Bước tới nội dung

Giải quần vợt Úc Mở rộng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Australasian Championships)
Giải quần vợt Úc Mở rộng
Trang mạng chính thức
Thành lập1905; 119 năm trước (1905)
Số mùa giải111 (2023)
Vị tríMelbourne (từ 1972)
Úc
Địa điểmMelbourne Park (từ 1988)
Mặt sânCứng – ngoài trời[a][b] (since 1988)
Cỏ – ngoài trời (1905–1987)
Tiền thưởng76.500.000 AUD (2023)
Nam
Số đấu thủ128S (128Q) / 64D (16Q)[c]
Đương kim vô địchNovak Djokovic (đơn)
Rinky Hijikata
Jason Kubler (đôi)
Vô địch đơn nhiều nhấtNovak Djokovic (10)
Vô địch đôi nhiều nhấtAdrian Quist (10)
Nữ
Số đấu thủ128S (128Q) / 64D (16Q)
Đương kim vô địchAryna Sabalenka (đơn)
Barbora Krejčíková
Kateřina Siniaková (đôi)
Vô địch đơn nhiều nhấtMargaret Court (11)
Vô địch đôi nhiều nhấtThelma Coyne Long (12)
Đôi nam nữ
Số đấu thủ32
Đương kim vô địchLuisa Stefani
Rafael Matos
Vô địch nhiều nhất (nam)4
Harry Hopman
Colin Long
Vô địch nhiều nhất (nữ)4
Daphne Akhurst Cozens
Nell Hall Hopman
Nancye Wynne Bolton
Thelma Coyne Long
Grand Slam
Giải đấu gần đây nhất
Giải quần vợt Úc Mở rộng 2023

Giải quần vợt Úc Mở rộng (tiếng Anh: Australian Open) là một trong 4 giải Grand Slam quần vợt trong năm. Đây là giải Grand Slam đầu tiên trong năm và diễn ra vào nửa cuối tháng 1 tại Melbourne. Giải được tổ chức bởi Tennis Australia, tổ chức thường được biết với cái tên Lawn Tennis Association of Australia (LTAA). Giống như tại Roland Garros hay Wimbledon, giải đấu này thi đấu theo thể thức 5 set thắng 3 (đối với nội dung đơn nam) và 3 set thắng 2 (đối với nội dung đơn nữ) và không có loạt tie-break (tie-breaker) ở set cuối cùng. Ngoài ra còn có các nội dung đánh đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ phối hợp và còn có nội dung cho các cựu danh thủ.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải đấu này được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1905 với cái tên là Giải Vô địch Australasia (gồm ÚcNew Zealand) tại Warehouseman's Cricket Ground ở St Kilda Road, Melbourne[1], sau đó trở thành giải vô địch Úc vào năm 1927 và trở thành giải Úc Mở rộng vào năm 1969.[2] Kể từ năm 1905, giải đấu này đã được tổ chức ở 6 địa điểm sau: Melbourne (46 lần), Sydney (17 lần), Adelaide (14 lần), Brisbane (8 lần), Perth (3 lần) và tại nước láng giềng New Zealand (2 lần vào các năm 1906 & 1912). Vào năm 1972, các nhà tổ chức quyết định giải đấu sẽ diễn ra chỉ ở một thành phố trong một năm và CLB Kooyong Lawn Tennis của thành phố Melbourne đã được lựa chọn để tổ chức giải đấu này.[1]

Melbourne Park (có tên khác là Flinders Park) được xây dựng vào năm 1988, đúng thời điểm mà các nhà tổ chức đang muốn mở rộng phạm vi giải đấu và CLB Kooyong quá nhỏ để có thể đáp ứng được nhu cầu trên. Giải đấu được chuyển tới Melbourne Park và ngay lập tức đã mang lại thành công khi nó làm tăng thêm đến 90% lượng khán giả – lên đến 266.436 lượt người vào năm 1988 trong khi đó ở năm trước chỉ có 140.000 lượt người ghé thăm Kooyong.[3]

Vì khoảng cách địa lý quá xa xôi của Australia, những giải đấu đầu tiên có rất ít các tay vợt nước ngoài tham dự. Trong thập niên 1920, để đi từ châu Âu tới Australia bằng tàu thủy phải mất 45 ngày. Những vận động viên quần vợt đầu tiên tới Úc bằng máy bay là đội tuyển Cúp Davis Hoa Kỳ vào tháng 11 năm 1946.[3] Ngay cả đối với các tay vợt bản địa, đến tham dự giải cũng không phải là điều dễ dàng. Khi giải được tổ chức tại Perth, không có bất cứ tay vợt nào đến từ Victoria hay New South Wales đăng ký tham dự, vì nếu như vậy họ phải đi tàu hỏa hơn 3.000 km từ bờ Đông sang bờ Tây nước Úc. Hay giải tổ chức tại Christchurch, New Zealand năm 1906, chỉ có hai tay vợt Úc tham dự.[4]

Từ năm 1969, giải Úc mở rộng cho phép tất cả các tay vợt đăng ký, kể cả các vận động viên chuyên nghiệp.[5] Nhưng, chỉ trừ hai giải năm 1969 và 1971, còn đâu cho đến năm 1981, còn đâu hầu hết các tay vợt xuất sắc nhất thế giới đều không tham dự do tính bất hợp lý của lịch thi đấu (giải thường diễn ra đúng vào dịp Lễ Giáng sinh hay đầu năm mới), cùng với lượng tiền thưởng chưa hấp dẫn.[6]

Giải được thi đấu trên mặt sân cỏ từ năm 1905 cho đến năm 1987. Từ năm 1988, giải chuyển sang thi đấu trên mặt sân cứng. Mats Wilander là tay vợt nam duy nhất giành được chức vô địch trên cả hai mặt sân.

Vào 2008, mặt sân Rebound Ace, sau 20 năm được sử dụng tại Melbourne Park, được thay thế bằng mặt sân acrylic tổng hợp Plexicushion.

Toàn cảnh sân Margaret Court Arena tại Australian Open năm 2008.

Điểm thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Điểm xếp hạng cho nam (ATP) và nữ (WTA) đã có nhiều thay đổi tại US Open thông qua nhiều năm nhưng bây giờ tay vợt nhận được các điểm như sau đây:

Event CK BK TK Vòng 1/16 Vòng 1/32 Vòng 1/64 Vòng 1/128 Q Q3 Q2 Q1
Đơn Nam 2000 1200 720 360 180 90 45 10 25 16 8 0
Nữ 2000 1300 780 430 240 130 70 10 40 30 20 2
Đôi Nam 2000 1200 720 360 180 90 0
Nữ 2000 1300 780 430 240 130 10

Danh sách các nhà vô địch

[sửa | sửa mã nguồn]

Lượng khán giả các năm gần đây

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2009 tiền thưởng cho cả tay vợt nam và nữ là bằng nhau[18]:

  • Vòng 1: 19.040 AU$
  • Vòng 2: 31.000 AU$
  • Vòng 3: 50.000 AU$
  • Vòng 4: 88.000 AU$
  • Tứ kết: 182.250 AU$
  • Bán kết: 365.000 AU$
  • Á quân: 1.000.000 AU$
  • Vô địch: 2.000.000 AU$

Thống kê kỉ lục

[sửa | sửa mã nguồn]
Kỷ lục Hệ Open Tay vợt Số lần Năm
Giải nam diễn ra từ năm 1905
Vô địch đơn nam nhiều lần nhất Trước 1968: Úc Roy Emerson 6 1961, 1963, 1964, 1965, 1966, 1967
Sau 1968: Serbia Novak Djokovic 9 2008,2011,2012,2013,

2015,2016,2019,2020,2021

Vô địch đơn nam liên tiếp nhiều lần nhất Trước 1968: Úc Roy Emerson 5 1963, 1964, 1965, 1966
Sau 1968: Serbia Novak Djokovic 3 2011, 2012, 2013 - 2019, 2020, 2021
Vô địch đôi nam nhiều lần nhất Trước 1968: Úc Adrian Quist
Úc John Bromwich
8 1938, 1939, 1940, 1946, 1947, 1948, 1949, 1950
Úc John Newcombe
Úc Tony Roche
5 1965, 1967, 1971, 1976
1973 John Newcombe với Mal Anderson
1976 (tháng 12) Tony Roche với Arthur Ashe
Sau 1968: Hoa Kỳ Bob Bryan
Hoa Kỳ Mike Bryan
6 2006, 2007, 2009, 2010, 2011, 2013
Vô địch đôi nam liên tiếp nhiều lần nhất Trước 1968: Úc Adrian Quist
Úc John Bromwich
8 1938-40, 1946-50[19]
Sau 1968: Úc Mark Edmondson
Úc Kim Warwick
2 1980-81
Úc Mark Edmondson 2 1983 (với Paul McNamee)
1984 (với Sherwood Stewart)
Hoa Kỳ Rick Leach
Hoa Kỳ Jim Pugh
2 1988-89
Pháp Fabrice Santoro
Pháp Michael Llodra
2 2003-04
Hoa Kỳ Bob Bryan
Hoa Kỳ Mike Bryan
2 2006-07
Vô địch đôi nam nữ phối hợp nhiều lần nhất Trước 1968: Úc Colin Long 4 1963, 1965-66, 1968 (với Nancye Wynne Bolton)
Sau 1968: Úc Owen Davidson 4 1940, 1946-1948 (với Billie Jean King)
Đoạt nhiều chức vô địch nhất (Tổng số vô địch: đơn, đôi, đôi nam nữ phối hợp) Trước 1968: Úc Jack Crawford 11 1929-1935 (4 đơn, 4 đôi, 3 đôi nam nữ phối hợp)
Sau 1968: Serbia Novak Djokovic 9 2008–2021 (9 đơn)
Giải nữ khởi tranh từ năm 1922
Vô địch đơn nữ nhiều lần nhất Trước 1968: Úc Margaret Smith Court 11 1960-66, 1969-71, 1973
Sau 1968: Úc Margaret Smith Court
Úc Evonne Goolagong
Đức Steffi Graf
Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư/Hoa Kỳ Monica Seles
4 1969-71, 1973
1974-76, 1977
1988-90, 1994
1991-93, 1996
Vô địch đơn nữ liên tiếp nhiều lần nhất Trước 1968: Úc Margaret Smith Court 7 1960-66
Sau 1968: Úc Margaret Smith Court
Úc Evonne Goolagong
Đức Steffi Graf
Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư/Hoa Kỳ Monica Seles
Thụy Sĩ Martina Hingis
3 1969-71
1974-76
1988-90
1991-93
1997-99
Vô địch đôi nữ nhiều lần nhất Trước 1968: Úc Thelma Coyne Long 13 1936-40, 1947-49, 1951-52 (với Nancye Wynne Bolton) 1954, 1956, 1958 (với Mary Bevis Hawton)
Sau 1968: Cộng hòa Séc/Hoa Kỳ Martina Navrátilová 8 1980 (với Betsy Nagelsen)
1982-85, 1987-89 (với Pam Shriver)
Vô địch đôi nữ liên tiếp nhiều lần nhất Trước 1968: Úc Thelma Coyne Long
Úc Nancye Wynne Bolton
5 1936-40
Sau 1968: Cộng hòa Séc/Hoa Kỳ Martina Navrátilová
Hoa Kỳ Pam Shriver
7 1982-85, 1987-89
Vô địch đôi nam nữ phối hợp nhiều lần nhất Trước 1968: Úc Daphne Akhurst 4 1924-25 (với John Willard)
Úc Nancye Wynne Bolton 4 1928 (với Jean Borotra)
1929 (với Gar Moon)
1940, 1946-48 (với Colin Long)
Úc Thelma Coyne Long 4 1951-51, 1955 (với George Worthington)
1954 (với Rex Hartwig)
Úc Margaret Smith Court 4 1963-64 (với Ken Fletcher)
1965 (với John Newcombe)
1969 (với Marty Riessen)
Sau 1968: Cộng hòa Séc Jana Novotná 2 1988-89 (với Jim Pugh)
Latvia Larisa Neiland 2 1994 (với Andrei Olhovskiy)
1996 (với Mark Woodforde)
Đoạt nhiều chức vô địch nhất (Tổng số chức vô địch: đơn, đôi, đôi nam nữ phối hợp) Trước 1968: Úc Margaret Smith Court 22 1960-1973 (11 đơn, 7 đôi, 4 đôi nam nữ phối hợp)
Sau 1968: Cộng hòa Séc/Hoa Kỳ Martina Navrátilová 12 1981-2003 (3 đơn, 8 đôi, 1 đôi nam nữ phối hợp)
Các kỷ lục khác
Vô địch trẻ nhất Đơn nam: Úc Ken Rosewall 18 tuổi 02 tháng, năm 1953
Đơn nữ: Thụy Sĩ Martina Hingis 16 tuổi 03 tháng, năm 1997
Đôi nam: Úc Lew Hoad 18 tuổi 02 tháng, năm 1953
Đôi nữ: Croatia Mirjana Lucic 15 tuổi 10 tháng, năm 1998
Đôi nam nữ: Hoa Kỳ Venus Williams 17 tuổi 07 tháng, năm 1998
Vô địch lớn tuổi nhất Đơn nam: Úc Ken Rosewall 37 tuổi 08 tháng, năm 1972
Đơn nữ: Úc Thelma Long 35 tuổi 08 tháng, năm 1954
Đôi nam: Úc Norman Brookes 46 tuổi 02 tháng, năm 1924
Đôi nữ: Úc Thelma Long 37 tuổi 07 tháng, năm 1956
Vô địch cả ba giải (đơn, đôi, đôi nam nữ) Nam Úc John Hawkes
Pháp Jean Borotra
Úc Jack Crawford
1926
1928
1932
Nữ Úc Daphne Akhurst
Úc Nancye Wynne Bolton
Úc Thelma Long
Úc Margaret Smith
1925, 1928, 1929
1940, 1947, 1948
1952
1963
Khoảng cách vô địch lần đầu và lần cuối xa nhất Nam Úc Ken Rosewall (20 năm) 1953-1972
Nữ Úc Nancye Wynne Bolton (15 năm) 1937-1951
Nhà vô địch không phải là hạt giống Nam Úc Mark Edmondson hạng 212, năm 1976
Nữ Úc Chris O'Neil
Hoa Kỳ Serena Williams
hạng 111, năm 1978
hạng 81, năm 2007

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Australian Tennis Open History”. Jazzsports. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2008. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “jazzsports” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  2. ^ Tristan Foenander. “History of the Australian Open – the Grand Slam of Asia/Pacific”. Australian Open. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2008.
  3. ^ a b (tiếng Anh) Frank Cook. “Open began as Aussie closed shop”. The Daily Telegraph. news.com.au. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2008.
  4. ^ “Anthony Frederick Wilding "Tony". International Tennis Hall of Fame. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2008.
  5. ^ (tiếng Anh) “Milton Tennis Centre”. Australian Stadiums. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2008.
  6. ^ (tiếng Anh) Nikki Tugwell (ngày 14 tháng 1 năm 2008). “Hewitt chases amazing slam win”. The Daily Telegraph. news.com.au. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2008.
  7. ^ “Australian Open Glance”. ngày 30 tháng 1 năm 2017.
  8. ^ “Australian Open 2015 – The final word from Tennis Australia”. ngày 1 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2015.
  9. ^ “AO 2014 – The Final Word”. ngày 27 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2014.
  10. ^ “Australian Open 2013 – The Final Word”. ngày 28 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2014.
  11. ^ “Top 10: Memorable AO2012 moments”. ngày 29 tháng 1 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2012.
  12. ^ “Closing notes: Australian Open 2011”. ngày 30 tháng 1 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2012.
  13. ^ “Federer wins fourth Australian Open. 16th major singles title”. ngày 31 tháng 1 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2010.
  14. ^ “Australian Open 2009 – the final word”. australianopen.com. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2016.
  15. ^ (tiếng Anh) “The Australian Open - History of Attendance” (PDF). Australian Open. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2008.
  16. ^ (tiếng Anh) “AO 2007: The Final Word”. Tennis Australia. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2008.
  17. ^ (tiếng Anh) “Safin credits Lundgren for resurgence”. Sports Illustrated. CNN. ngày 30 tháng 1 năm 2005. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2008.
  18. ^ (tiếng Anh) Prize Money
  19. ^ Từ 1941 đến 1945 không có một giải Úc mở rộng nào được tổ chức vì đệ chiến thế giới lần thứ hai

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]


Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “lower-alpha”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="lower-alpha"/> tương ứng, hoặc thẻ đóng </ref> bị thiếu