Bước tới nội dung

Ngô Sĩ Liên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Ngô Sỹ Liên)
Ngô Sĩ Liên
吳士連
SinhChương Đức, Sơn Nam, Đại Ngu
MấtĐại Việt
Nghề nghiệpSử gia
Ngôn ngữTiếng Việt, chữ Hán
Giai đoạn sáng tácNhà Lê
Thể loạiSử học
Tác phẩm nổi bậtĐại Việt sử ký toàn thư

Ảnh hưởng bởi

Ngô Sĩ Liên (chữ Hán: 吳士連) là một nhà sử học thời Lê sơ[1], sống ở thế kỷ 15. Ông là người đã tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và có công lớn trong việc biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư – bộ quốc sử chính thống cổ nhất của Việt Nam được lưu truyền tới ngày nay.[2]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngô Sĩ Liên sinh ở huyện Chương Đức (nay là thôn Chúc Lý, xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Mộ phần của ông hiện đang táng tại thôn Ngọc Giả, thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.[3]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngô Sỹ Liên tham gia khởi nghĩa Lam Sơn khá sớm, cùng với Nguyễn Nhữ Soạn (em cùng cha khác mẹ với Nguyễn Trãi) giữ chức vụ độ sứ (thư ký) trong nghĩa quân, nhiều lần được Lê Lợi cử đi giao thiệp với quân nhà Minh trong những thời kỳ đôi bên tạm hòa hoãn để củng cố lực lượng.[4]

Tháng 3 năm 1442, triều đình tổ chức thi hội cho sĩ nhân trong nước. Nguyễn Trực, Nguyễn Như Đổ, Lương Như Hộc 3 người đỗ tiến sĩ cập đệ; Trần Văn Huy 7 người đỗ tiến sĩ xuất thân; Ngô Sĩ Liên 23 người đỗ đồng tiến sĩ xuất thân. Sai soạn văn bia, dựng bia ghi tên các tiến sĩ. Bia tiến sĩ bắt đầu có từ đây.[5]

Sau khi thi đỗ, Ngô Sĩ Liên đã từng giữ các chức Đô ngự sử dưới triều Lê Nhân Tông, Lê Nghi DânLê Thánh Tông, Lễ bộ,Thị lang, Triều liệt đại phu kiêm Quốc Tử Giám Tư nghiệp kiểm Sử quan tu soạn dưới triều Lê Thánh Tông.[5]

Biên soạn Đại Việt sử ký toàn thư

[sửa | sửa mã nguồn]

Đóng góp to lớn mà Ngô Sĩ Liên còn để lại cho đời sau chính là bộ Đại Việt sử ký toàn thư mà ông đã biên soạn theo lệnh nhà vua, được hoàn tất biên soạn vào năm Kỷ Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 10 (1479) đời Lê Thánh Tông. Bộ sử gồm 15 quyển, chia thành hai phần:

  1. Phần một (ngoại kỷ), gồm 5 quyển, chép từ thời Hồng Bàng đến hết thời Bắc thuộc (năm 938).
  2. Phần hai (bản kỷ) gồm 10 quyển, chép từ thời Ngô Quyền dựng nước (năm 938) đến khi vua Lê Lợi lên ngôi (Lê Thái Tổ) vào năm 1428.

Bài tựa Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư cũng do Ngô Sĩ Liên viết, có đoạn nêu rõ:

"Trộm nghĩ: may gặp buổi thịnh trị, tự thẹn không chút báo đền, nên không tự nghĩ sức học kém cỏi, lấy hai bộ sách của các bậc tiên hiền làm trước đây, sửa sang lại, thêm vào một quyển Ngoại kỷ, gồm một số quyển, gọi là Đại Việt sử ký toàn thư. Trong bộ sách này, về sự việc, có việc nào trước kia quên sót thì bổ sung vào; về thể lệ có lệ nào chưa thật đúng thì chỉnh lý lại; về văn có chỗ nào chưa ổn thì đổi thay đi; thảng hoặc có việc nào hay việc nào dở có thể làm gương khuyên răn được thì góp thêm ý kiến quê kệch ở dưới... Tuy những lời khen chê ấy chưa có thể làm công luận cho muôn đời về sau nhưng may ra cũng có thể giúp ích phần nào cho việc tra cứu tìm hiểu...".

Ngày nay, Đại Việt sử ký toàn thư là ghi chép lịch sử chính thức lâu đời nhất của nhà Lê vẫn còn nguyên vẹn trong khi Ngô Sĩ Liên luôn được coi là một trong những nhân vật quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam.[6] Ông được tôn kính tại ngôi làng quê hương của mình, nơi mọi người, dưới triều của vua Tự Đức, đã dựng lên một tấm bia để ca ngợi những thành tựu của nhà sử học.[6] Một số đường phố, trường học và những nơi khác ở Việt Nam được đặt tên để vinh danh Ngô Sĩ Liên.[7][8][9]

Nhận định

[sửa | sửa mã nguồn]

Lời vua Lê Thánh Tông dụ Đô ngự sử đài là Ngô Sĩ Liên và Nghiên Nhân Thọ rằng:[10]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Patricia M. Pelley Postcolonial Vietnam: New Histories of the National Past 2002 Page 151 "In the fifteenth century, Wolters explains, the Lê dynasty historian Ngô Sĩ Liên produced a new comprehensive history, which ... Lê literati such as Ngô Sĩ Liên looked back at the Trần dynasty (1225–1400) and, with some trepidation, tried to reconstruct how things had gone so disastrously awry."
  2. ^ “Ngô Sĩ Liên”. vietsciences. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2022.
  3. ^ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội, dịch giả Viện sử học, 1998, bản điện tử, trang 550
  4. ^ “Ngô Sĩ Liên”. Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2022.
  5. ^ a b Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993, bản điện tử, trang 404
  6. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Tran1997
  7. ^ “Students voice education concerns”. Vietnamnet.vn. 15 tháng 5 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2009.
  8. ^ “Phan Thiet set for three-day festival”. Vietnamnet.vn. 15 tháng 8 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2008.
  9. ^ “UNICEF Ambassador talks child HIV/AIDS in VN”. Vietnamnet.vn. 6 tháng 10 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2009.
  10. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993, bản điện tử, trang 433

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]