Bước tới nội dung

Chi Lăng (huyện)

Chi Lăng
Huyện
Huyện Chi Lăng
Dãy núi Cai Kinh và cánh đồng Chi Lăng
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhLạng Sơn
Huyện lỵThị trấn Đồng Mỏ
Phân chia hành chính2 thị trấn, 18 xã
Thành lập1964
Địa lý
Tọa độ: 21°39′46″B 106°34′31″Đ / 21,66278°B 106,57528°Đ / 21.66278; 106.57528
MapBản đồ huyện Chi Lăng
Chi Lăng trên bản đồ Việt Nam
Chi Lăng
Chi Lăng
Vị trí huyện Chi Lăng trên bản đồ Việt Nam
Diện tích707,45 km²[1]
Dân số (2019)
Tổng cộng75.063 người[1]
Thành thị12.407 người[1]
Nông thôn62.656 người[1]
Mật độ106 người/km²
Khác
Mã hành chính187[2]
Biển số xe12-X1
Websitechilang.langson.gov.vn

Chi Lăng là một huyện nằm ở phía nam tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]
Cánh đồng lúa tại ải Chi Lăng

Huyện Chi Lăng nằm ở phía nam của tỉnh Lạng Sơn, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 106 km, cách thành phố Lạng Sơn 35 km, có vị trí địa lý:

Huyện Chi Lăng có diện tích 707,45 km², dân số năm 2019 là 75.063 người.[1] Huyện lỵ là thị trấn Đồng Mỏ nằm trên Quốc lộ 1.

Chi Lăng là một huyện miền núi, có ải Chi Lăng nổi tiếng. Địa hình Chi Lăng bị chia cắt bởi nhiều đồi núi, sông suối, địa hình dốc dần từ đông bắc xuống tây nam, độ dốc khá lớn, đặc biệt là các xã nằm ven khối núi Hữu Kiên. Nơi cao nhất nằm ở phía đông huyện cũng là ranh giới giữa huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn và huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang với đỉnh núi cao nhất là 975 m, nơi thấp nhất nằm ở phía nam huyện với độ cao là 35m ở thị trấn Chi Lăng.

Huyện Chi Lăng có con sông chính là thượng nguồn Sông Thương. Sông Thương bắt nguồn từ vùng núi cao Na Phja Phước cao 600 m, thuộc xã Bắc Thủy địa đầu phía đông bắc huyện Chi Lăng. Sông chảy theo hướng đông bắc - tây nam, xuống huyện Hữu Lũng để hợp lưu với sông Trung. (Có tài liệu coi sông Trung là nhánh chính của sông Thương, bắt nguồn từ vùng núi cao phía đông nam huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên chảy vào huyện Hữu Lũng hợp lưu với nhánh sông chảy từ huyện Chi Lăng).

Chi Lăng nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa tiểu vùng khí hậu ẩm và mưa nhiều ở phía tây, tiểu vùng lạnh và mưa ít ở phía đông, chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng núi phía bắc. Nhiệt độ trung bình năm 22,7 °C lượng mưa trung bình năm 1.379mm.

Năm 2019, dân số trung bình của Chi Lăng là 75.063 người, chiếm 9,6% dân số cả tỉnh, mật độ dân số trung bình là 106 người/km², cao hơn mức trung bình của tỉnh, với nhiều dân tộc khác nhau sinh sống. Gần 74% dân số sống ở nông thôn và sản xuất nông nghiệp, dân số thành thị khoảng 26%.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Chi Lăng có 20 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Đồng Mỏ (huyện lỵ), Chi Lăng và 18 xã: Bắc Thủy, Bằng Hữu, Bằng Mạc, Chi Lăng, Chiến Thắng, Gia Lộc, Hòa Bình, Hữu Kiên, Lâm Sơn, Liên Sơn, Mai Sao, Nhân Lý, Quan Sơn, Thượng Cường, Vân An, Vạn Linh, Vân Thủy, Y Tịch.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Chi Lăng được thành lập ngày 16 tháng 12 năm 1964 trên cơ sở hợp nhất huyện Ôn Châu và 8 xã: Vạn Linh, Y Tịch, Bằng Mạc, Bằng Hữu, Hòa Bình, Thượng Cường, Gia Lộc, Hữu Liên thuộc huyện Bằng Mạc.[3]

Sau khi thành lập, huyện Chi Lăng bao gồm thị trấn Đồng Mỏ và 21 xã: Bắc Thủy, Bằng Hữu, Bằng Mạc, Chi Lăng, Chiến Thắng, Gia Lộc, Hòa Bình, Hữu Kiên, Hữu Lân, Hữu Liên, Lâm Sơn, Liên Sơn, Mai Sao, Nhân Lý, Quan Sơn, Quang Lang, Thượng Cường, Vân An, Vạn Linh, Vân Thủy, Y Tịch.

Năm 1975, hợp nhất 2 tỉnh Cao BằngLạng Sơn thành tỉnh Cao Lạng[4], huyện Chi Lăng thuộc tỉnh Cao Lạng và đến năm 1978, lại tách ra thành 2 tỉnh như cũ.[5]

Ngày 28 tháng 3 năm 1983, thành lập thị trấn Chi Lăng trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng và xã Chi Lăng.[6]

Ngày 11 tháng 9 năm 1989, chuyển xã Hữu Liên về huyện Hữu Lũng quản lý và chuyển xã Hữu Lân về huyện Lộc Bình quản lý.[7]

Ngày 1 tháng 1 năm 2020, sáp nhập xã Quang Lang vào thị trấn Đồng Mỏ. Từ đó, huyện Chi Lăng có 2 thị trấn và 18 xã, giữ ổn định cho đến nay.[8]

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc lộ 1, quốc lộ 279, đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng, đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn chạy qua.

  • Ải Chi Lăng - một địa điểm lịch sử nổi tiếng tại Chi Lăng.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Lạng Sơn” (PDF). Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2020.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Quyết định số 177-CP năm 1964
  4. ^ “Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 27 tháng 12 năm 1975 về việc hợp nhất một số tỉnh”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2013.
  5. ^ “Nghị quyết về việc phê chuẩn việc phân vạch lại địa giới thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Hà Sơn Bình, Vĩnh Phú, Cao Lạng, Bắc Thái, Quảng Ninh và Đồng Nai do Quốc hội ban hành”.
  6. ^ Quyết định số 24-HĐBT năm 1983
  7. ^ Quyết định 121-HĐBT năm 1989
  8. ^ “Nghị quyết số 818/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lạng Sơn”.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]