Bảy ngày tới sông Rhine

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cuộc diễn tập "Bảy ngày đến sông Rhine"
Một phần của Chiến tranh Lạnh

Một bản đồ năm 1976 thể hiện các trục tấn công khả thi của khối Warsawa nhằm vào Tâu Âu.
Thời gian1979
Địa điểm
Kết quả Không bao giờ diễn ra nhờ việc ký hiệp ước SALT II.
Thay đổi
lãnh thổ
Nước Đức thống nhất với chính phủ Đông Đức
Áo, Đan Mạch, Luxembourg, Bỉ và Hà Lan, tả ngạn sông Rhine thuộc về quyền kiểm soát của khối Warsaw (nếu như cuộc tấn công diễn ra)
Tham chiến

Khối Warsaw

Các Đảng cộng sản tương lai sẽ trở thành vệ tinh của Liên Xô

 NATO

 Áo
Chỉ huy và lãnh đạo
Liên Xô Leonid Brezhnev
Liên Xô Col. Gen. Yuri Zarudin
Liên Xô Gen. Yevgeni F. Ivanovski
Liên Xô Dmitriy Ustinov
Cộng hòa Nhân dân Bulgaria Todor Zhivkov
Cộng hòa Nhân dân Bulgaria Dobri Dzhurov
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc Gustáv Husák
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc Martin Dzúr
Cộng hòa Dân chủ Đức Erich Honecker
Cộng hòa Dân chủ Đức Heinz Hoffmann
Cộng hòa Nhân dân Hungary János Kádár
Cộng hòa Nhân dân Hungary Lajos Czinege
Cộng hòa Nhân dân Ba Lan Wojciech Jaruzelski
Cộng hòa Nhân dân Ba Lan Florian Siwicki
Áo Franz Muhri (de)
Bỉ Louis Van Geyt
Hà Lan Marcus Bakker
Đan Mạch Jørgen Jensen (da)
Hoa Kỳ Jimmy Carter
Hoa Kỳ Harold Brown
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland James Callaghan
(Jan–May 1979)
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Margaret Thatcher
(May 1979–1990)
Bỉ Paul Vanden Boeynants
(Jan–Apr 1979)
Bỉ Wilfried Martens
(Apr 1979–1981)
Đan Mạch Anker Jørgensen
Pháp Valery Giscard d'Estaing
Tây Đức Helmut Schmidt
Tây Đức Hans Apel
Luxembourg Gaston Thorn
(Jan–Jul 1979)
Luxembourg Pierre Werner
(Jul 1979–1984)
Hà Lan Dries van Agt
Áo Bruno Kreisky
Thương vong và tổn thất
Dự kiến sẽ có 2 triệu thường dân Ba Lan sẽ chết ngay lập tức tại khu vực Vistula Dự kiến sẽ có tổn thất chủ yếu thuộc về Tây Đức
The Rhine is one of the most important rivers in Europe.

Bảy ngày tới sông Rhine (tiếng Nga: «Семь дней до реки Рейн», Sem' dney do reki Reyn) là tên của một kế hoạch quân sự mô phỏng tuyệt mật của khối Warsaw năm 1979. Nó là kế hoạch tấn công của Liên Xô khi xảy ra một cuộc chiến hạt nhân diễn ra giữa NATO và khối Warsawa, trong đó Liên Xô dự tính sẽ mất chỉ 7 ngày sẽ tiến được đến bờ sông Rhine.[1][2][3]

Giải mật[sửa | sửa mã nguồn]

Bản kế hoạch này đã được tiết lộ bởi Bộ trưởng bộ quốc phòng Ba Lan Radosław Sikorski sau chiến thắng của Đảng luật pháp và công lý Ba Lan trong kì bầu cử năm 2005 ở Ba Lan bao gồm hàng nghìn tài liệu của khối Hiệp ước Warsaw, "nhằm mục đích vạch ra ranh giới với quá khứ cộng sản của Ba Lan", đồng thời "giáo dục công dân về chế độ cũ.[2][3][4]

Các hồ sơ được công bố bao gồm các tài liệu về "Chiến dịch Danube", cuộc xâm lược của khối hiệp ước Warsaw năm 1968 vào Tiệp Khắc trong Mùa xuân Praha.[2][3] Ngoài ra còn bao gồm các cuộc biểu tinh diễn ra ở Ba Lan năm 1970 và thời kỳ thiết quân luật vào những năm 80.[2][3][4]

Kế hoạch[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là kế hoạch của Liên Xô nhằm đáp trả sau khi NATO phát động một cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào các thành phố của Tiệp Khắc và Ba Lan, trong khu vực thung lũng sông Vistula. Cuộc tấn công này của NATO sẽ ngăn cản khối Warsaw gửi quân tiếp viện đến Đông Đức khi bị NATO tấn công.[2][3][4] Dự kiến sẽ có khoảng 2 triệu người dân thường của Ba Lan sẽ thiệt mạng trong cuộc tấn công như vậy, sức mạnh quân sự của Ba Lan khi đó cũng sẽ bị triệt tiêu.[2][3][4]

Cuộc phản công hạt nhân của Liên Xô khi đó sẽ nhằm vào Tây Đức, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch và vùng Đông Bắc Italia.[2][3]

Đáp trả hạt nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Các bản đồ của kế hoạch tấn công của Liên Xô được công bố cho thấy Liên Xô sẽ tấn công hạt nhân các quốc gia NATO trừ Pháp và Anh. Lý giải cho điều này, Pháp và Anh đều là các nước có trang bị vũ khí hạt nhân, do vậy, nếu Liên Xô tấn công hạt nhân, kho vũ khí hạt nhân của Anh và Pháp có thể sẽ được sử dụng để trả đũa.[2][3][5][6][7]

Tạp chí The Guardian, cho rằng "Pháp và Anh sẽ có thể không phải hứng chịu cuộc tấn công hạt nhân. Mặc dù Pháp, Anh là quốc gia thành viên NATO. Điều này cho thấy Liên Xô sẽ chỉ tấn công giới hạn và sẽ không tấn công xa hơn vị trí dòng sông Rhine để bảo toàn lực lượng."[2][3][8]

Năm 1966, Tổng thống Charles de Gaulle đã rút Pháp khỏi cơ cấu chỉ huy quân sự hợp nhất của NATO. Pháp vẫn là thành viên NATO và tham gia đầy đủ vào các trường hợp chính trị của Tổ chức, nhưng nước này không còn đại diện trong một số ủy ban nhất định như Nhóm Kế hoạch Hạt nhân và Ủy ban Kế hoạch Quốc phòng. Các lực lượng nước ngoài đã rút khỏi lãnh thổ Pháp và các lực lượng Pháp tạm thời không chịu sự chỉ huy của NATO.[9] Quân đoàn 1 Pháp đóng tại Strasbourg, biên giới Pháp-Đức có vai trò hỗ trợ NATO ở Tây Đức, cũng như bảo vệ Pháp. Mặc dù Pháp không tham gia cơ cấu chỉ huy của NATO, nhưng vẫn tham gia các cuộc tập trận chung ở Tây Đức, và Pháp vẫn sẽ hỗ trợ NATO nếu Khối Warsaw tấn công. Nhiệm vụ hỗ trợ cho Cụm tập đoàn quân Trung tâm do Mỹ dẫn đầu (CENTAG) của NATO được giao cho Bộ chỉ huy và hai sư đoàn của Quân đoàn II (Pháp) đang đóng quân tại Tây Đức.[10]

Các mục tiêu có giá trị cao ở Anh như căn cứ không quân Fylingdales, căn cứ không quân Mildenhall và căn cứ không quân Lakenheath sẽ bị tấn công theo các thông thường theo như bản kế hoạch, mặc dù sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu tấn công bằng đòn hạt nhân. Các căn cứ không quân này cũng là căn cứ của các máy bay tiêm kích bom mang bom hạt nhân của không quân Mỹ, chủ yếu là máy bay tầm xa F-111 Aardvark.[2][3]

Theo như dự kiến của cuộc tấn công, Liên Xô sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân có tổng công suất là 7,5 Megaton.[11]

Các mục tiêu của cuộc tấn công hạt nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Vienna dự kiến sẽ phải hứng chịu 2 quả bom hạt nhân 500 kiloton, Vicenza, Verona, Padua, và các căn cứ trên đất Italy sẽ hứng chịu một quả bom hạt nhân 500-kiloton cho mỗi thành phố.[11] Quân đội Hungary sẽ chiếm Vienna theo như kế hoạch.[6]

Stuttgart, Munich, và Nuremberg thuộc Tây Đức sẽ bị hủy diệt và sau đó sẽ bị quân đội Séc và quân đội Hungary chiếm.[6]

Tại Đan Mạch, mục tiêu của cuộc tấn công hạt nhân là RoskildeEsbjerg. Roskilde, mặc dù không có giá trị về mặt quân sự nhưng nó là thành phố lớn thứ hai Zealand và nằm gần thủ đô Copenhagen của Đan Mạch (khoảng cách từ trung tâm Copenhagen đến Roskilde chỉ là 35 km hay 22 mi). Nó cũng được chọn là mục tiêu vì thành phố này mang giá trị về văn hóa và lịch sử, từ đó sẽ làm sụp đổ tinh thần của người dân cũng như quân đội Đan Mạch. Esbjerg, thành phố lớn thứ năm của Đan Mạch, có một bến cảng lớn và là một đầu cầu tiếp viện và chuyển quân của NATO. Nếu có sự kháng cự của Đan Mạch sau hai cuộc tấn công ban đầu, các mục tiêu khác sẽ bị ném bom.[12]

Kế hoạch bổ sung[sửa | sửa mã nguồn]

Liên Xô đặt mục tiêu sẽ tiến quân tới Lyon vào ngày thứ chín và tiến tới vị trí cuối cùng tại dãy núi Pyrenees.[6] Tiệp Khắc cho rằng tốc độ tấn công như vậy sẽ là quá lạc quan vào thời điểm đó, và một số nhà hoạch định phương Tây ngày nay tin rằng một mục tiêu như vậy là khó hoặc thậm chí là không thể đạt được.[6]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ ISN Editors. “Poland reveals Warsaw Pact war plans”. International Relations And Security Network. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2014.
  2. ^ a b c d e f g h i j Nicholas Watt in Warsaw (ngày 26 tháng 11 năm 2005). “Poland risks Russia's wrath with Soviet nuclear attack map | World news”. The Guardian. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2013.
  3. ^ a b c d e f g h i j Rennie, David (ngày 26 tháng 11 năm 2005). “World War Three seen through Soviet eyes”. Telegraph. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2013.
  4. ^ a b c d “Poland Opens Secret Warsaw Pact Files”. Rferl.org. ngày 25 tháng 11 năm 2005. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2013.
  5. ^ “Moscow's blueprint resembles thriller's plot”. Telegraph.co.uk. ngày 26 tháng 11 năm 2005.
  6. ^ a b c d e Samuel, Henry (ngày 20 tháng 9 năm 2007). “Soviet plan for WW3 nuclear attack unearthed”. Telegraph. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2013.
  7. ^ Nicholas Watt. “Poland risks Russia's wrath with Soviet nuclear attack map”. The Guardian.
  8. ^ Nicholas Watt in Warsaw (ngày 26 tháng 11 năm 2005). “Poland risks Russia's wrath with Soviet nuclear attack map | World news”. The Guardian. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2013.
  9. ^ “NATO left Paris, but France did not leave NATO”.
  10. ^ Davies, R Mark. “French Orders of Battle & TO&Es 1980–1989 v2.2” (PDF). FireAndFury.com. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.
  11. ^ a b Tweedie, Neil (ngày 1 tháng 12 năm 2001). “Vienna was top of Soviet nuclear targets list”. Telegraph. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2013.
  12. ^ Niels Lillelund; Jette Elbæk Maressa (ngày 18 tháng 1 năm 2003). “Atomplaner mod Danmark under Den Kolde Krig” [Nuclear plans against Denmark during the Cold War] (bằng tiếng Đan Mạch). Jyllands Posten. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2019.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
Tổng quát