Bước tới nội dung

Thế vận hội Mùa hè 1936

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Thế vận hội mùa hè 1936)
Thế vận hội Mùa hè lần thứ XI
Thời gian và địa điểm
Quốc giaĐức
Thành phốBerlin
Sân vận độngSân vận động Olympic
Lễ khai mạc1 tháng 8
Lễ bế mạc16 tháng 8
Tham dự
Quốc gia49
Vận động viên3.963
(3.632 nam, 331 nữ)
Sự kiện thể thao129 trong 19 môn
Đại diện
Tuyên bố khai mạcAdolf Hitler
Vận động viên tuyên thệRudolf Ismayr
Ngọn đuốc OlympicFritz Schilgen
  1932 1948  

Thế vận hội Mùa hè 1936 hay còn gọi là Thế vận hội thứ XI là một sự kiện đa thể thao quốc tế tổ chức năm 1936 tại Berlin, Đức. Berlin đã giành quyền đăng cai trước Barcelona của Tây Ban Nha vào ngày 26 tháng 4 năm 1931, tại kỳ họp lần thứ 29 của IOC tại Barcelona (hai năm trước khi Quốc xã lên nắm quyền tại Đức). Đây là lần thứ hai và cũng là lần cuối cùng Ủy ban Olympic Quốc tế phải tập hợp để bầu chọn tại một thành phố đang tranh chấp quyền đăng cai. Lần đầu tiên điều này diễn ra là tại phiên họp đầu tiên của IOC tại Paris, Pháp vào ngày 24 tháng 4 năm 1894. Athens của Hy Lạp và Paris lần lượt được chọn tổ chức Thế vận hội Mùa hè 18961900 tại kỳ họp đó. Olympic 1936 là kỳ Thế vận hội cuối cùng trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra.

Nhà làm phim, Leni Riefenstahl, một nhân vật ưa thích của Adolf Hitler, được Ủy ban Olympic Đức ủy nhiệm quay một bộ phim về sự kiện này. Bộ phim có tiêu đề Olympia, đã giới thiệu nhiều kỹ thuật làm phim mới mà ngày nay đã trở nên phổ biến trong các bộ phim về thể thao.

Với việc chỉ cho phép các thành viên của Chủng tộc Aryan tham gia tranh tài cho Đức, Hitler tiếp tục quảng bá niềm tin ý thức hệ về chủng tộc thượng đẳng. Cùng lúc đó thì Đảng Quốc xã gỡ bỏ các bảng tuyên truyền "Không muốn Do Thái" và các khẩu hiệu tương tự khỏi các địa điểm du lịch chính của thành phố. Trong một nỗ lực "làm sạch" Berlin, chính quyền ra lệnh cho cảnh sát trưởng bắt những người Di-gan và giữ họ trong một "trại đặc biệt".[1] Doanh thu từ bán vé là 7,5 triệu Reichsmark, thu về lợi nhuận hơn một triệu mark. Ngân sách chính thức không bao gồm phí tổn của thành phố Berlin hay phí tổn của chính quyền quốc gia Đức.[2]

Các quốc gia tham dự

[sửa | sửa mã nguồn]
Các quốc gia tham dự lần đầu được tô màu xanh lam.
Số lượng vận động viên

Tổng cộng 49 quốc gia tham dự Thế vận hội ở Berlin, tăng lên so với 32 quốc gia ở Thế vận hội Mùa hè 1932. Sáu quốc gia lần đầu tiên tham dự gồm: Afghanistan, Bermuda, Bolivia, Costa Rica, LiechtensteinPeru.

Tổng huy chương

[sửa | sửa mã nguồn]

10 quốc gia dẫn đầu bảng tổng huy chương

1  Đức (GER) (chủ nhà) 33 26 30 89
2  Hoa Kỳ (USA) 24 20 12 56
3  Hungary (HUN) 10 1 5 16
4  Ý (ITA) 8 9 5 22
5  Phần Lan (FIN) 7 6 6 19
 Pháp (FRA) 7 6 6 19
7  Thụy Điển (SWE) 6 5 9 20
8  Nhật Bản (JPN) 6 4 8 18
9  Hà Lan (NED) 6 4 7 17
10  Anh Quốc (GBR) 4 7 3 14

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “The Facade of Hospitality”. United States Holocaust Memorial Museum. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2008. In a move to "clean up" Berlin before the Olympics, the German Ministry of Interior authorized the chief of the Berlin Police to arrest all Gypsies prior to the Games. On ngày 16 tháng 7 năm 1936, some 800 Gypsies were arrested and interned under police guard in a special Gypsy camp in the Berlin suburb of Marzahn.
  2. ^ Zarnowski, C. Frank (1992). “A Look at Olympic Costs” (PDF). Citius, Altius, Fortius. 1 (1): 16–32. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2007.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết

[sửa | sửa mã nguồn]