Bước tới nội dung

Insa-dong

Insa-dong
Tên tiếng Triều Tiên
Hangul
Hanja
Romaja quốc ngữInsadong
McCune–ReischauerInsadong

Insa-dong (Hán Việt: Nhân Tự động) là một dong, hoặc phường của quận Jongno-gu, Seoul, Hàn Quốc. Con đường chính là Insadong-gil, nó nối nhiều hẻm sâu vào trong quận,[1] với nhiều bức tranh hiện đại và tiệm trà.[2] Nó từng là một khu chợ lớn nhất bày bán các cổ vật và các tác phẩm ở Hàn Quốc.[3]

Diện tích vùng là 12.7 héc (hoặc 31.4 mẫu),[4] quận giáp ranh với Gwanhun-dong ở phía Bắc, Nagwon-dong ở phía Đông, và Jongno 2-ga, Jeokseon-dong ở phía Nam, và Gongpyeong-dong ở phía Tây.[5]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Cửa hàng gốm sứ truyền thống Hàn Quốc
Giấy xếp
Tượng Phật ở chợ phiên Insadong
Hẻm Insadong

Insadong ban đầu có hai thị trấn có tên kết thúc với âm "In" và "Sa". Được chia cách bởi dòng suối chạy dọc con đường lộ chính hiện nay của Insadong. Insadong có từ 500 năm trước đây là một vùng lưu trú của giới quan chức chính phủ.[6] Trong giai đoạn đầu của Nhà Triều Tiên (1392–1897), nơi này thuộc về Gwanin-bang và Gyeonpyeong-bang - bang là tên của một đơn vị hành chính suốt thời gian này[7] - của Hanseong (tên cũ của thủ đô, Seoul).[5] Trong thời Nhật thuộc, các quý tộc giàu có của Hàn Quốc buộc phải di dân và bán hết tài sản, khu buôn bán vào thời điểm trở thành nơi kinh doanh đồ cổ. Sau khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên, khu vực này trở thành tâm điểm đời sống nghệ thuật và cà phê Hàn Quốc.[6] Nó trở thành địa điểm nổi tiếng dành cho khách nước ngoài đến Hàn Quốc trong suốt những năm 1960, người ta gọi nó là vùng "hẻm của Mary".[8] Nó trở thành địa điểm nổi tiếng thu hút du khách quốc tế trong suốt Thế vận hội Seoul 1988.[6] Vào năm 2000 khu vực này đã được cải tạo,[9][10] và, sau cuộc biểu tình, tốc độ đô thị hóa của vùng đã dừng lại trong 2 năm sau đó.[6] Hiện nay đoạn đường sau của Insadong vẫn tiếp tục chỉnh trang với các cửa hàng cà phê, nhà hàng sân vườn.

Điểm tham quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Insadong-gil "còn được gọi là tuyến đường truyền thống dành cho du khách địa phương và nước ngoài"[11] và đại hiện cho "văn hóa của quá khứ va tương lai".[12] Nó hoà trộn không gian giữa lịch sử và hiện đại và là một "khu vực duy nhất của Seoul thực sự đại diện cho văn hoá lịch sử của quốc gia."[11] Phần lớn các toà nhà truyền thống ban đầu thuộc sở hữu của các thương gia và quan chức. Một số khu dân cư lớn hơn, được xây dựng cho quan quân về hưu trong suốt triều đại Triều Tiên. Hầu hết các toà nhà cũ hiện được sử dụng làm nhà hàng hoặc cửa hàng. Các toà nhà mang ý nghĩa lịch sử lớn trong vùng là dinh thự Unhyeongung, Jogyesa - một trong những đền Phật giáo Hàn Quốc lớn nhất, và một đền Giáo hội Trưởng Nhiệm lâu đời nhất Hàn Quốc.[4]

Khu vực này nổi tiếng với nhiều địa điểm tham quan và thu hút xấp xỉ 100.000 người tham quan vào Chủ nhật năm 2000.[6] Insadong còn là một địa điểm tham quan cho quan chức nước ngoài như nữ hoàng Elizabeth II và hoàng tử Tây Ban Nha, Hà Lan.[13] Nó bao gồm 40 phần trăm cửa hàng đồ cổ trên cả nước và 90 phần trăm văn phòng phẩm truyền thống.[14] Đặc biệt đáng chú ý là Tongmungwan,[15] cửa hàng sách lâu đời nhất ở Seoul, và phòng tranh nghệ thuật Kyung-in,[16] cửa hàng trà lâu đời nhất. Hàng ngày có trình diễn thư pháp và múa pansori.[17]

Ssamzigil, một trung tâm mua sắm tập trung các cửa hàng thủ công mỹ nghệ, cũng là một điểm nổi bật trong Insadong. Nó được mở cửa vào năm 2004.[18]

Điểm tham quan khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Cung điện Unhyeon, tháp chuông Bosingak, và Tháp Jongno có thể tìm thấy ở khu vực này. Samcheongdong là một dong gần đó với tranh nghệ thuật. Một trong những địa điểm thu hút hiện nay là bảo tàng Asia Eros, mở cửa vào năm 2004, và tự nhận là bảo tàng đầu tiên của Hàn Quốc về tình dục.[19].

Vùng này nằm trong danh sách 10 món ăn đường phố ngon nhất châu Á với gimbap, odeng, bungeoppang.[20]

Vận chuyển

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 1 năm 2013, Tổng công ty đường sắt cao tốc đô thị Seoul phát hành sách hướng dẫn miễn phí với 3 ngôn ngữ: Tiếng Anh, Nhật và Trung Quốc (phồn thể và giản thể), trong đó có 8 tour cũng như các khuyến nghị về phòng ở, khách sạn và trung tâm mua sắm. Chúng được phân phối từ trạm thông tin trong 44 ga tàu điện 44, cụ thể là Ga Itaewon trên Tuyến 6Ga Gwanghwamun trên Tuyến 5. Các chuyến du lịch được thiết kế với các chủ đề khác nhau, như văn hoá truyền thống Hàn Quốc. Đi từ Ga Jongno 3-ga đến Ga AngukGa Gyeongbokgung trên Tuyến 3 có thể được giới thiệu tại các cửa hàng đồ cổ và khu trưng bày ảnh nghệ thuật của khu vực này.[22]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ David Armstrong (ngày 3 tháng 6 năm 2007), SEOUL lives life on the edge SFGate
  2. ^ Rachel Sang-hee Han; Frances Cha (ngày 17 tháng 12 năm 2012). “13 things you've got to do in Seoul”. CNN Travel. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2013.
  3. ^ Moon, So-young (ngày 10 tháng 3 năm 2009). “Something alluring stays on art street; Glimpse of Business in Seoul 38th in a series: Insadong gallery street”. JoongAng Ilbo. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2009.
  4. ^ a b Kimm, Jong-soung (1996). “The Insadong District in Seoul: An Urban Design Proposal”. Trong Davidson, Cynthia C. (biên tập). AnyWise. New York, N.Y.: MIT Press. tr. 100–105. ISBN 0-262-54082-7.
  5. ^ a b “인사동 Insa-dong 仁寺洞” (bằng tiếng Hàn). Doosan Encyclopedia. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2009.[liên kết hỏng]
  6. ^ a b c d e Krich, John (ngày 7 tháng 4 năm 2000). “Decision to Stop Building in Insadong Triggers a Battle Over What to Save”. The Wall Street Journal. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2009.
  7. ^ 방 坊 (bằng tiếng Hàn). Doosan Encyclopedia. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2009.
  8. ^ Clark, Allen D.; Donald N. Clark (1969). Seoul Past and Present: A Guide to Yi T'aijo's Capital. Seoul: Royal Asiatic Society, Korea Branch; Hollym Corporation. tr. 209.
  9. ^ “Renovated Insa-dong Avenue Beckons Popular Visitors”. The Korea Times. ngày 17 tháng 10 năm 2000. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2009.
  10. ^ “Insa-dong Cultural Festival Brightened by Renovations”. The Korea Times. ngày 14 tháng 10 năm 2000. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2009.
  11. ^ a b Ch'oe, Chun-sik; Chŏng-hun Pak; Chun-sŏk Pak (2005). Soul in Seoul: a cultural journey. Tong Asia. tr. 122. ISBN 89-88165-56-X.
  12. ^ Ch'oe (2005:150)
  13. ^ Ch'oe (2005:154-155)
  14. ^ Ch'oe (2005:127)
  15. ^ Ch'oe (2005:126)
  16. ^ Ch'oe (2005:131)
  17. ^ Ch'oe (2005:148)
  18. ^ 'ssamzigil' official website”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2016.
  19. ^ Giordono, Joe (ngày 3 tháng 7 năm 2005). “In Seoul, the Insadong experience is not to be missed”. Stars and Stripes. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2009. [liên kết hỏng]
  20. ^ Goldberg, Lina "Asia's 10 greatest street food cities" Lưu trữ 2012-03-25 tại Wayback Machine CNN Go. ngày 23 tháng 3 năm 2012. Truy cập 2012-04-11
  21. ^ Nilsen, Robert (2004). “Insadong”. Moon Handbooks: South Korea. Avalon Travel Publishing. tr. 222. ISBN 1-56691-418-3.
  22. ^ Kwon, Sang-soo (ngày 26 tháng 1 năm 2013). “Free guide for Seoul's subway riders”. Joongang Daily. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2013.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết

[sửa | sửa mã nguồn]