sơn gọi là "Ông Vò".

Tưởng nhớ

Tượng vua Quang Trung trong chùa Bộc.
Xem thêm: Gò Đống Đa, Chùa Bộc

Quang Trung được thờ tại chùa BộcHà Nội. Bức tượng Quang Trung trong chùa được tạc vào thời kì nhà Nguyễn đang truy diệt tất cả những gì liên quan đến nhà Tây Sơn, tượng có dòng chữ "Bính Ngọ tạo Quang Trung tượng".[19]

Hàng năm, vào ngày mồng 5 Tết âm lịch, tại quận Đống Đa - Hà Nội thường tổ chức hội Gò Đống Đa để kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa đánh tan quân Thanh của vua Quang Trung. Dịp kỷ niệm 200 năm chiến thắng Đống Đa, khu tượng đài Quang Trung được xây dựng tại khu vực này.

Tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cũng có tượng đài Hoàng Đế Quang Trung, đặt tại công viên Quang Trung.

Cái tên Nguyễn Huệ hoặc niên hiệu Quang Trung của ông được đặt cho các đường phố ở các thành phố lớn Việt Nam (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ...). Ở Hà Nội, phố Quang Trung được đặt trên di chỉ cũ của phủ chúa Trịnh là nơi ông từng đóng quân khi tiến vào Thăng Long năm 1786 và cũng là nơi cử hành hôn lễ giữa ông và công chúa Lê Ngọc Hân[20].

Gia quyến

Theo các nguồn tài liệu, chủ yếu từ sách Đại Nam chính biên liệt truyện của nhà Nguyễn về gia quyến của Nguyễn Huệ, ghi nhận ông có ít nhất 5 người vợ, trong đó có hai Hoàng hậu là:

Chính cung hoàng hậu

Không rõ Nguyễn Huệ lập gia đình khi nào, nhưng trong những năm tháng chiến tranh đánh Nam dẹp Bắc, Nguyễn Huệ đã có một bà vợ họ Phạm quê ở Quy Nhơn. Năm 16 tuổi bà họ Phạm được Nguyễn Huệ chọn làm vợ. Năm 30 tuổi (1789) bà được phong làm chính cung hoàng hậu, bà kém Nguyễn Huệ khoảng chừng 5–6 tuổi. Chính cung hoàng hậu đã có với Nguyễn Huệ 5 con, 3 trai 2 gái. Một trong 3 người con trai được lập thái tử, là Quang Toản – về sau kế tục sự nghiệp của Quang Trung.

Hoàng hậu họ Phạm đã gắn bó với Nguyễn Huệ trong những chặng đường chinh Nam phạt Bắc nên được Nguyễn Huệ rất mực quý trọng yêu thương. Năm 1791, sau một cơn bạo bệnh hiểm nghèo, bà đã từ trần vào ngày 29 tháng 3. Mộ chôn ở dưới chân núi Kim Phụng, phía Tây thành phố Huế.

Bắc cung hoàng hậu

Công chúa Lê Ngọc Hân, con gái thứ chín vua Lê Hiển Tông. Ngọc Hân sinh ngày 27 tháng tư năm Canh Dần (tức 22 tháng 5 năm 1770), là người có sắc đẹp và nết na hơn cả trong số 6 nàng công chúa con vua Lê Hiển Tông. Năm 1786, sau cuộc mai mối chớp nhoáng 3 ngày của Nguyễn Hữu Chỉnh, lễ cưới Ngọc Hân công chúa và Nguyễn Huệ đã được tổ chức ở Thăng Long. Ngọc Hân đã có với Quang Trung hai người con, một trai và một gái: hoàng tử tên là Nguyễn Văn Đức và công chúa là Nguyễn Thị Ngọc. Lúc Ngọc Hân lấy Nguyễn Huệ, bà 16 tuổi và Huệ đã 33 và cũng đã có nhiều đời vợ. Sau khi lên ngôi vua, năm 1789, Nguyễn Huệ đã phong bà làm Bắc cung hoàng hậu. Ngọc Hân mất năm Kỷ Mùi (1799). Hai người con của bà sau này đều bị triều đình nhà Nguyễn giết hại.

Ngoài Chính cung hoàng hậu (bà họ Phạm) và Bắc cung hoàng hậu (công chúa Ngọc Hân), Nguyễn Huệ còn có ít nhất thêm 3 bà vợ nữa.

  • Bà phi họ Lê người Quãng Ngãi: Bà này có một con trai với vua Quang Trung, cuộc đời của bà và vị hoàng tử đó đến nay vẫn không rõ. Có ý kiến cho rằng bà phi họ Lê này chính là mẹ của Nguyễn Quang Thuỳ. Quang Thuỳ lớn hơn Quang Toản, nhưng không phải là con của Phạm hoàng hậu và cũng không phải là con của Ngọc Hân công chúa. Vua Càn Long (nhà Thanh) từng lầm tưởng Quang Thuỳ là con trưởng của vua Quang Trung khi Thuỳ trong đoàn sứ bộ sang chúc thọ bát tuần vua Thanh (1790).
  • Bà Trần Thị Quỵ người Quảng Nam: Không rõ bà Trần Thị Quỵ được Nguyễn Huệ chọn làm thứ phi năm nào và có con với ông hay không. Tương truyền, trong những ngày Tây Sơn thất thế, bà bị quân của Nguyễn Ánh bắt được đưa lên bãi cát Kim Bồng chém đầu rồi thả trôi sông. Thi hài của bà được nhân dân bí mật vớt lên khâm liệm và mai táng cẩn thận ở cánh đồng thuộc xứ Trà Quân, làng Thanh Đông (Quảng Nam – Đà Nẵng).
  • Bà Nguyễn Thị Bích người Quảng Trị: Bà là con gái út thứ 16 của viên quan nhỏ vào mạt kỳ thời Chúa Nguyễn ở Phú Xuân. Bà cũng có một con trai với vua Quang Trung. Sau khi triều Tây Sơn sụp đổ, bà trốn về Vĩnh Ân (nay thuộc xã Cát Hanh huyện Phù Cát tỉnh Bình Định) để nương thân, lúc chết được chôn ở gò Thỏ, Vĩnh Ân.

Ngoài hai bà hoàng hậu và các bà vợ kể trên, vua Quang Trung còn dự định cầu hôn với công chúa nhà Thanh nhưng việc không thành vì ông qua đời đột ngột.

Một số nguồn tài liệu khác lại ghi nhận về tên tuổi của 2 bà vợ khác của ông:

  • Bà nguyên phi Nguyễn Thị Huyền người làng Phù Ninh, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc (nay là xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội).
  • Bà phi họ Phạm là một phụ nữ thôn dã, gắn bó với Nguyễn Huệ từ rất sớm. Khi bà bị bệnh nặng, ông đã mời một thầy thuốc người phương Tây tên là Gi-ra vào chữa. Nhưng khi Gi-ra đến nơi thì bà đã mất. Trong một bức thư viết ngày 17 tháng 7 năm 1791, giáo sĩ Sécrard đã kể: "Chánh hậu của Tiên vương (Quang Trung) mất vào khoảng tháng ba và ông đã khóc bà một cách sầu thảm. Ông đã cử hành tang lễ vô cùng linh đình trang trọng cho bà vào cuối tháng sáu. Dân Nam Hà đồn khắp nơi rằng ông đã băng hà vì quá đau buồn".

Cho tới nay, các nhà nghiên cứu ghi nhận chưa có một bản danh sách đầy đủ và chắc chắn về các bà vợ của Nguyễn Huệ. Sự triệt hạ của nhà Nguyễn đối với nhà Tây Sơn khiến những thông tin, tư liệu liên quan tới Nguyễn Huệ nói riêng và nhà Tây Sơn nói chung có những chỗ chưa được làm rõ.

Nhận định

Chiến tích

Tập tin:200South Vietmanese đồng f.jpg
Nguyễn Huệ trên tiền giấy và tem thư của chính quyền Việt Nam Cộng hòa

Quang Trung Nguyễn Huệ là hoàng đế bách chiến bách thắng, lập nhiều chiến tích quân sự nhất trong lịch sử Việt Nam. Cả cuộc đời binh nghiệp của ông chưa từng thất bại một trận nào - điều được các nhà nghiên cứu ghi nhận là rất hiếm không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới.

Do những chiến tích vang dội, Nguyễn Huệ được các giáo sĩ Tây phương so sánh với Alexandros Đại Đế. Chính sử của nhà Nguyễn thừa nhận:

"...quân Xiêm (từ sau khi thua trận Rạch Gầm-Xoài Mút) tuy ngoài miệng thì nói khoác nhưng trong bụng thì sợ Nguyễn Huệ như sợ cọp".

Gần như toàn bộ chiến thắng của nhà Tây Sơn đều gắn với tên tuổi ông. Những chiến công nổi bật nhất của Nguyễn Huệ:

Trong đó, chiến thắng Mãn Thanh có ý nghĩa quan trọng. Nhà Thanh thời Càn Long là thịnh đạt nhất, từ khi người Mãn Châu đánh bại Trung nguyên (thời Thuận Trị) cho tới Càn Long, người Mông Cổ, Hồi, Tây Tạng đều lần lượt thua trận và bị sáp nhập cả thể hoặc một phần đất vào lãnh thổ Mãn Thanh. Càn Long sau khi bình định xong người Hồi, thế và lực lên cao chưa từng có trong lịch sử Mãn Thanh, đã có ý sáp nhập luôn cả Đại Việt.

Cai trị

Không chỉ là một viên tướng thiện chiến, Quang Trung còn là một nhà cai trị tài ba. Ông giỏi chiến thuật quân sự, giỏi về chiến lược ngoại giao và lại biết thu dụng nhân tài để xây dựng đất nước. Trong ba anh em Tây Sơn, Nguyễn Huệ không chỉ trội hơn về tài năng quân sự mà ngay cả trong việc trị nước, ông cũng tỏ ra là người xuất sắc nhất.

Một giáo sĩ phương Tây ở Việt Nam thời đó là Legrand de la Liraye, trong tác phẩm Notes historiques sur la nation annamite (Bút ký lịch sử về dân tộc An Nam) nhận xét về Nguyễn Huệ như sau:

"Ông không chỉ là cầm quân mà còn là nhà cai trị rất giỏi... Đồn binh vững vàng khắp đường sông, cửa biển; kỷ luật nghiêm minh, đồng thời lại rất nhân từ với nhân dân..."

Ngô Trọng Khuê, một đại thần cũ của nhà Hậu Lê, dẫu chối từ lời mời của Quang Trung, nhưng vẫn nói về ông bằng những lời ca tụng đẹp:

"Lòng nhân hiếu cảm đến đất trời... Với các sĩ phu thì cuốn vào máy, thu vào lồng, tìm trong hang núi, hỏi chốn thôn quê, thu hái chẳng sót loài cỏ mọn".

Sự ra đi của Nguyễn Huệ là tổn thất không thể bù đắp và là điều không may cho nhà Tây Sơn. Cơ nghiệp ông để lại không được người thừa kế xứng đáng bảo tồn, nên đã nhanh chóng mất về tay Nguyễn Ánh. Cái chết đột ngột của ông khiến đời sau còn tiếc cho nhiều dự định lớn lao chưa thành hiện thực.

Dù sau này nhà Nguyễn tìm nhiều cách để bôi nhọ và xoá bỏ những chứng tích liên quan tới Nguyễn Huệ nói riêng và nhà Tây Sơn nói chung, nhưng tên tuổi ông và Tây Sơn không hề bị mai một. Người Việt Nam ghi nhận ông là anh hùng dân tộc, là một trong những vị vua vĩ đại nhất trong lịch sử nước nhà.

Những câu nói nổi tiếng

Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ
(Chiếu xuất quân)
Thôi, thôi, thôi việc đã rồi
Trăm nghìn hãy cứ trách bồi vào ta
Nay mai dọn lại nước nhà,
Bia nghè lại dựng trên tòa muôn gian.
Cơ đồ họ Trịnh đã tan,
Việc này cũng đừng đổ oan cho thằng Trịnh Khải!
(Trả lời về việc bia tiến sĩ ở Văn Miếu Thăng Long bị đổ)

Chú thích

  1. ^ Xem Trung chi II họ Hồ Quỳnh ĐôiTiểu chi Cụ Án, Trung chi 5
  2. ^ Và theo Việt Nam sử lược, Trần Trọng Kim, trang 70, (bản điện tử)
  3. ^ Khâm Định Việt Sử thông Giám Khương Mục, Quốc sử quán triều Nguyễn, bản điện tử, trang 294
  4. ^ Sau này Dương bị Nguyễn Huệ xử tử
  5. ^ Xem thêm bài Tây Sơn, phần "Chinh phục chúa Nguyễn"
  6. ^ Theo Hoàng Việt Long hưng chí của Ngô Giáp Đậu
  7. ^ Theo Đại Nam thực lụcTìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ - Nguyễn Lương Bích, Phạm Ngọc Phụng, NXB Quân đội nhân dân, 1976, tái bản 2004
  8. ^ a b Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Tự Chủ Thời Đại (Thời kỳ Nam Bắc phân tranh), Chương VIII "Vận trung suy của Chúa Nguyễn", mục 6 "Nguyễn Vương định cầu viện nước Pháp Lan Tây".
  9. ^ Con rể của Nguyễn Nhạc
  10. ^ Ngô Giáp Đậu, Hoàng Việt Long hưng chí
  11. ^ Theo Hoàng Lê nhất thống chí
  12. ^ Theo Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ, trích dẫn từ Thánh vũ ký của Ngụy Nguyên đời Thanh
  13. ^ Theo Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ, trích dẫn từ Thánh vũ ký của Ngụy Nguyên đời Thanh
  14. ^ Theo Đại Nam chính biên liệt truyện
  15. ^ Theo Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ, nguyên chỉ có 12 đống, tới giữa thế kỷ 19, do đào đất làm đường, mở chợ lại nhặt được nhiều xác nữa nên tập trung thành gò thứ 13. Tới sau này chỉ còn lại 2 đống, một là đống đa gần đền Trung Liệt, một nữa là đống thiêng trong khu lăng mộ Hoàng Cao Khải
  16. ^ Theo Hoàng Lê nhất thống chí
  17. ^ Theo Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ - xem danh mục Tham khảo
  18. ^ Theo Đại Nam thực lục
  19. ^ Nhớ một thời "Hà Nội trong mắt ai", Báo Hà Nội Mới, 03/07/2007
  20. ^ Theo Phố và đường Hà Nội - Nguyễn Vinh Phúc, NXB Giao thông vận tải, 2002

Tham khảo

  • Đại Nam thực lục
  • Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí
  • Nguyễn Lương Bích, Phạm Ngọc Phụng, Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ, NXB Quân đội nhân dân, 1976, tái bản 2004
  • Ngô Giáp Đậu, Hoàng Việt Long hưng chí, trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 8B, NXB Văn học, 1995
  • Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược
  • Tạ Chí Đại Trường, Lịch sử nội chiến ở Việt Nam

Xem thêm

Liên kết ngoài

Tiền nhiệm:
Nguyễn Nhạc
Vua nhà Tây Sơn Kế nhiệm:
Nguyễn Quang Toản