Cổng thông tin:Phật giáo/Phái/Lưu trữ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Mật tông

Mật Tông là pháp môn bắt nguồn từ sự kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa, được hình thành vào khoảng thế kỷ 5, 6 tại Ấn Độ. Mật Tông lại chia thành hai phái: Chân ngôn thừaKim cương thừa. Sự phát triển của Mật Tông gắn với các luận sư nổi tiếng như Subha Karasimha, Vajra Bodhi, Amoghavajra, Padmasambhava, Dipankarasrijanàna. Padmasambhava và Dipankarasrijanàna là những người có công đưa Mật Tông vào Tây Tạng và trở thành tôn giáo chính ở đây.

Thiền tông

Thiền tông là một pháp môn tu tập trong Phật giáo. Tổ sư Thiền là một tông phái Phật giáo Đại thừa xuất phát từ 28 đời Tổ sư Ấn Độ và truyền bá lớn mạnh ở Trung Quốc, tuy nhiên các thiền sư trong Thiền tông tự coi tông phái mình tách biệt không thuộc Đại thừa hay Tiểu thừa. Thiền tông sinh ra trong khoảng thế kỉ thứ 6, thứ 7, khi Bồ-đề-đạt-ma đưa phép Thiền của đạo Phật vào Trung Quốc kết hợp với huyền học của đạo Lão. Nơi đây, Thiền tông trở thành một tông phái lớn, với mục đích là hành giả trực nhận được bản thể của sự vật và đạt giác ngộ, như Phật Thích-ca Mâu-ni đã đạt được dưới gốc cây Bồ-đề.

Đại thừa

Đại thừa là một trong hai trường phái lớn của đạo Phật, phổ biến tại các nước Đông ÁViệt Nam. Phật giáo Đại thừa đề cao con đường của bồ tát phấn đấu để đạt được giác ngộ hoàn toàn vì lợi ích của tất cả chúng sinh, và do đó còn được gọi là "Bồ-tát thừa". Nhìn chung, Phật giáo Đại thừa xem mục tiêu trở thành Phật thông qua con đường bồ tát là có sẵn cho tất cả mọi người và xem trạng thái của quả vị A-la-hán là chưa hoàn thiện. Các hình tượng giác ngộ trong Phật giáo Đại thừa rất đa dạng và phong phú, nhiều vị Phật và Bồ tát không hiện diện trong kinh điển của Phật giáo Nguyên thủy. Triết học Đại thừa cũng thúc đẩy phát triển các tông phái với những học thuyết độc đáo, chẳng hạn như Trung quán tông với thuyết tính Không, Duy thức tông và thuyết Phật tính.

Thượng tọa bộ

Thượng tọa bộ là một trong 3 truyền thống lớn của Phật giáo hiện đại. Khởi nguồn từ Ấn Độ, Phật giáo Thượng tọa bộ được hình thành và phát triển đầu tiên ở Sri Lanka, sau đó được truyền bá rộng rãi tại nhiều quốc gia ở vùng Đông Nam Á. Được cho là nhánh Phật giáo bảo tồn nhiều tư tưởng của Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo Thượng tọa bộ ngày nay có hơn 150 triệu tín đồ trên toàn thế giới, không chỉ giữ vai trò như quốc giáo tại một số quốc gia như Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia mà còn hồi sinh tại Ấn Độ, quê hương của Phật giáo, cũng như bắt đầu bén rễ ở phương Tây.

Phật giáo Nguyên thủy

Phật giáo Nguyên thủy là một khái niệm học thuật để chỉ giai đoạn Phật giáo hình thành ở Ấn Độ, bắt đầu từ khi Thích-ca Mâu-ni giác ngộ và truyền bá giáo pháp, cho đến thời kỳ tăng đoàn bị phân chia thành những bộ phái riêng rẽ bởi những bất đồng về giới luật.

Khác với truyền thống Phật giáo hầu như quy rằng các tư tưởng Phật giáo được hình thành trong khoảng hơn 40 năm cuối đời của Thích-ca Mâu-ni, các nhà nghiên cứu lại cho rằng đã có sự phát triển nhất định hệ tư tưởng Phật giáo kể từ khi mới hình thành đến khi nó được hệ thống và được ghi lại thành các kinh văn trong Thời kỳ Bộ phái mấy trăm năm sau. Vì vậy, đối với giới học thuật, việc xác định thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy không chỉ là xác định một giai đoạn lịch sử ngắn ngủi mà còn là đối tượng nghiên cứu để tìm hiểu về những lời giảng nguyên gốc của người sáng lập ra hệ tư tưởng này.

Tịnh độ tông

Tịnh độ tông là một pháp môn quyền khai của Phật giáo, trường phái này được lưu hành rộng rãi tại Trung Quốc, Nhật BảnViệt Nam do cao tăng Trung Quốc Huệ Viễn sáng lập và được Hōnen phát triển tại Nhật. Mục đích của Tịnh độ tông là tu học nhằm được tái sinh tại cõi Cực lạc Tịnh độ của Phật A-di-đà.

Đặc tính của tông này là lòng tin nhiệt thành nơi Phật A-di-đà và sức mạnh cứu độ của vị Phật này, là vị đã thệ nguyện cứu độ mọi chúng sinh quán tưởng đến mình. Vì thế chủ trương tông phái này có khi được gọi là "tín tâm", thậm chí có người cho là "dễ dàng", vì chỉ trông cậy nơi một lực từ bên ngoài là Phật A-di-đà. Phép tu của Tịnh độ tông chủ yếu là niệm danh hiệu Phật A-di-đà và quán tưởng cực lạc. Ba bộ kinh quan trọng của Tịnh Độ tông là: Vô lượng thọ, A-di-đàQuán Vô Lượng Thọ.

Thiền phái Trúc Lâm

Thiền phái Trúc Lâm là một dòng thiền Việt Nam hình thành từ thời nhà Trần, do Trần Nhân Tông sáng lập. Trúc Lâm vốn là hiệu của Trần Nhân Tông từ khi xuất gia ở động Vũ Lâm. Thiền phái Trúc Lâm có ba Thiền sư kiệt xuất là Nhân Tông, Pháp LoaHuyền Quang. Thiền phái này được xem là tiếp nối nhưng là sự hợp nhất của ba dòng thiền Việt Nam của thế kỷ 12 – đó là dòng Thảo Đường, Vô Ngôn ThôngVinītaruci cùng với sự pha trộn ảnh hưởng của Tông Lâm Tế.

Với việc lập ra phái Trúc Lâm, Trần Nhân Tông đã thống nhất các Thiền phái tồn tại trước đó và toàn bộ giáo hội Phật giáo đời Trần về một mối.