Thành viên:Baoothersks/Eric Bana

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Eric Bana

Bana tại Liên hoan phim Tribeca 2009
SinhEric Banadinović
9 tháng 8, 1968 (55 tuổi)
Melbourne, Victoria, Úc
Quốc tịchÚc
Nghề nghiệp
Năm hoạt động1993–nay
Phối ngẫu
Rebecca Gleeson (cưới 1997)
Con cái2

Eric Banadinović, AM (sinh ngày 9 tháng 8 năm 1968), còn được biết đến với cái tên Eric Bana (/ˈbænə/), là một nam diễn viên kiêm nghệ sĩ hài người Úc. Anh bắt đầu sự nghiệp diễn xuất của mình với loạt phim hài kịch ngắn Full Frontal trước khi được chú ý đến nhờ vai diễn trong bộ phim hài The Castle (1997). Anh đã nhận được nhiều sự công nhận từ giới phê bình hơn khi đóng vai chính trong tác phẩm tội phạm tiểu sử Chopper (2000).

Sau một thập kỷ tham gia các chương trình truyền hình và phim điện ảnh ở Úc, Bana được Hollywood chú ý nhờ màn góp mặt trong bộ phim chiến tranh Diều hâu gãy cánh (2001) và đóng chính trong Người khổng lồ xanh (2003). Sau đó, Eric Bana thủ vai Hector trong tác phẩm chiến tranh sử thi Người hùng thành Troy (2004), và đóng chính trong tác phẩm giật gân lịch sử Munich (2005) của Steven Spielberg. Năm 2009, anh trở lại với vai phản diện Nero trong bộ phim khoa học viễn tưởng Star Trek, là một thành công cả về mặt thương mại lẫn nghệ thuật. Bana tiếp tục hoạt động ổn định trong những năm 2000, vào vai Thiếu tá hải quân Erik S. Kristensen trong Sống sót (2013), cũng như trung sĩ cảnh sát Ralph Sarchie trong phim kinh dị Linh hồn báo thù (2014). Năm 2018, Bana đóng vai chính trong miniseries tội phạm có thật Dirty John.

Là một diễn viên kịch và nghệ sĩ hài xuất sắc, Bana đã nhận được một số giải thưởng từ Viện phim Úc. Ngoài diễn xuất ra, Bana còn là một người đam mê đua xe, từng tham gia nhiều giải đua khác nhau ở Úc.

Thời niên thiếu[sửa | sửa mã nguồn]

Bana sinh ngày 9 tháng 8 năm 1968 tại thành phố Melbourne, nước Úc.[1][2][3][4] Cha của nam diễn viên, Ivan, là người Croatia, sinh ra ở Zagreb, và làm quản lý hậu cần cho Caterpillar Inc., trong khi người mẹ gốc Đức của anh, Eleanor, là một thợ làm tóc có gốc ở gần Mannheim. Ngoài ra, Eric Bana cũng có một người anh trai tên là Anthony.[4] Bana lớn lên ở Tullamarine, một khu vực ngoại ô tại rìa phía bắc Melbourne, gần sân bay quốc tế của thành phố, và theo học tại Trường Ngữ pháp Penleigh và Essendon.[5] Anh từng tuyên bố rằng: "Tôi luôn tự hào về nguồn gốc của mình, thứ đã ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình lớn lên của tôi. Ngoài ra, tôi cũng luôn luôn đồng hành cùng với những người bạn gốc Âu của mình."[1]

Thể hiện kỹ năng diễn xuất ngay từ khi còn nhỏ, Bana bắt đầu tạo ấn tượng với các thành viên trong gia đình khi mới 6 hoặc 7 tuổi, đầu tiên là bắt chước cách đi đứng, giọng nói cũng như cách cư xử của ông mình. Lúc ở trường, anh bắt chước các giáo viên của mình như một phương cách để thoát khỏi rắc rối.[6] Khi còn là một thiếu niên, anh đã xem bộ phim Mad Max (1979) của Mel Gibson và quyết định sẽ trở thành một diễn viên.[5] Tuy nhiên, Bana lại không để tâm đến sự nghiệp biểu diễn nghệ thuật của mình cho đến tận năm 1991, khi anh được thuyết phục thử diễn hài trong lúc đang làm nhân viên phục vụ tại khách sạn Castle ở Melbourne. Tuy nhiên, những hợp đồng biểu diễn tại các quán rượu nội thành không mang lại cho anh đủ nguồn thu nhập để nuôi sống bản thân, vì vậy anh vẫn tiếp tục công việc nhân viên phục vụ hoặc bồi bàn.[7][8]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

1993–1997: Khởi nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1993, Bana khởi nghiệp truyền hình trong chương trình trò chuyện đêm khuya của Steve Vizard, Tonight Live.[5] Màn trình diễn của anh đã thu hút sự chú ý của các nhà sản xuất từ ​​loạt phim hài kịch ngắn Full Frontal, và họ đã mời anh tham gia tác phẩm với vai trò là biên kịch kiêm diễn viên. Trong suốt 4 năm tham gia chương trình, Bana đã viết nhiều tài liệu của riêng mình và một số nhân vật của anh lấy ý tưởng từ các thành viên trong gia đình nam diễn viên. Sự nhại lại Columbo, Arnold Schwarzenegger, Sylvester StalloneTom Cruise đã làm cho Bana được khán giả của chương trình yêu mến.[9] Thành công này khiến anh thu âm album hài Out of Bounds vào năm 1994 và tổ chức chương trình truyền hình đặc biệt của riêng anh, có tựa đề Eric, vào năm 1996. Chương trình, gồm một bộ sưu tập các bức phác họa các nhân vật hàng ngày, đã thúc đẩy anh ra mắt một loạt phim hài kịch ngắn mang tên The Eric Bana Show. Loạt phim do Bana viết kịch bản và thực hiện, có các tiểu phẩm, khách mời lẫn cả người nổi tiếng tham dự nhưng vẫn không thu hút được lượng khán giả đáng kể và bị hủy bỏ chỉ sau tám tập do xếp hạng thấp.[10] Mặc dù vậy, vào năm 1997, anh đã nhận được Giải Logie cho "Nhân vật hài được yêu thích nhất" cho tác phẩm của mình trong chương trình.[11]

Cùng năm đó, Bana ra mắt điện ảnh trong bộ phim The Castle của Úc, kể về một gia đình sống ở Melbourne phải đấu tranh để giữ căn nhà của họ ở sân bay Melbourne khi Cảng vụ hàng không buộc họ phải rời đi. Anh đã xuất hiện với vai phụ là Con Petropoulous, một kế toán kickboxing và cũng là con rể của chủ gia đình. The Castle là một thành công bất ngờ về mặt tài chính lẫn cả phê bình, thu về 10.326.428 AUD tại phòng vé ở Úc.[5]

1998–2004: Bước đột phá ở Hollywood[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1997, dù chưa có nhiều kinh nghiệm với các vai diễn chính kịch, nhưng Bana đã được đạo diễn Andrew Dominik mời tham gia Chopper (2000), một bộ phim tiểu sử dựa trên cuộc đời của tên tội phạm khét tiếng người Úc Chopper Read. Dominik đã thực hiện dự án này trong 5 năm, nhưng không thể tìm được diễn viên đóng vai Read. Chỉ sau khi Read đề nghị Bana thủ vai này, và sau khi xem anh biểu diễn một tiểu phẩm trên truyền hình, thì Dominik mới cân nhắc cho nam diễn viên tham gia.[12]

Để thực hiện vai diễn này, Bana đã phải cạo trọc đầu, tăng 30 pound (13 kg) thể trọng và dành hai ngày ở với Read để hoàn thiện vai diễn bắt chước của mình. Trong quá trình quay phim, anh đã đến phim trường lúc bốn giờ sáng và dành năm giờ đồng hồ để xăm hình y như Read.[13] Dù bộ phim bị phát hành giới hạn bên ngoài nước Úc, nhưng diễn xuất của Bana lại nhận được những đánh giá tích cực. Nhà phê bình phim người Mỹ Roger Ebert đã khen ngợi Bana, nói rằng "có một diễn viên hài mà các nhà làm phim đã tìm thấy tên là Eric Bana, và tôi thầm nghĩ, đó chính là một ngôi sao tương lai [...] Anh ấy có tố chất mà không trường diễn xuất nào có thể dạy bạn và ít diễn viên nào có thể sánh bằng. Bạn sẽ không thể nào rời mắt khỏi anh ta”.[5][14] Chopper là một thành công về mặt chuyên môn và thương mại ở Úc, cũng như nhận được đề cử cho Phim hay nhất tại Giải thưởng Viện phim Úc năm 2001. Nhờ diễn xuất của mình, Bana đã mang về tượng vàng ở hạng mục Nam diễn viên chính xuất sắc nhất.[11]

Năm 2001, đạo diễn Ridley Scott chọn Bana vào vai một người lính Mỹ trong bộ phim Diều hâu gãy cánh (2001). Scott, với sự giới thiệu từ Russell Crowe và do ấn tượng bởi màn thể hiện của Bana trong Chopper, đã không yêu cầu anh phải thử vai.[15] Trong phim, anh hóa thân thành Trung sĩ nhất Norm 'Hoot' Hooten, một người lính ưu tú của Lực lượng Delta, đã chiến đấu để thoát khỏi một trận chiến ở Mogadishu, Somalia sau nhiệm vụ bắt giữ hai tay sai hàng đầu của một lãnh chúa quân phiệt nổi loạn. Bana đã giảm thể trọng và bắt đầu chế độ tập luyện thể dục nhiều tháng trước khi bắt đầu ghi hình. Anh cũng được huấn luyện với những người điều hành Lực lượng Delta tại Fort Bragg, cũng như học cách bắn vũ khí và dọn phòng.[16] Giữa năm 2000 và 2001, Bana đóng vai Joe Sabatini trong Something in the Air, một vở opera của Úc lấy bối cảnh ở một thị trấn nhỏ. Sau hai mùa, Bana rời khỏi chương trình để tập trung vào sự nghiệp ở Hollywood.[17]

Dự án tiếp theo của Bana là bộ phim Úc kinh phí thấp năm 2002, The Nugget. Vốn là một bộ phim hài, tác phẩm lột tả tác động của sự giàu có tức thì đối với ba người đàn ông thuộc tầng lớp lao động và ra mắt với thành công vừa phải ở Úc. Bana đã đọc kịch bản sau khi quay Chopper vào năm 2000 và bị cuốn hút bởi nó khiến anh nhớ lại thời thơ ấu của mình, và vì anh thấy các nhân vật của kịch bản rất thú vị và đáng yêu.[18] Trong khi quay The Nugget, Bana được mời đóng vai chính Bruce Banner trong bộ phim chuyển thể từ bộ truyện tranh Marvel nổi tiếng The Incredible Hulk. Chỉ sau khi biết tin đạo diễn Ang Lee tham gia vào dự án, nam diễn mới xem xét vai diễn này.[16] Bana ngưỡng mộ Lee vì công việc của ông ấy trong bộ phim The Ice Storm rồi đồng ý làm việc cho dự án trước khi kịch bản cuối cùng hoàn tất.[19] Eric Bana nói rằng anh bị cuốn hút vào bộ phim bởi vì "nhân vật Bruce Banner có tiềm năng gây ấn tượng sâu sắc", cũng như "một siêu anh hùng khá phi truyền thống".[19] Mặc dù Người khổng lồ xanh (2003) nhận nhiều đánh giá trái chiều và là một thành công vừa phải về mặt phòng vé, nhưng diễn xuất của Bana vẫn được đánh giá cao: Jack Matthews của New York Daily News cảm thấy rằng Bana đã hóa thân thành Bruce Banner "với một niềm tin lớn".[20]

Năm 2003, anh lồng tiếng cho cá mập đầu búa Anchor trong bộ phim hoạt hình Pixar Đi tìm Nemo thành công ở cả phương diện phê bình lẫn thương mại.[21] Năm 2004, Bana đóng cặp với Brad PittOrlando Bloom trong bộ phim chiến tranh sử thi Người hùng thành Troy. Anh vào vai Hoàng tử Hector, thủ lĩnh của quân thành Troy chiến đấu chống lại chiến binh Hy Lạp Achilles. Khi đọc kịch bản, anh đã bị Hector cuốn hút vì "Tôi thực sự cảm thấy rất nhiều điều về anh ấy. Tôi cảm thấy anh ấy là một nhân vật tuyệt vời [...] Tôi yêu Orlando đến mức muốn chết đi luôn ấy chứ. Trước đây chúng tôi đã từng làm việc cùng nhau và khi anh ấy được chọn vào vai em trai của tôi, thì đó chỉ đơn thuần là một cảm giác "hết sẩy" và tôi hy vọng điều đó sẽ được khắc họa trong phim."[22] Bana cũng đã chuẩn bị cho vai diễn này bằng cách tham gia các bài học về luyện kiếm và cưỡi ngựa. Dù những ý kiến đánh giá về Người hùng thành Troy đa phần là trái chiều,[23] nhưng bù lại tác phẩm đã thành công về mặt tài chính, thu về 497 triệu USD.[24] Vai diễn của Bana cũng được đón nhận nồng nhiệt; Stella Papamichael từ BBC nghĩ rằng nam diễn viên có "từ tính",[25] trong khi Desson Thomson của The Washington Post tin rằng diễn xuất của anh là "cảm động".[26]

2005–2010: Phim lịch sử và Star Trek[sửa | sửa mã nguồn]

Bana tại buổi ra mắt Lucky You vào tháng 5 năm 2007

Sau sự đón nhận đa dạng của Người khổng lồ xanhNgười hùng thành Troy, các nhà phê bình phim đã đặt câu hỏi về khả năng phòng vé[a] của Bana đối với dòng phim kinh phí lớn. Anh đã trả lời trên tạp chí Empire: "Nó không giống như khi [Người khổng lồ xanh] thất bại. Khi bạn tham gia một trận đấu dài, thì đó là một khoản đầu tư cá nhân dài hạn. Nếu tôi không hài lòng với kết quả cuối cùng, thì tôi sẽ rất buồn, nhưng trong tất cả những trường hợp cho đến nay, tôi đã rất vui. Người hùng thành Troy có thể lấy đi 50 đô và tôi sẽ không hối tiếc."[27]

Một năm sau, Bana đóng chung với Daniel CraigGeoffrey Rush trong bộ phim giật gân gây tranh cãi Munich của Steven Spielberg. Trong phim, Bana hóa thân thành Avner, một đặc vụ Mossad được lệnh truy tìm và tiêu diệt những tên khủng bố Tháng Chín Đen được cho là đứng sau vụ thảm sát các vận động viên Israel tại Thế vận hội Mùa hè 1972.[28] Tác phẩm đã gặt hái được nhiều lời khen ngợi từ giới chuyên môn,[29] đồng thời nhận năm đề cử tại Giải Oscar năm 2006.[30] Tờ Los Angeles Times viết rằng Bana với tư cách là Avner "đã kết hợp giữa sự nhạy cảm, tàn nhẫn và [...] biết cách thể hiện một khuôn mặt mà nỗi lo lắng là một trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ."[31] The Telegraph cũng ấn tượng không kém với cảm xúc của Bana và gọi cách miêu tả nhân vật của nam diễn viên là "cực kỳ thuyết phục".[32]

Năm 2006, Bana được mời gia nhập Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh.[33] Lucky You, một bộ phim hài lãng mạn mà Bana tham gia trước khi quay Munich, được phát hành vào đầu năm 2007. Trong phim, anh vào vai Huck Cheever, một tay chơi poker chuyên nghiệp phải vượt qua những vấn đề cá nhân để giành chiến thắng trong một giải đấu có tỷ lệ cá cược cao ở Las Vegas. Tuy nhiên, Lucky You lại vấp phải những ý kiến trái chiều;[34] một nhà phê bình cho rằng diễn xuất của Bana "đơn giản là không đủ hấp dẫn để khiến chúng tôi quan tâm xem anh ấy thành công hay thất bại."[35] Tác phẩm tiếp theo của nam diễn viên là bộ phim truyền hình Úc Romulus, My Father (2007), dựa trên cuốn hồi ký cùng tên của Raimond Gaita, miêu tả một cặp vợ chồng và cuộc đấu tranh đối mặt với nghịch cảnh để nuôi dạy đứa con trai của họ. Khi ra mắt, bộ phim đã gặt hái thành công vang dội và diễn xuất của Bana đã mang về cho anh tượng vàng Nam diễn viên chính xuất sắc nhất thứ hai của Viện phim Úc.[36]

Dự án tiếp theo của Bana là tác phẩm chính kịch lịch sử The Other Boleyn Girl (2008). Trong phim này, anh đóng vai vua Henry VIII của Anh cùng với Scarlett JohanssonNatalie Portman. Bana đã rất ngạc nhiên khi được mời đóng vai này và thú nhận rằng "khả năng cao là anh sẽ từ chối vai diễn mà không cần mở ra đọc" nếu như bộ phim có một cái tên khác.[37] Một năm sau, nam diễn viên đóng cặp với Chris PineZachary Quinto trong bộ phim khoa học viễn tưởng Star Trek. Trong phim, Bana vào vai Nero, một thuyền trưởng tàu khai thác ở Romulan cố gắng trả thù Spock vì cho rằng Spock đã phá hủy quê hương và cư dân của nơi đó. Để chuẩn bị cho vai diễn này, Bana đã cạo trọc đầu và xăm mặt; đạo diễn J. J. Abrams đã rất ấn tượng với vẻ ngoài phản diện của nam diễn viên.[38] Giới chuyên môn cũng như khán giả đã tích cực đón nhận tác phẩm,[39] và phim thu về hơn 380 triệu USD trên toàn thế giới.[40] Eric Bana nhớ lại, "Đó là một trải nghiệm không thể tin nổi, và đó cũng là một nhóm diễn viên tuyệt vời", nhưng anh đã không thủ diễn lại vai này trong phần tiếp theo năm 2013 mà chỉ nói rằng "Tôi chỉ làm một lần duy nhất mà thôi."[41]

Buổi ra mắt của Star Trek tại Nhà hát Opera Sydney, 2009

Vào năm 2009, Eric Bana cũng xuất hiện trong bộ phim khoa học viễn tưởng Chồng ảo,[42] dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên năm 2003 của Audrey Niffenegger. Do Robert Schwentke làm đạo diễn, phim có sự tham gia của Rachel McAdamsRon Livingston. Tác phẩm xoay quanh Henry DeTamble (Bana), một thủ thư Chicago mắc chứng rối loạn di truyền dị thường khiến anh bỗng nhiên du hành thời gian khi đang cố gắng xây dựng mối quan hệ lãng mạn với Clare Abshire (McAdams), người sẽ trở thành vợ anh ta. Trong khi bộ phim nhận được hầu hết các đánh giá tiêu cực,[43] thì nhà phê bình từ The Sydney Morning Herald đã khen ngợi sự ăn ý giữa Bana và McAdams: "Họ đã cùng nhau đạt được sự thân mật và cố gắng hết sức để khiến bạn phân tâm khỏi những sai sót trong kịch bản".[44]

Bana đã đóng chung với Adam SandlerSeth Rogen trong bộ phim của Judd Apatow năm 2009 về một diễn viên hài nổi tiếng, Funny People, đánh dấu lần xuất hiện đầu tiên của Bana trong một bộ phim hài chính thống của Mỹ.[45] Rogen đã chọn Bana vì anh là một fan hâm mộ của tác phẩm truyền hình đầu tiên của vị đạo diễn, cũng như ấn tượng với diễn xuất của Bana trong Munich.[46] Peter Travers thuộc tạp chí Rolling Stone đã cho bộ phim 3½/4 sao và cho rằng màn trình diễn của Bana cho thấy "sự tinh tế thật sự của truyện tranh".[47] Mặc dù vậy, Funny People lại gây thất vọng về mặt thương mại khi chỉ thu về 71 triệu USD (so với ngân sách 75 triệu USD).[48] Cũng trong năm này, Bana chỉ đạo kiêm đóng chính trong bộ phim tài liệu Love the Beast. Tác phẩm khai thác mối quan hệ cá nhân của tài tử với chiếc xe đầu tiên của mình, Ford GT Falcon Coupe, đồng thời tập trung vào quá trình Bana trở thành một người yêu xe hơi.[49] Trên cuộc hành trình của mình, anh đã tìm thấy sự dìu dắt và hiểu biết từ ba người bạn suốt đời, và cũng là người nổi tiếng Jay Leno, Jeremy Clarkson cùng Tiến sĩ Phil.[50] Sau đó, Bana đã lồng tiếng cho Damien, một nhân vật người Úc gốc Hy Lạp, trong phim hoạt hình Mary and Max (2009).[51]

2011–nay[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2011, Bana thủ vai cựu đặc vụ CIA Erik Heller trong tác phẩm hành động giật gân Hanna bí ẩn, đóng cùng Saoirse RonanCate Blanchett.[52] Bộ phim là một thành công đối với Bana khi tác phẩm mở màn ở vị trí thứ hai tại phòng vé Hoa Kỳ.[53] Một số trang truyền thông đã ca ngợi diễn xuất của Bana, riêng một nhà phê bình mô tả rằng nó chứa đựng "thần thái gây ám ảnh".[54][55] Một năm sau, Bana đảm nhận vai chính trong Deadfall, một bộ phim truyền hình tội phạm kể về hai anh em ruột quyết định tự bảo vệ bản thân sau một vụ trộm sòng bạc thất bại. Trên Metacritic, bộ phim nhận được "những đánh giá hỗn tạp hoặc trung bình,[56] nhưng Andrew O'Hehir của tạp chí Salon lại thích "nhân vật sát thủ lạnh lùng đầy lôi cuốn" của Bana.[57]

Eric Bana và fan hâm mộ tại Liên hoan phim Tribeca năm 2009

Tiếp đó, anh sắm vai Thiếu tá hải quân Erik S. Kristensen trong Sống sót (2013). Sau khi đọc cuốn tự truyện của hạ sĩ SEAL Marcus Luttrell, nam diễn viên đã sẵn sàng xuất hiện trong bộ phim chuyển thể bất kể anh được mời đóng vai nào. Anh bày tỏ, "Pete Berg [đạo diễn] và tôi gần như đã làm việc cùng nhau rất nhiều năm trước khi mọi người biết tôi là ai, và chúng tôi vẫn giữ liên lạc với nhau [...] anh ấy đã gọi cho tôi và nói với tôi rằng anh đang làm phim và muốn tôi đóng vai chỉ huy nhiệm vụ Kristensen, và tôi đã chớp lấy thời cơ. Tôi thích câu chuyện này. Tôi nghĩ nó có khả năng cấu thành nên một bộ phim hấp dẫn và tôi biết rằng Pete là người phù hợp với công việc". Khi ra rạp, Sống sót đã thu về 154,8 triệu USD tại các phòng vé trên toàn thế giới. Tạp chí Variety cho rằng Bana được phân vai rất tốt, trong khi nhà phê bình Mick LaSelle ca ngợi các diễn viên vì "có sức thuyết phục về tính nhân văn, sự thống khổ và dữ dội của họ". Sau đó, Bana xuất hiện trong bộ phim giận gân Closed Circuit (2013), cùng với Rebecca Hall, trong vai một luật sư bào chữa cho một người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ bị cáo buộc lên kế hoạch tấn công khủng bố ở Luân Đôn. Khi phát hành, nhà phê bình của Chicago Reader cho rằng Bana và Hall thiếu đi sự gắn kết, còn phê bình gia của NPR đã viết rằng Bana có "hàm răng luôn nghiến chặt một cách nhất quán và không nhất quán khi diễn tả phong thái của một người Úc."

Năm tiếp theo, anh đóng vai chính Ralph Sarchie, một trung sĩ cảnh sát chuyên điều tra các vụ án huyền bí, trong bộ phim kinh dị siêu nhiên Linh hồn báo thù. Tác phẩm được phát hành vào ngày 2 tháng 7 năm 2014 và thu về 87,9 triệu USD trên toàn thế giới. Tuy nhiên, một số nhà phê bình lại không thích bộ phim, bao gồm cả Donald Clarke của The Irish Times, cho rằng Bana không phù hợp với vai diễn. Năm 2016, anh sắm vai Frank Bonneville, một nhà báo đài đang gặp khó khăn trong Special Correspondents của Ricky Gervais. Phim công chiếu lần đầu tại Liên hoan phim TribecaNetflix đã mua bản quyền phát trực tuyến phim trên nền tảng. Mặc dù các bài đánh giá phần lớn dành cho phim là tiêu cực, nhưng một nhà chuyên môn cho rằng Bana đã "chơi trội" hơn Gervais và giới thiệu một màn trình diễn đáng xem. Bana cũng có mặt trong The Finest Hours (2016) của Disney, hóa thân thành sĩ quan tuần duyên David Cluff. Cùng năm đó, Bana thủ vai bác sĩ Stephen Grene trong The Secret Scripture, dựa trên quyển tiểu thuyết cùng tên của Sebastian Barry. Dù tác phẩm không được đón nhận tích cực, nhưng Sandra Hall từ The Sydney Morning Herald cho rằng nhân vật của Bana đã bộc lộ "sự dữ dội trầm lặng".

Trong King Arthur: Legend of the Sword (2017) của Guy Ritchie, Bana đảm nhận vai Uther Pendragon, vua nước Anh và cũng là cha của Vua Arthur tương lai. Tiếp theo, Eric Bana hoá thân thành kẻ sát nhân Piet Blomfield trong tác phẩm chính kịch Anh năm 2017, The Forgiven. Giới chuyên môn cũng nhiều khán giả đã đón nhận The Forgiven một cách lãnh đạm; nhà phê bình của Village Voice khen ngợi diễn xuất nhưng cho rằng bộ phim không tập trung vào chủ đề. Năm 2018, Bana thủ vai John trong miniseries Bravo Dirty John, dựa trên podcast tội phạm có thật cùng tên của Christopher Goffard. Người sáng tạo tác phẩm Alexandra Cunningham nói rằng Bana là lựa chọn đầu tiên của cô cho vai chính; Bana rất chọn lọc trong việc chọn ra những nhân vật "phù hợp": "Không thành vấn đề. Mọi bộ phim mà tôi đã tham gia, chắc chắn đó luôn là thứ chỉ ra con đường đúng đắn trong việc đưa ra quyết định." David Sexton của Evening Standard nghĩ rằng nam diễn vai đã được chọn vai tốt: "Eric Bana rất xuất sắc trong vai Dirty John, rất gợi cảm và hấp dẫn nhưng cũng đáng sợ." Bana dự định sẽ đóng vai chính trong bộ phim giật gân The Dry năm 2021.

Đời sống cá nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1995, khi đang thực hiện bộ phim truyền hình Full Frontal, Bana đã bắt đầu hẹn hò với Rebecca Gleeson, một nhà báo của Seven Network và cũng là con gái của Chánh án Tòa New South Wales (rồi sau đó là Chánh án Tòa Úc), Murray Gleeson.[10] Họ kết hôn vào năm 1997, sau khi Bana cầu hôn cô trong một chuyến đi đến Hoa Kỳ, một năm sau khi nam diễn viên được Tạp chí Cleo vinh danh là "Cử nhân của năm" vào năm 1996.[58][59] Bana và Gleeson có hai người con, một trai, Klaus (sinh tháng 8 năm 1998) và một gái, Sophia (sinh tháng 4 năm 2002). Họ hiện đang sống ở Melbourne.[11] Trên thẻ căn cước chính thức, nam diễn viên vẫn sử dụng họ khai sinh của mình, Banadinović.[1]

Thói quen và sở thích[sửa | sửa mã nguồn]

Bana là một người đam mê đua xe, và đã tham gia nhiều cuộc đua khác nhau ở Úc. Năm 14 tuổi, anh muốn bỏ học để tập trung toàn thời gian vào việc trở thành một thợ cơ khí, nhưng cha nam diễn viên đã thuyết phục anh hoàn thành việc học, khuyên anh nên tránh biến sở thích của mình thành công việc.[60] Bana đã mua chiếc xe đầu tiên của mình, một chiếc coupe XB Ford Falcon năm 1974, ở tuổi 15 với giá 1.100 AUD[61] và đã lái nó, khởi đầu tại giải đua mô tô thể thao Targa Tasmania 1996, một cuộc đua kéo dài một tuần quanh Tasmania.[62][63] Năm 2004, Bana mua một chiếc Porsche 944 để tham gia cuộc thi Porsche Challenge ở Úc. Thi đấu trong suốt năm 2004, tài tử thường đứng trong top 10 và vào tháng 11, Bana đứng thứ 4 tại sự kiện Sandown - một thành tích cá nhân xuất sắc nhất từ trước đến nay của Eric Bana.[64] Vào ngày 21 tháng 4 năm 2007, Bana đã gặp tai nạn khi lái chiếc XB Falcon Coupe 1974 của mình trong cuộc biểu tình Targa Tasmania năm 2007; anh và người phụ lái không hề bị thương tích gì.[65] Bana xuất hiện trên chương trình xe hơi Top Gear của Anh vào ngày 15 tháng 11 năm 2009 với tư cách là khách mời cho phân khúc "Ngôi sao trên chiếc xe có giá cả hợp lý".[66]

Bana là một fan hâm mộ nổi tiếng của môn bóng bầu dục Úc. Khi còn nhỏ, tình yêu thể thao đã đến với anh khi cha đỡ đầu của nam diễn viên đưa anh đến các trận đấu để xem Câu lạc bộ bóng đá St Kilda, đội bóng yêu thích của anh trong Giải bóng đá Úc. Bana thường có thể được nhìn thấy tại các trận đấu Liên đoàn Bóng đá Úc khi anh quay trở lại nước Úc.[67][68] Tình yêu của Bana dành cho St Kilda FC đã dẫn đến việc câu lạc bộ xuất hiện trong tác phẩm Funny People và trong công việc quảng bá phim của Bana vào năm 2009, đáng chú ý là Late Night with Jimmy Fallon của NBC.[69] Năm 2010, Bana được mệnh danh là “Vị thánh giữ vé số một”.[70]

Hoạt động từ thiện[sửa | sửa mã nguồn]

Bana với nhân viên quân đội Mỹ ở Kuwait tại buổi chiếu phim Star Trek

Bana là đại sứ cho tổ chức từ thiện của Cha Chris Riley dành cho những người trẻ vô gia cư, Youth Off The Streets, và đã xuất hiện cùng Riley trong những lần quảng cáo để ủng hộ lời kêu gọi hàng năm của tổ chức.[71] Bana cũng là người ủng hộ cho Quỹ hỗ trợ bệnh tâm thần, hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về bệnh tâm thần ở Úc. Năm 2004, anh xuất hiện trong một số quảng cáo nổi tiếng về học bổng.[72] Bana cũng tích cực tham gia các chiến dịch với Quỹ Tuổi thơ Úc và Viện hiến tủy xương. Từ năm 1995, anh đã tham gia cuộc chạy Motorcycle Riders Association Toy Run ở Melbourne, nhằm tổ chức quyên góp tiền và đồ chơi cho trẻ em cơ nhỡ vào dịp Giáng sinh.[73]

Năm 2005, Bana dẫn chuyện cho bộ phim tài liệu Terrors of Tasmania về loài quỷ Tasmania đang đối diện với nguy cơ tuyệt chủng. Bộ phim kể về cuộc đời của một con quỷ Tasmania cái có tên Manganinnie, cũng như bàn về căn bệnh ung thư mặt vô phương cứu chữa đang đe dọa sự tồn vong của loài này.[74] Anh cũng đã làm việc với Hội Hoàng gia Bảo vệ Động vật, quyên góp tiền cho các trại tạm giam động vật ở Berlin khi ghi hình Người hùng thành Troy vào năm 2004.[75]

Năm 2007, Bana đã giới thiệu tập Some Meaning in This Life của bộ phim tài liệu ABC-TV Australian Story. Tập phim nhằm tri ân nữ diễn viên người Úc Belinda Emmett (đã đóng chung với Bana trong The Nugget) và cuộc chiến lâu dài của cô với căn bệnh ung thư vào một năm trước.[76]

Phim và video game[sửa | sửa mã nguồn]

Điện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Tiêu đề Vai diễn Ghi chú Chú thích
1997 The Castle Con Petropoulous [77]
2000 Chopper Mark "Chopper" Read [14]
2001 Diều hâu gãy cánh Norm "Hoot" Gibson [15]
2002 The Nugget Lotto [18]
2003 Người khổng lồ xanh Bruce Banner / Hulk [20]
Đi tìm Nemo Anchor Lồng tiếng [21]
2004 Người hùng thành Troy Hector [23]
2005 Munich Avner Kaufman [31]
2007 Lucky You Huck Cheever [35]
Romulus, My Father Romulus Gaita [36]
2008 The Other Boleyn Girl Henry Tudor [37]
2009 Mary and Max Damien Popodopolous Lồng tiếng [51]
Love the Beast Chính anh Phim tài liệu; cũng là nhà sản xuất kiêm đạo diễn [49]
Star Trek Nero [39]
Chồng ảo Henry DeTamble [43]
Funny People Clarke [47]
2011 Hanna bí ẩn Erik Heller [52]
2012 Deadfall Addison [57]
2013 Closed Circuit Martin Rose [78]
Sống sót Erik S. Kristensen [79]
2014 Linh hồn báo thù Ralph Sarchie [80]
2016 The Finest Hours Daniel Cluff [81]
Special Correspondents Frank Bonneville [82]
The Secret Scripture Dr. William Grene [83]
2017 King Arthur: Legend of the Sword Uther Pendragon [84]
2017 The Forgiven Piet Blomfeld [85]
2021 The Dry Aaron Falk [86]

Truyền hình[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Tiêu đề Vai diễn Ghi chú Chú thích
1993–96 Full Frontal Đa dạng 66 tập [9]
1996–97 The Eric Bana Show Live Đa dạng 17 tập [10]
1999–2000 All Saints Rob Biletsky 3 tập [87]
2000–01 Something in the Air Joe Sabatini 202 tập [88]
2007 Kath & Kim Chính anh Mùa 4: Tập 2 [89]
2009 Top Gear Chính anh Mùa 14: Tập 1 [66]
2018 The Joel McHale Show With Joel McHale Chính anh Tập: "Roller Coaster?'" [90]
2018 Dirty John John Meehan [91]

Video game[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Tiêu đề Vai diễn lồng tiếng Ghi chú Chú thích
2003 Hulk Bruce Banner [92]

Giải thưởng và đề cử[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Giải thưởng Hạng mục Đề cử cho Kết quả Chú thích
1997 Giải Logie Nhân vật hài được yêu thích nhất Full Frontal Đoạt giải [93]
2000 Viện phim Úc Nam diễn viên chính xuất sắc nhất Chopper Đoạt giải [94]
2004 Giải Điện ảnh của MTV Phân cảnh chiến đấu xuất sắc nhất (với Brad Pitt) Troy Đề cử [95]
2007 Viện phim Úc Nam diễn viên chính xuất sắc nhất Romulus, My Father Đoạt giải [96]
2009 Teen Choice Awards Phản diện được yêu thích Star Trek Đề cử [97]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Trong ngành công nghiệp điện ảnh, ngôi sao phòng vé là một diễn viên nổi tiếng hoặc có sức lôi cuốn đến mức "có khả năng đảm bảo thành công phòng vé chỉ bằng cách xuất hiện trong một bộ phim".
  1. ^ a b c Radoš, Ivica (12 tháng 3 năm 2006). “Eric Bana: On the official documents I am still Eric Banadinović”. Jutarnji list (bằng tiếng Croatia). Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Kad na poštanskoj pošiljki vidim da piše Eric Bana, odmah pomislim kako u kuverti nije nešto važno. No, kad primim pošiljku na kojoj piše Eric Banadinović, znam da je riječ o nečemu službenom – rekao je Bana. ("Khi chuyển hàng qua bưu điện, tôi thấy nó đề tên Eric Bana và tôi lập tức biết rằng trong phong bì đó không có gì quan trọng. Nhưng khi tôi nhận được lô hàng có ghi Eric Banadinović, thì tôi biết rằng đó là một thứ gì đó trịnh trọng - Bana nói.")
  2. ^ Matić, A. (10 tháng 3 năm 2006). “Rebecca fall for me because I am – Croat”. Slobodna Dalmacija (bằng tiếng Croatia). Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2010. Eric Bana ili, preciznije, Eric Banadinović, velika australska glumačka zvijezda hrvatskih korijena,...("Eric Bana hay, chính xác hơn là Eric Banadinović, là một ngôi sao vĩ đại gốc Croatia của điện ảnh Úc,...")
  3. ^ “Eric Bana, porijekom Hrvat, novi James Bond?” [Eric Bana, a Croat in origin, the new James Bond?]. Index.hr (bằng tiếng Croatia). 2 tháng 8 năm 2004.
  4. ^ a b Wills, Dominic. “Eric Bana – Biography”. talktalk.co.uk. TalkTalk. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2010.
  5. ^ a b c d e Wills, Dominic. “Eric Bana – Biography”. Tiscali Film & TV. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2008.
  6. ^ "Eric Bana". Marie Claire. March 2002.
  7. ^ Johnson, Tony (19 tháng 6 năm 1994). “Bana Banks on Banter”. Herald Sun Sunday TV Extra.
  8. ^ Houston, Melinda (29 tháng 9 năm 2002). “Eric's Eureka”. The Sun-Herald. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2006.
  9. ^ a b Devlyn, Darren. "First Impressions" . TV Weekly. 10 February 1993.
  10. ^ a b c Halfpenny, Kate. "Under the Gun". Who Magazine. 8 August 2000.
  11. ^ a b c “Eric Bana”. Lauren Bergman Management. 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2016.
  12. ^ Strickland, Christopher (tháng 7 năm 2000). “Director's Cut: Andrew Dominik's "Chopper"”. If Magazine.
  13. ^ “Chopping & Changing”. Who Weekly. 22 tháng 10 năm 2001.
  14. ^ a b Ebert, Roger (1 tháng 6 năm 2001). “Review of "Chopper". RogerEbert.com. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2020.
  15. ^ a b Woods, Stacey (tháng 2 năm 2002). “First Buzz: The Incredible Hulk”. Elle.
  16. ^ a b Hopkins, Mark (tháng 4 năm 2002). “Eric Hits Hollywood”. GQ Magazine (Australian Edition).
  17. ^ Harwood, Andrew (9 tháng 2 năm 2008). “Something's in the air, again”. Television.AU (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2020.
  18. ^ a b Partridge, Des (17 tháng 10 năm 2002). The Incredible Rise of Eric Bana. What's On Weekly.
  19. ^ a b Mootram, James (14 tháng 7 năm 2003). “Making it Big”. TNT Magazine.
  20. ^ a b Mathews, Jack (20 tháng 6 năm 2003). “Beast for the Eyes”. New York Daily News. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2014.
  21. ^ a b Pierce, Nev (5 tháng 10 năm 2003). “BBC - Films - review - Finding Nemo”. www.bbc.co.uk. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2020.
  22. ^ Clint, Caffeinated (5 tháng 5 năm 2004). “Interview : Eric Bana”. Moviehole (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2020.
  23. ^ a b “Troy - Movie Reviews”, Rotten Tomatoes (bằng tiếng Anh), truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2020
  24. ^ “Troy”. Box Office Mojo. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2006.
  25. ^ Papamichael, Stella (20 tháng 5 năm 2004). “BBC - Films - Troy”. www.bbc.co.uk. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2020.
  26. ^ Thomson, Desson (14 tháng 5 năm 2004). 'Troy:' Brad to the Bone (washingtonpost.com)”. www.washingtonpost.com. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2020.
  27. ^ Eimer, David (tháng 6 năm 2004). “Heroes of Troy: Eric Bana”. Empire Magazine.
  28. ^ “Bana Republic”. The Irish Times. 20 tháng 1 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2006.
  29. ^ “Munich (2005)”, Rotten Tomatoes (bằng tiếng Anh), truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021
  30. ^ “The 78th Academy Awards | 2006”. Oscars.org | Academy of Motion Picture Arts and Sciences (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  31. ^ a b Turan, Kenneth (23 tháng 12 năm 2005). “Movie Review: 'Munich'. Los Angeles Times. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2009.
  32. ^ Smith, Zadie (29 tháng 1 năm 2006). “Spielberg lets us think with our blood”. The Telegraph (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  33. ^ “Academy Invites 120 to Membership”. Academy of Motion Picture Arts and Sciences. 5 tháng 7 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2014.
  34. ^ “Lucky You (2007)”, Rotten Tomatoes (bằng tiếng Anh), truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2020
  35. ^ a b Smith, Neil (22 tháng 6 năm 2007). “BBC - Movies - review - Lucky You”. www.bbc.co.uk. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2020.
  36. ^ a b “Romulus, My Father sweeps AFIs”. ABC News. 7 tháng 12 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2008.
  37. ^ a b Fischer, Paul (17 tháng 2 năm 2008). “Bana Takes on Kings and Icons”. FilmMonthly.com. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2009.
  38. ^ Mitchell, Peter (6 tháng 3 năm 2009). “Bana dons face tattoos for new role”. Nine MSN. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2020.
  39. ^ a b “Star Trek (2009)”. Rotten Tomatoes. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2009.
  40. ^ “Star Trek (2009)”. Box Office Mojo. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2009.
  41. ^ Castro, Adam-Troy (14 tháng 12 năm 2012). “Eric Bana says no to any more Star Trek”. Syfy Wire (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  42. ^ Flemming, Michael; McNary, Dave (17 tháng 4 năm 2007). “New Line finds its cast on 'Time'. Variety. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2008.
  43. ^ a b “The Time Traveler's Wife (2009)”, Rotten Tomatoes (bằng tiếng Anh), truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2020
  44. ^ Hall, Sandra (5 tháng 11 năm 2009). “The Time Traveler's Wife”. The Sydney Morning Herald (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2020.
  45. ^ Fleming, Michael (11 tháng 6 năm 2008). “Trio joins Judd Apatow film”. Variety. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2008.
  46. ^ “Eric Bana teaches AFL to Seth Rogan”. The West Australian. 5 tháng 3 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2020.
  47. ^ a b Travers, Peter (30 tháng 7 năm 2009). “Funny People”. Rolling Stone (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2020.
  48. ^ “Funny People”. Box Office Mojo. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  49. ^ a b “Love The Beast”. Empire. 13 tháng 11 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2020.
  50. ^ Lamont, Tom (15 tháng 11 năm 2009). “Eric Bana: Me and my car”. The Guardian. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2017.
  51. ^ a b Robey, Tim (21 tháng 10 năm 2010). “Mary and Max, review”. The Telegraph (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2020.
  52. ^ a b Dargis, Manohla (7 tháng 4 năm 2011). “Daddy's Lethal Girl Ventures into the Big, Bad World”. The New York Times. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2017.
  53. ^ Kilday, Gregg (11 tháng 4 năm 2011). 'Hanna' Edges Out 'Arthur' for No. 2 Box Office Spot”. The Hollywood Reporter. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2017.
  54. ^ Sandhu, Sukhdev (5 tháng 5 năm 2011). “Hanna, review”. The Telegraph (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  55. ^ Turan, Kenneth (8 tháng 4 năm 2011). “Movie review: 'Hanna'. Los Angeles Times (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  56. ^ “Deadfall”, Metacritic, Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2021, truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2020
  57. ^ a b O'Hehir, Andrew (7 tháng 12 năm 2012). “Pick of the week: "Deadfall" is a sexy, snowbound rural noir”. Salon (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2020.
  58. ^ “Meet 'Dirty John' star, Eric Bana's wife and children”. Now To Love (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  59. ^ Silverman, Stephen M. (26 tháng 8 năm 2009). “Eric Bana Laughs His Way into Smooth Marriage”. People (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  60. ^ “Transcript of "The Tonight Show with Jay Leno". 17 tháng 6 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2006.
  61. ^ Hawley, Janet (5 tháng 5 năm 2007). “Lucky Eric”. The Age.
  62. ^ Lamont, Tom (15 tháng 11 năm 2009). “Eric Bana: Me and my car”. The Guardian (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  63. ^ Cockrell, Eddie (11 tháng 3 năm 2009). “Love The Beast”. The Sydney Morning Herald (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  64. ^ Naulty, Matt (tháng 11 năm 2004). “2004 November: Sandown”. Australian Porsche Drivers Challenge's. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2006.
  65. ^ “Bana crashes while competing in Australian rally”. The Hollywood Reporter. 23 tháng 4 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2016.
  66. ^ a b “Episode 1”. Top Gear (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  67. ^ Kramp, Leif (24 tháng 1 năm 2006). “Eric Bana: "Wo bleiben die leichten Stoffe?". RP Online (bằng tiếng Đức). Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2006.
  68. ^ Freydkin, Donna (9 tháng 1 năm 2003). 'Gentle Giant' Bana”. USA Today. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2006.
  69. ^ “Video: Eric Bana teaches Jimmy Fallon footy”. US Footy News. 12 tháng 8 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2009.
  70. ^ “Bana Becomes Saints Number One”. Official AFL Website of the St Kilda Football Club. 25 tháng 6 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2011.
  71. ^ “Eric Bana jets in from US to film a promotion for Youth Off The Streets with Father Chris Riley”. The Daily Telegraph. Sydney. 1 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2014.
  72. ^ “Celebrities Support MI Fellowship's Biggest Ever Campaign” (PDF). Mental Illness Fellowship of Victoria. 11 tháng 10 năm 2004. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2006.
  73. ^ Houlihan, Liam (12 tháng 12 năm 2004). “Toy Run 2004: Troy Boy Leads the Pack”. News.com.au. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2006.
  74. ^ “Sympathy for the Devil”. The Age. 20 tháng 1 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2006.
  75. ^ “Eric Visits Berlin Animal Shelter”. Monthly Journal: Royal Society for the Prevention of Cruelty to Animals. 9 tháng 5 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2006.
  76. ^ “Belinda Emmett's Aussie Story”. The Daily Telegraph. 23 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2016.
  77. ^ “The Castle (1999)”, Rotten Tomatoes (bằng tiếng Anh), Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2021, truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2020
  78. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :18
  79. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :17
  80. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :19
  81. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :21
  82. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :20
  83. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :22
  84. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :23
  85. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :24
  86. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :25
  87. ^ “Eric Bana Facts”. Encyclopedia Britannica (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  88. ^ “Something in the Air series 1 (2000) - The Screen Guide - Screen Australia”. www.screenaustralia.gov.au. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  89. ^ “Every star who made a guest appearance on Kath & Kim”. www.nine.com.au (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  90. ^ Greenway, Cheryl (16 tháng 3 năm 2018). “The Joel McHale Show: Episode 4 Recap”. What's on Netflix (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  91. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :27
  92. ^ “Hulk (Original Xbox) Game Profile - XboxAddict.com”. xboxaddict.com (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  93. ^ “1997 Logie Awards”. Australiantelevision.net. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2013.
  94. ^ “AFI | AACTA | Winners & Nominees | 2000–2010 | 2000”. www.aacta.org.
  95. ^ “2005 MTV Movie Awards”. MTV (MTV Networks). Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2011. Note: Click on the 'Winners' tab.
  96. ^ “AFI | AACTA | Winners & Nominees | 2000–2010 | 2007”. www.aacta.org.
  97. ^ “Teen Choice Awards 2009 nominees”. Los Angeles Times. Tribune Publishing. 15 tháng 6 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2014.