Bệnh viện Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Bệnh viện Đại học Y Dược
Medical and Pharmaceutical University Hospital
Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
Hình ảnh Bệnh viện Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội (Cơ sở Hoàng Liệt)
Tên khácBệnh viện Xây dựng (đến 17/5/2023)
Trung tâm Y tế Xây dựng (trước 2005)
Vị trí
Vị tríCơ sở 1: Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
Cơ sở 2: Khu Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam
Tọa độ20°59′37″B 105°47′50″Đ / 20,9934847°B 105,7972922°Đ / 20.9934847; 105.7972922
Loại bệnh việnBệnh viện Đại học
Đại học liên kếtĐại học Quốc gia Hà Nội
Giường870
Lịch sử
Thành lập20 tháng 4 năm 1990; 33 năm trước (1990-04-20)
Liên kết
Điện thoại+84 24 3553 3686
Websitempuh.vn

Bệnh viện Đại học Y Dược là một bệnh viện đại học xếp hạng I trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội có địa chỉ cơ sở 1 tại phố Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân, Hà Nội. Trước ngày 17/5/2023, bệnh viện có tên Bệnh viện Xây dựng[1], trực thuộc Bộ Xây dựng.

Lịch sử hình thành[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1990, thành lập Trung tâm Y tế Xây dựng[2], được nâng cấp thành Bệnh viện Xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng vào năm 2005 và được xếp hạng Bệnh viện hạng I năm 2009[3][4].

Ngày 9/11/2022, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 1376/QĐ – TTg về việc chuyển giao nguyên trạng Bệnh viện Xây dựng thuộc Bộ Xây dựng về trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội[5][6][7][8][9]. Ngày 17/5/2023, Đại học Quốc gia Hà Nội chính thức tiếp nhận nguyên trạng Bệnh viện Xây dựng, tổ chức lại thành Bệnh viện Đại học Y Dược trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội theo quyết định số 1717/QĐ-ĐHQGHN, cùng ngày với lễ công nhận và bổ nhiệm chính thức hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược đối với GS. TS. TTND. Lê Ngọc Thành đang giữ chức vụ hiệu trưởng lâm thời[10].

Ban Giám đốc[sửa | sửa mã nguồn]

Giám đốc: TS. BSCC. Bùi Ngọc Minh.

Phó Giám đốc:

  • BS.CKII. Nguyễn Văn Dũng.
  • BS.CKII. Đặng Xuân Long.
  • TS. BS. Đặng Trung Dũng.

Cơ sở vật chất[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ sở chính (Quận Thanh Xuân)[sửa | sửa mã nguồn]

Bệnh viện Đại học Y Dược có trụ sở tại phố Nguyễn Quý Đức, P Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân, Hà Nội với diện tích 7.123,2 m2.

Cơ sở 2 (Quận Hoàng Mai)[sửa | sửa mã nguồn]

Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 2 với 500 giường bệnh tại Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội với diện tích đất là 30.208m2 trong đó:

Năng lực bệnh viện[sửa | sửa mã nguồn]

Trải qua quá trình phát triển, hiện nay, Bệnh viện đã và đang triển khai thực hiện những kỹ thuật chẩn đoán và điều trị công nghệ cao ngang tầm với các bệnh viện Trung ương và Hà Nội. Các kỹ thuật chuyên sâu về tim mạch như: lập bản đồ huyết áp, điện tim trong 24 giờ, chụp mạch vành điện toán và can thiệp động mạch vành qua da; siêu âm màu doppler tim, các kỹ thuật chuyên sâu về chẩn đoán hình ảnh và thăm do chức năng như: chụp CT Scanner 32, 64 dãy, chụp cắt lớp sọ não, lồng ngực, ổ bụng tầm soát khối u và các bệnh khó khác, chụp UIV, nội soi tai mũi họng; Nội soi dạ dày, trực tràng… Xét nghiệm sinh hóa, Huyết học, điện giải đồ, Xét nghiệm miễn dịch…

Bệnh viện đã triển khai thực hiện các đại phẫu, phẫu thuật nội soi ổ bụng về gan mật, thận tiết niệu, các phẫu thuật, thủ thuật về xương khớp. Bệnh viện đã và đang phối hợp với một số bệnh viện để thực hiện kỹ thuật nút mạch trong điều trị ung thư, khối u lành…

Triển khai các đơn nguyên Sức khỏe tâm thần; Chấn thương chỉnh hình, thẩm mỹ, điều trị giảm nhẹ và chăm sóc da; Ung bướu

Cơ cấu tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.[sửa | sửa mã nguồn]

Công đoàn.[sửa | sửa mã nguồn]

Khoa lâm sàng (11)[sửa | sửa mã nguồn]

  • Khoa Hồi sức cấp cứu.
  • Khoa Khám bệnh.
  • Khoa Liên chuyên khoa.
  • Khoa Ngoại tổng hợp.
  • Khoa Phụ sản.
  • Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng và Đông y.
  • Khoa Nội tổng hợp.
  • Khoa Nội tim mạch - Lão khoa.
  • Khoa Nội cán bộ - Tự nguyện.
  • Khoa Truyền nhiễm.
  • Khoa Sức khỏe nghề nghiệp.

Khoa cận lâm sàng (03)[sửa | sửa mã nguồn]

  • Khoa Xét nghiệm.
  • Khoa Chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng.
  • Khoa Dược.

Phòng chức năng (06)[sửa | sửa mã nguồn]

  • Phòng Kế hoạch tổng hợp.
  • Phòng Vật tư - Thiết bị y tế.
  • Phòng Tài chính kế toán.
  • Phòng Hành chính quản trị.
  • Phòng Tổ chức cán bộ.
  • Phòng Điều dưỡng.

Trung tâm chức năng (03)[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trung tâm Đào tạo và Nghiệp vụ Y tế ngành Xây dựng.
  • Trung tâm Y học dự phòng ngành Xây dựng.
  • Trung tâm Đào tạo Chỉ đạo tuyến.

Thành tích[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Bệnh viện Xây dựng đổi tên thành bệnh viện ĐH Y Dược trực thuộc ĐHQGHN”. Giáo dục Việt Nam. 18 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2023.
  2. ^ Trung tâm Y tế Xây dựng thành lập ngày 20/04/1990 theo quyết định số 272/QĐ-BXD do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
  3. ^ Trung tâm Y tế Xây dựng nâng cấp thành Bệnh viện Xây dựng ngày 12/09/2005 theo quyết định số 1736/QĐ-BXD
  4. ^ Theo quyết định số 1736/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
  5. ^ “Chính phủ đồng ý chuyển Bệnh viện Xây dựng về ĐH Quốc gia Hà Nội”. Môi trường và đô thị. 28 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2022.
  6. ^ News, VietNamNet. “Báo VietnamNet”. VietNamNet News. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2022.
  7. ^ “Đại học Quốc gia Hà Nội được tiếp nhận Bệnh viện Xây dựng”. Báo Thanh Niên. 27 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2022.
  8. ^ “Bệnh viện Xây dựng đã trở thành một cơ sở thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội”. VOV2.VN. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2022.
  9. ^ cand.com.vn. “Chính phủ đồng ý chuyển Bệnh viện Xây dựng về Đại học Quốc gia Hà Nội”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2022.
  10. ^ “Bổ nhiệm Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược và Ban lãnh đạo Bệnh viện ĐH Y Dược”. vnu.edu.vn. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2023.
  11. ^ a b “Tin tức”. mpuh.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2022.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)