Hác Đại Thông

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hác Đại Thông
Vương Trùng Dương và Toàn Chân thất tử, tranh vẽ trên tường am Trường Xuân tại Vũ Hán.
Hàng trên, từ trái sang phải là Vương Trùng Dương (người có vầng hào quang trên đầu), Khâu Xứ Cơ, Tôn Bất Nhị, Mã NgọcĐàm Xứ Đoan.
Hàng dưới từ trái sang phải là Hác Đại Thông, Vương Xứ Nhất, Lưu Xứ Huyền.
SinhHác Lân (郝璘)
Mưu Bình,
địa cấp thị Yên Đài,
tỉnh Sơn Đông,
Trung Quốc
Nghề nghiệpđạo sĩ
Tổ chứcToàn Chân đạo
"Hoa Sơn phái"
Chức vịQuảng Ninh tử
Hác Quảng Ninh chân nhân (郝广宁真人)
Phối ngẫuđộc thân hết đời

Hác Đại Thông (tiếng Trung: 郝大通, 24/1/1134 - 1213), danh là Lân (璘), tự Thái Cổ (太古), pháp danh là Đại Thông (大通), ông là người Ninh Hải (nay là Mưu Bình, tỉnh Sơn Đông). Năm 1168, sau khi mẹ ông mất, ông đã cấm bất kì ai cũng không được rời khỏi Yên Hà động để học Đạo giáo. Ông đã bái Vương Trùng Dương làm sư phụ, đổi tên thành Đại Thông (大通) và đạo hiệu là Quảng Ninh Tử, có người cho rằng đạo hiệu của ông là Điềm Nhiên Tử (恬然子).

Nguyên Thế Tổ phong tặng ông hiệu "Quảng Ninh Thông Huyền Thái Cổ Chân Nhân" (廣寧通玄太古真人). Sau đó Nguyên Vũ Tông truy tặng ông hiệu "Quảng Ninh Thông Huyền Diệu Cực Thái Cổ Chân Quân" (广宁通玄妙极太古真君).

Tiểu thuyết hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Hác Đại Thông được Kim Dung hình tượng hóa trong các tiểu thuyết như Xạ điêu anh hùng truyện, Thần điêu hiệp lữ cũng như trong Võ Lâm Ngũ Bá, một tiểu thuyết dựa Kim Dung.

Hác Đại Thông
Xuất hiện trong Anh hùng xạ điêu,
Thần điêu hiệp lữ
Thông tin cá nhân
Ngoại hiệu "Quảng Ninh tử" (廣寧子)
Tên khác Hách Đại Thông (赫大通)
Giới Nam
Kết giao
Bang, phái Toàn Chân phái
Sư phụ Vương Trùng Dương
Võ công
Nội công Nội công Toàn Chân phái
Binh khí Kiếm

Phim ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

  • Anh hùng xạ điêu

Trịnh Phiên Sinh (1983), Sái Quốc Khánh (1994), Từ Tiểu Minh (2008), Lưu Uy (2017),

  • Thần điêu hiệp lữ

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trung Quốc Đạo giáo sử (中国道教史), Khanh Hi Thái (chủ biên), Nhà xuất bản Đông phương, 2008, ISBN 7506030128 và 9787506030120