Lịch sử Do Thái

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Họa phẩm về Tổ phụ Abraham chuẩn bị hiến tế Isaac, theo Kinh thánh Do Thái thì Abraham là tổ phụ của người Do Thái cổ

Lịch sử Do Thái (Jewish history) là lịch sử của người Do Thái và quốc gia của người Do Thái (nay là Israel), lịch sử Do Thái giáo và lịch sử văn hóa Do Thái, triết học Do Thái khi những nhân tố này phát triển và tương tác với các dân tộc, tôn giáo và nền văn hóa khác. Người Do Thái có nguồn gốc từ người Israel cổ đạiNgười Do Thái thuộc Lịch sử của Israel và Giu-đa cổ đại, hai vương quốc có liên quan xuất hiện ở Levant trong Thời đại đồ sắt[1][2]. Mặc dù đề cập sớm nhất về người Israel được ghi khắc trên Tấm bia Merneptah vào khoảng năm 1213–1203 trước Công nguyên, văn học tôn giáo kể về câu chuyện của người Israel ít nhất là từ xa xưa đến tận năm 1500 năm trước Công Nguyên. Vương quốc Israel rơi vào tay Đế quốc Tân Assyria vào khoảng năm 720 trước Công nguyên[3]Vương quốc Judah đến Đế quốc Tân Babylon vào năm 586 TCN. Một phần dân số Judea đã bị đày đến Babylon. Các sự kiện lịch sử tiếp theo như sự giam cầm của người Assyriasự giam cầm của người Babylon được coi là đại diện cho sự khởi đầu của Cộng đồng người Do Thái. Người Do Thái được đề cập đến rất nhiều trong Kinh Thánh, đặc biệt là kinh Cựu Ước đã mô tả tỉ mỉ về nguồn gốc, thân thế, lịch sử của họ.

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Họa phẩm về Tổ phụ Ábraham khởi hành đến Ai Cập, sau này được chép lại trong cuốn sách Abraham.

Việc khôi phục lại thông tin về nguồn gốc của người Do Thái rất là khó khăn và phức tạp[4]. Những dữ liệu tiền sử và dân tộc học của người Do Thái có liên quan chặt chẽ với ngành khảo cổ học, sinh học, và các bản ghi chép lịch sử, cũng như các tài liệu tôn giáo và những tài liệu thần thoại. Nhóm dân tộc sơ khai nguyên thủy mà người Do Thái ban đầu có nguồn gốc với tổ tiên của họ là một liên minh của các bộ lạc nói ngữ hệ Semetic (Xê-mít) thời kỳ đồ sắt được gọi là người Israel sống ở khu vực nằm trong một phần của miền đất Canaan trong thời kỳ bộ lạc và thời kỳ chánh thể[5]. Các nghiên cứu di truyền về người Do Thái cho thấy hầu hết đa số người Do Thái trên toàn thế giới đều có một di sản di truyền phổ biến có chung tổ tiên nguồn gốc từ Trung Đông, và kết quả cho thấy sự giống nhau nhiều nhất giữa người Do Thái với các giống dân của vùng Trăng lưỡi liềm Màu mỡ[6][7][8].

Những người Do Thái hiện đại xuất thân từ Vương quốc Judah ở miền nam Israel, là các bộ lạc của chi tộc Judah và chi tộc Benjamin kể từ khi mười bộ lạc phía Bắc bị tuyệt diệt sau khi họ bị bắt giam ở Assyria[9][10]. Theo bản tường thuật Kinh Thánh Hebrew, tổ tiên của người Do Thái được truy ra là có nguồn gốc từ các bậc tổ phụ trong Kinh thánh như Abraham (sau này được xem là tổ phụ của các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham), con trai của Abraham là Isaac, con trai của IsaacJacob, và các mẫu phụ như Sarah, Rebecca, LeahRachel, những người này đã sống ở Canaan. Mười hai bộ lạc (chi tộc) được mô tả là con cháu hậu duệ thuộc dòng dõi của mười hai người con trai của Jacob. Jacob và gia đình ông di cư đến Ai Cập cổ đại sau khi được chính tay Pharaoh mời đến sống cùng với con của ông là Joseph. Dòng dõi con cháu hậu duệ của các bậc tổ phụ sau này trở thành những người nô lệ cho đến khi giai đoạn xuất hành được Moses dẫn dắt. Joshua là người thừa kết vai trò lãnh đạo dân tộc Do Thái sau khi Moses qua đời. Joshua là người đã chỉ huy người Israel xâm chiếm vùng đất của người Canaan.

Phần lớn các nhà khảo cổ học hiện đại đã loại bỏ tính lịch sử của bài tường thuật đầy tính sử thi trong cuốn Kinh Thánh này[11] vì bài tường thuật này đã được dựng tạo thành một câu chuyện kể thần thoại mang đậm khí phách dân tộc đầy cảm hứng của người Israel. Tuy nhiên, người Israel và nền văn hóa của họ, theo các tài liệu khảo cổ học hiện đại chứng minh rằng, họ đã không hề xâm chiếm được vùng đất của người Canaan bằng vũ lực, nhưng thay vào đó thì người Israel đã tách ra khỏi giống dân Canaan và tạo ra sự khác biệt văn hoá thông qua việc phát triển một bản sắc riêng biệt là tín ngưỡng độc thần và sau này là tôn giáo độc thần, đức tin tập trung vào sùng thờ Yahweh là một trong những vị thần cổ đại của dân Canaan (được liên hệ với tục thờ bò cổ xưa). Sự tiền triển của niềm tin nhiệt thành với Gia-Vệ (Yahweh), cùng với một số thực hành văn hoá, niềm tin đã dần dần làm cho nhóm dân tộc Israel khác biệt về bản sắc đủ để tách khỏi những người Canaan khác[12][13][14].

Khai lập[sửa | sửa mã nguồn]

Tranh vẽ Moses đang dẫn đường cho dân Do Thái chạy trốn quân Ai Cập băng qua Biển Đỏ

Nguồn gốc của người Do Thái theo truyền thống là vào khoảng 1800 TCN với những câu chuyện ghi lại trong Kinh Thánh về sự ra đời của đạo Do Thái. Tấm bia Merneptah, có niên đại vào khoảng 1200 TCN, là một trong những tài liệu khảo cổ xưa nhất của người Do Thái sinh sống trong vùng đất Israel, nơi Do Thái giáo, tôn giáo độc thần đầu tiên được phát triển. Theo những câu chuyện chép lại trong Kinh Thánh, người Do Thái hưởng thụ những giai đoạn tự chủ đầu tiên dưới những quan tòa từ Othniel cho tới Samson, sau đó vào khoảng năm 1000 TCN, vua David thiết lập Jerusalem như là kinh đô của Vương quốc Israel và Judah Thống nhất và từ đó cai quản Mười hai chi tộc Israel. Theo lịch sử thì người Do Thái bắt nguồn từ một nhóm dân tộc và cũng là một nhóm tôn giáo ở Trung Đông trong thiên niên kỷ thứ hai trước công nguyên, ở một phần của vùng Levant được gọi là mảnh đất của Israel[15].

Tấm bia Merneptah khẳng định sự tồn tại của một dân tộc được gọi là Israel nằm ở đâu đó trong vùng Canaan từ khoảng thế kỷ thứ XIII trước công nguyên (cuối thời đại đồ đồng)[16][17]. Người Israel phát triển từ nhóm dân ở Canaanite,[18] củng cố các tổ chức của họ với sự xuất hiện của Vương quốc IsraelVương triều Judah. Một số người cho rằng các dân tộc định cư ở vùng Canaan này kết hợp với các nhóm du mục di cư đến được gọi là người Hebrew.[19]. Mặc dù một vài nguồn chi tiết đề cập đến các giai đoạn lưu vong,[20] kinh nghiệm cuộc sống vong quốc của người Do Thái, từ chế độ nô lệ Ai Cập cổ đại đối với người Levant, đến sự đóng chiếm của người Assyria và chế độ lưu đày, cho đến sự chiếm đóng của người Babylonian và sự trục xuất, cho đến sự cai trị của Vương quốc Seleukos, tiếp theo là sư độ hộ của đế quốc La Mã và sự tha hương viễn xứ, và các mối quan hệ lịch sử giữa người Do Thái với quê hương của họ sau đó, trở thành đặc điểm chính của lịch sử, bản sắc và ký ức của người Do Thái.[21]

Kiến quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 970 TCN, con của vua David là vua Solomon trở thành vua của Israel[22]. Trong vòng mười năm, Solomon bắt đầu xây dựng Đền thờ thiêng liêng được biết đến như là Đền thờ Đầu tiên. Khi Solomon chết (khoảng 930 TCN), mười chi tộc phía bắc tách ra để thành lập Vương quốc Israel. Vào năm 722 TCN người xứ Assyria chinh phục vương quốc Israel và làm người Israel phải sống lưu vong, bắt đầu một cộng đồng hải ngoại. Vào thời đại di chuyển và du hành khá hạn chế, người Do Thái trở thành những người dân tỵ nạn đầu tiên và dễ bị để ý. Giai đoạn Đền Thờ thứ nhất kết thúc vào khoảng 586 trước Công Nguyên, khi vua nước BabylonNebuchadnezzar II thân chinh đốc suất đại binh phạt Vương quốc Judah và phá hủy Đền thờ Do Thái[23]. Ông ta cướp bóc sạch sành sanh các kho báu trong đền thờ, và còn đày ải nhiều người Do Thái[24]. Những người Do Thái khác từ đó cũng phải đi tha hương để định cư ở nơi khác[25]. Vào năm 538 trước Công Nguyên, vua Belshazzar khi đang dự yến tiệc ở kinh thành Babylon thì bỗng thấy có bàn tay người hiện ra viết một dòng chữ lên tường thành, vội triệu tiên tri Daniel vào hỏi thì ông giải nghĩa dòng chữ, rằng Thiên Chúa đã phán quyết Đế quốc Babylon đã đến hồi diệt vong. Quả nhiên, vua nước Ba Tư thân chinh điều động binh mã tinh nhuệ phạt nước Babylon và lật đổ Belshazzar, tiêu diệt luôn cả Đế quốc của ông ta. Sau thắng lợi vang dội này, Cyrus Đại đế liền ban bố thánh chỉ[26][27][28]:

Không những dân Do Thái mà tất cả các dân tộc tù đày trong Đế quốc Babylon đều được vua Cyrus Đại Đế ban bố tự do cho trở về cố hương. Khác xa các vua Ai Cập và Babylon trước đây, ông là vị vua anh minh, nhân đạo và có ngự bút viết: "Trẫm đã quy tụ tất cả các dân tộc đó và Trẫm cho phép họ được về quê hương của chính họ"[28]. Theo huấn lệnh của nhà vua, quan Tổng đốc tỉnh Judah là Sheshbazzar - người có dòng dõi vua David - dẫn nhóm người Do Thái đầu tiên trở về thành Jerusalem. Hai năm sau, tức năm 536 trước Công Nguyên, người cháu của David là Zerubabbel dẫn thêm một nhóm người Do Thái thứ hai trở về cố hương, chấm dứt kiếp tù đày của họ. Trở về, trước cảnh hoang tàn của thành Jerusalem họ hết mực đau buồn[28]. Kể từ triều đại Cyrus Đại Đế, dân Do Thái cũng xuất hiện ở Iran[29]. Ông cũng ban của cải và vật liệu xây dựng đền thờ cho vị quan Tổng đốc này. Từ năm 538 TCN cho đến năm 535 TCN, quan Tổng đốc Zerubabbel đã dẫn dắt nhóm người Do Thái đầu tiên về quê hương. Với chính sách tự do tôn giáo, triều đình Cyrus Đại Đế còn bỏ ra tiền của ngân khố quốc gia Ba Tư giúp nhân dân Do Thái xây dựng lại đền thờ[30][31].

Việc xây dựng Đền thờ thứ hai, được hoàn thành vào năm 516 TCN dưới triều vua Darius Đại Đế 70 năm sau khi Đền thờ Thứ nhất bị phá hủy[32][33]. Khi Alexander Đại Đế chinh phục Đế quốc Ba Tư, vùng đất Israel rơi vào quyền cai trị của người Hy Lạp cổ (Hellenistic Greek), cuối cùng lại mất vào tay Vương quốc Ptolemaios rồi lại mất vào tay Vương quốc Seleukos. Triều đình Seleukos cố gắng cải tạo lại Jerusalem khi một thành phố theo văn minh Hy Lạp trở thành người đứng đầu sau khởi nghĩa Maqabim thành công năm 168 TCN lãnh đạo bởi tu sỹ Mattathias cùng với 5 người con trai của ông chống lại Antiochus Epiphanes, và họ thành lập Vương quốc Hasmoneus năm 152 TCN với Jerusalem một lần nữa là kinh đô của vương quốc[34]. Vương quốc Hasmoneus kéo dài trên một trăm năm, nhưng sau đó khi Đế quốc La Mã trở nên hùng mạnh hơn họ đưa Herod lên làm vua chư hầu người Do Thái. Vương quốc của vua Herod cũng kéo dài trên một trăm năm. Bị người Do Thái đánh bại trong cuộc khởi nghĩa Do Thái thứ nhất năm 70, cuộc chiến tranh Do Thái - La Mã đầu tiên và cuộc khởi nghĩa Bar Kokhba năm 135 đã đóng góp đáng kể vào số lượng và địa lý của cộng đồng Do Thái ở nước ngoài, do một phần lớn dân số Do Thái của vùng đất Israel bị trục xuất rồi bị bán làm nô lệ trong toàn Đế quốc La Mã.

Trầm luân[sửa | sửa mã nguồn]

Kể từ khởi nghĩa Bar Kokhba thất bại, những người Do Thái đã sống tha hương trên mọi miền đất nước của thế giới (kể cả tại Việt Nam), chủ yếu là ở châu Âu và vùng Trung Đông mở rộng, trải qua nhiều sự ngược đãi, đàn áp, nghèo đói, và ngay cả diệt chủng (xem: chủ nghĩa bài Do Thái, Holocaust), với thỉnh thoảng một vài giai đoạn phát triển hưng thịnh về văn hóa, kinh tế, và tài sản cá nhân ở nhiều nơi khác nhau (chẳng hạn như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Ba LanHoa Kỳ). Dù sống trong cảnh lưu vong và tha hương nhưng cộng đồng người Do Thái vẫn có thế mạnh về kinh doanh buôn bán với tài năng nghệ thuật kinh doanh cũng như triết lý kinh doanh của người Do Thái, đạo đức kinh doanh của người Do Thái. Người Do Thái đã trải qua một lịch sử lâu dài bị đàn áp và thảm sát trên nhiều vùng đất khác nhau; dân số và phân bố dân cư của họ thay đổi qua nhiều thế kỷ, một phần do xu hướng bài Do Thái có thể được thúc đẩy bởi tình cảm tiêu cực đối với người Do Thái có pha lẫn sự đố kỵ về những thành công của người Do Thái trong kinh doanh so với dân bản xứ.

Số lượng người Do Thái trên khắp thế giới đã đạt đỉnh là 16,7 triệu người trước Thế Chiến thứ Hai,[35] chiếm khoảng 0,7% tổng dân số thế giới vào thời điểm đó, nhưng khoảng 6 triệu người Do Thái đã bị tàn sát có hệ thống[36][37] trong suốt nạn diệt chủng Do Thái. Sau đó, dân số tăng nhẹ trở lại, và vào năm 2014, theo North American Jewish Data Bank, ước tính có khoảng 14,2 triệu người Do Thái,[38] chiếm gần 0,2% tổng dân số thế giới (khoảng một trong 514 người là người Do thái).[39] Dựa theo báo cáo, khoảng 44% trong số tất cả người Do Thái sống ở Israel (6,3 triệu), và 40% người Do Thái ở Hoa Kỳ (5,7 triệu), phần lớn số người Do Thái còn lại sống ở châu Âu (1,4 triệu) và Canada (0,4 triệu). Những con số này bao gồm tất cả những người tự xác định là người Do Thái trong một nghiên cứu xã hội nhân khẩu học hoặc đã được xác định là như vậy bởi một người trả lời trong cùng một hộ gia đình.[40] Tuy nhiên, số liệu chính xác của người Do Thái trên toàn thế giới rất khó đo lường. Ngoài các vấn đề về phương pháp thống kê, các tranh chấp giữa các yếu tố nhân dạng theo luật Do Thái Halakha, thế tục, chính trị, và tổ tiên liên quan đến người Do Thái và ai là một người Do Thái cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến con số thống kê tùy thuộc vào nguồn gốc.[41]

Phục quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Theodor Herzl (1860-1904) được coi là người sáng lập Chủ nghĩa Sion hiện đại. Trong cuốn sách Der Judenstaat vào năm 1896, ông đã hình dung ra việc thành lập một nhà nước Do Thái độc lập tương lai trong thế kỷ 20.

Cho đến cuối thế kỷ XVIII, từ Do Thái và theo đạo Do Thái được xem là đồng nghĩa trong thực tế, và đạo Do Thái là yếu tố chính thống nhất người Do Thái mặc dù mức độ theo đạo đó có khác nhau. Trong thời kỳ của chủ nghĩa Khai sáng chuyên chế, một vị vua nổi tiếng của Vương quốc PhổFriedrich II Đại Đế đã tiến hành khoan dung tôn giáo và gia tăng quyền lợi của cộng đồng Do Thái[42]. Vào năm 1750, ông ra Thánh chỉ phán rằng người Do Thái được quyền làm chủ các trường học, giáo đường và nhà nguyện của họ[43]. Theo sau Thời đại Khai sáng và thời đại Haskalah tương ứng theo truyền thống Do Thái, một sự thay đổi dần dần đã diễn ra mà qua đó nhiều người Do Thái cho mình là thành viên của nước Do Thái là khái niệm khác biệt với theo đạo Do Thái. Israel là quốc gia duy nhất nơi mà người Do Thái chiếm đa số. Nhà nước Israel hiện đại được thành lập như một nhà nước Do Thái và tự định nghĩa bản sắc của nó trong bản Tuyên bố Độc lập và Luật Cơ bản. Luật về Sự trở lại của quốc gia Israel trao quyền công dân cho bất kỳ người Do Thái nào yêu cầu quốc tịch Israel.[44].

Những làn sóng di cư của người Do Thái đến Hoa Kỳ và những quốc gia khác vào cuối thế kỷ XIX, và sự ra đời của Chủ nghĩa phục quốc Do Thái và các sự kiện tiếp theo sau đó, bao gồm các cuộc tàn sát người Do Thái ở Nga, những vụ thảm sát người Do Thái Châu Âu trong nạn diệt chủng người Do thái Holocaust, và sự hồi sinh của nhà nước Israel, cuộc di dân Do Thái sau đó từ các vùng đất của các quốc gia Ả Rập, tất cả đều dẫn đến những thay đổi đáng kể tác động đến các trung tâm dân cư tập trung nhiều người Do Thái trên toàn thế giới vào cuối thế kỷ XX[45]. Thành phần di truyền của các nhóm người Do Thái khác nhau cho thấy người Do Thái có chung một cụm gien di truyền từ 4.000 năm nay, đó là một dấu hiệu về nguồn gốc tổ tiên chung của họ. Mặc dù các nhóm người Do Thái sinh sống tách biệt nhau lâu dài, các cộng đồng Do Thái vẫn duy trì các đặc điểm chung trong văn hoá, truyền thống và ngôn ngữ[46].

Lịch sử hiện đại của người Do Thái gắn với chủ nghĩa quốc Do Thái (chủ nghĩa Xi-ôn hay chủ nghĩa Xi-ôn-nít[47]) là một hình thức của chủ nghĩa dân tộc của người Do Thái và văn hóa Do Thái ủng hộ một nhà nước quốc gia Do Thái trong lãnh thổ được xác định là vùng đất Israel. Chủ nghĩa Zion ủng hộ người Do Thái phát huy bản sắc Do Thái của họ và chống lại sự đồng hóa người Do Thái vào các xã hội khác và đã ủng hộ việc trở lại của người Do Thái Israel như là cách cho người Do Thái được giải thoát khỏi sự phân biệt đối xử chống người Do Thái, trục xuất và bức hại đã xảy ra trong các xã hội khác. Từ khi thành lập Nhà nước Israel, phong trào phục quốc Do Thái vẫn tiếp tục chủ yếu để ủng hộ sự lấn át lãnh thổ của người Do Thái như là trường hợp đối với Palestine. Các ý kiến phê phán chủ nghĩa Zion được xem như là một phong trào chủ nghĩa bài Do Thái (Chống chủ nghĩa Xê-mít)[48].

Sau gần hai thiên niên kỷ của sự tồn tại của cộng đồng người Do Thái mà không có một nhà nước quốc gia, phong trào phục quốc Do Thái được thành lập vào cuối thế kỷ 19, chủ yếu từ những người Do Thái Ashkenazi đối với chủ nghĩa bài Do Thái ngày một gia tăng ở châu Âu, được minh chứng bằng các vụ Dreyfus ở Pháp và những cuộc tàn sát chống lại người Do Thái ở Đế quốc Nga[49]. Phong trào chính trị được chính thức thành lập bởi ký giả Áo-Hung Theodor Herzl vào năm 1897 sau khi xuất bản cuốn sách có tựa Der Judenstaat.[50], phong trào tìm cách khuyến khích di cư người Do Thái đến các Palestine thuộc Ottoman. Từ lâu, các cộng đồng người Do Thái đã phát triển ở các nước châu Âu, và Hoa Kỳ, nhưng họ không bao giờ để mất bản sắc Do Thái của họ. Cuối thế kỷ XIX do chủ nghĩa bài Do Thái đã dẫn đến phong trào gọi là chủ nghĩa Zion. Phong trào này kêu gọi người Do Thái trở về Palestine vùng xung quanh Jerusalem, được coi là quê hương tinh thần của họ. Lãnh thổ Palestine là một phần của đế quốc Ottoman, trong bốn thế kỷ qua đã được hầu hết các dân tộc người Ả Rập đến định cư (người Palestin). Từ những năm 1930, làn sóng di dân Do Thái tăng lên nhanh chóng khi những người Do Thái chạy trốn khủng bố của Đức quốc xã, gây ra sự xung đột dai dẳng giữa người Ả Rập định cư và người Do Thái nhập cư.

Năm 1939, khi nổ ra Chiến tranh thế giới thứ hai, thì Avraham Stern có quan điểm chính chiến tranh mang lại cơ hội để đạt được mục đích dân tộc, và phải bắt tay với phe nào mang lại nhiều lợi ích nhất. Những người ủng hộ Stern thành lập Lehi (gọi là nhóm Stern). Ngay từ đầu, họ đã tin rằng Do Thái là một quốc gia chiến binh, và đề nghị Anh giúp thành lập nhà nước Do Thái ngay lập tức để đổi lấy hỗ trợ. Chính phủ Anh từ chối vì tiềm năng lợi dụng Lehi trong chiến tranh là không lớn. Trước sự từ chối hợp tác, Stern càng khẳng định định đề của mình, coi Anh là kẻ thù và bắt tay với bên nào giúp mình được nhiều nhất. Ông kết nối đàm phán với Đức, Liên XôÝ. Năm 1942, Stern bị tình báo Anh sát hại, đàm phán quốc tế của Lehi liền mất hiệu quả. Các hoạt động chỉ còn bó lại vào việc tấn công đơn lẻ vào đại diện và binh lính Anh bằng hình thức khủng bố. Năm 1944, Lehi hoạt động bên ngoài Palestine. Đến tháng 11, Lehi thực hiện cuộc tấn công lớn nhất, hạ thủ Huân tước Moyne ở Cairo.

Hệ quả là an ninh Anh cùng với Haganah nỗ lực săn tìm loại bỏ hoặc bắt giữ các thành phần chủ chốt của Irgun và Lehi. Năm 1945, Lehi sáp nhập vào Phong trào Kháng chiến Do Thái, tổ chức này cũng nổi tiếng với vụ ám sát nhà hòa giải của Liên Hợp Quốc Bá tước Folke Bernadotte tại Jerusalem ngày 17 tháng 9 năm 1948.[51][52]. Folke Bernadotte bị ám sát ở Jerusalem vào năm 1948 bởi các nhóm dân quân phục quốc Do Thái Lehi trong khi theo đuổi nhiệm vụ. Một thành viên Lehi sau này trở thành Thủ tướng Israel Yitzhak Shamir, Yitzhak Shamir chính là một lãnh đạo của nhóm bán quân sự Do Thái giáo Lehi. Tháng 5 năm 1948, Lehi giải thể, từ đó khai sinh đảng chính trị Reshimat HaLohmim (Danh sách chiến binh). Đảng này tham gia tranh cử năm 1949 và giành được 1 ghế, nhưng sau đó không còn hoạt động nữa.[53]. Sau này vụ thảm sát Deir Yassin khi khoảng 120 chiến binh của những nhóm bán quân sự Irgun và Lehi thuộc Chủ nghĩa phục quốc Do Thái tấn công vào Deir Yassin, một ngôi làng của người Palestine gần Jerusalem với dân số khoảng 600 người mà phe cánh tả Israel để cáo buộc nhóm Irgun và Lehi đã làm ô danh Israel do việc vi phạm nguyên tắc sự trong sạch của vũ khí của người Do Thái[54].

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Finkelstein, Israel; Silberman, Neil Asher (2001). The Bible unearthed : archaeology's new vision of ancient Israel and the origin of its stories (ấn bản 1). New York: Simon & Schuster. ISBN 978-0-684-86912-4.
  2. ^ The Pitcher Is Broken: Memorial Essays for Gosta W. Ahlstrom, Steven W. Holloway, Lowell K. Handy, Continuum, 1 May 1995 Lưu trữ 2023-04-09 tại Wayback Machine Quote: "For Israel, the description of the battle of Qarqar in the Kurkh Monolith of Shalmaneser III (mid-ninth century) and for Judah, a Tiglath-pileser III text mentioning (Jeho-) Ahaz of Judah (IIR67 = K. 3751), dated 734–733, are the earliest published to date."
  3. ^ Broshi, Maguen (2001). Bread, Wine, Walls and Scrolls. Bloomsbury Publishing. tr. 174. ISBN 978-1-84127-201-6. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2022.
  4. ^ “Israel Archaeology Findings Ideology Politics”.
  5. ^ Ostrer, Harry (2012). Legacy: A Genetic History of the Jewish People. Oxford University Press (xuất bản ngày 8 tháng 5 năm 2012). ISBN 978-0195379617.
  6. ^ Jared Diamond (1993). “Who are the Jews?” (PDF). Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2010. Natural History 102:11 (November 1993): 12–19.
  7. ^ Hammer, MF; và đồng nghiệp (tháng 6 năm 2000). “Jewish and Middle Eastern non-Jewish populations share a common pool of Y-chromosome biallelic haplotypes”. Proc. Natl. Acad. Sci. U.S.A. 97 (12): 6769–74. Bibcode:2000PNAS...97.6769H. doi:10.1073/pnas.100115997. PMC 18733. PMID 10801975. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2012.
  8. ^ Wade, Nicholas (ngày 9 tháng 5 năm 2000). “Y Chromosome Bears Witness to Story of the Jewish Diaspora”. The New York Times. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2012.
  9. ^ Eisenberg, Ronald (2013). Dictionary of Jewish Terms: A Guide to the Language of Judaism. Schreiber Publishing (xuất bản ngày 23 tháng 11 năm 2013). tr. 431.
  10. ^ Gubkin, Liora (2007). You Shall Tell Your Children: Holocaust Memory in American Passover Ritual. Rutgers University Press (xuất bản ngày 31 tháng 12 năm 2007). tr. 190. ISBN 978-0813541938.
  11. ^ Dever, William (2001). What Did the Biblical Writers Know, and When Did They Know It?. Eerdmans. tr. 98–99. ISBN 3-927120-37-5. After a century of exhaustive investigation, all respectable archaeologists have given up hope of recovering any context that would make Abraham, Isaac, or Jacob credible "historical figures" [...] archaeological investigation of Moses and the Exodus has similarly been discarded as a fruitless pursuit.
  12. ^ Tubb, 1998. pp. 13–14
  13. ^ Mark Smith in "The Early History of God: Yahweh and Other Deities of Ancient Israel" states "Despite the long regnant model that the Canaanites and Israelites were people of fundamentally different culture, archaeological data now casts doubt on this view. The material culture of the region exhibits numerous common points between Israelites and Canaanites in the Iron I period (c. 1200–1000 BCE). The record would suggest that the Israelite culture largely overlapped with and derived from Canaanite culture... In short, Israelite culture was largely Canaanite in nature. Given the information available, one cannot maintain a radical cultural separation between Canaanites and Israelites for the Iron I period." (pp. 6–7). Smith, Mark (2002) "The Early History of God: Yahweh and Other Deities of Ancient Israel" (Eerdman's)
  14. ^ Rendsberg, Gary (2008). "Israel without the Bible". In Frederick E. Greenspahn. The Hebrew Bible: New Insights and Scholarship. NYU Press, pp. 3–5
  15. ^ “Facts About Israel: History”. GxMSDev.
  16. ^ K. L. Noll, Canaan and Israel in Antiquity: A Textbook on History and Religion, A&C Black, 2012, rev.ed. pp.137ff.
  17. ^ Thomas L. Thompson, Early History of the Israelite People: From the Written & Archaeological Sources, BRILL, 2000 pp. 275–76: 'They are rather a very specific group among the population of Palestine which bears a name that occurs here for the first time that at a much later stage in Palestine's history bears a substantially different signification.'
  18. ^ John Day, [In Search of Pre-Exilic Israel,] Bloomsbury Publishing, 2005 pp. 47.5 p.48:'In this sense, the emergence of ancient Israel is viewed not as the cause of the demise of Canaanite culture but as its upshot'.
  19. ^ Day, pp. 31–33, p.57.n.33.
  20. ^ Rainer Albertz, Israel in Exile: The History and Literature of the Sixth Century B.C.E. Society of Biblical Lit, 2003 pp. 45ff: 'Since the exilic era constitutes a gaping hole in the historical narrative of the Bible, historical reconstruction of this era faces almost insurmountable difficulties. Like the premonarchic period and the late Persian period, the exilic period, though set in the bright light of Ancient Near Eastern history, remains historically obscure. Since there are very few Israelite sources, the only recourse is to try to cast some light on this darkness from the history of the surrounding empires under whose dominion Israel came in this period.'
  21. ^ Marvin Perry (ngày 1 tháng 1 năm 2012). Western Civilization: A Brief History, Volume I: To 1789. Cengage Learning. tr. 87. ISBN 1-111-83720-1.
    • Botticini, Maristella and Zvi Eckstein. "From Farmers to Merchants, Voluntary Conversions and Diaspora: A Human Capital Interpretation of History." pp. 18–19. August 2006. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2015. "The death toll of the Great Revolt against the Roman empire amounted to about 600,000 Jews, whereas the Bar Kokhba revolt in 135 caused the death of about 500,000 Jews. Massacres account for roughly 40 percent of the decrease of the Jewish population in Palestine. Moreover, some Jews migrated to Babylon after these revolts because of the worse economic conditions. After accounting for massacres and migrations, there is an additional 30 to 40 percent of the decrease in the Jewish population in Palestine (about 1–1.3 million Jews) to be explained" (p. 19).
    • Boyarin, Daniel, and Jonathan Boyarin. 2003. Diaspora: Generation and the Ground of Jewish Diaspora. p. 714 Lưu trữ 2020-10-11 tại Wayback Machine "...it is crucial to recognize that the Jewish conception of the Land of Israel is similar to the discourse of the Land of many (if not nearly all) "indigenous" peoples of the world. Somehow the Jews have managed to retain a sense of being rooted somewhere in the world through twenty centuries of exile from that someplace (organic metaphors are not out of place in this discourse, for they are used within the tradition itself). It is profoundly disturbing to hear Jewish attachment to the Land decried as regressive in the same discursive situations in which the attachment of native Americans or Australians to their particular rocks, trees, and deserts is celebrated as an organic connection to the Earth that "we" have lost" p. 714.
    • Cohen, Robin. 1997. Global Diasporas: An Introduction. p. 24 London: UCL Press. "...although the word Babylon often connotes captivity and oppression, a rereading of the Babylonian period of exile can thus be shown to demonstrate the development of a new creative energy in a challenging, pluralistic context outside the natal homeland. When the Romans destroyed the Second Temple in AD 70, it was Babylon that remained as the nerve- and brain-centre for Jewish life and thought...the crushing of the revolt of the Judaeans against the Romans and the destruction of the Second Temple by the Roman general Titus in AD 70 precisely confirmed the catastrophic tradition. Once again, Jews had been unable to sustain a national homeland and were scattered to the far corners of the world" (p. 24).
    • Johnson, Paul A History of the Jews "The Bar Kochba Revolt," (HarperPerennial, 1987) pp. 158–61.: Paul Johnson analyzes Cassius Dio's Roman History: Epitome of Book LXIX para. 13–14 (Dio's passage cited separately) among other sources: "Even if Dio's figures are somewhat exaggerated, the casualties amongst the population and the destruction inflicted on the country would have been considerable. According to Jerome, many Jews were also sold into slavery, so many, indeed, that the price of Jewish slaves at the slave market in Hebron sank drastically to a level no greater than that for a horse. The economic structure of the country was largely destroyed. The entire spiritual and economic life of the Palestinian Jews moved to Galilee. Jerusalem was now turned into a Roman colony with the official name Colonia Aelia Capitolina (Aelia after Hadrian's family name: P. Aelius Hadrianus; Capitolina after Jupiter Capitolinus). The Jews were forbidden on pain of death to set foot in the new Roman city. Aelia thus became a completely pagan city, no doubt with the corresponding public buildings and temples...We can...be certain that a statue of Hadrian was erected in the centre of Aelia, and this was tantamount in itself to a desecration of Jewish Jerusalem." p. 159.
    • Cassius Dio's Roman History: Epitome of Book LXIX para. 13–14: "13 At first the Romans took no account of them. Soon, however, all Judaea had been stirred up, and the Jews everywhere were showing signs of disturbance, were gathering together, and giving evidence of great hostility to the Romans, partly by secret and partly by overt acts; 2 many outside nations, too, were joining them through eagerness for gain, and the whole earth, one might almost say, was being stirred up over the matter. Then, indeed, Hadrian sent against them his best generals. First of these was Julius Severus, who was dispatched from Britain, where he was governor, against the Jews. 3 Severus did not venture to attack his opponents in the open at any one point, in view of their numbers and their desperation, but by intercepting small groups, thanks to the number of his soldiers and his under-officers, and by depriving them of food and shutting them up, he was able, rather slowly, to be sure, but with comparatively little danger, to crush, exhaust and exterminate them. Very few of them in fact survived. Fifty of their most important outposts and nine hundred and eighty-five of their most famous villages were razed to the ground. Five hundred and eighty thousand men were slain in the various raids and battles, and the number of those that perished by famine, disease and fire was past finding out. 2 Thus nearly the whole of Judaea was made desolate, a result of which the people had had forewarning before the war. For the tomb of Solomon, which the Jews regard as an object of veneration, fell to pieces of itself and collapsed, and many wolves and hyenas rushed howling into their cities. 3 Many Romans, moreover, perished in this war. Therefore Hadrian in writing to the senate did not employ the opening phrase commonly affected by the emperors, 'If you and our children are in health, it is well; I and the legions are in health'" (para. 13–14).
    • Safran, William. 2005. The Jewish Diaspora in a Comparative and Theoretical Perspective. Israel Studies 10 (1): 36.[liên kết hỏng] "...diaspora referred to a very specific case—that of the exile of the Jews from the Holy Land and their dispersal throughout several parts of the globe. Diaspora [ galut] connoted deracination, legal disabilities, oppression, and an often painful adjustment to a hostland whose hospitality was unreliable and ephemeral. It also connoted the existence on foreign soil of an expatriate community that considered its presence to be transitory. Meanwhile, it developed a set of institutions, social patterns, and ethnonational and/or religious symbols that held it together. These included the language, religion, values, social norms, and narratives of the homeland. Gradually, this community adjusted to the hostland environment and became itself a center of cultural creation. All the while, however, it continued to cultivate the idea of return to the homeland." (p. 36).
    • Sheffer, Gabriel. 2005. Is the Jewish Diaspora Unique? Reflections on the Diaspora's Current Situation. Israel Studies 10 (1): pp. 3–4. "...the Jewish nation, which from its very earliest days believed and claimed that it was the "chosen people," and hence unique. This attitude has further been buttressed by the equally traditional view, which is held not only by the Jews themselves, about the exceptional historical age of this diaspora, its singular traumatic experiences its singular ability to survive pogroms, exiles, and Holocaust, as well as its "special relations" with its ancient homeland, culminating in 1948 with the nation-state that the Jewish nation has established there... First, like many other members of established diasporas, the vast majority of Jews no longer regard themselves as being in Galut [exile] in their host countries.7 Perceptually, as well as actually, Jews permanently reside in host countries of their own free will, as a result of inertia, or as a result of problematic conditions prevailing in other hostlands, or in Israel. It means that the basic perception of many Jews about their existential situation in their hostlands has changed. Consequently, there is both a much greater self- and collective-legitimatization to refrain from making serious plans concerning "return" or actually "making Aliyah" [to emigrate, or "go up"] to Israel. This is one of the results of their wider, yet still rather problematic and sometimes painful acceptance by the societies and political systems in their host countries. It means that they, and to an extent their hosts, do not regard Jewish life within the framework of diasporic formations in these hostlands as something that they should be ashamed of, hide from others, or alter by returning to the old homeland" (p. 4).
    • Davies, William David; Finkelstein, Louis; Katz, Steven T. (ngày 1 tháng 1 năm 1984). The Cambridge History of Judaism: Volume 4, The Late Roman-Rabbinic Period. Cambridge University Press. ISBN 9780521772488. Although Dio's figure of 985 as the number of villages destroyed during the war seems hyperbolic, all Judaean villages, without exception, excavated thus far were razed following the Bar Kochba Revolt. This evidence supports the impression of total regional destruction following the war. Historical sources note the vast number of captives sold into slavery in Palestine and shipped abroad.... The Judaean Jewish community never recovered from the Bar Kochba war. In its wake, Jews no longer formed the majority in Palestine, and the Jewish center moved to the Galilee. Jews were also subjected to a series of religious edicts promulgated by Hadrian that were designed to uproot the nationalistic elements with the Judaean Jewish community, these proclamations remained in effect until Hadrian's death in 138. An additional, more lasting punitive measure taken by the Romans involved expunging Judaea from the provincial name, changing it from Provincia Judaea to Provincia Syria Palestina. Although such name changes occurred elsewhere, never before or after was a nation's name expunged as the result of rebellion.
    • Dalit Rom-Shiloni, Exclusive Inclusivity: Identity Conflicts Between the Exiles and the People who Remained (6th–5th Centuries BCE), A&C Black, 2013 p. xv n.3: 'it is argued that biblical texts of the Neo-Babylonian and the early Persian periods show a fierce adversarial relationship(s) between the Judean groups. We find no expressions of sympathy to the deported community for its dislocation, no empathic expressions towards the People Who Remained under Babylonian subjugation in Judah. The opposite is apparent: hostile, denigrating, and denunciating language characterizes the relationships between resident and exiled Judeans throughout the sixth and fifth centuries.' (p. xvii)
  22. ^ E. Michael & Sharon O. Rusten, Philip Comfort, and Walter A. Elwell (ngày 28 tháng 2 năm 2005). The Complete Book of When and Where: In The Bible And Throughout History. Tyndale House Publishers, Inc. tr. 20-1, 67. ISBN 0842355081. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2007.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  23. ^ Nathan Ausubel, Book of Jewish Knowledge, trang 586
  24. ^ Nathan Ausubel, David C. Gross, Pictorial history of the Jewish people; from Bible times to our own day throughout the world, trang 55
  25. ^ Nathan Ausubel, David C. Gross, Pictorial history of the Jewish people; from Bible times to our own day throughout the world, trang 217
  26. ^ 2 Chronicles 36
  27. ^ Nathan Ausubel, David C. Gross, Pictorial history of the Jewish people; from Bible times to our own day throughout the world, trang 68
  28. ^ a b c Nathan Ausubel, David C. Gross, Pictorial history of the Jewish people; from Bible times to our own day throughout the world, trang 67
  29. ^ Nathan Ausubel, David C. Gross, Pictorial history of the Jewish people; from Bible times to our own day throughout the world, trang 218
  30. ^ David W. Del Testa, Florence Lemoine, John Strickland, Government leaders, military rulers, and political activists, trang 46
  31. ^ Eric Mitchell, Archie England, Old Testament Survey: A Student's Guide, trang 335
  32. ^ Sicker, Martin (ngày 30 tháng 1 năm 2001). Between Rome and Jerusalem: 300 Years of Roman-Judaean Relations. Praeger Publishers. tr. 2. ISBN 0275971406. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2007.
  33. ^ Zank, Michael. “Center of the Persian Satrapy of Judah (539-323)”. Đại học Boston. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2007.
  34. ^ Schiffman, Lawrence H. (1991). From Text to Tradition: A History of Second Temple and Rabbinic Judaism. Ktav Publishing House. tr. 60-79. ISBN 0-88125-371-5.
  35. ^ “The Jewish Population of the World (2014)”. Jewish Virtual Library. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015., based on American Jewish Year Book. American Jewish Committee. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2015.
  36. ^ “Holocaust | Basic questions about the Holocaust”. www.projetaladin.org. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2015.
  37. ^ “The Holocaust - World War II - HISTORY.com”. HISTORY.com. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2015.
  38. ^ DellaPergola, Sergio (2015). Dashefsky, Arnold; Sheskin, Ira (biên tập). “World Jewish Population, 2014”. North American Jewish Data Bank. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2015.
  39. ^ “Jews make up only 0.2% of mankind”. ynetnews. tháng 10 năm 2012.
  40. ^ Jewish Virtual Library. World Jewish Population. "Refers to the Core Jewish Population. The concept of core Jewish population includes all persons who, when asked in a socio-demographic survey, identify themselves as Jews; or who are identified as Jews by a respondent in the same household, and do not have another monotheistic religion." [1]
  41. ^ Pfeffer, Anshel (ngày 12 tháng 9 năm 2007). “Jewish Agency: 13.2 million Jews worldwide on eve of Rosh Hashanah, 5768”. Haaretz. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2009.
  42. ^ Paul Hyland, Olga Gomez, Francesca Greensides, The Enlightenment: a sourcebook and reader, trang 63
  43. ^ David G. Thomas, Swimming: steps to success, trang 16
  44. ^ A 1970 amendment to Israel's Law of Return defines "Jew" as "a person who was born of a Jewish mother or has become converted to Judaism and who is not a member of another religion." “Law of Return”.
  45. ^ Gartner (2001), p. 213.
  46. ^ “Genes, Behavior, and the Social Environment”. Google Books. Truy cập 17 tháng 2 năm 2024.
  47. ^ Đảng Tiến bộ và Chủ nghĩa xã hội Ma-rốc
  48. ^ Anti-semitism in Germany: the post-Nazi epoch since 1945 By Werner Bergmann, Rainer Erb, page 182, "Continuity and Change: Extreme Right Perceptions of Zionism" by Roni Stauber in Anti-semitism worldwide 1999/2000 Tel Aviv University
  49. ^ Wylen, Stephen M. Settings of Silver: An Introduction to Judaism, Second Edition, Paulist Press, 2000, p. 392).
  50. ^ Walter Laqueur, The History of Zionism (2003) p 40
  51. ^ Shavit 1988, tr. 230–235.
  52. ^ Shapira 1992, tr. 346–351.
  53. ^ “Fighters List” [Danh sách chiến binh], The Israel Democracy Institute (bằng tiếng Anh), lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 12 năm 2021, truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021
  54. ^ Gelber 2006 Lưu trữ 2008-02-27 tại Wayback Machine, p. 307.*For "purity of arms", see Walzer, Michael. "War and Peace in the Jewish Tradition", and Nardin, Terry. "The Comparative Ethics of War and Peace", in Nardin, Terry (ed.). The Ethics of War and Peace. Princeton University Press, pp. 107–108, 260.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]