Bế tinh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kama Sutra

Bế tinh được hiểu là việc giữ tránh xuất tinh sớm để kéo dài thời gian quan hệ tình dục nhằm tạo sự hòa hợp, thăng hoa cảm xúc với bạn tình. Phương pháp này không ngăn lây truyền bệnh tình dục và không hiệu quả để tránh thai.

Trong tiếng Anh, coitus reservatus hoặc sexual continence chỉ một cách quan hệ tình dục trong đó người thâm nhập không xuất tinh bên trong người nhận mà giữ trạng thái kích thích ngay trước cực khoái và tránh xuất tinh càng lâu càng tốt. Từ karezza cũng có khái niệm tương tự. Từ này được nhiều người cho rằng là bắt nguồn từ tiếng Ý có nghĩa là sự mơn trớn, âu yếm tuy nhiên Alan W. Watts cho rằng nó là một từ tiếng Ba Tư.[1] Alice Bunker Stockham đã nghĩ ra từ karezza và nó tương tự như từ maithuna trong Đát-đặc-lasahaja trong Hindu Yoga.[2]

Có sự khác biệt nhỏ giữa karezza và coitus reservatus. Thực tế, không giống như karezza, người phụ nữ có thể có được sự cực khoái kéo dài trong khi người đàn ông thể hiện sự tự kiểm soát. Tương tự, khi hai người nam quan hệ tình dục với nhau, người nhận được kích thích tuyến tiền liệt lâu hơn.[3]

Theo thạc sĩ, dược sĩ Hoàng Long, danh y Tuệ Tĩnh, ông tổ của ngành thuốc Nam đúc kết rằng: nền tảng của dưỡng khí, tồn thần là bế tinh. Người biết bí quyết bế tinh thường thấy sảng khoái, sung mãn sau chuyện ái ân, còn người bị thất thoát cái "năng lượng trời cho" sẽ kết thúc trong ngao ngán.

Giáo sư Trần Quán Anh, giám đốc Phòng khám đa khoa nam học và tiết niệu Tâm Anh (Lý Nam Đế, Hà Nội) cho biết: "Theo quy luật tự nhiên, ân ái lên đến đỉnh cao là phải "xuất binh", làm ngược lại tự nhiên sẽ không có lợi cho sức khỏe. "Xuất binh" không hề gây tổn hại sức khoẻ, trái lại ở những cuộc "yêu" mà cả hai tự nguyện hai người sẽ đạt được cảm giác thăng hoa, xoá bỏ stress khi yêu đến cao trào. Chỉ những cuộc "yêu" gặp sự cố như xuất tinh sớm, khó cương dương, yêu quá độ... thì mới gây căng thẳng, mệt mỏi".[4]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Watts, Alan W. (1970). Nature, Man and Woman. Random House Inc. Vintage Books Edition. tr. 172. LCCN 58-8266.
  2. ^ Coomaraswami, Ananda K. (1957). The Dance of Shiva. New York City: The Noonday Press Inc. tr. 124. LCCN 56-12296.
  3. ^ Dr. Rudolf Von Urban, M. D. Sex Perfection and Marital Happiness, Dial Press, 1949 ISBN B001AA3TWA
  4. ^ Luyện tập bế tinh giúp đàn ông kéo dài sức chiến đấu[liên kết hỏng]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]