Salmon (lớp tàu ngầm)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Tàu ngầm lớp Salmon)
USS Salmon (SS-182), chiếc dẫn đầu của lớp, đang chạy thử máy năm 1938
Khái quát lớp tàu
Xưởng đóng tàu
Bên khai thác  Hải quân Hoa Kỳ
Lớp trước lớp Porpoise [1]
Lớp sau Lớp Sargo [1]
Thời gian đóng tàu 1936–1938[2]
Thời gian hoạt động 1937–1946[2]
Hoàn thành 6[1]
Nghỉ hưu 6[1]
Đặc điểm khái quát
Kiểu tàu tàu ngầm Diesel-điện [3]
Trọng tải choán nước
  • 1.435 tấn Anh (1.458 t) (mặt nước) [4]
  • 2.198 tấn Anh (2.233 t) (lặn) [4]
Chiều dài 308 ft (94 m) [4]
Sườn ngang 26 ft 1 in (7,95 m) [4]
Mớn nước 15 ft 8 in (4,78 m) [4]
Động cơ đẩy
Tốc độ
Tầm xa 11.000 hải lý (20.000 km) trên mặt nước ở tốc độ 10 hải lý trên giờ (19 km/h) [4]
Tầm hoạt động 48 giờ ở tốc độ 2 kn (2,3 mph; 3,7 km/h) [4]
Độ sâu thử nghiệm 250 ft (80 m) [4]
Thủy thủ đoàn tối đa 5 sĩ quan, 54 thủy thủ (thời bình) [4]
Vũ khí

Lớp tàu ngầm Salmon bao gồm sáu tàu ngầm diesel-điện được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối thập niên 1930. Chúng là một bước phát triển quan trọng trong khái niệm thiết kế "tàu ngầm hạm đội" trong giai đoạn trước Chiến tranh Thế giới thứ hai, có nhiều cải tiến so với lớp Porpoise dẫn trước, và lần đầu tiên đạt được tốc độ 21 hải lý trên giờ (39 km/h) với một hệ thống động lực tin cậy, cho phép chúng hoạt động phối hợp với các thiết giáp hạm tiêu chuẩn trong đội hình hạm đội. Ngoài ra, tầm hoạt động 11.000 hải lý (20.000 km) mà không cần tiếp thêm nhiên liệu cho phép chúng tuần tra đến tận vùng biển nhà Nhật Bản. Lớp Salmon và lớp Sargo tiếp nối trở thành những tàu chiến chắc chắn và tin cậy trong Thế Chiến II.[6] Trong một số nguồn, các lớp SalmonSargo còn được gọi là "Lớp S mới" nhóm thứ nhất và nhóm thứ hai, tương ứng.[7]

Thiết kế[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Được chấp thuận chế tạo trong năm tàu chính 1936 theo Đạo luật Vinson-Trammell,[8] hai thiết kế riêng biệt nhưng tương tự nhau được phát triển và do ba xưởng đóng tàu khác nhau chế tạo. Electric Boat Company tại Groton, Connecticut thiết kế và chế tạo Salmon, SealSkipjack (SS-182 đến 184); Xưởng hải quân Portsmouth tại Kittery, Maine đề xuất một thiết kế vốn trở thành SnapperStingray (SS-185 & 186). Sử dụng đề án của Portsmouth, Xưởng hải quân Mare Island tại Vallejo, California chế tạo chiếc Sturgeon (SS-187).[9]

Hai thiết kế có những chi tiết khác biệt nhỏ về vị trí nắp hầm phòng động cơ phía trước, phòng nghỉ của thủy thủ, kiểu dáng của tháp chỉ huy, và đáng kể nhất là nắp đậy van nạp hơi chính. Sự khác biệt này đã đưa đến thương vong trên các chiếc SnapperSturgeon và việc chiếc Squalus bị đắm khi lặn thử máy.[10] Lớn hơn đáng kể so với lớp Porpoise, tháp chỉ huy do Electric Boat thiết kế có hai đầu hình cầu lồi, trong khi thiết kế của Portsmouth có hỉnh cầu lồi phía sau và lỏm phía trước. Portsmouth và Mare Island gặp khó khăn khi chế tạo tháp chỉ huy, do xuất hiện vết nứt khiến vỏ tàu không đạt thử nghiệm về áp lực. Vấn đề sau cùng cũng được giải quyết, nhưng kinh nghiệm này khiến các xưởng tàu hải quân áp dụng thiết kế hai đầu lồi trong suốt nhiều năm tiếp theo.[11]

Đặc tính chung[sửa | sửa mã nguồn]

Hình dạng bên ngoài giữa hai thiết kế chỉ có những khác biệt nhỏ về dạng mép trên phía sau tháp chỉ huy; thiết kế của Electric Boat vuốt thấp dần về phía sau, trong khi thiết kế của xưởng tàu hải quân cao hơn và thẳng hơn. Ngoài ra, ba chiếc do Electric Boat đóng lúc hạ thủy có hai kính tiềm vọng dài Bản mẫu:Convet, yêu cầu một bệ đỡ kính tiềm vọng nhỏ hơn trên tháp chỉ huy; ba chiếc do các xưởng tàu hải quân đóng trang bị một kính tiềm vọng 34 ft và một dài Bản mẫu:Convet, đòi hỏi một bệ đỡ và lan can cao hơn.[12]

Hệ thống động lực[sửa | sửa mã nguồn]

Hai kiểu động cơ diesel chính khác nhau được trang bị trong quá trình chế tạo. Những chiếc đóng tại các xưởng tàu hải quân được trang bị kiểu động cơ mới GM-Winton 16-248 V16. Việc tiếp tục phát triển của GM-Winton đã khắc phục những vấn đề ban đầu, và kiểu động cơ này được xem là tin cậy và chắn chắn. Ba chiếc đóng bởi Electric Boat được trang bị một phiên bản 9 xy lanh của động cơ Hooven-Owens-Rentschler (H.O.R.) với xy lanh hoạt động hai chiều. Thiết kế này dựa trên một thiết kế động cơ hơi nước rất thành công, cung cấp lực đẩy trên cả hai chiều chuyển động của piston, hứa hẹn sẽ tăng gấp đôi công suất trên cùng kích cỡ một động cơ thẳng hàng hay bố trí chữ V. Không may là H.O.R. gặp phải rắc rối lớn trong thiết kế và chế tạo khi áp dụng khái niệm này trên động cơ đốt trong; chúng bị rung động rất lớn do mất cân bằng các buồng đốt, nhanh chóng làm hỏng các chi tiết động cơ. Miễn cưỡng không muốn từ bỏ một khái niệm đầy hứa hẹn, Hải quân tiếp tục sử dụng loại động cơ này trong lúc chờ đợi H.O.R. cải tiến để khắc phục vấn đề. Mãi đến khi chiến tranh tại Thái Bình Dương nổ ra, ngân sách đủ cung cấp và nhu cầu hoạt động đã khiến loại động cơ này được thay thế bằng kiểu GM-Winton 16-278A khi các con tàu được đại tu lần đầu tiên trong chiến tranh.[13][14][15]

Những chiếc trong lớp[sửa | sửa mã nguồn]

Tên (ký hiệu lườn) Xưởng đóng tàu Đặt lườn Hạ thủy Nhập biên chế Xuất biên chế Số phận
Salmon (SS-182) Electric Boat 15 tháng 4, 1936 12 tháng 6, 1937 15 tháng 3, 1938 24 tháng 9, 1945 1946
Seal (SS-183) 25 tháng 5, 1936 25 tháng 4, 1937 30 tháng 4, 1938 15 tháng 11, 1945 Tàu huấn luyện dự bị; tháo dỡ 1956
Skipjack (SS-184) 22 tháng 7, 1936 23 tháng 10, 1937 30 tháng 6, 1938 28 tháng 8, 1946 Dùng làm mục tiêu thử bom nguyên tử tháng 7, 1946; đánh chìm như mục tiêu tháng 8, 1948
Snapper (SS-185) Xưởng hải quân Portsmouth 23 tháng 7, 1936 24 tháng 8, 1937 15 tháng 12, 1937 17 tháng 11, 1945 Tháo dỡ 1948
Stingray (SS-186) 1 tháng 10, 1936 6 tháng 10, 1937 15 tháng 3, 1938 17 tháng 10, 1945 Tháo dỡ 1946
Sturgeon (SS-187) Xưởng hải quân Mare Island 27 tháng 10, 1936 15 tháng 3, 1938 25 tháng 6, 1938 15 tháng 11, 1945 Tháo dỡ 1948

Lịch sử hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h i j Bauer & Roberts 1991, tr. 269
  2. ^ a b Friedman 1995, tr. 285–304
  3. ^ a b Friedman 1995, tr. 202–204
  4. ^ a b c d e f g h i j k l m n o Friedman 1995, tr. 305-311
  5. ^ Friedman 1995, tr. 310
  6. ^ Johnston 2011
  7. ^ Silverstone 1965, tr. 190-193
  8. ^ Alden 1979, tr. 218-219
  9. ^ Alden 1979, tr. 250-251
  10. ^ Blair 2001, tr. 67
  11. ^ Alden 1979, tr. 50, 65
  12. ^ Johnston 2011, tr. 4-5
  13. ^ Alden 1979, tr. 55, 65
  14. ^ Johnston 2011, tr. 14
  15. ^ Friedman 1995, tr. 263, 360-361

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Alden, John D., Commander (U.S. Navy Ret) (1979). The Fleet Submarine in the U.S. Navy: A Design and Construction History. Naval Institute Press. ISBN 0-85368-203-8.
  • Bauer, K. Jack; Roberts, Stephen S. (1991). Register of Ships of the U.S. Navy, 1775–1990: Major Combatants. Westport, Connecticut: Greenwood Press. ISBN 0-313-26202-0.
  • Blair, Clay Jr. (2001). Silent Victory: The U.S. Submarine War Against Japan. Naval Institute Press. ISBN 1-55750-217-X.
  • Campbell, John (1985). Naval Weapons of World War II. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 0-87021-459-4.
  • DiGiulian, Tony (23 tháng 10 năm 2021). “3"/50 (7.62 cm) Mark 10, 17, 18, 19, 20, 21 and 22”. NavWeaps. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2022.
  • Friedman, Norman (1995). U.S. Submarines Through 1945: An Illustrated Design History. Annapolis, Maryland: United States Naval Institute. ISBN 1-55750-263-3.
  • Gardiner, Robert; Chesneau, Roger biên tập (1980). Conway's All the World's Fighting Ships, 1922–1946. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 978-0-87021-913-9. OCLC 18121784.
  • Johnston, David L. (2011). “A Visual Guide to the U.S. Fleet Submarines Part Two: Salmon & Sargo Classes 1936-1945” (PDF) (ấn bản 2).
  • Lenton, H. T. (1973). American Submarines (Navies of the Second World War). New York: Doubleday & Co. ISBN 978-0385047616.
  • Miller, David (2001). The Illustrated Directory of Submarines of the World. London: Greenwich Editions. ISBN 0-86288-613-9.
  • Roscoe, Theodore (1949). United States Submarine Operations in World War II. Naval Institute Press. ISBN 0-87021-731-3.
  • Silverstone, Paul H. (1965). U.S. Warships of World War II. Ian Allan. ISBN 978-0711001572.
  • Stern, Robert C. (1979). U.S. Subs in Action. Squadron/Signal Publications. ISBN 978-0897470858.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]