Kiến đảng vĩ nghiệp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kiến đảng vĩ nghiệp
Đạo diễn
Sản xuấtHàn Tam Bình
Kịch bản
  • Đổng Triết
  • Hoàng Hân
  • Quách Tấn Lập
Âm nhạc
  • Mã Thượng Hựu
  • Thư Nam
Quay phimTriệu Hiểu Thì
Dựng phimHứa Hoành Vũ
Hãng sản xuất
Phát hành
  • Tập đoàn điện ảnh Trung Quốc (Trung Hoa đại lục)
  • China Lion Film Distribution (quốc tế)
Công chiếu
  • 15 tháng 6 năm 2011 (2011-06-15)
Độ dài
118 phút
Quốc giaTrung Quốc
Ngôn ngữTiếng Trung

Kiến đảng vĩ nghiệp (giản thể: 建党伟业; phồn thể: 建黨偉業; bính âm: Jiàn Dǎng Wěi Yè; tiếng Anh: The Founding of a Party) là một bộ phim điện ảnh tuyên truyền của Trung Quốc công chiếu năm 2011 nhân kỷ niệm 90 thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bộ phim do Hoàng Kiến TânHàn Tam Bình cùng làm đạo diễn (hai người trước đó đã thực hiện bộ phim liên quan mang tên Đại nghiệp kiến quốc), với sự tham gia của dàn minh tinh hàng đầu của Hoa ngữ, gồm Lưu Đức Hoa, Châu Nhuận Phát và nhiều diễn viên khác. Tác phẩm do Tập đoàn điện ảnh Trung Quốc trực thuộc nhà nước sản xuất và miêu tả sự hình thành Đảng Cộng sản Trung Quốc, bắt đầu bằng sự sụp đổ của nhà Thanh vào năm 1911 và kết thúc bằng Đại hội Đảng đầu tiên vào năm 1921.

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu thế kỷ 20, Trung Quốc trải sự chia rẽ về mặt chính trị và một cá nhân gồm Mao Trạch Đông, Lý Đại ChiêuChu Ân Lai đã hình dung về một đất nước Trung Quốc thống nhất, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng chính trị ngay sau Cách mạng Tân Hợi (1911), khép lại hàng thế kỷ của triều đại phong kiến trong nước. Sau Thế chiến I, Khối Đồng Minh phương Tây đã trao Thanh Đảovịnh Giao Châu cho đế quốc Nhật Bản tại hòa ước Versailles, qua đó khuấy động tình yêu nước của thanh thiếu niên Trung Quốc và khởi phát Phong trào Ngũ Tứ vào năm 1919. Tháng 3 năm 1920, Grigori Voitinsky đến Trung Quốc để truyền bá chủ nghĩa cộng sản ở Viễn Đông; ngày 22 tháng 7 năm 1921, 13 đại diện từ khắp Trung Quốc gặp nhau tại khu ký túc xá nữ của Thượng Hải nhằm thành lập tổ chức mà về sau gọi là Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Phân vai[sửa | sửa mã nguồn]

Diễn viên Vai diễn
Lưu Diệp[1][2] Mao Trạch Đông
Trần Khôn[2][3] Chu Ân Lai
Lý Thấm[1] Dương Khai Tuệ
Hoàng Giác Lý Đạt
Liêu Phàm Chu Đức
Châu Nhuận Phát[3] Viên Thế Khải
Thích Ngọc Vũ Vương Tận Mỹ
Vương Học Bình Bao Huệ Tăng
Trương Nhất Sơn Đặng Ân Minh
Đồng Thụy Hân Trần Công Bác
Phạm Chí Bác Thái Sướng
Lý Tinh Viên Khắc Định
Bạch Băng Lư Ẩn
Hoàng Lỗi Tào Nhữ Lâm
Đỗ Thuần Hứa Đức Hành
Vương Tân Quân Hứa Sùng Trí
Đào Trạch Như Trương Huân
Lưu Nghi Vỹ Đoàn Chi Quý
Hầu Dũng Đường Thiệu Nghi
Đại Húc Vu Phương Châu
Dương Dương Dương Khai Trí (zh)
Trương Hy Lâm Vương Chính Đình
Vương Lực Hoành La Gia Luân
Ma Jing Phóng viên
Hà Vân Vĩ Phiên dịch viên tiếng Pháp
Từ Hải Kiều Cù Thu Bạch
Ôn Nhược Hàn Trương Thái Lôi
Lưu Đào Ôn Tĩnh Hoàng quý phi
Tỉnh Bách Nhiên Tạ Thiệu Mẫn (zh)
Hồng Kiếm Đào Hoàng Hưng
Bao Bối Nhĩ Sinh viên Đại học Bắc Kinh
Sergey Barkovski Vladimir Lenin
Cầu Mộ Viễn Phổ Nghi
Trương Gia Dịch Lý Đại Chiêu
Lý Thần Trương Quốc Đào
Trương Chấn[2][4] Tưởng Giới Thạch
Châu Tấn Vương Hội Ngộ
Lưu Đức Hoa[4] Thái Ngạc
Trương Hàm Dư Tống Giáo Nhân
Hà Bình Hà Thúc Hoành
Đàm Khải Trần Đàm Thu
Hoàng Hiên Lưu Nhân Tịnh (zh)
Diệp Tuyền[3] Lý Lệ Trang (zh)
Vương Lạc Đan Trương Nhược Danh
Xa Vĩnh Lê Lục Tiểu Mạn
Liễu Vân Long Tưởng Bách Lý
Lưu Văn Trị Từ Thế Xương
Phạm Vĩ Lê Nguyên Hồng
Phương Trung Tín Dương Độ
Ngô Ngạn Tổ Hồ Thích
Tổ Phong Đặng Trung Hạ
Quả Tịnh Lâm Chương Tôn Tường (zh)
Trần Đạo Minh Cố Duy Quân
Đỗ Chí Quốc thủ lĩnh đội vệ sĩ
Vương Lịch Hâm Lý Phú Xuân
Lý Tuyết Kiên Dương Xương Tế
Đặng Siêu Trần Nghị
Hàn Canh Đặng Tiểu Bình
Đổng Khiết[3][4] Tống Khánh Linh
Vitalii Vladasovich Grachyov Grigori Voitinsky
Tăng Chí Vĩ phóng viên của Đại Công báo
Hồ Hạnh Nhi vợ lẽ của Viên Thế Khải
Gera Shchenko Andriyan Henk Sneevliet
Đỗ Chí Quốc Viên cảnh sát
Phùng Viễn Chinh Trần Độc Tú
Phan Việt Minh Thái Hồ Sâm
Đổng Tuyền Hướng Cảnh Dư
Thang Duy Đào Nghị (zh)
Angelababy Tiểu Phụng Tiên (zh)
Mã Thiếu Hoa Tôn Trung Sơn
Châu Kiệt Lý Hán Tuấn
Vương Đan Nhung Đổng Tất Vũ
Trương Dịch Chu Phật Hải
Vương Học Kỳ Thái Nguyên Bồi
Vương Bách Kiệt Tiêu Tử Thăng
Ngô Vũ Sâm Lâm Sâm
Tần Lam Tô Tuyết Lâm
Lữ Lương Vĩ Ngô Bội Phu
Triệu Bôn Sơn Đoàn Kỳ Thụy
Phùng Củng Phùng Quốc Chương
Trương Gia Huy Lương Khải Siêu
Vu Hiểu Quang Lưu Thiếu Kỳ
Phạm Băng Băng[3][4] Long Dụ Hoàng thái hậu
Khương Võ Đào Thành Chương
Phó Tân Bác Cao Quân Vũ
Nhiếp Viễn Trần Kỳ Mỹ
Dương Thiên Hoa thiếu nữ của Hồng Kông
Phương Lực Thân thanh niên của Hồng Kông
Kenichi Miura Đại diện của Nhật Bản ký 21 yêu sách

Sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Kiến đảng vĩ nghiệp nằm trong chùm 28 bộ phim điện ảnh mà Tổng cục Phát thanh Truyền hình Quốc gia Trung Quốc vận động và đặt hàng nhân kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Phim bấm máy vào ngày 18 tháng 8 năm 2010 tại địa điểm ghi hình của Tập đoàn điện ảnh Trung Quốc ở quận Hoài Nhu, Bắc Kinh.

Được truyền thông phương Tây mệnh danh là "sử thi tuyên truyền",[5][6] bộ phim quy tụ một dàn minh tinh gồm những người nổi tiếng từ Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Đài Loan và các quốc gia khác, để họ hóa thân thành nhiều nhân vật lịch sử; các diễn viên danh tiếng gồm Lưu Đức Hoa, Châu Nhuận Phát, ca sĩ người Mỹ gốc Đài Loan Vương Lực Hoành,[7] đạo diễn phim người Hồng Kông Ngô Vũ Sâm,[8] nam diễn viên Đài Loan Trương Chấn,[9] nam diễn viên Hồng Kông Tăng Chí Vĩ,[10] ca sĩ Trung Quốc đại lục Hàn Canh[11] và ca sĩ người Nga Vitalii Vladasovich Grachyov (nghệ danh Vitas).[12] Lưu Diệp (diễn viên thủ vai Mao Trạch Đông trẻ) được cho đã tăng tới 10 kilôgam (22 lb) để đóng vai này nhờ ăn 20 quả trứng mỗi ngày.[13] Truyền thông đưa tin rằng đã có hơn 400 diễn viên đi thử vai cho bộ phim.[13]

Trong buổi họp báo vào ngày 8 tháng 6 năm 2011, đạo diễn Hoàng Kiến Tân cho biết bộ phim sẽ bị lược một số cảnh, vì bản phim gốc có thời lượng quá dài để đem chiếu rạp.[14] Trong số những cảnh bị cắt, phim có lược cả cảnh diễn xuất vai Đào Nghị, một người tình ban đầu của Mao Trạch Đông (do nữ diễn viên Thang Duy thể hiện). Một số phương tiện truyền thông cho rằng cháu trai của Mao Trạch Đông là Mao Tân Vũ[15] (thiếu tướng trong Quân Giải phóng Nhân dân) phản đối cô đóng vai này (có nhắc tới vai diễn trước của cô trong bộ phim giật gân khiêu dâm Sắc, Giới). Tuy nhiên, một giám đốc tập đoàn điện ảnh cáo buộc rằng một nhóm "người trong ngành" giấu tên đã chất vấn về độ xác thực của nhân vật trong phim và phủ nhận quyết định cắt phim liên quan đến vai diễn của Thang Duy trong Sắc, Giới.[5]

Kinh phí sản xuất phim đã được nâng cao hơn so với bộ phim trước của Hàn Tam BìnhĐại nghiệp kiến quốc, với khâu quay phim trên màn ảnh rộng tốt hơn của Triệu Hiểu Thì. Giống với Kiến quốc, Kiến đảng cũng có Thư Nam sáng tác nhạc nền. Một vài thước phim tài liệu đen trắng được đưa vào phim.[16] Bộ phim còn được trao cơ hội để ghi hình tại Điện Kremli, Moskva.[17]

Tài trợ[sửa | sửa mã nguồn]

Shanghai GM - liên doanh của Trung Quốc với hãng xe ô tô khổng lồ General Motors của Mỹ để thông báo vào tháng 9 năm 2010 rằng chi nhánh Cadillac của hãng đã trở thành 'đối tác kinh doanh chính' tài trợ cho bộ phim.[18] General Motors hứng chịu chỉ trích sau khi lộ tin họ đã tài trợ cho bộ phim tuyên truyền của Trung Quốc.[18][19][20][21] General Motors cho biết thương vụ tài trợ này là liên minh thương mại do bên liên doanh của Trung Quốc khởi xưởng và miêu tả đây là "một phần trong chiến lược liên kết với ngành công nghiệp điện ảnh". Người phát ngôn của tập đoàn điện ảnh cho hay Cadillac đã ký hợp đồng hợp tác nhiều năm với hãng phim, chứ không chỉ cho mỗi bộ phim này.[19]

Phát hành[sửa | sửa mã nguồn]

Buổi lễ ra mắt phim diễn ra vào ngày 8 tháng 6 tại Bắc Kinh, trước thềm ngày công chiếu chính thức vào 15 tháng 6. Theo Hàn Tam Bình, tác phẩm được trình chiếu ở hơn 10 quốc gia, gồm Canada, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Úc và Singapore, bản dựng phim để chiếu trên toàn cầu được hoàn tất vào 8 tháng 6. Bài nhạc hiệu của bộ phim có nhan đề One Day.[22] Bản IMAX của bộ phim chỉ được chiếu ở 20 trong tổng số 24 rạp IMAX ở Trung Quốc.[13]

Lịch chiếu rạp của các bộ phim Transformers 3Harry Potter và Bảo bối Tử thần – Phần 2 tại Trung Quốc bị dời sang cuối tháng bảy, để đảm bảo rằng Kiến đảng vĩ nghiệp nhận được nhiều sự chú ý nhất có thể.[15]

Bản phim chiếu trên thị trường quốc tế có tựa khác là Beginning of the Great Revival và một bản cắt khác so với bản chiếu ở nội địa Trung Quốc, và bản phim quốc tế được phát hành tại Bắc Mỹ, New Zealand và Úc vào ngày 24 tháng 6 năm 2011.[14]

Đón nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Hai ngày sau khi khởi chiếu, doanh thu của bộ phim đã vượt mốc 50 triệu nhân dân tệ (NDT),[23] và có tin cho rằng đa số khán giả là thanh thiếu niên.[24] Tuy nhiên, The Christian Science Monitor đưa tin rằng doanh số bán vé tăng đột biến do phân phối vé miễn phí hàng loạt; nhân viên được nghỉ làm để đi xem phim. Trường học và văn phòng chính phủ phải mua một số lượng vé lớn.[25] Doanh thu phòng vé tăng còn nhờ ảnh hưởng của các bộ phim nổi tiếng – nhiều rạp đã thay đổi thủ công cuống vé bằng máy tính để tạo điều kiện cho khán giả xem phim khác.[26][27] Truyền thông Trung Quốc không được phép phê phán bộ phim.[25]

Một bài đánh giá của Derek Elley cho rằng ý tưởng "tiêu thụ" những bộ phim nhân kỷ niệm chính thức bằng cách nhét đầy vai khách mời là người nổi tiếng trong Kiến đảng vĩ nghiệp không gây được hiệu ứng thành công so với tác phẩm trước của ông, Đại nghiệp kiến quốc (2009) được sản xuất để mừng kỷ niệm 60 năm Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, dẫu cho chiến thuật ấy vẫn có tác dụng ở quy mô ít hơn; ông cho rằng việc sử dụng khách mời toàn minh tinh vốn làm ít người có đất diễn hơn vì truyện phim lấy bối cảnh ở phạm vi nhỏ trong quãng thời gian dài có 10 năm, và khái niệm khách mời minh tinh là "có phần mờ nhạt". Giống như với Kiến quốc, Kiến đảng mang đến "yếu tố choáng ngợp" nhờ có những gương mặt quen thuộc; tuy nhiên, rất ít diễn viên có cơ hội gây dựng được đất diễn thật sự. Ông còn dành lời khen khâu thiết kế hiện trường, xem phân cảnh ở Bắc Kinh là có "không khí của truyện cổ tích". Elley chấm phim điểm tổng kết là 7/10.[16]

Tuy không được chiếu tại các rạp ở Việt Nam, song bộ phim cũng thu hút sự chú ý của báo giới tại Việt Nam. Cây viết Tuy Hòa của báo Nông nghiệp Việt Nam viết: "Bộ phim Kiến đảng vĩ nghiệp được thực hiện với mục đích kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Thoạt trông qua, ai cũng nghĩ đây chỉ là một sản phẩm nhằm nhắc nhớ một sự kiện chính trị. Thế nhưng, sau khi trình chiếu, Kiến đảng vĩ nghiệp không những đạt doanh thu kỷ lục tại bản địa mà còn tạo ra cơn sốt tại nhiều quốc gia khác, đã giúp công chúng có cái nhìn khác về nghệ thuật tuyên truyền".[28] Tác giả Tâm Huyền của báo PetroTimes nhận định: "Bộ phim Kiến đảng vĩ nghiệp giúp công chúng hiểu rằng, nghệ thuật tuyên truyền luôn cần được huy động tài lực và trí lực một cách sáng tạo, chứ không thể áp đặt thô thiển và vụng về. Nghệ thuật tuyên truyền không phải là chuyện đơn giản cờ – đèn – kèn – trống để đưa ra một tác phẩm nửa nghệ thuật nửa tuyên truyền. Đề tài chính trị chỉ có sức lay động khán giả khi và chỉ khi ý niệm tuyên truyền được thiết lập bằng vẻ đẹp nghệ thuật!"[29]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Minh Duy (28 tháng 3 năm 2010). “Kiến Đảng Vỹ Nghiệp nối tiếp Kiến Quốc Đại Nghiệp”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2024.
  2. ^ a b c Phạm, Mi Ly (7 tháng 2 năm 2011). “Các ngôi sao và tạo hình trong 'Kiến đảng vĩ nghiệp'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2024.
  3. ^ a b c d e Hòa Ca (9 tháng 6 năm 2011). “Dàn sao hùng hậu ra mắt 'Kiến đảng vĩ nghiệp'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2024.
  4. ^ a b c d “Phim lịch sử Trung Quốc quy tụ gần 200 ngôi sao”. Hà Nội Mới. 24 tháng 5 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2024.
  5. ^ a b Lee, Min (26 tháng 5 năm 2011). “Tang's role in Chinese propaganda film in doubt”. The San Diego Union Tribune (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2024.
  6. ^ Coonan, Clifford (16 tháng 5 năm 2011). “China's leading lady Tang Wei deemed too racy to star in Mao movie”. The Independent. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2024.
  7. ^ “《建党伟业》再现五四狂飙 王力宏黄轩辩论戏PK” ['Kiến đảng vĩ nghiệp' tái hiện phong trào Ngũ Tứ, Vương Lực Hoành và Hoàng Hiên biện luận hý PK]. Sina.com (bằng tiếng Trung). 9 tháng 6 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2024.
  8. ^ Brooks, Brian (8 tháng 6 năm 2011). “John Woo and Chow Yun-Fat Among Chinese Stars Who Pimp for Communist Party Blockbuster”. IndieWire (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2024.
  9. ^ Lai Nguyên (28 tháng 9 năm 2010). “《建党伟业》剧照曝光 张震演蒋介石有信心(图)” [Ảnh tĩnh trích từ 'Kiến đảng vĩ nghiệp' cho thấy Trương Chấn đang tự tin thể hiện vai Tưởng Giới Thạch]. China News (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2024.
  10. ^ Lai Nguyên (9 tháng 6 năm 2011). “周润发谈《建党》造型 称曾志伟更像袁世凯” [Châu Nhuận Phát nói về tạo hình trong 'Kiến đảng', nói rằng thích hình tượng Viên Thế Khải của Tăng Chí Vỹ hơn]. ifensi.com (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2024.
  11. ^ “《建党伟业》主打偶像风 一米八韩庚出演邓小平” ['Kiến đảng vĩ nghiệp' chú trọng vào hình tượng, và Hàn Canh (cao tới 1m8) vào vai Đặng Tiểu Bình]. Sina.com (bằng tiếng Trung). 27 tháng 5 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2024.
  12. ^ Lai Nguyên (10 tháng 6 năm 2011). “《建党伟业》将映 赵立新六月大秀"四栖连环计" ['Kiến đảng vĩ nghiệp' sẽ được chiếu trong chương trình 'Tứ thê liên hoàn kế' của Triệu Lập Tân]. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2024.
  13. ^ a b c “China turns all its attention to 'Beginning of the Great Revival'. The Independent (bằng tiếng Anh). 16 tháng 5 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2024.
  14. ^ a b Liu Wei (11 tháng 6 năm 2011). “Revival ready for release with leaner cast”. China Daily (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2024.
  15. ^ a b Coonan, Clifford (30 tháng 5 năm 2011). “China Communists celebrate with 'Revival'. Variety (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2024.
  16. ^ a b Elley, Derek (16 tháng 5 năm 2011). “Beginning of the Great Revival” (bằng tiếng Anh). Film Business Asia. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2024.
  17. ^ 'The Founding of a Party' to Film at Kremlin” (bằng tiếng Anh). CRI. 14 tháng 12 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2024.
  18. ^ a b Peterson, Andrew (22 tháng 9 năm 2010). “Propaganda for Profits? Chinese Communist Party Film Sponsored by Cadillac” (bằng tiếng Anh). Motor Trend. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2024.
  19. ^ a b AP (8 tháng 6 năm 2011). “China launches star-studded propaganda movie”. The San Diego Tribune (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2024.
  20. ^ Currie, Kelley (23 tháng 9 năm 2010). “GM's Cadillac Sponsors Chinese Propaganda Film”. The Weekly Standard (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2024.
  21. ^ Kerry, Picket (17 tháng 5 năm 2011). “GM sponsors and celebrates soon to be released Chi-Com propaganda film”. The Washington Times (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2024.
  22. ^ “Theme song of the Founding of a Party – One Day” (bằng tiếng Anh). Trung tâm Thông tin Internet Trung Quốc. 9 tháng 6 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2024.
  23. ^ “《建党伟业》两天收5千万 追究网上盗播(图)” ['Kiến đảng vĩ nghiệp' thu về 50 triệu NDT sau hai ngày, điều tra vi phạm bản quyền trên mảng (kèm ảnh)]. Chinapolicy.net (bằng tiếng Trung). 19 tháng 6 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2024.
  24. ^ “《建党》冰城上映三天破百万 年轻人引爆暑期档” ['Kiến đảng' được phát hành ở Băng Thành và vượt mốc một triệu NDT sau ba ngày, giới trẻ đi xem lịch chiếu vào mùa hè] (bằng tiếng Trung). Sohu. 19 tháng 6 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2024.
  25. ^ a b Barboza, David; LaFraniere, Sharon (17 tháng 5 năm 2012). 'Princelings' in China Use Family Ties to Gain Riches”. The New York Times (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2024.
  26. ^ Ford, Peter (11 tháng 7 năm 2011). “How to ensure a movie becomes a blockbuster in China? Trickery”. The Christian Science Monitor. (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2024.
  27. ^ “Beginning of a great film controversy” (bằng tiếng Anh). The Standard. 5 tháng 7 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2024.
  28. ^ Tuy Hòa (8 tháng 9 năm 2011). “Bài học từ 'Kiến đảng vĩ nghiệp'. Nông nghiệp Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2024.
  29. ^ Tâm Huyền (6 tháng 9 năm 2011). 'Kiến đảng vĩ nghiệp' và nghệ thuật tuyên truyền”. PetroTimes. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2024.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]