Nguyễn Văn Chi (sinh năm 1945)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Văn Chi
Chức vụ
Nhiệm kỳ24 tháng 4 năm 2006 – 19 tháng 1 năm 2011
4 năm, 270 ngày
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ27 tháng 1 năm 2003 – 19 tháng 1 năm 2011
7 năm, 357 ngày
Tiền nhiệmLê Hồng Anh
Kế nhiệmNgô Văn Dụ
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ21 tháng 4 năm 2001 – 27 tháng 1 năm 2003
1 năm, 281 ngày
Kế nhiệmPhạm Văn Thọ
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ7/2000 – 21 tháng 4 năm 2001
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ5/1995 – 7/2000
Vị trí Việt Nam
Phái viên của Đảng - Chính phủ
tại Miền TrungTây Nguyên
Nhiệm kỳ4/1994 – 4/1995
Vị trí Việt Nam
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng
Nhiệm kỳtháng 11 năm 1986 – tháng 3 năm 1994
Tiền nhiệmNguyễn Thành Long
Kế nhiệmMai Thúc Lân
Phó Bí thư
  • Nguyễn Thành (đến 10/1991)
  • Trần Đình Đạm
  • Lê Quốc Khánh (từ 10/1991)
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng
Nhiệm kỳ6/1986 – 11/1986
Bí thưNguyễn Thành Long
Nhiệm kỳ10/1984 – 6/1986
Bí thưNguyễn Thành Long
Vị tríQuảng Nam - Đà Nẵng
Bí thư Huyện ủy Hòa Vang
Nhiệm kỳ6/1979 – 1981
Kế nhiệmNguyễn Quang Thái
Vị tríQuảng Nam - Đà Nẵng
Phó Bí thưHoàng Bưu (thường trực)
Nguyễn Phúc
Phó Bí thư Huyện ủy Hòa Vang
Nhiệm kỳ10/1976 – 
Bí thưTrần Văn Đán
Vị tríQuảng Nam - Đà Nẵng
Thông tin chung
Quốc tịch Việt Nam
Sinh28 tháng 7, 1945 (78 tuổi)
Hòa Vang, Đà Nẵng
Nghề nghiệpchính trị gia
Tôn giáokhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
VợTrần Thị Thủy
Họ hàng
Con cái
Học vấnCử nhân Kinh tế
Quê quánHòa Tiến, Hòa Vang, Đà Nẵng

Nguyễn Văn Chi (sinh ngày 28 tháng 7 năm 1945) là một chính trị gia Việt Nam. Ông từng giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị khóa X, Bí thư Trung ương Đảng khóa IX (từ tháng 1 năm 2003), khóa X, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa IX, khóa X.[1]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 28 tháng 7 năm 1945, tại xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, nay là ngoại ô thành phố Đà Nẵng. Thuở nhỏ, ông theo học bậc tiểu học, trung học tại địa phương. Từ năm 1955, ông làm cơ sở hợp pháp và giao liên bí mật cho Huyện ủy Hoà Vang.

Hoạt động cách mạng tại miền Trung[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 10 năm 1964, ông thoát ly gia đình, làm công tác văn thư cho Huyện ủy Hòa Vang.

Từ năm 1965 đến 1969, ông lần lượt giữ các chức vụ Ủy viên Ban Kinh tế huyện Hoà Vang, Phó ban Kinh Tài II huyện Hoà Vang; Phó Ban Tổ chức Đảng ủy khu II Hoà Vang; Thường vụ Đảng ủy khu II, trưởng Ban Tổ chức khu II Hoà Vang.

Ông được kết nạp Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 1965, và đúng một năm sau, vào ngày 14 tháng 6 năm 1966, trở thành đảng viên chính thức.

Từ tháng 3 năm 1971 đến tháng 3 năm 1973, ông lần lượt giữ các chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy khu II Hoà Vang; tỉnh ủy viên Quảng Đà, bí thư khu II Hoà Vang; tỉnh ủy viên, chánh văn phòng tỉnh ủy Quảng Đà.

Tháng 4 năm 1974, ông được rút ra Bắc, theo học tại trường Đảng Cao cấp Nguyễn Ái Quốc.

Tháng 5 năm 1976, ông được cử về lại địa phương, được phân công giữ chức Phó Bí thư Huyện ủy Hoà Vang.

Tháng 10 năm 1976, được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, sau đó được bầu làm Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam-Đà Nẵng, Bí thư Huyện ủy Hoà Vang.

Tháng 7 năm 1979, ông được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng.

Từ tháng 7 năm 1983 đến tháng 10 năm 1984, ông được cử làm Đặc phái viên của Tỉnh ủy, theo dõi việc phân phối lưu thông hàng hóa (trong cơ chế bao cấp).

Tháng 10 năm 1984, ông được cử làm Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.

Tháng 12 năm 1986, ông trúng cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khoá VI, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam-Đà Nẵng.

Tháng 7 năm 1991, ông tái đắc cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khoá VII, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam-Đà Nẵng.

Từ tháng 4 năm 1994 đến tháng 4 năm 1995, ông được cử làm Phái viên của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ tại miền Trung và Tây Nguyên.

Hoạt động ở Trung ương[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 6 năm 1996, ông tái đắc cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, được phân công giữ chức Phó trưởng Ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương.

Tháng 4 năm 2001, ông tiếp tục tái đắc cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, được phân công làm Trưởng ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương.

Tại Hội nghị Trung ương 7 khóa IX, vào tháng 1 năm 2003, ông được bầu bổ sung vào Ban Bí thư, giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Tại Đại hội Đảng lần thứ X, ông tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trịBan Bí thư.

Tại Đại hội Đảng lần thứ XI, ông thôi không tham gia Ban Chấp hành Trung ương. Tuy vậy, Đại hội đã bầu con trai lớn của ông là Nguyễn Xuân Anh - Bí thư Quận ủy Liên Chiểu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương.

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Vợ ông là bà Trần Thị Thủy. Bà Trần Thị Thủy có em trai là Trần Mẫn, Chánh án Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Đà Nẵng.[2]

Ông Nguyễn Văn Chi và bà Trần Thị Thủy có ba con trai là Nguyễn Xuân Anh, Nguyễn Xuân Ánh và Nguyễn Xuân Ảnh.

Hiện nay con trai lớn là Nguyễn Xuân Anh (sinh năm 1976) đã bị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho thôi Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, và cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng[3]. Con trai thứ hai là Nguyễn Xuân Ánh (sinh năm 1979) Quyền Chánh Thanh tra Bộ Ngoại giao, nguyên Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Canada. Con út là Nguyễn Xuân Ảnh (sinh năm 1983), Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam.[4]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Bộ Chính trị khóa X”.
  2. ^ Việt Hùng (15 tháng 12 năm 2009). “Tham nhũng, tố tham nhũng ai có tội?”. RFA. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2017.
  3. ^ “Bí thư Đà Nẵng bị cách chức, thôi Ủy viên Trung ương”.
  4. ^ “Em trai Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh làm Phó Tổng cục trưởng Đường bộ”. vtc. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2016.