Bước tới nội dung

Học viện Y – Dược học cổ truyền Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Học viện Y – Dược học cổ truyền Việt Nam
Địa chỉ
Số 2, đường Trần Phú, phường Mộ Lao, quận Hà Đông
, ,
Thông tin
Tên khácViet Nam University Of Traditional Medicine
LoạiĐại học y khoa hệ công lập
Thành lập02 tháng 2 năm 2005
Giám đốcPGS.TS. Nguyễn Quốc Huy
Websitehttp://www.vutm.edu.vn

Học viện Y – Dược học cổ truyền Việt Nam (tiếng Anh: VietNam University Of Traditional Medicine) là một trường đại học chuyên ngành y khoa tại Việt Nam. Có sứ mạng đào tạo bác sĩ, dược sĩ có trình độ đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ y dược, hỗ trợ phát triển hệ thống y tế nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân khu vực Đồng bằng sông Hồng. Trường trực thuộc Bộ Y tế.

Lịch sử hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam là trường đại học y học cổ truyền đầu tiên ở Việt Nam, thành lập năm 2005 theo Quyết định số 30/2005/QĐ-TTg ngày 2-02-2005 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, trên cơ sở trường Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh thành lập vào năm 1969

Cơ cấu tổ chức[1]

[sửa | sửa mã nguồn]

Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam là cơ sở lớn nhất của Việt Nam đào tạo thầy thuốc y học cổ truyền.

Khoa trực thuộc (04)

[sửa | sửa mã nguồn]

Khoa Y học lâm sàng (21)

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Bộ môn Y lý y học cổ truyền
  2. Bộ môn Phương tễ
  3. Bộ môn Khí công - Dưỡng sinh - Xoa bóp bấm huyệt;
  4. Bộ môn Châm cứu;
  5. Bộ môn Hồi sức cấp cứu và Chống độc;
  6. Bộ môn Nội;
  7. Bộ môn Ngoại;
  8. Bộ môn Nhi;
  9. Bộ môn Sản phụ khoa;
  10. Bộ môn Da liễu - Dị ứng;
  11. Bộ môn Truyền nhiễm - Lao;
  12. Bộ môn Tai Mũi Họng;
  13. Bộ môn Răng Hàm Mặt;
  14. Bộ môn Mắt;
  15. Bộ môn Phục hồi chức năng;
  16. Bộ môn Điều dưỡng;
  17. Bộ môn Ung bướu;
  18. Bộ môn Lão khoa;
  19. Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh;
  20. Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm;
  21. Bộ môn Y tế công cộng.

Khoa Dược (08)

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Bộ môn Thực vật - Dược liệu;
  2. Bộ môn Dược cổ truyền;
  3. Bộ môn Hóa dược;
  4. Bộ môn Dược lý;
  5. Bộ môn Dược lâm sàng;
  6. Bộ môn Bào chế - Công nghiệp dược;
  7. Bộ môn Kiểm nghiệm thuốc và độc chất;
  8. Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược.

Khoa Khoa học Y sinh (07)

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Bộ môn Giải phẫu;
  2. Bộ môn Mô học - Phôi thai học;
  3. Bộ môn Hóa sinh;
  4. Bộ môn Giải phẫu bệnh - Pháp y;
  5. Bộ môn Sinh lý;
  6. Bộ môn Sinh lý bệnh - Miễn dịch;
  7. Bộ môn Vi sinh - Ký sinh trùng.

Khoa Khoa học cơ bản (07)

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Bộ môn Lý luận chính trị;
  2. Bộ môn Ngoại ngữ;
  3. Bộ môn Toán - Tin học;
  4. Bộ môn Y vật lý;
  5. Bộ môn Hóa học;
  6. Bộ môn Sinh học và Di truyền;
  7. Bộ môn Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng.

Phòng chức năng (09)

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Phòng Tổ chức cán bộ;
  2. Phòng Hành chính - Tổng hợp;
  3. Phòng Đào tạo đại học;
  4. Phòng Đào tạo Sau đại học;
  5. Phòng Quản lý chất lượng;
  6. Phòng Công tác chính trị và quản lý sinh viên;
  7. Phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế;
  8. Phòng Tài chính kế toán;
  9. Phòng Vật tư, trang thiết bị và công trình y tế.

Đơn vị chức năng trực thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Bệnh viện Tuệ Tĩnh;
  2. Viện Nghiên cứu Y - Dược cổ truyền Tuệ Tĩnh;
  3. Trung tâm Thư viện - Thông tin;
  4. Trung tâm Công nghệ thông tin;
  5. Trung tâm Thực hành tiền lâm sàng;
  6. Trung tâm Đổi mới và Đào tạo theo nhu cầu xã hội.

Lãnh đạo Học viện

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường: PGS.TS Phạm Quốc Bình
  • Phó bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện: PGS.TS Nguyễn Quốc Huy
  • Các Phó Giám đốc:
  1. PGS.TS Đoàn Quang Huy
  2. PGS.TS. BSCC Lê Mạnh Cường

Giám đốc qua các nhiệm kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • GS-TS. Lê Ngọc Trọng (2/2005 - 6/2007) - nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế (Việt Nam)
  • GS-TS. Trương Việt Bình (6/2007 - 11/2015) - Phó Chủ tịch Hiệp hội Đào tạo Trung y Thế giới[2]
  • PGS. TS Đậu Xuân Cảnh (11/2015 - 12/2020)

Học viện đang đào tạo bác sĩ đa khoa, dược sĩ đại học, bác sĩ y học cổ truyền, bác sĩ chuyên khoa I, bác sĩ chuyên khoa II, thạc sĩ, bác sĩ nội trú, tiến sĩ y học cổ truyền, thạc sĩ dược học cổ truyền.

Hợp tác quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện Học viện đã tuyển sinh nhiều khóa liên kết đào tạo bác sĩ y học cổ truyền với Đại học Trung Y Dược Thiên Tân (Trung Quốc); liên kết đào tạo nghiên cứu khoa học và điều trị với nhiều nước như: Trung Quốc, Ucraina, Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Pháp, Tây Ban Nha, Cộng hòa Czech và Cộng hòa Liên bang Đức.

Đội ngũ cán bộ

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện Học viện có hơn 600 giảng viên, cán bộ, viên chức; trong đó có 11 giáo sư, phó giáo sư; 26 tiến sĩ/bác sĩ chuyên khoa II, 149 thạc sĩ/bác sĩ chuyên khoa I

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Trang chủ”.
  2. ^ Việt Nam tái đắc cử Phó chủ tịch Hiệp hội đào tạo Trung Y thế giới, Sức khỏe & Đời sống
  3. ^ “Hệ đào tạo Sau đại học”. 2023. 23, 07, 2023. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)