Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sự can thiệp quân sự của nước ngoài vào Nga”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 15: Dòng 15:
* {{flag|British Raj|name=Ấn Độ}}
* {{flag|British Raj|name=Ấn Độ}}
{{flagcountry|Empire of Japan|name=Nhật Bản}}<br />{{flagcountry|Kingdom of Greece|name=Vương quốc Hy Lạp}}<br>{{flagcountry|Poland}}<br>{{flag|United States|1912|name=Hoa Kỳ}}<br />{{flagicon|France}} [[Đệ tam Cộng hòa Pháp|Pháp]]<br />{{flagcountry |Kingdom of Romania|name=Vương quốc Rumania}}<br />{{flagcountry|Kingdom of Serbia|name=Vương quốc Serbia}}<br />{{flagcountry|Kingdom of Italy|name=Vương quốc Ý}}<br />{{flagicon|Republic of China (1912–1949)|1912}} [[Quân Bắc Dương|Trung Quốc]]
{{flagcountry|Empire of Japan|name=Nhật Bản}}<br />{{flagcountry|Kingdom of Greece|name=Vương quốc Hy Lạp}}<br>{{flagcountry|Poland}}<br>{{flag|United States|1912|name=Hoa Kỳ}}<br />{{flagicon|France}} [[Đệ tam Cộng hòa Pháp|Pháp]]<br />{{flagcountry |Kingdom of Romania|name=Vương quốc Rumania}}<br />{{flagcountry|Kingdom of Serbia|name=Vương quốc Serbia}}<br />{{flagcountry|Kingdom of Italy|name=Vương quốc Ý}}<br />{{flagicon|Republic of China (1912–1949)|1912}} [[Quân Bắc Dương|Trung Quốc]]
|combatant2 = {{flag|Russian SFSR|1918|name=Nga Xô Viết}}<br />{{flag|Far Eastern Republic|name=Cộng hòa Viễn Đông}}<br />{{Flagicon image|Flag of Latvian SSR 1919.svg}} [[Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết Latvia|Latvian Xô Viết]]<br />{{flagicon image|Flag_of_the_Ukrainian_SSR_(1919-1929).svg}} [[Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina|Ukrainian Xô Viết]]<br />{{Flagicon image|Flag of the Commune of the Working People of Estonia.svg}} [[Công xã Nhân dân Lao động Estonia|Công xã Estonia]]<br />{{nowrap|{{flagicon image|Flag of the People's Republic of Mongolia (1921-1924).svg}} [[Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ|Đảng Cộng sản<br>Mông Cổ]]}}
|combatant2 = {{flag|Russian SFSR|1918|name=Nga Xô Viết}}<br />{{flag|Far Eastern Republic|name=Cộng hòa Viễn Đông}}<br />{{Flagicon image|Flag of Latvian SSR 1919.svg}} [[Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết Latvia|Latvia Xô Viết]]<br />{{flagicon image|Flag_of_the_Ukrainian_SSR_(1919-1929).svg}} [[Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina|Ukraina Xô Viết]]<br />{{Flagicon image|Flag of the Commune of the Working People of Estonia.svg}} [[Công xã Nhân dân Lao động Estonia|Công xã Estonia]]<br />{{nowrap|{{flagicon image|Flag of the People's Republic of Mongolia (1921-1924).svg}} [[Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ|Đảng Cộng sản<br>Mông Cổ]]}}
|commander1 = {{flagicon|Russia}} [[Alexander Kolchak]]<br>{{flagicon|Russia}} [[Evgeny Miller]]<br>{{flagicon|Czechoslovakia}} [[Radola Gajda]]<br>{{flagicon|Czechoslovakia}} [[Jan Syrový]]<br>{{flagicon|United States|1912}} [[William S. Graves]]<br>
|commander1 = {{flagicon|Russia}} [[Alexander Kolchak]]<br>{{flagicon|Russia}} [[Evgeny Miller]]<br>{{flagicon|Czechoslovakia}} [[Radola Gajda]]<br>{{flagicon|Czechoslovakia}} [[Jan Syrový]]<br>{{flagicon|United States|1912}} [[William S. Graves]]<br>
{{flagicon|United States|1912}} [[George Evans Stewart]]<br>{{flagicon|United Kingdom}} [[Edmund Ironside, 1st Baron Ironside|Edmund Ironside]]<br>{{flagicon|Empire of Japan}} [[Yui Mitsue]]
{{flagicon|United States|1912}} [[George Evans Stewart]]<br>{{flagicon|United Kingdom}} [[Edmund Ironside, 1st Baron Ironside|Edmund Ironside]]<br>{{flagicon|Empire of Japan}} [[Yui Mitsue]]
|commander2 = {{flagicon|Russian SFSR|1918}} [[Vladimir Lenin]]<br />{{flagicon |Russian SFSR|1918}} [[Leon Trotsky]]<br />{{nowrap|{{flagicon|Russian SFSR|1918}} [[Mikhail Tukhachevsky]]}}<br />{{flagicon |Russian SFSR|1918}} [[Fedor Raskolnikov]]<br />{{flagicon|Russian SFSR|1918}} [[Joseph Stalin]]<br />{{flagicon|Russian SFSR|1918}} [[Dmitry Zhloba]]<br />{{flagicon|Russian SFSR|1918}} [[Pavel Dybenko]]
|commander2 = {{flagicon|Russian SFSR|1918}} [[Vladimir Lenin]]<br />{{flagicon |Russian SFSR|1918}} [[Leon Trotsky]]<br />{{nowrap|{{flagicon|Russian SFSR|1918}} [[Mikhail Tukhachevsky]]}}<br />{{flagicon |Russian SFSR|1918}} [[Fedor Raskolnikov]]<br />{{flagicon|Russian SFSR|1918}} [[Joseph Stalin]]<br />{{flagicon|Russian SFSR|1918}} [[Dmitry Zhloba]]<br />{{flagicon|Russian SFSR|1918}} [[Pavel Dybenko]]
|strength1 = {{flag|Czechoslovakia}} 50,000 quân<br>{{flagicon|France}} [[Đệ tam Cộng hòa Pháp|Pháp]] 600 quân<br>{{flagcountry|Kingdom of Greece}} 23,000 quân<br>{{flag|United States|1912|name=Hoa Kỳ}} 11,000 quân<br>{{flagicon|Estonia}} [[Estonia]] 11,300 quân<br>{{flagcountry|Empire of Japan|name=Nhật Bản}} 70,000 quân<br>{{flagcountry|Kingdom of Italy}} 2,500 quân<br>{{flagicon|Republic of China (1912–1949)|1912}} [[Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949)|Trung Hoa Dân Quốc]] 2,300 quân<br>{{flag|Australia}} 150 quân<br>{{flagcountry|United Kingdom of Great Britain and Ireland}} Không rõ
|strength1 = {{flag|Czechoslovakia}} 50,000 quân<br>{{flagicon|France}} [[Đệ Tam Cộng hòa Pháp|Pháp]] 600 quân<br>{{flagcountry|Kingdom of Greece}} 23,000 quân<br>{{flag|United States|1912|name=Hoa Kỳ}} 11,000 quân<br>{{flagicon|Estonia}} [[Estonia]] 11,300 quân<br>{{flagcountry|Empire of Japan|name=Nhật Bản}} 70,000 quân<br>{{flagcountry|Kingdom of Italy}} 2,500 quân<br>{{flagicon|Republic of China (1912–1949)|1912}} [[Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949)|Trung Hoa Dân Quốc]] 2,300 quân<br>{{flag|Australia}} 150 quân<br>{{flagcountry|United Kingdom of Great Britain and Ireland}} Không rõ


|strength2 = 3,000,000
|strength2 = 3,000,000
Dòng 29: Dòng 29:


Trong cuộc Nội chiến chống can thiệp, những người Bolshevik đã sử dụng hiệu quả trong việc tuyên truyền lòng ái quốc, tác động mạnh đến nhân dân Nga và dành thắng lợi trong cuộc Nội chiến.
Trong cuộc Nội chiến chống can thiệp, những người Bolshevik đã sử dụng hiệu quả trong việc tuyên truyền lòng ái quốc, tác động mạnh đến nhân dân Nga và dành thắng lợi trong cuộc Nội chiến.

==Mở đầu sự can thiệp của Đồng minh==
==Mở đầu sự can thiệp của Đồng minh==
===Cách mạng Nga===
===Cách mạng Nga===

Phiên bản lúc 08:36, ngày 23 tháng 7 năm 2019

Đồng minh can thiệp tại cuộc Nội chiến Nga
Một phần của tại cuộc Nội chiến Nga

Quân đồng minh diễu binh tại Vladivostok, 1918.
Thời gian1918–1925
Địa điểm
Kết quả Đồng minh rút quân khỏi Nga
Bolshevik dành chiến thắng trước quân Bạch vệ
Tham chiến

Nga Bạch vệ
 Czechoslovakia
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Đế quốc Anh

 Nhật Bản
 Vương quốc Hy Lạp
 Ba Lan
 Hoa Kỳ
Pháp Pháp
 Vương quốc Rumania
 Vương quốc Serbia
 Vương quốc Ý
Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949) Trung Quốc
 Nga Xô Viết
 Cộng hòa Viễn Đông
Latvia Xô Viết
Ukraina Xô Viết
Công xã Estonia
Đảng Cộng sản
Mông Cổ
Chỉ huy và lãnh đạo

Nga Alexander Kolchak
Nga Evgeny Miller
Tiệp Khắc Radola Gajda
Tiệp Khắc Jan Syrový
Hoa Kỳ William S. Graves

Hoa Kỳ George Evans Stewart
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Edmund Ironside
Đế quốc Nhật Bản Yui Mitsue
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga Vladimir Lenin
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga Leon Trotsky
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga Mikhail Tukhachevsky
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga Fedor Raskolnikov
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga Joseph Stalin
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga Dmitry Zhloba
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga Pavel Dybenko
Lực lượng
 Czechoslovakia 50,000 quân
Pháp Pháp 600 quân
 Hy Lạp 23,000 quân
 Hoa Kỳ 11,000 quân
Estonia Estonia 11,300 quân
 Nhật Bản 70,000 quân
 Ý 2,500 quân
Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949) Trung Hoa Dân Quốc 2,300 quân
 Australia 150 quân
 Liên hiệp Anh Không rõ
3,000,000
Thương vong và tổn thất
 Czechoslovakia 4,112 thiệt mạng
 Hoa Kỳ 167 thiệt mạng
 Liên hiệp Anh 526 thiệt mạng
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga 2,000 thiệt mạng

Đồng minh can thiệp vào Nội chiến Nga (tiếng Nga: Интервенция союзников в Россию) đề cập đến sự can thiệp vũ trang của các nước Đồng minh vào cuộc Nội chiến Nga trong giai đoạn từ 1918-1920. Mục tiêu ban đầu của phe Đồng Minh là hỗ trợ quân Lê dương Tiệp Khắc, bảo vệ vũ khí đạn dược và trang thiết bị tại các cảng của Nga, tái lập mặt trận phía Đông. Sau Thế chiến, các nước hậu thuẫn quân sự cho quân Bạch vệ chống lại Bolshevik tại Nga. Nỗ lực của Đồng minh đã bị vấp phải sự ngăn cản bởi chiến trường rộng lớn, đồng thời sự kiệt quệ sau khi vừa kết thúc Thế chiến, và sự hỗ trợ từ bên trong nước Nga. Những yếu tố này, cùng sự di tản của quân Lê dương Tiệp Khắc, dẫn tới quân Đồng minh rút khỏi miền Bắc nước Nga và khu vực Siberia năm 1920, mặc dù quân Nhật Bản vẫn chiếm đóng Siberia tới năm 1922 và nửa Bắc Sakhalin năm 1925.

Trong cuộc Nội chiến chống can thiệp, những người Bolshevik đã sử dụng hiệu quả trong việc tuyên truyền lòng ái quốc, tác động mạnh đến nhân dân Nga và dành thắng lợi trong cuộc Nội chiến.

Mở đầu sự can thiệp của Đồng minh

Cách mạng Nga

Năm 1917, nước Nga trong tình trạng xung đột chính trị, do công khai ủng hộ chiến tranh và vai trò của Nga Hoàng suy yếu. Đất nước trên bờ vực của cuộc cách mạng. Cuộc cách mạng tháng 2 thay đổi chiều hướng chiến tranh, dưới áp lực chính trị, Sa hoàng thoái vị và Chính phủ lâm thời Nga được thành lập do Georgy Lvov và sau là Alexander Kerensky lãnh đạo. Chính phủ lâm thời Nga cam kết tiếp tục tham gia phe Đồng minh chống lại quân Đức trên mặt trận phía Đông.

Phe Đồng minh đã vận chuyển hỗ trợ cho Nga kể từ năm 1914 khi Thế chiến bắt đầu thông qua các cảng Arkhangelsk, Murmansk, và Vladivostok. Năm 1917, Hoa Kỳ tham chiến ở phe Đồng Minh. Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson tuyên bố tham gia chiến tranh như một quốc gia thuộc phe đồng minh, và Hoa Kỳ bắt đầu cung cấp hỗ trợ kinh tế và kỹ thuật cho chính phủ Kerensky.

Cuộc chiến tranh không được người dân Nga ủng hộ. Tình trạng bất ổn chính trị và xã hội gia tăng, cách mạng Bolshevik do Lenin lãnh đạo được sự ủng hộ rộng rãi. Một lượng lớn binh lính nổi loạn hoặc đào ngũ trong Quân đội Đế quốc Nga. Trong thời gian ngày 18/6, quân đội Nga bị lực lượng liên quân Áo-HungĐức đánh bại sau các cuộc phản công. Dẫn tới Mặt trận phía Đông sụp đổ. Quân đội Nga mất tinh thần chiến đấu đang trên bờ vực nổi loạn, hầu hết binh lình đào ngũ rời bỏ tiền tuyến. Kerensky bổ nhiệm Lavr Kornilov thay Aleksei Brusilov làm Tổng Tư lệnh Quân đội.

Kornilov thiết lập một chế độ độc tài quân sự bằng cách dàn dựng cuộc đảo chính tháng 8 năm 1917. Ông được hỗ trợ bởi tùy viên quân sự Anh, Chuẩn tướng Alfred Knox. Một tiểu đội xe bọc thép của Anh do Oliver Locker-Lampson chỉ huy mặc đồng phục quân Nga tham gia đảo chính nhưng cuộc đảo chính vẫn thất bại. Tháng 10/1917, Cách mạng tháng 10 thằng lợi dẫn tới sự sụp đổ của chính phủ Kerensky, những người Bolshevik đã giành được chính quyền.

Nga rút khỏi Thế chiến

5 tháng sau, ngày 3/3/1918, chính quyền Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết Nga mới được thành lập đã ký hòa ước Brest-Litovsk với Đức, chính thức chấm dứt chiến tranh trên mặt trận phía Đông.

Lê dương Tiệp Khắc

Lính Lê dương Tiệp Khắc vào thời điểm đó kiểm soát hầu hết tuyến đường sắt xuyên Siberia, và tất cả các thành phố lớn khu vực Siberia. Việc ký kết hòa ước Brest-Litovsk đảm bảo tù binh chiến tranh sẽ được chuyển đến và đi từ mỗi nước. Tù binh từ Áo-Hung và một số dân tộc khác, trong đó có Tiệp Khắc đào ngũ sang quân đội Nga. Người Tiệp Khắc luôn muốn có một quốc gia độc lập, và người Nga đã hỗ trợ điều ấy, thiết lập đơn vị đặc biệt Lê dương Tiệp Khắc nhằm mục đích chống lại Liên minh Trung tâm.

Sau cách mạng 1917, những người Bolshevik đưa thảo thuận rằng nếu Lê dương Tiệp Khắc tiếp tục trung lập và đồng ý rời khỏi Nga thì họ sẽ được an toàn rời khỏi Siberia về Pháp thông qua Vladivostok để chiến đấu cùng phe Đồng minh trên mặt trận phía Tây. Quân Lê dương Tiệp Khắc được di chuyển trên tuyến đường sắt xuyên Siberia đến Vladivostok. Tuy nhiên tháng 5/1918, cuộc chiến giữa quân Lê dương Tiệp Khắc và Hồng quân Bolshevik nổ ra.

Sự lo lắng của Đồng minh

Phe Đồng minh lo sợ sự sụp đổ mặt trận phía Đông cùng sự mất đi đồng minh là Sa Hoàng thân cận vào tay những người cộng sản, nhưng mối lo lớn nhất của phe Đồng minh là lượng lớn vũ khi trang thiết bị tại các hải cảng của Nga có thể sẽ được trang bị cung cấp cho lính Đức. Sự lo ngại ra tăng vào tháng 4/1918, quân đội Đức đổ bộ vào Phần Lan, ra tăng sự suy đoán của Đồng minh về phe Trung tâm có thể chiếm tuyến đường sắt Murmansk-Petrograd, sau đó sẽ chiếm các hải cảng Murmansk và có thể cả Arkhangelsk. Mối quan tâm khác của Đồng minh là lính Lê dương Tiệp Khắc và sự đe dọa của Bolshevik. Trong khi đó trang thiết bị của quân Đồng minh vẫn tiếp tục được dự trữ tại cảng Arkhangelsk và Murmansk. Estonia thành lập quân đội với sự hỗ trợ của Phần Lan chống lại cuộc tấn công của Sư đoàn 7 Hồng quân.

Để giải quyết sự lo ngại, chính phủ AnhPháp đã quyết định can thiệp vào Nga với 3 mục tiêu:

  • Ngăn chặn hoặc bắt giữ quân Đức và Bolshevik có ý định chiếm kho dự trữ trang thiết bị tại hải cảng Arkhangelsk.
  • Trang bị cho Lê dương Tiệp Khắc đang bị mắc kẹt tại Siberia chống lại Bolshevik.
  • Lập lại mặt trận phía Đông bằng cách đánh bại Hồng quân Bolshevik với sự giúp đỡ từ quân Lê dương Tiệp Khắc và lực lượng chống đối tại địa phương và ngăn chặn sự lan rộng chủ nghĩa cộng sản và tiêu diệt Bolshevik tại Nga.

Do không đủ lực lượng, Anh và Pháp đã yêu cầu Tổng thống Hoa Kỳ Wilson hỗ trợ quân đội tham gia cuộc chiến. Vào tháng 7/1918 với sự tham vấn của Bộ Chiến tranh Hoa Kỳ, Wilson đã đồng ý với sự tham gia hạn chế của 5000 lính. Lực lượng được gọi là "Hoa Kỳ quân viễn chinh Nga" (còn được gọi Quân viễn chinh gấu Bắc cực (tiếng Anh: Polar Bear Expedition) đã được trang bị tới Arkhangelsk, trong khi đó 8000 Hoa Kỳ quân viễn chinh Siberia được trang bị từ quân đội Mỹ tại Philippinestrại Fremont tại California tới Vladivostok. Cùng tháng đó, chính phủ Canada chấp thuận sự yêu cầu của chính phủ Anh về sự gia tăng quân đội Đế quốc Anh thêm từ Úc, Ấn Độ. Một số được tổ chức thành Canada lực lượng viễn chinh Nga, và lực lượng còn lại là lực lượng thâm nhập Bắc Nga. Một hạm đội Hải quân Hoàng gia được cử tới Baltic dưới sự chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Edwyn Alexander-Sinclair. Lực lượng gồm các tàu chiến hiện đại tuần dương hạm lớp-C-Vkhu trục hạm lớp-W. Trong tháng 12/1918, tàu chiến của Sinclair cập cảng EstoniaLatvia, đổ bộ quân và hỗ trợ trang thiết bị chuẩn bị cuộc tấn công Bolshevik "trong họng pháo". Vào tháng 1/1919, Đô đốc Walter Cowan thay thế việc chỉ huy.

Nhật Bản lo ngại về biên giới phía Bắc của mình, Nhật gửi lực lượng quân sự đông đảo nhất khoảng 70000 quân. Nhật có ý định thành lập các quốc gia tại vùng đệm Siberia, và Bộ Tổng tham mưu quân đội Đế quốc Nhật Bản xem tình hình tại Nga như để giải quyết "vấn đề phía Bắc" của Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản mạnh mẽ chống lại chính quyền cộng sản.

Chính quyền Ý thành lập lực lượng đặc biệt "Lê dương hồng quân Ý" (tiếng Ý: Italian Legione Redenta) với quân đội Ý "Tập đoàn quân vận chuyển" (tiếng Ý: Corpo di Spedizione) từ Alpini và tù binh chiến tranh từ Áo-Hung. Ban đầu lực lượng đóng tại Tô giới của Ý tại Thiên Tân với khoảng 2500 quân.

Romania, Hy Lạp, Ba Lan, Trung Quốc, và Serbia cũng gửi quân hỗ trợ can thiệp.

Nội chiến Nga

Sau khi kết thúc thế chiến với sự thất bại của phe Trung tâm, quân Đồng minh công khai hỗ trợ quân Bạch vệ.

Lực lượng bên ngoài trên toàn nước Nga

Bản đồ sự can thiệp của các nước vào Nga

Số lượng quân đội tham gia can thiệp vào lãnh thổ Nga:

  • 600 lính Pháp và Anh tiến vào Arkhangelsk
  • Một số binh lính Anh tiến vào Vladivostok.
  • Một số quân Rumani tiến vào Bessarabia.
  • 23351 quân Hy Lạp, 3 tháng sau tiến công rút lui (Quân đoàn I dưới sự chỉ huy của Chuẩn tướng Konstantinos Nider, và sư đoàn bộ binh 13 và 2, tiến vào Crimea, và xung quanh OdessaKherson)
  • 13000 quân Mỹ (tiến vào khu vực Arkhangelsk và Vladivostok)
  • 11500 quân Estonia tiến vào Tây bắc Nga
  • 2500 quân Ý (tiến vào Arkhangelsk và Siberia)
  • 2300 quân Trung Quốc (tiến vào khu vực Vladivostok)
  • 150 quân Úc (tiến vào chủ yếu ở các vùng Arkhangelsk)
  • 15000 quân Nhật tiến vào khu vực Viễn Đông

Chiến dịch

Chiến dịch Bắc Nga

Chiến dịch Bắc Nga
Một phần của Nội chiến Nga

Hồng quân bị lực lượng quân đội Hoa Kỳ bắt tại Arkhangelsk
Thời gian6/1918 – 3/1920
Địa điểm
Kết quả Đồng minh rút quân
Tham chiến

Phe Đồng minh, chủ yếu:
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Đế quốc Anh

Hoa Kỳ Hoa Kỳ
Canada Canada
Pháp Pháp
Nga Bạch vệ
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga Nga Xô Viết
Chỉ huy và lãnh đạo

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Edmund Ironside
Nga Evgeny Miller

Hoa Kỳ George Evans Stewart

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga Aleksandr A. Samoilo
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga Dmitri Parsky

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga Dmitry Nikolaevich Nadjoznyj
Lực lượng
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland 6,000 quân
Hoa Kỳ 5,000 quân
Canada 1,000 pháo
Pháp 900–1,700 quân
14,000 (ước tính)
Thương vong và tổn thất
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland 526 thương vong[1]
Hoa Kỳ 167 tử vong, 29 mất tích, 12 bị bắt[2]
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga 2,150 (Đồng minh ước tính)

Chiến dịch Bắc Nga hay còn được gọi Viễn chinh Bắc Nga, Chiến dịch Archangel, và Dàn quân Murman là sự can thiệp của quân đội đồng minh tham gia hỗ trợ Bạch vệ. Cuộc viễn chinh kết thúc sau 2 trận đánh Bolshie OzerkiRomanovka với việc cho quân đồng minh rút lui trật tự khỏi Nga. Chiến dịch kéo dài từ tháng 6/1918, những tháng cuối của Thế chiến I đến tháng 3/1920.

Quốc tế

Tiểu đoàn Bộ binh hạng nhẹ Thủy quân Lục chiến Hoàng gia (RMLI) đã được hợp thành hỗn tạp từ đại đội Pháo binh Thủy quân Lục chiến Hoàng gia và đại đội từ mỗi kho trong số ba quân cảng. Rất ít sĩ quan tiểu đoàn đã từng tham chiến lục quân. Mục đích ban đầu chỉ là triển khai đến Flensburg để giám sát bỏ phiếu quyết định xem miền bắc Schleswig - Holstein thuộc Đức hay Đan Mạch. Phần lớn số Lính thuỷ đánh bộ chưa đầy 19 tuổi; đây là sự bất thường khi gửi quân tham chiến tại nước ngoài. Số khác là cựu tù binh chiến tranh mới chỉ trở về gần đây từ Đức và không rời khỏi gia đình.

Sự phẫn nộ khi thông báo ngắn được đưa ra, Tiểu đoàn 6 được gửi đến Murmansk, Nga, Bắc Băng Dương, để hỗ trợ rút lui của quân Anh. Không để tham chiến, tiểu đoàn đã được ra lệnh để giữ tiền đồn nhất định.

Các lực lượng gồm:

Với lực lượng đối lập là đơn vị số 7 và 8 Hồng quân được gọi "Quân khu phương Bắc", được chuẩn bị kém từ tháng 5/1918.

Mặt trận Bắc Nga

Đường dây liên lạc phía nam Arkhangelsk qua Bắc Dvina ở phía Đông, sông Vaga, tuyến đường sắt Arkhangelsk, sông Onega ở miền tây, và sông Yomtsa cung cấp đường dây liên lạc giữa sông Vaga và đường sắt trong trung tâm.

Trong cuộc tấn công, Không quân hoàng gia hỗ trợ yểm trợ từ trên không cho tất cả bộ binh Đồng minh, bao gồm ném bom và oanh tạc.

Vào ngày 28/8/1918, tiểu đoàn bộ binh lính thủy đánh bộ Hoàng gia hạng nhẹ thứ 6 Anh được lệnh phải chiếm làng Koikori (Koйkapы) từ Bônsêvich làm thế tấn công vào Đông Karelia để bí mật đưa quân Anh đến Murmansk. Cuộc đột kích vào làng hỗn loạn dẫn đến 3 lính thuỷ đánh bộ bị giết và 18 bị thương, trong đó có tiểu đoàn trưởng, lãnh đạo cuộc tấn công thất bại. Một tuần sau, đại đội B và C, lần thứ hai cố gắng lấy Koikori, lãnh đạo cuộc tấn công là một thiếu tá, trong khi đại đội D đã tấn công vào làng Ussuna. Quân Anh lại bị đẩy lùi khỏi Koikori; Thiếu tá bị giết, và cả hai đại đội trưởng bị thương. Đại đội D cũng bị đánh bại bởi lực lượng Bolshevik xung quanh Ussuna, đại đội phó bị bắn tỉa chết.

Sáng hôm sau, đối mặt với lệnh khác tấn công vào làng, một đại đội lính thuỷ đánh bộ không chịu chấp hành mệnh lệnh và rút đến làng lân cận. 93 người từ tiểu đoàn bị bắt giam; 13 người bị kết án tử hình và những người khác bị kết án lao động khổ sai. Vào tháng 12/1919, Chính phủ, dưới sức ép từ một số nghị sĩ, thu hồi bản án tử hình và giảm đáng kể án của tất cả những người bị kết án.

Vào tháng 9, quân Đồng minh đã tiến hành rút quân, biệt đội Anh được gửi đi bằng đường biển đến Kandalaksha để dừng ngăn chặn cuộc tấn công do Bônsêvich Phần Lan đang chiếm đường sắt tại đó. Phía Anh bị phục kích thậm chí trước khi đổ bộ và chịu thiệt hại tổn thất nặng nề. Vì vậy, phía Bônsêvich không phá hủy một số cầu, trì hoãn di tản trong một thời gian.

Tiến bộ dọc theo Bắc Dvina

Lực lượng thủy quân Anh gồm 11 tàu chiến nhỏ (HMS M33, HMS Fox và các loại tàu khác), tàu quét thuỷ lôi, và tàu chiến Nga dàn quân tại điểm nối giữa sông Vaga và Bắc Dvina. 30 tàu chiến Bônsêvich, mìn, và xe thiết giáp gây ảnh hưởng mạnh đến lực lượng đồng minh.

Quân Đồng Minh, dẫn đầu là Lionel Sadleir-Jackson, đã kết hợp với quân Ba Lan và lực lượng Bạch vệ. Giao chiến dọc theo 2 bờ Bắc Dvina. Lực lượng thủy quân đánh vào sườn với các cuộc tấn công đổ bộ do thủy quân lục chiến Hoa Kỳ dẫn đầu, cùng với sự hỗ trợ phối hợp pháo binh từ đất liền và sông. Súng Lewis của quân đồng minh đã chứng minh là một loại vũ khí hiệu quả, vì cả hai bên chỉ là được trang bị bằng súng trường tấn công.

Quân đồng minh không hoạt động vào mùa đông năm 1918, chỉ xây dựng lô cốt và tuần tra vào mùa đông.

Thất bại của Đồng minh

Trong vòng 4 tháng, diện tích chiếm được củ đồng minh giảm đi 30–50 km dọc theo dải Bắc Dvina và xung quanh hồ Onega khi các cuộc tấn công của Bolshevik liên tục hơn. Sự rút lui đều đặn được thực hiện từ tháng 9/1918. Cuộc chiến khốc liệt đã diễn ra vào ngày đình chiến năm 1918 tại Trận Tulgas (Toulgas); phòng tuyến Kurgomin - Tulgas tuyến phòng thủ cuối cùng vào năm 1919. Tư lệnh của Hồng quân Trotsky trực tiếp giám sát nhiệm vụ này theo lệnh của Lenin.

Quân Bônsêvich có lợi thế trong pháo binh vào năm 1919 và làm mới cuộc tấn công trên sông Vaga khiến lực lượng đồng minh vội vàng được sơ tán.

Bước tiến xa nhất phía nam trong xung đột với Mỹ là nhiệm vụ Shenkursk trên sông Vaga và Nizhnyaya Toyma ở Bắc Dvina nơi mà các vị trí Bolshevik mạnh nhất đã gặp phải. Quân đội đồng minh đã bị trục xuất khỏi Shenkursk sau một cuộc chiến cường độ vào ngày 19 tháng 1 năm 1919.

Đường sắt Archangelsk

Các chiến dịch nhỏ nổ ra khi quân đồng minh rút lui chống lại Hồng quân số 7 về phía nam hồ Onega và sông Yomtsa đến phía Đông tuyến đường sắt Arkhangelsk với thiết giáp do người Mỹ điều hành. Trận chiến cuối cùng do người Mỹ khai hỏa diễn ra tại Bolshie Ozerki từ 31/3 đến 4/4/1919.

Chiến dịch Tây Bắc Nga

Quân đội Estonia kiểm soát hầu hết lãnh thổ của mình, nhưng giao tranh vẫn tiếp tục với Hồng quân số 7 và Hồng quân Estonia. Bộ Tư lệnh Tối cao Estonia quyết định đẩy tuyến phòng thủ giữa Nga và Estonia vào sâu nội địa Nga để ủng hộ Quân đoàn phương Bắc của Bạch vệ. Quân Estonia liên tục tấn công Narva, quân đội Nga tấn công chợp nhoáng và tiêu diệt Sư đoàn số 6 của Estonia. Cuộc tấn công được hỗ trợ bởi Hải quân Hoàng gia Anh và Hải quân và thủy quân lục chiến Estonia diễn ra dọc bờ biển Vịnh Phần Lan. Pháo đài Krasnaya Gorka nổi dậy chống lại quân Bolshevik, nhưng sau đó bị thuyết phục ủng hộ lại. Hồng quân số 7 tiếp tục được hỗ trợ và đẩy lùi quân Bạch vệ cho tới khi Sư đoàn số 1 Estonia đến hỗ trợ thì tình hình có vẻ ổn định tại Luga và sông Saba.

Nam Nga và Ukraine

Bessarabia

Siberia

Caucasus

Chiến dịch xuyên Caspian

Đồng minh rút quân

Hầu hết quân đội đồng minh rút quân năm 1920. Quân Nhật rút khỏi tỉnh Maritime thuộc Viễn Đông năm 1922 ở phía bắc Sakhalin cho đến năm 1925 khi Hồng quân buộc toàn bộ quân Nhật phải rút khỏi lãnh thổ Nga.

Tham khảo

  1. ^ Kinvig, p. 15
  2. ^ “Polar Bear Brigade fought for freedom”. Grosse Pointe News. ngày 27 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2012.