Thảo luận:Bộ Công an (Việt Nam)/Lưu 1

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 10 năm trước bởi Alphama trong đề tài Bài đang được biên tập

Bạn nào cứ khôi phục cái không cần thiết[sửa mã nguồn]

- Mình đã xóa phần chức năng của một số cục có chức năng chống gián điệp vì điều này là không kiểm chứng được, có dẫn từ báo chí cũng không thể tin được 100% thì nhiều khi báo cũng dẫn sai, chưa kể đó là vi phạm pháp luật Việt Nam do cơ cấu tổ chức của khối phản gián là tuyệt mật quốc gia theo Pháp lệnh Bảo vệ Bí mật nhà nước. - Thứ hai mình xóa bớt cái chỗ các phó Tổng cục trưởng đi cho đỡ dài bài viết, chỉ cần biết là người đứng đầu là được, chưa kể các dòng linh tinh như nguyên giám đốc CA tỉnh này, nguyên cục trưởng cục kia không biết để làm gì ?

Không biết để làm gì thì thôi

Tên cục[sửa mã nguồn]

Xin tác giả của bài viết, hoặc bất cứ ai biết thông tin, cho biết: Cục trưởng C-18 (Cục Cảnh Sát Điều Tra Tội Phạm Tham Nhũng) Nguyễn Hòa Bình vẫn giữ nguyên hàm Đại Tá hay đã được thăng hàm trong lần bổ nhiệm hôm mùng 5 tháng 1, 2007? Xin cảm ơn.

Rất cảm ơn tác giả của bài viết chi tiết về Bộ Công An và sự cập nhật bài viết thường xuyên của anh/chị169.252.4.21 01:36, ngày 8 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời


Tôi chưa/không biết cũng như không tìm thấy bất kỳ thông tin nào khẳng định nhiệm vụ của các cục dưới đây:

  • Cục Bảo vệ chính trị I hay còn gọi là...
  • Cục Bảo vệ chính trị II hay còn gọi là...
  • Cục Bảo vệ chính trị III hay còn gọi là...

Đề nghị người thêm các nhiệm vụ (hay còn gọi là...) giải thích và cho dẫn chứng.

An Apple of Newton thảo luận 02:39, ngày 31 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chà chà! cái này khó tìm dẫn chứng đây vì là vấn đề bí mật và tế nhị. Chắc là người trong ngành, hoặc có người thân trong ngành mới nắm được.--Nguyễn Việt Long 11:54, ngày 31 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Các chức năng của các cục A35, A36, A37 và một số cục khác có kí hiệu là A (Tổng cục An ninh) và B (Tổng cục Tình báo) là tương đối nhạy cảm và bí mật, không công khai và không kiểm chứng được. Vì vậy,đề nghị Ban Quản trị của trang nên xóa các dòng thể hiện chức năng này. Còn câu hỏi phía trên của mộ bạn về Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng thì tôi trả lời như sau: Cục này có kí hiệu là C37 chứ không phải là C18 (kí hiệu chỉ có PC18 là Trung đoàn Cảnh sát cơ động trực thuộc công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, không có ở cấp Bộ). Cục trưởng cục này là Thiếu tướng Nguyễn Hòa Bình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát kiêm nhiệm. Ông Nguyễn Hòa Bình mới được thăng hàm Thiếu tướng trong đợt phong tướng năm 2007 này, trước đó, khi thành lập cục C37, đương nhiên ông là Đại tá. thảo luận quên ký tên này là của 203.160.1.44 (thảo luận • đóng góp).

Tôi thấy bài viết về Bộ Công an này có nhiều nội dung rất "nhạy cảm" nhất là phần tổ chức có nhiều thông tin có lẽ là bí mật nhà nước Việt Nam vì tôi được một người bạn trong ngành công an nói phiên hiệu của các đơn vị thuộc Bộ Công an là bí mật. Theo tôi đề nghị thành viên quản lý nên xóa phần Tổ chức Bộ Công an đi để tránh bị phiền toái từ phía Công an. thảo luận quên ký tên này là của 118.71.115.123 (thảo luận • đóng góp).

Theo tôi những thông tin trong bài chẳng có gì ghê gớm cả: tên gọi và số hiệu một số tổng cục và cục, tên mấy sĩ quan lãnh đạo... Nhũng thông tin đó nếu chịu khó để ý gom góp từ các tin thời sự trên báo đều có. Giả sử có người đăng lên đây danh sách nhân viên "Cục Chống gián điệp Mỹ" (cứ giả sử là có một đơn vị như vậy) mới là lộ bí mật chứ. Avia (thảo luận) 08:22, ngày 20 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đúng như bạn Avia nói: một số tên lãnh đạo, phiên hiệu của Bộ Công an có lẻ tẻ trên một số báo chí trong nước nhưng khi đã được mọi người tập hợp đưa lên đây thành một hệ thống tổ chức của Bộ Công an thì nó trở thành "nhạy cảm". Theo tôi được biết hệ thống tổ chức các cơ quan phản gián, tình báo của các nước đều được giữ bí mật nhất là nhân sự đương chức. Vậy mà tổ chức của Bộ công an Việt Nam lại được đưa công khai nên đây, có lẽ mấy anh tình báo TQ cảm ơn các thành viên của Wikipedia tiếng Việt nhiều lắm!!!203.160.1.45 (thảo luận) 12:43, ngày 20 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Trừ một số trường hợp đặc biệt khai thác các lỗi ngớ ngẩn, nhầm lẫn (có vụ nhầm bản đồ của CIA rồi đấy). Còn lại nếu như tình báo quốc gia nào lên Wikipedia khai thác thông tin mật thì cũng ngớ ngẩn nốt. FOM (thảo luận) 12:53, ngày 20 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Việc vào Wiki để thu thập tin tình báo không ngớ ngẩn một chút nào cả, bởi 80% tin tức tình báo được thu thập từ tin tức trên các phương tiện thông tin đại chúng.Giobao111 (thảo luận) 14:50, ngày 20 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Một số dẫn chứng về thu thập tin tức tình báo
[[1]];

[[2]]; [[3]]

Cứ để lại phiên hiệu đi các bác, số phiên hiệu này nói ra rả trên truyền hình VN, có gì là bí mật đâu? Để lại xem cho tiện Kenshin top (thảo luận) 04:35, ngày 24 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

  1. Nhân sự các cơ quan tình báo, phản gián, đương nhiên là bí mật. Tuy nhiên cơ cấu tổ chức của chúng không phải là bí mật tất tần tật. Ví dụ, mọi người có thể dễ dàng xem CIA có 4 cơ quan: [4]. Trong đó, Cơ quan Tình báo (Directorate of Intelligence) chẳng hạn, gồm 12 đơn vị [5]. Xem đơn vị đầu tiên (The CIA Crime and Narcotics Center) thì có giới thiệu chức năng nhiệm vụ nhưng không có cơ cấu [6]. Qua một ví dụ có thể thấy, hai cấp tổ chức... chưa là gì cả.
  2. Bộ Công an Việt Nam đâu chỉ có tình báo phản gián. Còn những nhiệm vụ hình sự, kinh tế... nữa chứ. Các cơ quan như Cục Cảnh sát Điều tra, Cục Điều tra Chống tham nhũng, Cục Điều tra Chống Ma túy... thực hiện những nhiệm vụ rất thiết thân với quảng đại quần chúng. Tên và phiên hiệu các cơ quan ấy xuất hiện thường xuyên trên báo đài.
    "Ngày 28-2, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C37), Bộ Công an đã tống đạt các quyết định khởi tố và thực hiện lệnh bắt tạm giam bảy bị can tại Tổng công ty Xây dựng miền Trung... Trước đó, C37 đã khởi tố vụ án tham nhũng tại Cosevco, các quyết định này đã được Viện KSND tối cao phê chuẩn..."
    [7]
  3. Do vậy, những tên và phiên hiệu có dẫn chứng từ các phương tiện thông tin đại chúng của Việt Nam thì cứ đưa vào bài. Giấu đi e rằng lại phản tác dụng (vừa làm giảm chất lượng thông tin của bài viết, vừa có thể kích thích người ta tìm hiểu nhiều hơn).

Avia (thảo luận) 10:19, ngày 29 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

WP là: "kiểm chứng được"[sửa mã nguồn]

Nếu các thành viên nào sợ nọ kia thì có thể xoá các thông tin không kiểm chứng được - mặt khác nó có thể là đánh lừa, tung hoả mù. Nếu thông tin mật bị rò rỉ thì người viết bài nhanh chóng bị phát hiện (trừ khi không dùng Internet ở VN). Nếu tra cứu được thì chẳng có gì phải giấu - nhưng thực sự thì những tên cục, tên mật đó có phục vụ gì cho người đọc để mà mang vào đây. (quên ký từ trước) FOM (thảo luận) 01:33, ngày 21 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý với ý kiến của bạn "tên cục, phiêu hiệu" không phục vụ gì nhiều cho người đọc thì nên xóa đi. 118.71.115.123 (thảo luận) 01:16, ngày 21 tháng 2 năm 2008 (UTC).Trả lời

Vấn đề kiểm chứng cả một "hệ thống tên phiên hiệu" của các cơ quan thuộc Bộ Công an sẽ KHÔNG KIỂM CHỨNG được vì thông tin đó KHÔNG THỂ TÌM THẤY ở bất cứ tài các tài liệu công khai chính thống nào của Việt Nam. Vì vậy, đề nghị các bảo quản viên xóa, khóa phần đó đi.203.160.1.45 (thảo luận) 03:53, ngày 24 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Một bài bách khoa mà đưa quá chi tiết như thế này là không hợp lý. Mấy vị trí lãnh đạo các đơn vị đó thay đổi liên xoành xoạch, hơi đâu mà ghi vào và sửa chữa. Mà mấy thông tin đó lấy ở đâu mà đưa vào? Vũ Kỳ 03:57, ngày 24 tháng 2 năm 2008 (UTC)
Tất cả những thông tin nhạy cảm nào không được kiểm chứng đều có thể mang ra khỏi bài. Bạn có thể vào Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viênWikipedia:Thảo luận và mở mục thảo luận, hoặc mở biểu quyết về vấn đề này. Khương Việt Hà (thảo luận) 04:00, ngày 24 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Bài này chưa cần biểu quyết vì chúng ta có thế làm theo quy định của Wikipedia. Các thông tin không kiểm chứng hoàn toàn có thể bị loại bỏ. Các thông tin chi tiết như tên lãnh đạo, quyết định... đúng là không cần thiết như Vũ Kỳ nói ở trên. An Apple of Newton thảo luận 04:08, ngày 24 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tên các ông phó có lẽ là không cần, nhưng tên ông trưởng thì nên đăng chứ. Ví dụ, Cục Điều tra tội phạm ma túy có ký hiệu là C17, Cục trưởng là Thiếu tướng Vũ Hùng Vương (xem[8]). Miễn là thông tin có nguồn trên phương tiện thông tin đại chúng của Việt Nam. Avia (thảo luận) 10:33, ngày 29 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Những ai hay theo dõi báo chí thì thấy tên gọi và phiên hiệu phần lớn các cục đều có trên báo chí (chỉ trừ một số rất nhỏ), do đó không thể là bí mật được. Xin đơn cử: Báo An ninh thủ đô 13/08/2007 có bài: Cục An ninh Tây Nguyên đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất, trong đó có đoạn (xem [9]):

Cục An ninh Tây Nguyên được thành lập theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an ngày 19-7-2004. Với quyết tâm cao, sự tăng cường của các đơn vị thuộc Tổng cục An ninh, đặc biệt là sự phối hợp của công an các tỉnh Tây Nguyên, lực lượng An ninh Tây Nguyên đã nhanh chóng “vào cuộc”, góp phần giải quyết tình hình an ninh trên địa bàn và được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng 2 chỉ sau 3 tháng hoạt động.

--125.235.71.137 (thảo luận) 16:59, ngày 1 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nói chung tên gọi các đơn vị cảnh sát thì xuất hiện nhiều trên báo chí với ký hiệu bắt đầu bằng C hay PC, các đơn vị an ninh (ký hiệu A, PA) thì ít gặp hơn. Riêng phòng PA17 (an ninh kinh tế) thuộc Công an tỉnh thì giới kinh doanh đều biết. Ký hiệu B thì hình như không gặp trên báo chí, nhưng có người vẫn tự giới thiệu mình làm ở B này B nọ. Có lẽ là "mật" nhưng không "tuyệt mật":-D Avia (thảo luận) 02:44, ngày 4 tháng 3 năm 2008 (UTC). Tôi đã đọc các bài viết trên về Bộ Công an. Với tư cách người công tác lâu năm trong ngành, không có gì là "mật" cả. Tên gọi, phiên hiệu, tên người đứng đầu...là cần thiết khi cần tra cứu (nó tồn tại trong khoảng thời gian nào đó).Ai đó khi sáng tác tiểu thuyết trinh thám chẳng hạn, nhân vật của anh ta ngậm dao găm leo mái nhà nhưng thuộc...PX 13 thì kỳ quá-vì các bạn đã xóa rồi làm sao tra cứu. Tuy nhiên, phương thức hoạt động, tên các thành viên chắc chắn là "bí mật".Nguoivehuu (thảo luận) 06:31, ngày 4 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Trình bày[sửa mã nguồn]

Tôi có sửa một chút: thêm dấu chấm vào cuối câu để các dòng không dính vào nhau; cách dòng cho dễ đọc. Lưu ý bạn nào chưa biết: wiki mà không có dấu (.) ở cuối câu là nó nhập dòng làm một đấy Kenshin top (thảo luận) 04:33, ngày 24 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hướng Sửa đổi Bộ Công an Việt Nam[sửa mã nguồn]

Theo ý kiến của các bạn nêu trên, theo tôi mục từ "Bộ Công an..." chỉ giữ nguyên phần đầu, đến phần "tổ chức" chỉ cần nói có các Tổng cục...; xóa toàn bộ phần tên, phiêu hiệu, nhân sự của các đơn vị thuộc các Tổng cục và sau đó khóa hẳn bài này, không sửa đổi nữa; ý kiến của mọi người thế nào?203.160.1.45 (thảo luận) 05:38, ngày 24 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Theo cách làm việc tại Wikipedia, bạn hãy đặt biển {{cần dẫn chứng}} vào tất cả các thông tin bạn muốn xóa. Sau vài ngày không có dẫn chứng, bạn có thể xóa nó đi. Tuy nhiên, những nội dung bị xóa đi vẫn còn trong lịch sử, nếu sysop xóa hẳn bài đi rồi làm lại thì thành viên bình thường mới không nhìn thấy lịch sử (tuy rằng sysop vẫn có thể thấy). Để lấy lí do "an ninh quốc gia" mà xóa bài rồi làm lại theo cách trên, bạn cần ý kiến của cộng đồng vì việc này không theo một quy định nào (mà tôi biết) của Wiki.
Do tính mở của Wikipedia, việc khóa bài không vì lí do phá hoại là không được.
Tmct (thảo luận) 14:21, ngày 28 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Ủng hộ ý kiến này của Tmct. Khương Việt Hà (thảo luận) 16:08, ngày 28 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Xóa lịch sử bài[sửa mã nguồn]

Tôi tạm "trảm trước tâu sau", xóa bài để che lịch sử cùng nội dung cũ và khôi phục nội dung mới nhất của bản vừa xóa (bản lúc 04:12, ngày 28 tháng 2 năm 2008 UTC của Mekong Bluesman).

Nếu mọi người không đồng ý với việc tôi xóa lịch sử bài như vừa làm, xin mời tổ chức yêu cầu phục hồi tại đây.

Tmct (thảo luận) 16:00, ngày 28 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Trước khi tôi có thể đồng ý hay phản đối thì tôi cần biết tại sao Tmct lại làm như vậy. Vì không biết lý do thì tôi đồng ý hay phản đối với cái gì? Mekong Bluesman (thảo luận) 05:42, ngày 29 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Ở đây có thảo luận về việc đưa một số thông tin được coi là "mật" đối với Bộ Công an Việt Nam. Điều này cũng đúng thôi, như đã thảo luận ở trên: Những thông tin này không cung cấp lợi ích nào cho người đọc, không kiểm chứng được và dễ bị xoá bỏ. Để tránh sự khai thác thông tin đó ở các lịch sử trang thì Tmct đã xoá trang và phục hồi phiên bản hiện tại - cũng dấu danh tính người viết trước đó nữa.
Ở Việt Nam thì các thành viên cũng tự dấu các thông tin cá nhân để tránh những sự hiểu nhầm bởi những người có đầu óc bảo thủ. Nhất là khi tham gia Wikipedia phải "trung lập" và đúng "sự thật".
FOM (thảo luận) 05:53, ngày 29 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cảm ơn FOM giải thích giúp. Tôi không biết các thông tin đó "mật" đến đâu, nên để an toàn mà không thất thoát gì thì cứ che béng lại như vậy. Khi mọi chuyện rõ ràng và chúng ta quyết định là "không cần che" thì lại phục hồi lịch sử như cũ. Chà, không hiểu "mật" đến đâu, nhưng tất cả các thảo luận này đang "quảng cáo" cho cái sự "mật" đó. Tmct (thảo luận) 09:02, ngày 29 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Em không nghĩ là việc xóa có giá trị khi mà Hoa Kỳ có hẳn một cơ quan chuyên theo dõi Internet (mà bạn có thể tự do truy cập), gần 30 website ăn theo Wikipedia (suốt ngày leech bài viết từ Wikipedia về) Thời gian này mà đưa bất cứ gì lên Internet thì alea iacta est. Mà dăm ba cái tên có gì quan trọng nhỉ? Em đọc cả trang này mà vẫn ko hiểu gì. Magnifier () 06:12, ngày 29 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Dù mật hay không mật hay gì chăng nữa thì cứ làm vậy (xoá lịch sử trang) cho chắc ăn. Wikipedia đỡ phải chịu sự ảnh hưởng hoặc mang tiếng này nọ từ phía Bộ Công an VN. FOM (thảo luận) 09:37, ngày 29 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi thấy phần trên có một số ý kiến đề nghị xóa tên, phiên hiệu vì lý do "nhạy cảm", mật ong gì đó. Có lẽ đấy là ý kiến của mấy anh bên Công an rồi, chứ người ngoài làm sao mà biết được "mật ong nào là mật thật..." Thôi thì anh em mình ủng hộ mấy anh CA vậy, không tranh luận nhau nhiều vấn đề này nữa.Giobao111 (thảo luận) 16:34, ngày 2 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hãy để cộng đồng Wikipedia làm việc theo đúng quy định của nó. Wikipedia chỉ viết lại những gì là kiên thức phổ thông có thể kiểm chứng được và không có sự kiểm duyệt tại Wikipedia. Thảo luận là một việc làm quan trọng để một cộng đồng có thể đi đến quyết định. Bài này đang được một số IP xóa/kiểm duyệt mà không thảo luận trước -- đây là đi ngược lại tinh thần của Wikipedia! Mekong Bluesman (thảo luận) 23:24, ngày 2 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi thấy nếu thông tin không kiểm chứng được thì dời ra khỏi bài, chứ đừng xóa lịch sử. Thông tin đã viết đã có thể truy cập từ nhiều nơi, và việc xóa lịch sử chỉ sẽ "quảng cáo" sự "bí mật" của thông tin. NHD (thảo luận) 23:27, ngày 2 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Liên kết linh tinh[sửa mã nguồn]

Không hiểu ai đó cứ thích đưa trang Thư viện Pháp luật vào bài lặp đi lặp lại để làm gì. Trông rối mắt và không cung cấp thêm thông tin cho người đọc. Xe lu (thảo luận) 18:12, ngày 16 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tại vì mấy admin hình như được các anh công an "nắn gân", cộng thêm vài anh chàng công an giấu mặt đòi xóa nên cứ đòi phải có dẫn chứng công khai để khỏi bị quy là "lộ bí mật".thảo luận quên ký tên này là của 117.3.71.151 (thảo luận • đóng góp).

Phục hồi và xoá[sửa mã nguồn]

Tôi phục hồi lại những thông tin mà Anhtuanauf vừa thêm vào nhưng không kèm nguồn dẫn. Đồng thời tôi xoá tất cả những câu đã yêu cầu chú thích nhưng lâu rồi không có người bổ sung, theo đúng nguyên tắc của wikipedia. Lưu Ly (thảo luận) 15:05, ngày 4 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thiếu thống nhất[sửa mã nguồn]

Đã có phần viết về mô hình tổ chức từ sau 20/12/2009 nhưng:

- Thiếu căn cứ vào văn bản nào (Nghị định của Chính phủ);

- Phần viết về Tổng cục I, Tổng cục II chưa sửa đổi.

Viết lại Bài: Bộ Công an (Việt Nam)[sửa mã nguồn]

Tôi nghĩ đã đến lúc nên soạn lại Bài Bộ Công an (Việt Nam); Tôi đề xuất mục lục bài như sau:

Bộ Công an là...

1. Cơ cấu tổ chức

1.1. Tổ chức ở Trung ương

1.2. Hệ thống toàn quốc

2. Lịch sử

3. Danh hiệu Tôn vinh

4. Các Tổ chức Quốc tế tham gia

5. Các Bộ trưởng

6. Các Thứ trưởng

7. Tham khảo

8. Liên kết ngoài

Mong các bạn cho ý kiến. Cám ơn.--Да или Нет (thảo luận) 03:07, ngày 18 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Theo tôi nghĩ phần thứ trưởng không cần.
  1. Lịch sử (năm, hoàn cảnh, tên gọi qua các thời kì).
  2. Tổ chức ra sao.
  3. Danh sách bộ trưởng, danh hiệu....--Павел Корчагин (thảo luận) 12:10, ngày 23 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tạm lưu Bài cũ[sửa mã nguồn]

Tổ chức cấp tỉnh, thành[sửa mã nguồn]

Ở cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh có các đội cảnh sát theo từng lĩnh vực (không phải tất cả các lĩnh vực đều có ở cấp huyện), tương ứng với cấp phòng của Cơ quan Công an cấp tỉnh, thành.

Cơ quan điều tra[sửa mã nguồn]

Cơ quan điều tra gồm một tập hợp các cục có chức năng điều tra tội phạm, được tổ chức và hoạt động theo Bộ luật Tố tụng Hình sự và Pháp lệnh Tổ chức Điều tra Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cơ quan Cảnh sát điều tra[sửa mã nguồn]

Cơ quan cảnh sát điều tra có 3 cấp: Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; Cơ quan Cảnh sát Điều tra công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Tỉnh (gọi tắt là cơ quan cảnh sát điều tra cấp huyện).

Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp Bộ gồm: Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về Trật tự Xã hội; Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về Trật tự Quản lý kinh tế và chức vụ; Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra; Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về Ma túy; Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về Tham nhũng

Cơ quan Cảnh sát Điều tra cấp bộ do một Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân (Tổng cục II) làm Thủ trưởng; Các Cục trưởng, Cục Phó các cục thành viên làm Phó Thủ trưởng.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh gồm có Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy và Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra.

Một Phó Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (thường là Phó Giám đốc chỉ huy Cảnh sát) được phân công giữ chức vụ Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra công an tỉnh, thành phố); các trưởng, phó phòng còn lại được gọi là các Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện gồm có Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy và bộ máy giúp việc Cơ quan Cảnh sát điều tra.

Trưởng Công an quận, huyện kiêm nhiệm chức vụ Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Quận, huyện. Một Phó trưởng Công an quận, huyện được phân công giữ chức vụ Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận, huyện. Ngày trước, Cơ quan Cảnh sát điều tra công an cấp quận, huyện không có con dấu riêng. Tuy nhiên, gần đây, Cơ quan này đã có con dấu riêng.[cần dẫn nguồn]

Cơ quan An ninh điều tra[sửa mã nguồn]

Cơ quan An ninh Điều tra có 2 cấp: Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an và Cơ quan An ninh Điều tra Công an Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Cơ quan An ninh Điều tra cấp bộ gồm có: cục An ninh Điều Tra và bộ máy giúp việc. Một Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh nhân dân (Tổng cục I) được phân công giữ chức vụ Thủ trưởng.

Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh là cấp phòng với chữ "P" (ví dụ PA 24) gồm có các đội điều tra, đội nghiệp vụ (các đội này tương ứng các phòng nghiệp vụ và nhận án từ các phòng tương ứng đưa xuống) và bộ máy giúp việc Cơ quan An ninh điều tra. Ngày nay các đội này phối hợp ngay với các phòng nghiệp vụ trong quá trình phá án và đứng ra lập biên bản bắt khám xét. Cấp huyện không có Cơ quan An ninh điều tra.([10])� Một Phó Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (thường là Phó Giám đốc chỉ huy An ninh) được phân công giữ chức vụ Thủ trưởng Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy Thành phố Hồ Chí Minh[sửa mã nguồn]

Ngày 15 tháng 5 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định cho thành lập thí điểm Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy Thành phố Hồ Chí Minh, trực thuộc Bộ Công an ([11]). Ngoài nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, Sở còn thực hiện công tác cứu hộ cứu nạn trong đám cháy và trong một số trường hợp khác như sập nhà, nhảy lầu, ngã xuống giếng... Thiếu tướng Trần Triều Dương ([12]) trở thành Giám đốc đầu tiên của đơn vị này.

Trại giam thuộc Bộ Công An[sửa mã nguồn]

Ở Việt Nam, theo các nguồn tin công khai, có khoảng 40 trại giam đang tồn tại, do Cục V 26 Bộ Công an quản lý. Có khoảng 40.000 đến 60.000 tù nhân. Với dân số vào khoảng 80 triệu thì tỉ lệ tù nhân của Việt Nam là khoảng 75 tù nhân trên 100.000 dân. Không tính số lượng người bị cưỡng chế đưa vào trong các trại học tập cải tạotrại phục hồi nhân phẩm....

Theo Bộ Công an tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện công tác tạm giữ, tạm giam được tổ chức trong 2 ngày 4 và 5 tháng 5 năm 2009 tại Hà NộiTP Hồ Chí Minh, "trong 10 năm qua, tổng số người bị tạm giam là hàng triệu lượt người" [1].

Cũng theo báo cáo Bộ Công an, "Trong 10 năm đã có 71.066 phạm nhân được tha hết án, hơn 50.000 phạm nhân được giảm án, hơn 15.000 phạm nhân được tha tù trước thời hạn, gần 20.000 phạm nhân thi hành án ở các trại tạm giam được đặc xá theo quyết định của Chủ tịch nước." [2] [1].

Từ nhiều năm qua, giới quan sát ghi nhận hệ thống công an, tòa án, kiểm sát ở Việt Nam có các vụ sai phạm trong việc bắt giữ và xét xử mà báo chí gọi là "án oan sai" và Ân xá Quốc tế phê phán tình trạng chính quyền Việt Nam bất giữ bất cứ ai bị cho là nguy hiểm cho an ninh quốc gia và giam tới hai năm không cần tòa án xét xử [1].

Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh[sửa mã nguồn]

Giám đốc: Thiếu tướng Trần Triều Dương

  • Được thành lập theo Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 15/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 4/10/2006.[3]


  1. ^ a b c VN 'tạm giam hàng triệu lượt người', BBC 6 tháng 5, 2009 Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “bbc” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  2. ^ Cache Báo Công An Nhân Dân tại google
  3. ^ [http://www.pccc.hochiminhcity.gov.vn/Default.aspx?pageid=84 - website của Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh

nguyên Thiếu tướng[sửa mã nguồn]

WEB[sửa mã nguồn]

Trang web http://www.cand.com.vn/ là cơ quan ngôn luận của BCA chứ không phải là trang web của BCA ? Lưu Ly (thảo luận) 07:43, ngày 4 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời

bài viết hiện nay nên treo bảng chất lượng kém, vì chỉ có thông tin 1 chiều và toàn tên lãnh đạo, không có mục ghi hoạt động cụ thể, tầm ảnh hưởng, số liệu nhân viên... và ý kiến đa chiều, trái chiều... Y như chép từ đâu đó trang nhà nước nào, lại thiếu nguồn.
Bài này cũng vậy, thiếu mất phần "chỉ trích" (hay tội ác), mình sẽ nghiên cứu để bổ sung (Nhan Luong (thảo luận) 01:55, ngày 31 tháng 7 năm 2010 (UTC))Trả lời
Phẩn chỉ trích (đặc biệt là tội ác) là ko nên có. Đối với những bài hơn hoặc là nhạy cảm, cần tránh phần nhận định, hãy bổ sung thông tin & sự kiện cho bài. Đề nghị Nhanluong xem cách làm việc của mọi người tại một bài nhạy cảm có chất lượng rất tốt là Sự kiện năm 1956 ở Hungary!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 02:00, ngày 31 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Nhan Luong đọc kỹ lại tên bài viết này là gì, rồi hãy suy nghĩ xem một Bộ thuộc Chính phủ thì có thể có những "tội ác" gì nhé. Tân (thảo luận) 02:59, ngày 31 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Xóa[sửa mã nguồn]

Bài này chắc phải xóa đến phân nửa vì thiếu nguồn. Tôi sẽ treo biển và xóa chúng sau vài hôm nếu không được bổ sung Lưu Ly (thảo luận) 04:00, ngày 1 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tách bài này[sửa mã nguồn]

Bài này nên chia thành 2 bài:

  1. Bộ Công an (Việt Nam);
  2. Tổ chức Bộ Công an (Việt Nam).--Да или Нет (thảo luận) 05:12, ngày 4 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thêm nội dung[sửa mã nguồn]

Bài này mới chỉ nói tới cơ cấu của bộ công an VN hiện nay, cần có thêm các phần mới Lịch sử bộ Công An Việt Nam từ năm 1945- nay, trong đó có 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Tên gọi là nha công an Bắc Bộ từ 1945-1953
  • Giai đoạn 2: Tên gọi là bộ công An/ Nội vụ: từ 1953-1975
  • Giai đoạn 3: Thời kỳ từ 1975- nay

113.22.70.10 (thảo luận) 13:51, ngày 25 tháng 1 năm 2011 (UTC)Trả lời

Vấn đề là lấy đâu ra nguồn theo quy định của WP.--Да или Нет (thảo luận) 14:21, ngày 25 tháng 1 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chất lượng kém và tầm nhìn hẹp[sửa mã nguồn]

Ôi chán, cái cách viết tiểu sử các quan chức và cơ cấu các bộ, của vài thành viên ở đây. Chép nguyên văn quá trình hoạt động từ 1 trang web nhà nước, không bao giờ quên các chức vụ và các thứ huân chương, phong tặng một danh sách dài. Chép nguyên văn các phát biểu của các quan, chọn câu hay nhất, và chép vào đến nửa bài, thiếu cân đối. Các người đọc quan tâm là hoạt động (Không phải chỉ là phát biểu) và tầm ảnh hưởng của nhân vật, các bộ thì chẳng ai viết. Bài này chỉ thấy toàn tên quan chức, tôi treo biển chát lượng kém --81.210.147.93 (thảo luận) 19:43, ngày 5 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bài này nếu xóa hết những phần như bạn đề cập thì nó sẽ lọt vào nhóm "Bài sơ khai" nên ko thể treo bảng chất lượng kém bạn a. Chỉ cần treo bảng cần biên tập thôi.--Cheers! (thảo luận) 00:54, ngày 6 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
bài này chỉ toàn tên quan chức và các ban, ngành mà không thấy viết về hoạt động, ý kiến khen chê. Vậy Bộ Công an không lẽ quan chức thì nhiều mà hoạt động chẳng bao nhiêu ? bài chất lượng kém và nên xóa hết là phải. Ai cần quan tâm đến nhiều quan chức thế, ngoại trừ chính họ ? Người đọc quan tâm là bộ công an làm gì cho dân, và được dân yêu thương như thế nào! --81.210.147.93 (thảo luận) 01:23, ngày 6 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
Thái Nhi đã xóa bớt một số tên quan chức. Vậy tôi treo bảng "tầm nhìn hẹp" ví nói về 1 cơ quan nhà nước, mà chỉ có tên quan chức và cơ cấu, không có hoạt động, ý kiến khen chê, và số lượng nhân viên cũng không biết. --94.79.180.114 (thảo luận) 02:33, ngày 7 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời

Phân loại mơ hồ không bách khoa[sửa mã nguồn]

Cứ cố liệt kê cơ quan A,B,C có những ông X,Y,Z... sẽ biến bài này thành sự phân loại mơ hồ. Xem Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia#Wikipedia không phải là một mớ bừa bãi các thông tin. Lưu Ly (thảo luận) 04:38, ngày 30 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tầm nhìn hẹp[sửa mã nguồn]

Bài này viết về chủ đề bộ công an và nội dung đã bám sát chủ đề, đi sâu mô tả và phân tích cơ cấu tổ chức, không rõ tầm nhìn hẹp có nghĩa là thế nào mình hạ biển.--Phương Huy (thảo luận) 06:20, ngày 7 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Bài đang được biên tập[sửa mã nguồn]

Tôi ráng biên tập bài, đề nghị không nên thêm bất cứ danh sách liệt kê nào vào bài nữa vì nó thuộc dạng phân loại mơ hờ thiếu bách khoa. Có thắc mắc, khúc mắc, mắc mắc, A -> Z mời thảo luận ở đây. Cảm ơn!  TemplateExpert  Thảo luận 11:17, ngày 29 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Bộ gì đâu mà đến cái lịch sử hình thành & phát triển cũng không rõ ràng. Đề nghị bán khóa bài, rất nhiều IP vào sửa linh tinh.  TemplateExpert  Thảo luận 11:41, ngày 29 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tôi đã cố gắng biên tập lại bài này bằng cách đưa dạng sơ khai và tìm nguồn, quả thật khâu tìm nguồn cho bài ở 1 số mảng quá khó như:

  • Lịch sử hình thành, năm thành lập, hoàn cảnh ra đời,...
  • Cơ cấu tổ chức (nguồn cho cơ cấu tổ chức)... + các thông tin liên quan.
  • Ở mỗi cơ quan nên chỉ nêu tên còn vị quan chức nào nắm thì ta đưa vào vài viết riêng của cơ quan đó để tránh cập nhật thông tin liên tục nhiều bài và liệt kê danh sách không bách khoa. (cứ bình tĩnh đọc quy định về phân loại danh sách mơ hồ thiếu bách khoa, sa đà liệt kê chi tiết... trước khi AB^$$ với tôi).

Cứ nắm quy định cứng đi đã rồi bàn luận. Thắc mắc nên bàn ở đây để mọi người cùng biết và theo dõi. PS: Loạt bài về cơ quan nhà nước quả thật chưa đủ tiêu chuẩn kiến thức với đất nước 90tr dân, anh hùng hay thiên tài nào ra tay hộ với.  TemplateExpert  Thảo luận 05:13, ngày 12 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tôi tạm xóa bớt thông tin về các lãnh đạo Cục, chỉ giữ cấp Tổng cục hoặc cơ quan trực thuộc bộ. Thái Nhi (thảo luận) 05:29, ngày 12 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời
Tôi ủng hộ quan điểm của Thái Nhi xóa đi những gì không cần thiết chứ không phải vì không thích mà xóa hết là điều không thể chấp nhận được. Còn về Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia thì cái này vi phạm cái nào, đọc mãi chả thấy.Namnguyenvn (thảo luận) 02:08, ngày 13 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời
Wikipedia không phải là một mớ bừa bãi các thông tin, mục 7. Bài trước đây ghi quá chi tiết cơ quan của bộ cấp thấp + cả tên chức tước lãnh đạo. Bạn xem có đúng không? Lưu Ly đề cập trên còn gì? Quả thật lúc đâu tôi xóa để viết lại nhưng tìm nguồn bài này cực khó, bạn không tin cứ thử nhất là phần lịch sử hình thành, Bộ Công An hình thành thế nào, ra đời hoàn cảnh nào, năm nào,... cho nên xóa để về bài sơ khai chờ tìm người viết. Chắc bạn cũng biết đập nhà ra xây lại dễ hơn tu chỉnh.  TemplateExpert  Thảo luận 07:24, ngày 13 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời

Bài này có thêm 10 năm nữa thì cũng chẳng bao giờ ra hồn nếu cứ tiếp tục liệt kê tên người, cơ quan tổ chức thế này.  TemplateExpert  Talk - Help 00:40, ngày 10 tháng 1 năm 2014 (UTC)Trả lời