Antimon pentasulfide

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Antimon pentasunfua)
Antimon pentasulfide
Danh pháp IUPACAntimon pentasulfide
Nhận dạng
Số CAS1315-04-4
PubChem16683083
Số EINECS215-255-5
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
Thuộc tính
Công thức phân tửSb2S5
Bề ngoàibột màu vàng đến da cam
Khối lượng riêng4.12 g/cm 3
Điểm nóng chảy 135 °C (408 K; 275 °F) phân hủy
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướckhông tan
Độ hòa tantan trong HCl
tan trong kiềm
Dược lý học
Các nguy hiểm
Phân loại của EU F
Chỉ dẫn RR11
Điểm bắt lửadễ cháy
PELTWA 0.5 mg/m³ (như Sb)[1]
RELTWA 0.5 mg/m³ (như Sb)[1]
Các hợp chất liên quan
Hợp chất liên quanAntimon(III) sulfide
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Antimon pentasulfide là một hợp chất vô cơ của antimonlưu huỳnh có công thức phan tử là Sb2S5, còn được gọi là antimon đỏ. Đây là một hợp chất không hệ số tỉ lượng với thành phần biến đổi. Cấu trúc chính xác của nó không xác định.[2] Các mẫu trên thị trường thường bị ô nhiễm lưu huỳnh, có thể được loại bỏ bằng cách rửa bằng cacbon disulfide trong máy chiết xuất Soxhlet.

Điều chế[sửa | sửa mã nguồn]

Antimon pentasulfide có thể được tạo ra bởi phản ứng của antimon với lưu huỳnh ở nhiệt độ giữa 250-400 °C trong một môi trường trơ.

Ứng dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Nó có thể được sử dụng như một chất tạo màu đỏ và là một nguyên liệu của natri thioantimoniat, Na
3
SbS
4
, có thể được điều chế theo phương trình:

3 Na2S   +   Sb2S5   +   9 H2O   →   2 Na3SbS4·9H2O

Tính chất[sửa | sửa mã nguồn]

Giống như nhiều sulfide, hợp chất này giải phóng hydro sulfide khi phản ứng với các axit mạnh như axit clohidric:[3]

6 HCl   +   Sb2S5   →   2 SbCl3   +   3 H2S   +   2 S

Phân tích bằng quang phổ Mössbauer chỉ ra rằng hợp chất này là một dẫn xuất antimon(III),[4] giải thích việc sản xuất antimon(III) chloride, hơn là antimon(V) chloride, khi axit hóa. Vì vậy, nó không tương tự như phosphor(V) của hợp chất phosphor pentasulfide.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “NIOSH Pocket Guide to Chemical Hazards #0036”. Viện An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH).
  2. ^ Arnold F. Holleman, Nils Wiberg: Lehrbuch der Anorganischen Chemie, 102nd edition, de Gruyter, Berlin 2007, p. 849, ISBN 978-3-11-017770-1.
  3. ^ Strem MSDS
  4. ^ G. G. Long; J. G. Stevens; L. H. Bowen; S. L. Ruby (1969). “The oxidation number of antimony in antimony pentasulfide”. Inorganic and Nuclear Chemistry Letters. 5 (1): 21–25. doi:10.1016/0020-1650(69)80231-X.