Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tuyến số 2A (Đường sắt đô thị Hà Nội)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi 56070637: Màu tuyến không phải màu tàu. Trên trang Hanoi Metro vẫn để màu cam
Thẻ: Lùi sửa
Dòng 3: Dòng 3:
| name = Tuyến số 2A<br><small>Cát Linh - Hà Đông</small>
| name = Tuyến số 2A<br><small>Cát Linh - Hà Đông</small>
| native_name =
| native_name =
| color = 008000
| color = b8b803
| logo = {{huge|{{RouteBox|C|Tuyến số 2A (Đường sắt đô thị Hà Nội)|#008000|white}}}}
| logo = {{huge|{{RouteBox|C|Tuyến số 2A (Đường sắt đô thị Hà Nội)|#b8b803|white}}}}
| logo_width = 50px
| logo_width = 50px
| logo_alt =
| logo_alt =
Dòng 15: Dòng 15:
| status = Chạy thử nghiệm
| status = Chạy thử nghiệm
| stations = 12
| stations = 12
| linenumber = {{RouteBox|2A|Tuyến số 2A (Đường sắt đô thị Hà Nội)|#008000|white}}
| linenumber = {{RouteBox|2A|Tuyến số 2A (Đường sắt đô thị Hà Nội)|#b8b803|white}}
| start = {{stn|Cát Linh}}
| start = {{stn|Cát Linh}}
| end = {{stn|Yên Nghĩa}}
| end = {{stn|Yên Nghĩa}}
Dòng 45: Dòng 45:
{| class="wikitable"
{| class="wikitable"
|-
|-
! Mã<br>{{RouteBox|C|Tuyến số 2A (Đường sắt đô thị Hà Nội)|#008000|white}}
! Mã<br>{{RouteBox|C|Tuyến số 2A (Đường sắt đô thị Hà Nội)|#b8b803|white}}
! Tên ga
! Tên ga
! Trung chuyển
! Trung chuyển
! Địa điểm
! Địa điểm
|- style="background:#008000; height: 2pt"
|- style="background:#b8b803; height: 2pt"
| colspan="5" |
| colspan="5" |
|-
|-

Phiên bản lúc 16:06, ngày 17 tháng 11 năm 2019

Tuyến số 2A
Cát Linh - Hà Đông
 C 
Tổng quan
Tình trạngChạy thử nghiệm
Sở hữuĐường sắt Việt Nam
Số tuyến 2A 
Ga đầuCát Linh
Ga cuốiYên Nghĩa
Nhà ga12
Địa chỉ webTuyến đường sắt 2A
Dịch vụ
KiểuTàu điện ngầm
Hệ thốngĐường sắt đô thị Hà Nội
Điều hànhTokyo Metro Việt Nam (VTM)
Trạm bảo trìPhú Lương
Thế hệ tàu13 đoàn tàu 4 toa (52 toa)
dài 79 m, cao 3.8 m, rộng 2.8 m
Số lượt khách28,500 lượt khách/giờ/hướng (ước tính)
Lịch sử
Dự kiến mở cửaChưa rõ
Thông tin kỹ thuật
Chiều dài tuyến13,5 km (8,4 mi)
Khổ đường sắt1.435 mm (4 ft 8 12 in) 
Khổ tiêu chuẩn
Điện khí hóaCấp điện ray thứ ba
Tốc độVận tốc tối đa: 80 km/h (50 mph)
Vận tốc khai thác: 35 km/h (22 mph)

Tuyến số 2A, hay còn gọi là Tuyến Cát Linh, là một tuyến đường sắt trên cao đang được xây dựng và là một phần của hệ thống mạng lưới Đường sắt đô thị Hà Nội, được đầu tư xây dựng bởi Bộ Giao thông Vận tải và vốn vay ODA của Trung Quốc ký năm 2008.[1] Được khởi công xây dựng từ tháng 10 năm 2011, toàn tuyến có tổng chiều dài là 13,5 km với 12 ga trên cao, với hướng tuyến từ ga Cát Linh ở quận Đống Đa, đi qua ga Thượng Đình và kết thúc ở ga Yên Nghĩa ở quận Hà Đông.[2]

Sau nhiều lần điều chỉnh và đội vốn, dư án có tổng mức đầu tư là 968,04 triệu USD (18.001,6 tỷ VND), trong đó, phần vốn vay Trung Quốc là 669,62 triệu USD (hơn 13.800 tỷ VND).[3][4] Do trong quá trình thi công và thử nghiệm còn gặp nhiều rào cản, dự án đã có 8 lần thay đổi tiến độ hoàn thành và khai thác thương mại. Tính đến tháng 9 năm 2019, thời gian khai thác thương mại chính thức vẫn chưa được công bố.[4]

Nhà ga


 C 
Tên ga Trung chuyển Địa điểm
1 Cát Linh  V  Tuyến Văn Miếu (đang thi công) Đống Đa
2 La Thành
3 Thái Hà
4 Láng
5 Thượng Đình Thanh Xuân
6 Vành đai 3
7 Phùng Khoang Hà Đông
8 Văn Quán
9 Hà Đông
10 La Khê Buýt nhanh BRT
11 Văn Khê Buýt nhanh BRT
12 Yên Nghĩa Buýt nhanh BRT

Lịch sử

Phát triển

Ý tưởng thực hiện tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông xuất hiện từ năm 2003, khi Hà Đông vẫn còn là trung tâm của tỉnh Hà Tây và là thành phố gần Hà Nội nhất, và hướng đi Hà Đông lại khó mở rộng do vướng các công trình hai bên đường Nguyễn Trãi. Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được kỳ vọng là cầu nối liên kết vùng, để giải quyết áp lực giao thông và áp lực dân số của hai thành phố.[4] Tháng 10 năm 2004, Văn phòng Chính phủ phê duyệt thoả thuận hợp tác xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm Hà Nội - Hà Đông giữa Cục Đường sắt Việt Nam và Tập đoàn Xây dựng đường sắt số 6 Trung Quốc.

Tháng 7 năm 2008, Thủ tướng chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, trong đó có tuyến đường sắt đô thị Hà Nội - Hà Đông.[5] Tháng 12 cùng năm, Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận kế hoạch đấu thầu dự án Cát Linh - Hà Đông mà Cục Đường sắt Việt Nam đã đề nghị.[6]

Thi công

Ga La Khê

Dự án được khởi công xây dựng vào tháng 10 năm 2011, với tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD (8.770 tỷ VND), trong đó vốn vay tín dụng ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc là 1,2 tỷ RMB (169 triệu USD), vốn vay ưu đãi bên mua là 250 triệu USD và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là hơn 2.100 tỷ đồng.[7] Tuy nhiên, những hạng mục đầu tiên của dự án tại hồ Đống Đa và đường Hoàng Cầu đã được tổ chức thi công trước từ tháng 4 năm 2010 nhằm đồng bộ với hạng mục kè hồ, cải tạo thoát nước của thành phố.[8] Dự án dự kiến được hoàn tất vào tháng 6 năm 2014 và đưa vào khai thác thương mại từ tháng 6 năm 2015.[8] Đây là tuyến đường sắt đô thị thứ hai được khởi công, sau khi Tuyến số 3 vừa được khởi công trước đó vào tháng 9 năm 2010.[8]

Năm 2014, Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội trình điều chỉnh dự án và tổng mức đầu tư của tuyến đường tăng lên 868,04 triệu USD (18.001,6 tỷ VND) do thay đổi, điều chỉnh, bổ sung phát sinh so với thiết kế cơ sở, biến động giá nguyên, vật liệu, tỷ giá quy đổi, chế độ chính sách và giải phóng mặt bằng kéo dài nên phía tổng thầu Trung Quốc đề nghị điều chỉnh kinh phí.[9] Tháng 11 cùng năm, một tai nạn thi công trên đường Nguyễn Trãi đã khiên dự án phải đẩy lùi thời gian vận hành thương mại xuống cuối tháng 12 năm 2015.[10][11]

Tháng 12 năm 2014, một dàn giáo tại công trường ga Văn Quán bị sập khiến một taxi bị mắc kẹt, Bộ Giao thông Vận tải đình chỉ thi công dự án trong 1 tháng và yêu cầu rà soát các hạng mục về phương án tổ chức thi công.[12][13] Tháng 7 năm 2015, tiến độ các gói thầu đều chậm và chưa đáp ứng được tiến độ, dự án tiếp tục đẩy lùi thời gian vận hành thưong mại xuống tháng 6 năm 2016.[14] Tới tháng 10 cùng năm, thanh tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố hàng loạt vi phạm trong hợp đồng lao động và an toàn lao động của Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc, đồng thời yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện các kiến nghị của Thanh tra và báo cá sau thời gian tối đa 45 ngày.[15] Tháng 9 năm 2016, với lý do biến động giá và chờ Bộ Tài chính thẩm định nên thời gian vận hành đoàn tàu bị lùi sang tháng 10 năm 2017.[16] Tuy nhiên tới tháng 9 năm 2017, do thiếu vốn và China Eximbank vẫn chưa được giải ngân vốn đầy đủ nên tiến độ thi công dự án vẫn đang bị chậm. Nhiều hạng mục như khu depot, nhà điều hành, nhà xưởng đều chưa xong các hạng mục cơ bản, một số nhà ga chưa xong phần xây dựng.[17] Tháng 4 năm 2018, trên cơ sở đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải, Thủ tướng Chính phủ cho phép dự án được vận hành thử nghiệm vào tháng 9 năm 2018 và khai thác thương mại vào cuối năm 2018.[18][19]

Dự án được đóng điện lưới quốc gia từ đầu tháng 7 năm 2018 nhằm phục vụ mục đích chạy thử nghiệm.[20] Tới ngày 20 tháng 9 năm 2018, dự án chính thức vận hành thử liên động toàn toàn tuyến từ ga Yên Nghĩa đến ga Cát Linh và ngược lại, với thời gian chạy thử dự kiến kéo dài từ 3 đến 6 tháng.[21] Ngày khai thác thương mại bị đẩy lùi sang trước tháng 2 năm 2019 (Tết Kỷ Hợi) do còn một số vướng mắc về hoàn thiện hồ sơ để nghiệm thu các hạng mục cũng như toàn bộ dự án. Các vướng mắc này do quy định khác nhau giữa hai nước.[19] Tuy vậy, đến cuối tháng 1 năm 2019, dự án vẫn chưa được nghiệm thu xong và vẫn chưa có chứng nhận an toàn hệ thống. Thàng 2 năm 2019, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết dự án đi vào vận hành thương mại vào cuối tháng 4 năm 2019.[22]

Cuối tháng 4 năm 2019, tuyến đường sắt vẫn chưa thể đi vào hoạt động do còn thiếu sót các hồ sơ kèm theo các hạng mục của dự án. Tính đến tháng 9 năm 2019, thời gian khai thác thương mại chính thức vẫn chưa được công bố.[4]

Thiết kế

Hướng tuyến

Tuyến số 2A chạy dọc đường Nguyễn Trãi

Điểm đầu của Tuyến tại nút giao cắt đường Cát Linh - Giảng Võ, đi theo đường Hào Nam, qua phố Hoàng Cầu tới đường Láng, sau đó chạy ngang qua sông Tô lịch, chạy dọc theo trục đường Nguyễn Trãi - Trần Phú - Quang Trung và kết thúc tại ga Bến xe Yên Nghĩa.

Depot của Tuyến Metro Cát Linh - Hà Đông được đặt tại phường Phú Lương, quận Hà Đông với diện tích khoảng 19.6 ha, bao gồm các hạng mục chính như: Trung tâm điều hành vận tải OCC, xưởng bảo trì đoàn tàu, bãi tập kết tàu, bãi thử tàu, tòa nhà hành chính, trung tâm đào tạo, nhà kho,...

Trung tâm điều hành vận tải OCC thực hiện chức năng giám sát và điều khiển toàn bộ các hệ thống trên toàn tuyến, đảm bảo vận hành thông suốt và an toàn. Trung tâm hoạt động liên tục 24/24 giờ trong ngày.

Tuyến Metro 2A Cát Linh - Hà Đông được thiết kế đảm bảo sự kết nối hài hòa với các Tuyến Metro khác trong tương lai, và các trạm xe buýt dọc tuyến, nhằm tạo điều kiện cho người dân dễ dàng lựa chọn lộ trình và hình thức di chuyển thích hợp.

Nhà ga

Các nhà ga của tuyến Cát Linh - Hà Đông sẽ được xây dựng và thiết kế theo tư tưởng "một tuyến một cảnh", mỗi ga sẽ có một màu sắc riêng biệt, trong đó ga La Khê được thiết kế toàn bộ bằng màu xanh cốm. Hình thái nhà ga sử dụng mái cong, phù hợp với khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều của Việt Nam và phong cách kiến trúc Đông Nam Á. Mái nhà ga sử dụng vật liệu lấy sáng, khả năng chống gió cao, giảm bức xạ mặt trời. Riêng ga Cát Linh được thiết kế đặc biệt, mang phong cách hiện đại và đem lại tiện nghi sống cho cư dân quanh khu vực.

Tại các nhà ga có bố trí các thiết bị hiện đại như thang máy, thang cuốn, thang bộ, camera an ninh, thiết bị hỗ trợ người khuyết tật, hệ thống thu soát vé tự động AFC, hệ thống thông gió,... Khả năng thoát hiểm tại Nhà ga trong trường hợp khẩn cấp được thiết kế theo tiêu chuẩn Quốc tế để đảm bảo an toàn tối đa cho hành khách.

Tàu đường sắt

Tập tin:Catlinh.jpg
Đoạn chạy qua hồ Hoàng Cầu vào ban đêm

Vào ngày 29 tháng 10 năm 2015, Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội đã cho trưng bày mẫu tàu điện Cát Linh - Hà Đông tại Triển lãm Giảng Võ để thăm dò ý kiến người dân.[23] Tuyến số 2A Cát Linh - Hà Đông sẽ có 13 đoàn tàu công nghệ cao, mỗi tàu có 4 toa xe.[24] Tàu chạy bằng điện, được cấp ở ray thứ ba để đảm bảo tính an toàn, tính ổn định và mỹ quan đô thị. Tàu có cabin điều khiển hai chiều và có thể đổi chiều ở cả hai phía. Đoàn tàu có chiều dài 79 m, mỗi toa có chiều dài trung bình 20 m, chiều cao toa tàu tính từ mặt ray đến đỉnh tàu 3.8 m, độ rộng lớn nhất toa tàu 2.8 m, với bốn cửa ra vào mỗi bên thân toa. Sức chứa tối đa là 1,000 hành khách, có nghĩa là 6 hành khách/m². Vận tốc tối đa có thể đạt 80 km/h, tuy nhiên vận tốc khai thác trung bình là 35 km/h.[25]

Phía ngoài tàu được sơn màu xanh lá cây, đầu tàu được trang trí bằng biểu tượng Khuê Văn Các và dòng chữ trắng ghi rõ tên tuyến Cát Linh - Hà Đông. Tàu có hệ thống điều khiển tự động để tự động dừng tàu lại trong trường hợp tốc độ quá cao, từ đó duy trì sự an toàn cho hành khách. Hệ thống thông tin tín hiệu sử dụng công nghệ hiện đại nhất trên thế giới, có khả năng đáp ứng linh hoạt các yêu cầu về tổ chức vận hành tàu, đảm bảo an toàn và độ chính xác cao. Công nghệ đóng đường rộng "Điều khiển tàu dựa trên hệ thống truyền thông" (Communication-based Train Control; CBTC) giúp rút ngắn thời gian giãn cách giữa các tàu. Công nghệ này đang được áp dụng cho các hệ thống metro hiện đại nhất của châu Âu và thế giới.

Đường ray có khổ tiêu chuẩn 1,435 mm, sử dụng công nghệ hàn liền để đảm bảo tốc độ chạy tàu cao, chống ồn, chống rung, được lắp đặt các thiết bị chống trật bánh tàu.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ “Nhà thầu TQ 'kém nhưng không bỏ được'.
  2. ^ “Tuyến đường sắt 2A”.
  3. ^ “Đại dự án nhức nhối nhất Thủ đô, đội vốn 10 ngàn tỷ, 8 lần vỡ tiến độ”. Vietnamnet. 5 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2019. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp); |first= thiếu |last= (trợ giúp)
  4. ^ a b c d “Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Đứa con 16 năm chưa thể chào đời”. Zing News. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2019. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp); |first= thiếu |last= (trợ giúp)
  5. ^ “Quyết định số 90/2008/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2019. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  6. ^ “Quyết định 3899/QĐ-BGTVT phê duyệt kế hoạch đấu thầu Dự án Đường sắt đô thị hà Nội: Tuyến Cát Linh - Hà Đông”. Thư viện pháp luật. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2019. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  7. ^ “Khởi công tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông”. Dân trí. 10 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2019. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp); |first= thiếu |last= (trợ giúp)
  8. ^ a b c “Khởi công xây dựng depot và tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông”. Hà Nội mới. 10 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2019. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp); |first= thiếu |last= (trợ giúp)
  9. ^ “Dự án Đường sắt Cát Linh - Hà Đông 'đội' vốn thêm 315 triệu USD”. Thời báo Tài chính. 20 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2019. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp); |first= thiếu |last= (trợ giúp)
  10. ^ “Vụ tai nạn thi công đường sắt trên cao: Người tử nạn là chiến sĩ công an”. Người lao động. 6 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2019. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp); |first= thiếu |last= (trợ giúp)
  11. ^ “Bất an với nhà thầu Trung Quốc”. Người lao động. 29 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2019. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp); |first= thiếu |last= (trợ giúp)
  12. ^ “Giàn giáo đường sắt Cát Linh - Hà Đông sập xuống đường”. VnExpress. 28 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2019. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp); |first= thiếu |last= (trợ giúp)
  13. ^ “Thi công trở lại tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông”. Xây dựng. 28 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2019. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp); |first= thiếu |last= (trợ giúp)
  14. ^ “Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông: Có tiếp tục "vỡ" tiến độ?”. Hà Nội mới. 10 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2019. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp); |first= thiếu |last= (trợ giúp)
  15. ^ “Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Phát hiện nhiều sai phạm của Tổng thầu Trung Quốc”. Dân trí. 2 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2019. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp); |first= thiếu |last= (trợ giúp)
  16. ^ “Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông lùi thời gian vận hành muộn 1 năm”. Đại kỷ nguyên. 30 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2019. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp); |first= thiếu |last= (trợ giúp)
  17. ^ “Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Đến hẹn lại "lui". Kinh tế & Đô thị. 17 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2019. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp); |first= thiếu |last= (trợ giúp)
  18. ^ “Đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ vận hành sớm hơn dự kiến”. VOV. 29 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2019. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp); |first= thiếu |last= (trợ giúp)
  19. ^ a b “Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông: Hết 2018, chờ tiếp đến bao giờ?”. VOV. 1 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2019. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp); |first= thiếu |last= (trợ giúp)
  20. ^ “Đóng điện vận hành thử nghiệm tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông”. Đầu tư Online. 30 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2019. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp); |first= thiếu |last= (trợ giúp)
  21. ^ “Chạy thử toàn tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Vẫn phải chờ lời giải bài toán kết nối giao thông”. Lao động. 21 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2019. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp); |first= thiếu |last= (trợ giúp)
  22. ^ “Dự kiến khai thác thương mại đường sắt Cát Linh - Hà Đông từ tháng 4”. Zing News. 15 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2019. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp); |first= thiếu |last= (trợ giúp)
  23. ^ “Mẫu tàu điện Cát Linh - Hà Đông sẽ được trưng bày từ 29/10”. VnExpress. 28 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2019. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp); |first= thiếu |last= (trợ giúp)
  24. ^ “13 trains of metro line 2A Cat Linh–Ha Dong”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  25. ^ Đoàn Loan. “Dân góp ý chỉnh sửa nội thất tàu điện Cát Linh - Hà Đông”. VnExpress. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2016.


Liên kết ngoài

Tư liệu liên quan tới Hanoi Metro tại Wikimedia Commons