Nghĩa trang Mai Dịch

Nghĩa trang Mai Dịch
Thông tin
Thành lập1956
Địa điểm
Đường Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Quốc giaViệt Nam
Tọa độ21°02′21″B 105°46′10″Đ / 21,039085°B 105,76953°Đ / 21.039085; 105.76953 (Nghĩa trang Mai Dịch)
Diện tích59.053 mét vuông

Nghĩa trang Mai Dịch là một nghĩa trang liệt sĩ nằm ở Hà Nội, Việt Nam. Được xây dựng vào năm 1956, đây là nơi an nghỉ của 1.228 liệt sĩ và 394 nhân vật nổi tiếng là cán bộ chính trị cấp cao là Ủy viên Trung ương Đảng trở lên bao gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Thứ trưởng và tương đương; nhà hoạt động xã hội, văn hoá, khoa học, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ tiêu biểu; các tướng lĩnh công an, quân đội; anh hùng lực lượng vũ trang.

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Nghĩa trang được xây dựng từ năm 1956 với tổng diện tích là 5,9 hecta. Theo nghị định 105/2012/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ Việt Nam quy định các thành phần cán bộ cao cấp đủ tiêu chuẩn an táng tại đây.

Đó là các cán bộ thuộc Bộ Chính trị quản lý; lão thành cách mạng trước 1945 được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên; các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học tiêu biểu được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên hoặc là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động.

Các cán bộ cao cấp bao gồm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng mà tang lễ được cử hành theo nghi lễ Quốc tang hay cấp Nhà nước. Một số trường hợp đặc biệt như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch nước Trần Đại Quang hay Tổng Bí thư Đỗ Mười... được an táng ở quê nhà theo ý nguyện. Một số an táng tại Nghĩa trang Thành phố Hồ Chí Minh như Chủ tịch nước Lê Đức Anh.

Ngoài khu vực gồm 1.228 mộ liệt sĩ vô danh ở phía sau, thì 394 ngôi mộ của những người nổi tiếng được bố trí dọc theo hai bên tượng đài tổ quốc ghi công. Hàng phía ngoài hướng ra trục chính, hai bên mỗi bên 10 hố mộ. Bên phải, ô thứ nhất còn trống, từ ô thứ hai đến ô thứ 10 là mộ của Lê Duẩn, Phạm Hùng, Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt, Lê Khả Phiêu, Lê Văn Lương, Đào Duy Tùng, Chu Huy Mân. Bên trái từ ô thứ 1 - 10 là phần mộ của Phạm Văn Đồng, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Duy Trinh, Trần Quốc Hoàn, Lê Thanh Nghị, Văn Tiến Dũng, Tố Hữu. Các phần mộ khác bố trí theo chiều ngang so với trục chính, trước mộ phần các liệt sĩ vô danh, riêng một hàng ngang nằm dọc theo phía trước cạnh hai hồ nhỏ.

Bộ Xây dựng đề xuất lựa chọn hai vị trí cụ thể để xây dựng nghĩa trang Mai Dịch mới gồm: Vị trí tại khu vực nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng về phía Nam, huyện Ba Vì, cách trung tâm Hà Nội khoảng 60 km về phía Tây theo hướng Quốc lộ 32. Việc xây dựng nghĩa trang tại vị trí này sẽ tiết kiệm được chi phí ban đầu về đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Vị trí thứ hai được Bộ Xây dựng đề xuất là khu vực xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, cách trung tâm Hà Nội khoảng 50 km về phía Tây theo hướng Đại lộ Thăng Long kéo dài nối với thành phố Hòa Bình.

Mộ của những danh nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Chính trị - Quân sự[sửa | sửa mã nguồn]

Văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Khoa học[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ "Về nguồn" nhân kỷ niệm sinh bác Lê Duẩn”. Truongleduan.edu.vn.
  2. ^ “Xây dựng bộ phim "Đồng chí Trường Chinh". Namdinh.gov.vn. ngày 7 tháng 2 năm 2007.[liên kết hỏng]
  3. ^ “Tiễn đưa nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu về miền cao xanh”. Tuổi Trẻ Online.
  4. ^ “Lời cảm ơn sau lễ an táng ông Trần Xuân Bách”. Báo Thanh niên. ngày 9 tháng 1 năm 2006.
  5. ^ “Cử hành trọng thể lễ tang ông Trịnh Hồng Dương”. Vnmedia.vn. ngày 22 tháng 2 năm 2008.
  6. ^ “Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp từ trần”. Báo Lao động. ngày 16 tháng 4 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2009.
  7. ^ “Thượng tướng Song Hào đã từ trần”. Báo Tuổi Trẻ. ngày 14 tháng 1 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2009.
  8. ^ “Thượng tướng Lê Minh Hương từ trần”. VnExpress. ngày 25 tháng 5 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2009.
  9. ^ “Cử hành trọng thể lễ tang ông Vũ Kỳ”. Báo Người lao động. ngày 23 tháng 4 năm 2005.
  10. ^ “Tóm tắt tiểu sử - Thiếu tướng Nguyễn Sơn”. Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2021.
  11. ^ “Luật gia Ngô Bá Thành từ trần”. Báo Thanh Niên. ngày 5 tháng 2 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2014.
  12. ^ “11/9, tổ chức Lễ truy điệu Thượng tướng Hoàng Minh Thảo”. VTC. ngày 10 tháng 9 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2009.
  13. ^ a b “Đọc lại Xuân Diệu”. eVan. 17 tháng 11 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2009.
  14. ^ “Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng đồng chí Cù Huy Cận”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. 25 tháng 2 năm 2005.
  15. ^ “Nguyễn Phan Chánh, người mang vinh quang đầu tiên cho tranh lụa Việt Nam”. Báo Nhân dân. 13 tháng 6 năm 1997. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2009.
  16. ^ “Vĩnh biệt nhạc sĩ Huy Du - Người hát tình ca qua lửa đạn”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. 19 tháng 12 năm 2007.
  17. ^ “Cử hành trọng thể lễ tang đồng chí Tố Hữu”. Báo Trong kháng chiến chống Mỹ, ông làm Tư lệnh Quân khu 3, Tư lệnh Quân khu Hữu ngạn, Tư lệnh Quân khu Trị-Thiên Năm 1963, ông được trao huy hiệu 30 năm tuổi đảng. Ông hy sinh ngày 15 tháng 12 năm 1968 trong một trận rải bom B52 của Mỹ tại chiến trường Trị-Thiên, khi mới 53 tuổLao động. 14 tháng 12 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2009. line feed character trong |nhà xuất bản= tại ký tự số 114 (trợ giúp)
  18. ^ “Tiễn đưa nhà văn Nguyễn Đình Thi về nơi an nghỉ cuối cùng”. Vietnamnet.vn. 23 tháng 4 năm 2003.
  19. ^ “Vĩnh biệt phó giáo sư Tôn Thất Bách”. VnExpress. 29 tháng 3 năm 2004.
  20. ^ “Tin buồn”. vnu.edu.vn. 11 tháng 12 năm 2006.[liên kết hỏng]
  21. ^ “Giáo sư - Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng: Suốt đời gắn bó với nông nghiệp”. Báo Bình Dương. 21 tháng 3 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2009.
  22. ^ “Giáo sư Đỗ Nguyên Phương từ trần”. Dantri.com.vn. 10 tháng 4 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2009.
  23. ^ “Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện - Sống để trả nợ đời”. Dantri.com.vn. 14 tháng 11 năm 2007.