Trường Đại học Hàng hải Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
Địa chỉ
Map
484, Lạch Tray, Q. Ngô Quyền, TP. Hải Phòng
, ,
Thông tin
Tên khácBiệt danh VMU và VIMARU
LoạiĐại học kỹ thuật hệ công lập
Khẩu hiệutrường đại học hàng hải Việt Nam tại thành phố Hải Phòng
Thành lập1 tháng 4 năm 1956; 67 năm trước (1956-04-01)
Hiệu trưởngPGS. TS. Phạm Xuân Dương
Websitevimaru.edu.vn
Tổ chức và quản lý
Phó hiệu trưởngTS. Nguyễn Khắc Khiêm

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (tiếng Anh: Vietnam Maritime UniversityVMU) hay còn được gọi bằng cái tên "Mái trường đại dương" là một đơn vị giáo dục trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, chuyên đào tạo về kỹ thuật, với thế mạnh về đào tạo nhóm ngành hàng hải và logistics được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia, có vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục của Việt Nam.

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện đang là thành viên của Hiệp hội các trường Đại học Hàng hải châu Á - Thái Bình Dương (AMETIAP) và Hiệp hội các trường Đại học Hàng hải Quốc tế (AMU).

Chương trình đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Bậc Đại học[sửa | sửa mã nguồn]

Đào tạo chính quy 47 chuyên ngành, trong đó: 38 chương trình đại trà, 4 chương trình chất lượng cao, 2 lớp chọn và 3 chương trình tiên tiến.

Hệ chính quy[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Điều khiển tàu biển (ĐKT)
  2. Khai thác máy tàu biển (MKT)
  3. Quản lý Hàng hải (QHH)
  4. Điện tự động giao thông vận tải (ĐTT)
  5. Điện tự động công nghiệp (ĐTĐ)
  6. Tự động hóa hệ thống điện (TĐH)
  7. Điện tử viễn thông (ĐTV)
  8. Thiết kế tàu và công trình ngoài khơi (VTT)
  9. Đóng tàu và công trình ngoài khơi (ĐTA)
  10. Máy tàu thủy (MTT)
  11. Máy và tự động hóa xếp dỡ (MXD)
  12. Kỹ thuật cơ khí (KCK)
  13. Kỹ thuật cơ điện tử (CĐT)
  14. Kỹ thuật ô tô (KTO)
  15. Kỹ thuật nhiệt lạnh (KNL)
  16. Máy và tự động công nghiệp (MCN)
  17. Quản lý kỹ thuật công nghiệp (QKC)
  18. Xây dựng công trình thủy (CTT)
  19. Kỹ thuật an toàn hàng hải (BĐA)
  20. Xây dựng dân dụng và công nghiệp (XDD)
  21. Kiến trúc và nội thất (KTD)
  22. Quản lý công trình xây dựng (QCX)
  23. Công trình giao thông và cơ sở hạ tầng (KCĐ)
  24. Công nghệ thông tin (CNT)
  25. Công nghệ phần mềm (KPM)
  26. Kỹ thuật truyền thông và mạng máy tính (TTM)
  27. Kỹ thuật môi trường (KMT)
  28. Kỹ thuật công nghệ hóa học (KHD)
  29. Kinh tế vận tải biển (KTB)
  30. Kinh tế vận tải thủy (KTT)
  31. Kinh tế ngoại thương (KTN)
  32. Quản trị kinh doanh (QKD)
  33. Quản trị tài chính kế toán (QKT)
  34. Quản trị tài chính ngân hàng (TCH)
  35. Luật hàng hải (LHH)
  36. Logistics và chuỗi cung ứng (LQC)
  37. Tiếng Anh thương mại (ATM)
  38. Ngôn ngữ Anh (NNA)

Hệ chất lượng cao và lớp chọn[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Điều khiển tàu biển (Chọn)
  2. Khai thác máy tàu biển (Chọn)
  3. Điện tự động công nghiệp (CLC)
  4. Công nghệ thông tin (CLC)
  5. Kinh tế vận tải biển (CLC)
  6. Kinh tế ngoại thương (CLC)

Chương trình tiên tiến[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Toàn cầu hóa và thương mại hàng hải (Global Studies & Maritime Affairs - GMA)
  2. Kinh doanh quốc tế và Logistics (International Business & Logistics - IBL)
  3. Quản lý kinh doanh và Marketing (Business Management & Marketing - BMM)

Bậc Thạc sĩ[sửa | sửa mã nguồn]

Đào tạo 17 chuyên ngành:

  1. Bảo đảm an toàn hàng hải           
  2. Quản lý hàng hải               
  3. Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
  4. Kỹ thuật điện tử - viễn thông
  5. Điều khiển tàu biển                               
  6. Kỹ thuật xây dựng công trình thủy
  7. Kỹ thuật xây dựng dân dụng và công nghiệp
  8. Quản lý dự án đầu tư và xây dựng
  9. Khai thác, bảo trì tàu thủy                          
  10. Kỹ thuật điện tử
  11. Kỹ thuật tàu thủy               
  12. Máy và thiết bị tàu thủy                             
  13. Công nghệ thông tin              
  14. Quản lý kinh tế
  15. Quản lý tài chính
  16. Quản lý vận tải và Logistics
  17. Kỹ thuật môi trường       

Người học có thể đăng ký chương trình chất lượng cao hoặc chương trình liên kết để nâng cao chất lượng đào tạo.

Bậc Tiến sĩ[sửa | sửa mã nguồn]

Đào tạo 08 chuyên ngành:

  1. Kỹ thuật tàu thủy                                
  2. Khai thác, bảo trì tàu thủy
  3. Máy và thiết bị tàu thủy                            
  4. Tổ chức và quản lý vận tải
  5. Bảo đảm an toàn hàng hải                       
  6. Điều khiển tàu biển
  7. Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa         
  8. Kỹ thuật xây dựng công trình thủy   

Bậc cao đẳng[sửa | sửa mã nguồn]

Đào tạo 18 chuyên ngành:

  1. Điều khiển tàu biển
  2. Khai thác máy tàu thủy
  3. Sửa chữa máy tàu thủy
  4. Điện công nghiệp
  5. Kỹ thuật điện tàu thủy
  6. Điện tự động công nghiệp
  7. Lắp đặt thiết bị lạnh
  8. Kinh tế vận tải biển
  9. Logistics
  10. Quản trị kinh doanh
  11. Quản trị tài chính kế toán
  12. Kế toán doanh nghiệp
  13. Công nghệ ô tô
  14. Công nghệ thông tin
  15. Hàn
  16. Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy
  17. Cắt gọt kim loại
  18. Kỹ thuật ống công nghệ

Lịch sử hình thành[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trường sơ cấp Hàng hải, tiền thân của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, được thành lập vào ngày 01/04/1956 tại Hải Phòng. Năm 1957, Trường được nâng cấp thành Trường Trung cấp Hàng hải. Năm 1976, Trường được nâng cấp thành Trường Đại học Hàng hải. Năm 1984, Trường Đại học Giao thông thủy sáp nhập vào Trường Đại học Hàng hải. Tháng 8 năm 2013, Trường chính thức được đổi tên thành Trường Đại học Hàng hải Việt Nam và trở thành một trong các trường được đầu tư để trở thành trường trọng điểm quốc gia.
  • Trải qua lịch sử gần 60 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, Trường Đại học hàng hải Việt Nam đã và đang đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, phục vụ nền kinh tế hướng ra biển của đất nước. Với những cống hiến to lớn của các thế hệ thầy và trò Nhà trường cho Tổ quốc, Trường đã vinh dự được Đảng, Nhà nướcChính phủ trao tặng nhiều phần thưởng cao quý, trong đó có danh hiệu Anh hùng Lao động, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Nhì, Ba, cùng nhiều danh hiệu cao quý khác.
  • Tháng 11 năm 2002, Trường được công nhận là thành viên chính thức của Hiệp hội các Trường Đại học Hàng hải khu vực châu Á - Thái Bình Dương (AMETIAP), nay là Global MET. Đặc biệt, tháng 8 năm 2004, Trường đã được công nhận trở thành thành viên đầy đủ của Hiệp hội các Trường Đại học Hàng hải Quốc tế (IAMU).
  • Tháng 5 năm 2005, Trường đã vượt qua quá trình đánh giá của Tổng cục đo lường chất lượng (STAMEQ) và vinh dự là đơn vị đầu tiên trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng cả nước được cấp Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000 và đã được nâng cấp lên phiên bản ISO 9001: 2008 từ tháng 11 năm 2012.
  • Sau quá trình kiểm định chất lượng giáo dục đại học, ngày 25 tháng 2 năm 2009, Bộ Giáo dục & Đào tạo ra thông báo số 110/TB-BGDĐT công nhận Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục quốc gia

Bộ máy tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Ban Giám hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Hiệu trưởng: PGS. TS. Phạm Xuân Dương

Phó Hiệu trưởng

  • PGS. TS. Nguyễn Thanh Sơn
  • PGS. TS. Nguyễn Minh Đức

Đội ngũ cán bộ, giảng viên và công nhân viên[sửa | sửa mã nguồn]

Trường hiện có 683 giảng viên và 281 cán bộ quản lý. Trong đó:

Chức năng - Nhiệm vụ[sửa | sửa mã nguồn]

Trường chịu trách nhiệm đào tạo và huấn luyện như sau:

  • Bậc Tiến sĩ: 08 chuyên ngành.
  • Bậc Thạc sĩ: 12 chuyên ngành.
  • Bậc Đại học: 43 chuyên ngành thuộc 09 khoa chuyên môn và 03 viện.
  • Huấn luyện và cập nhật kiến thức để thi lấy Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn các mức trách nhiệm vận hành và quản lý cho sĩ quan hàng hải hạng 1 và 2 theo yêu cầu của Công ước Quốc tế STCW78/95 sửa đổi 2010.
  • Huấn luyện và cấp chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản và nâng cao cho thuyền viên theo yêu cầu của Công ước Quốc tế STCW78/95 sửa đổi 2010.
  • Huấn luyện và cấp chứng chỉ huấn luyện nghiệp, huấn luyện đặc biệt cho thuyền viên: Mô phỏng RADAR/ARPA, GMDSS, tàu dầu, tàu chở khí hóa lỏng, tàu chở hóa chất, tàu khách, tàu Ro-Ro,…

Các đơn vị và phòng ban trực thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

Quan hệ quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Với đặc thù là một trường đại học chuyên ngành có tính quốc tế cao do ngành Hàng hải là một trong những ngành được quốc tế hóa sớm nhất nên các hoạt động quan hệ quốc tế của trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã sớm được lãnh đạo Nhà trường xác định là một nhiệm vụ chiến lược và thường xuyên quan tâm, chỉ đạo sát sao. Một số thành tích nổi bật về công tác Quan hệ Quốc tế trong một số năm gần đây:

- Xúc tiến thành lập được 3 công ty liên doanh với các đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc.
- Xúc tiến triển khai nhiều chương trình liên kết đào tạo sau đại học với nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới của các nước như: Anh, Pháp, Thụy Điển, Hà Lan, Bỉ, Nga, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... Qua đó đào tạo được: trên 60 tiến sĩ khoa học, tiến sĩ kỹ thuật cho ngành Giao thông Vận tải, thành phố Hải Phòng và Nhà trường; hàng chục thạc sĩ khoa học các chuyên ngành mũi nhọn phục vụ chiến lược kinh tế biển của đất nước nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng.
- Xây dựng, triển khai thành công và đưa vào ứng dụng có hiệu quả 10 dự án tài trợ không hoàn lại, chương trình hỗ trợ kỹ thuật kiểu dự án với tổng giá trị tài trợ lên đến gần 15 triệu USD. Các dự án này đã mang lại cho Nhà trường hàng chục thiết bị huấn luyện, thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế, trên 800 đầu sách kỹ thuật, tài liệu tham khảo chuyên ngành tiếng Anh, nhiều khóa đào tạo chuyên sâu.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng, các đơn vị có liên quan, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong 71 nước đầu tiên có tên trong "Danh sách trắng" của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO). Thông qua đó, các sĩ quan, thuyền viên Việt Nam được phép hành nghề trên phạm vi toàn thế giới mà không cần tham gia thêm các khóa huấn luyện của nước ngoài.
- Xây dựng thành công hồ sơ góp phần đưa Trường Đại học Hàng hải được công nhận là thành viên chính thức của Hiệp hội các Trường Đại học Hàng hải khu vực châu Á – Thái Bình Dương (nay là Hiệp hội các cơ sở đạo tạo và huấn luyện Hàng hải toàn cầu – Global MET) năm 2002 và được công nhận là thành viên chính thức của Hiệp hội các Trường Đại học Hàng hải quốc tế (International Association of Maritime Universites - IAMU) năm 2004.
- Tổ chức thành công nhiều hội thảo, hội nghị khoa học mang tầm cỡ khu vực, châu lục.
- Tham gia nhiều chương trình phối hợp nghiên cứu khoa học có tính thực tiễn cao ở trong nước và quốc tế.


Bên cạnh đó, Phòng Quan hệ Quốc tế cũng đã tham mưu cho Ban Giám hiệu Nhà trường ký kết, triển khai thành công nhiều chương trình hợp tác đào tạo, huấn luyện và nghiên cứu khoa học với trên 20 trường đại học lớn của thế giới, tiêu biểu như:

- Đào tạo tiến sĩ chuyên ngành theo chương trình đào tạo từ xa của Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga.
- Phối hợp đào tạo tiến sĩ chuyên ngành và trao đổi thông tin nghiên cứu hàng hải với Trường Đại học Hàng hải Tokyo (Nhật Bản), Trường Đại học Hàng hải Hàn Quốc, Trường Đại học Kỹ thuật Delft (Hà Lan), Trường Đại học Liege, Đại học Ghent (Bỉ)…

Thành tích[sửa | sửa mã nguồn]

  • Năm 2005:
- Cờ thi đua Chính phủ, số QĐ 138/QĐ-TTg, 25/2/2006, Thủ tướng
- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GTVT, Số 138/QĐ-BGTVT, ngày 1/12/2004;
- 3 tập thể, 5 cá nhân được tặng Bằng khen của Bộ trưởng BGTVT số 3623/QĐ-BGTVT,26/11/2004;
- 30 cá nhân được tặng danh hiệu CSTĐ ngành GTVT, số 3489/QĐ-BGTVT ngày20/9/2005;
  • Năm 2006:
- Cờ Thi đua Chính phủ, Số 100/QĐ-TTG, 19/1/2006, Thủ tướng;
- Huân chương Độc lập hạng Nhất, 216/2006/CTN, ngày15/2/2006, Chủ tịch nước;
- Danh hiệu "Anh hùng lao động", 420/2006/QĐ-CTN, 24/3/2006, Chủ tịch nước;
- Cờ thi đua xuất sắc của BGTVT, số 57/QĐ - BGTVT, ngày 11/1/2007, Bộ trưởng;
- Cờ thi đua của tổng liên đoàn lao động Việt Nam, số 561/QĐ-TLĐ, ngày 27/3/2006, CT Cù Thị Hậu
- Cờ thi đua của Liên đoàn Lao động Thành phố Hải Phòng, 86/QĐ-LĐLĐ, CT LĐLĐ Hải Phòng
- Bằng khen của Bộ GD&ĐT, 7566/QĐ-BGD&ĐT, ngày 22/12/2006, BT Nguyễn Thiện Nhân;
- 2 cá nhân đượng tặng Huân chương Lao động hạng Ba;
- 1 cá nhân "CSTĐ" Toàn quốc
- 1 Nhà giáo nhân dân, 05 Nhà giáo ưu tú.
  • Năm 2007:
- Cờ thi đua Chính phủ, số 08/QĐ-TTg,22/01/2008, TT Nguyễn Tấn Dũng
- Cờ thi đua xuất sắc của BGTVT, -24/QĐ-BGTVT, 04/01/2008, BT. BGTVT
- Bằng khen Bộ GD&ĐT,115/QĐ-BGD&ĐT,5/1/2007, Thứ trưởng Phạm Vũ Luận
- Bằng khen của UBND TP Hải Phòng, 226/QĐ-UBND 15/11/2007, CT UBDN TP Trịnh Quang Sử
- Bằng khen của Bộ GD&ĐT cho Trường, 6378/QĐ-BGĐT, ngày 03/10/200, BT Nguyễn Thiện Nhân
- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, Số 1057/QĐ-BLĐTBXH, BT Nguyễn Thị Hằng
  • Năm 2008
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, số 100/QĐ-TTg, ngày 22/1/2008, PTT Nguyễn Sinh Hùng
- 01 tập thể được tặng Huân chương LĐ hạng ba, Số 1573/QĐ-CTN PCT Nước Nguyễn Thị Doan
- Cờ thi đua Xuất sắc của Bộ GTVT, 3927/QĐ-BGTVT, ngày 29/12/2008, BT Hồ nghĩa Dũng
- Bằng khen thủ tướng cho 01 cá nhân, Số 1565/QĐ-TTg ngày ngày 07/11/2008, PTT Nguyễn Sinh Hùng
- Cúp vàng ISO,
- Bằng khen của Công đoàn GD Việt Nam, số 411/QĐ-KTCĐGD ngày 29/9/2009, CT Nguyễn Cảnh Dương
- Bằng khen của UBND Thành phố HP cho Trường, Số 137/QĐ- UBND ngày 19 /8/2008
- Bằng khen của UBND thành phố HP cho Trường, CT Trịnh Quang Sử
  • Năm 2009-2010:
- Cờ thi đua Xuất sắc của Bộ Giao thông vận tải;
- Cờ thi đua của TW Đoàn Thanh niên CSHCM;
- Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, số 94/QĐ-TLĐ ngày 08/1/2010, CT Đặng Ngọc Tùng;
- Huân chương Lao động hạng nhất cho 1 tập thể, số 1142/QĐ-CTN, PCT Nguyễn Thị Doan;
- Huân chương lao động hạng nhì cho 1 tập thể (Công đoàn trường), Số 388/QĐ-CTN ngày 01/4/2010;
- Huân chương Lao động hạng ba cho 1 cá nhân, Số 388/QĐ-CTN ngày 01/4/2010;
- 1 cá nhân (đ/c Hiệu trưởng) được tặng danh hiệu CSTĐ toàn quốc, số 1260/QĐ-TTg ngày 22/7/2010;
- Bằng khen thủ tướng cho 2 cá nhân, Số 31/QĐ-TTg ngày 09/1/2009;
- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GTVT cho Trường, Số 2589/QĐ-BGTVT, ngày 08/9/2009;
- Đảng bộ 05 năm liền được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh;
- Bằng khen của UBND Thành phố, Số 61/QĐ-UBND ngày 29/01/2010, CT UBND TP Hải Phòng.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]