Bước tới nội dung

Robert Mundell

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Robert Mundell
Kinh tế học trọng cung
Sinh(1932-10-24)24 tháng 10, 1932
Kingston, Ontario, Canada
Mất4 tháng 4, 2021 (88 tuổi)
Siena, Ý
Quốc tịchCanada
Nơi công tácĐại học Johns Hopkins (1959–61, 1997–98, 2000–01)
Đại học Chicago (1965–72)
Đại học Waterloo (1972–74)
Đại học McGill (1989–1990)[1]
Columbia University (1974 – nay)
Chinese University of Hong Kong (2009 – nay)
Lĩnh vựcKinh tế học tiền tệ
Trường theo họcTrường Kinh tế London
Trường kinh tế UBC Vancouver
Đại học Washington
Viện công nghệ Massachusetts
Chịu ảnh hưởng củaCharles Kindleberger
Ảnh hưởng tớiRudi Dornbusch
Jacob Frenkel
Michael Mussa
Carmen Reinhart
Đóng gópMô hình Mundell–Fleming
Khu vực tiền tệ tối ưu
Nghiên cứu về bản vị vàng
Giải thưởngGiải Nobel Kinh tế (1999)
Huân chương Canada của Chính phủ Canada (2002)
Giải thưởng Kinh tế học Toàn cầu của Viện Kinh tế Thế giới (tại Kiel, Đức) (2005)
Trường pháiKinh tế học trọng cung
Thông tin tại IDEAS/RePEc

Robert Alexander Mundell (sinh ngày 24 tháng 10 năm 1932 - mất 4 tháng 4 năm 2021) là một học giả kinh tế người Canada, người đoạt giải Nobel năm 1999. Mundell là một giáo sư kinh tế tại Đại học ColumbiaĐại học Hong Kong Trung Quốc.

Ông nhận giải Nobel Kinh tế năm 1999 cho những công trình tiên phong cho trong động học tiền tệkhu vực tiền tệ tối ưu. Mundell được biết đến là "cha đẻ"[2] của đồng euro, do ông đã đặt nền móng cho những khởi đầu của nó thông công việc này và giúp đỡ để phong trào kinh tế trọng cung bắt đầu. Ông còn nổi tiếng qua Mô hình Mundell-FlemingHiệu ứng Mundell–Tobin.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Robert Mundel sinh tại Kingston, Ontario, Canada. Ông hoàn thành bậc đại học tại Đại học British ColoumbiaVancouver, Canada, và bằng thạc sĩ tại Đại học Washington tại Seattle. Sau khi học tại Đại học British ColumbiaTrường kinh tế London năm 1956,[3] ông gia nhập Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), tại đây ông nhận bằng tiến sĩ kinh tế năm 1956. Năm 2006 Mundell nhận bằng tiến sĩ luật từ Đại học Waterloo tại Canada.[4] Ông là giáo sư kinh tế và là biên tập viên của Tạp chí Kinh tế chính trịĐại học Chicago từ năm 1965 tới năm 1972, trưởng khoa kinh tế tại Đại học Waterloo từ 1972 tới 1974 và từ năm 1974 ông là giáo sư kinh tế tại Đại học Columbia.[5] Ông cũng giữ chức Giáo sư kinh tế Repap tại Đại học McGill.[6][7] Mundell là giáo sư hướng dẫn của Rudi Dornbusch, một học giả kinh tế nổi tiếng.

Robert Mundell đoạt giải Nobel Kinh tế năm 1999, Huân chương Canada của Chính phủ Canada năm 2002 và Giải thưởng Kinh tế học Toàn cầu của Viện Kinh tế Thế giới (tại Kiel, Đức) năm 2005.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Nobel Prize Winners from Johns Hopkins University”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2013.
  2. ^ "Mr. Mundell, known as the father of the euro"[liên kết hỏng]
  3. ^ “Robert Mundell – Nobel Prize Winners – Key facts – About LSE – Home”. .lse.ac.uk. ngày 13 tháng 3 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2012.
  4. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2013.
  5. ^ http://www.polyu.edu.hk/iao/nobel2009/mundell_bio.pdf
  6. ^ “Robert A. Mundell – Biography”. Nobelprize.org. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2012.
  7. ^ “Biography | The Works of Robert Mundell”. Robertmundell.net. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2012.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Keynesians Bản mẫu:Macroeconomics-footer