Bước tới nội dung

Sao Thiên Tân

Tọa độ: Sky map 20h 41m 25.9s, +45° 16′ 49″
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Sao Thiên Tân[1]

Vị trí của Deneb trong chòm sao Thiên Nga
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000      Xuân phân J2000
Chòm sao Thiên Nga
Xích kinh 20h 41m 25.9s
Xích vĩ +45° 16' 49"
Cấp sao biểu kiến (V) 1.25
Các đặc trưng
Kiểu quang phổA2 Ia
Chỉ mục màu U-B−0.24
Chỉ mục màu B-V+0.09
Kiểu biến quangAlpha Cyg
Trắc lượng học thiên thể
Vận tốc xuyên tâm (Rv)−4.5 km/s
Chuyển động riêng (μ) RA: 1.99 mas/năm
Dec.: 1.95 mas/năm
Thị sai (π)2.29 ± 0.32 mas
Khoảng cáchapprox. 1400 ly
(approx. 440 pc)
Cấp sao tuyệt đối (MV)−6.95
Chi tiết
Khối lượng~20 M
Bán kính108 đến 114 [2] R
Độ sáng~54,000 L
Nhiệt độ8,525 K
Tốc độ tự quay (v sin i)-4.5 km/s
Tên gọi khác
α Cygni, Alpha Cyg, 50 Cyg, Arided, Aridif, Gallina, Arrioph, HR 7924, BD +44°3541, HD 197345, SAO 49941, FK5: 777, HIP 102098.

Deneb, tên Hán Việt: sao Thiên Tân (α Cyg / α Cygni / Alpha Cygni) là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Thiên Nga và là một đỉnh của Tam giác mùa hè. Đứng thứ 19 trong số các ngôi sao sáng nhất trên bầu trời với cấp sao biểu kiến là 1,25. Là một sao siêu khổng lồ trắng, sao Thiên Tân cũng là một trong số những ngôi sao sáng nhất được biết đến. Nó đã từng được gọi bởi rất nhiều cái tên như Arided hay Aridif, nhưng đến ngày nay hầu hết những cái tên này đã bị lãng quên.

Khoảng cách và những đặc trưng vật lý

[sửa | sửa mã nguồn]
Ấn tượng nghệ sĩ về sao Thiên Tân
Phạm vi bán kính của sao Thiên Tân lớn gấp hơn 100 lần Mặt Trời. Bức ảnh trên so sánh kích thước tương đối của Mặt Trời (bên phải) với sao Thiên Tân.

Cấp sao tuyệt đối của sao Thiên Tân là -8,5. Và sao Thiên Tân là một trong số những ngôi sao sáng nhất được biết tới.

Khoảng cách từ sao Thiên Tân tới Trái Đất là không chắc chắn, với khoảng cách có thể nhất là vào khoảng 3.200 năm ánh sáng. Nhưng độ thiếu chắc chắn của thị sai khiến khoảng cách này có lúc dịch vào khoảng 2.100 năm ánh sáng hay ra xa khoảng 7.400 năm ánh sáng. Sự không chắc chắn về khoảng cách này khiến việc xác định nhiều thuộc tính của sao Thiên Tân trở nên không chính xác. Sao Thiên Tân có màu trắng xanh.

Độ sáng của sao Thiên Tân gấp khoảng từ 60.000 lần Mặt Trời của chúng ta (nếu sao Thiên Tân cách xa 1.600 năm ánh sáng) đến 250.000 lần (nếu sao Thiên Tân cách xa 3.200 năm ánh sáng)[3].

Dựa trên nhiệt độ và độ sáng của nó cũng như từ các đo đạc trực tiếp về đường kính góc nhỏ xíu của nó (chỉ 0,002 giây cung), sao Thiên Tân có bán kính lớn gấp hơn 100 lần Mặt Trời; nếu đặt nó vào trung tâm của hệ Mặt Trời, nó sẽ lớn vượt quỹ đạo của Sao Thủy[2]. Đây là một trong số những ngôi sao lớn nhất và mạnh nhất trong số những sao lớp A.

Là một ngôi sao thuộc loại quang phổ A2Ia, sao Thiên Tân có nhiệt độ ở bề mặt lên tới 8.400 K. Deneb là nguyên mẫu của một lớp các sao biến quang được biết tới như các sao biến quang Alpha Cygni. Bề mặt của nó chịu những dao động không xuyên tâm, gây ra những biến đổi về độ sáng và quang phổ của sao Thiên Tân. Khối lượng của nó lớn gấp 20 đến 25 lần khối lượng của Mặt Trời[2][4]. Một sao siêu khổng lồ trắng với khối lượng và nhiệt độ cao có nghĩa là nó sẽ có tuổi thọ rất ngắn và sẽ trở thành một siêu tân tinh trong vài triệu năm nữa. Nó đã ngừng các phản ứng hợp hạch hydro trong lõi của mình.

Gió sao Thiên Tân làm cho nó mất khối lượng ở tốc độ 0,8 phần triệu khối lượng Mặt Trời mỗi năm, cao gấp hàng trăm nghìn lần so với tốc độ phun trào từ Mặt Trời.[2]

Tên gọi và ý nghĩa văn hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Cái tên Deneb bắt nguồn từ dhaneb, có nghĩa là "cái đuôi" theo tiếng Ả Rập, trong câu thành ngữ ذنب الدجاجة Dhanab ad-Dajāja, hay "cái đuôi của con gà mái"[5]. Những cái tên tương tự cũng được đặt cho ít nhất bảy ngôi sao khác, đáng chú ý nhất là Deneb Kaitos, ngôi sao sáng nhất của chòm sao Kình Ngư, và Denebola, ngôi sao sáng thứ nhì trong chòm sao Sư Tử

Ngoài ra còn những cái tên ít được biết đến hơn như Deneb Adige, Denebadigege, và Denebedigege. Arided, đã được sử dụng trong bảng Alfonsine. Những cái tên này bắt nguồn từ Al Ridhādh, tên của một chòm sao. Johann Bayer đã gọi nó là Arrioph, bắt nguồn từ AridfAl Ridf, 'sau cùng' hay Gallina. Caesius gọi nó là Os rosae, hoặc Rosemund trong tiếng Đức, hay Uropygium - cái mũi của cha xứ.[5]

Nó được biết đến như 天津四 theo tiếng Trung Hoa. Trong câu chuyện tình Thất tịch của Trung Hoa, sao Thiên Tân đánh dấu chiếc cầu 'Ô kiều' bắc ngang qua sông Ngân để đôi vợ chồng Ngưu Lang (sao Altair) và Chức Nữ (sao Vega) gặp nhau trong một đêm đặc biệt vào cuối mùa hè. Trong một dị bản khác, sao Thiên Tân là nàng tiên đi kèm khi đôi tình nhân gặp nhau trên cầu Ô Kiều.

  1. ^ “Hipparcos star catalog entry”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2009.
  2. ^ a b c d Jim Kaler (ngày 19 tháng 6 năm 1998). “DENEB”. Chú thích có các tham số trống không rõ: |accessmonthday=|accessyear= (trợ giúp)
  3. ^ “Spacewatch Friday: Summer Triangle: Easy-to-Find Guide to the Milky”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2002. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2002.
  4. ^ “Deneb tại domeofthesky.com”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2008.
  5. ^ a b Richard Hinckley Allen, Star Names: Their Lore and Meaning (1963), trang 195.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]