Thanh Sơn
Thanh Sơn
|
|||
---|---|---|---|
Huyện | |||
Huyện Thanh Sơn | |||
Một vùng bán sơn địa ở Thanh Sơn, phía xa mờ là dãy núi Lưỡi Hái | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đông Bắc Bộ | ||
Tỉnh | Phú Thọ | ||
Huyện lỵ | thị trấn Thanh Sơn | ||
Phân chia hành chính | 1 thị trấn, 22 xã | ||
Thành lập | 1833 | ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Nguyễn Duy Anh | ||
Chủ tịch HĐND | Đặng Quang Huy | ||
Bí thư Huyện ủy | Đặng Quang Huy | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 21°12′33″B 105°11′17″Đ / 21,20917°B 105,18806°Đ | |||
| |||
Diện tích | 620,63 km² | ||
Dân số (2019) | |||
Tổng cộng | 133.132 người | ||
Thành thị | 15.404 người (12%) | ||
Nông thôn | 117.728 người (88%) | ||
Mật độ | 215 người/km² | ||
Dân tộc | Kinh, Mường, Dao... | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 238[1] | ||
Biển số xe | 19-C1 | ||
Website | thanhson | ||
Thanh Sơn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Phú Thọ, Việt Nam.
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Huyện Thanh Sơn nằm ở phía nam của tỉnh Phú Thọ, cách thành phố Việt Trì khoảng 50 km về phía nam, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 87 km, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Thanh Thủy
- Phía tây giáp huyện Tân Sơn và huyện Yên Lập
- Phía nam giáp thành phố Hòa Bình và huyện Đà Bắc thuộc tỉnh Hòa Bình
- Phía bắc giáp huyện Tam Nông.
Huyện Thanh Sơn có diện tích tự nhiên là 62.063 ha và dân số năm 2013 là 120.229 người.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Huyện Thanh Sơn vào thời Lý Trần là đất đạo Lâm Tây.
Thời thuộc Minh là huyện Lung.
Năm Quang Thuận thứ 10 (1469), vua Lê Thánh Tông cho định lại bản đồ toàn quốc, đổi gọi là huyện Thanh Nguyên (清源) thuộc phủ Gia Hưng.
Tới thời Mạc Phúc Nguyên (1547-1561) do kiêng huý chữ Nguyên nên đổi làm huyện Thanh Xuyên (清川).
Đời Lê Trung Hưng, do kiêng tên tước của Thanh vương (清王) Trịnh Tráng (1623-1657) đổi viết thành 青川 (vẫn đọc là Thanh Xuyên, từ "thanh" này nghĩa là màu xanh, khác với "thanh" trên đây có nghĩa là trong, sạch).
Năm Minh Mạng thứ 14 (1833) tách huyện Thanh Xuyên làm 2 huyện Thanh Sơn và Thanh Thủy. Sau đổi thành châu.
Thời kỳ 1903-1968 thuộc tỉnh Phú Thọ, 1968-1996 thuộc tỉnh Vĩnh Phú.
Ngày 31 tháng 8 năm 1965, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 311-NV thành lập thị trấn Nông trường Phú Sơn thuộc huyện Thanh Sơn.[2]
Sau năm 1975, huyện Thanh Sơn có thị trấn nông trường Phú Sơn và 39 xã: Cự Đồng, Cự Thắng, Địch Quả, Đông Cửu, Đồng Sơn, Giáp Lai, Hương Cần, Khả Cửu, Kiệt Sơn, Kim Thượng, Lai Đồng, Long Cốc, Lương Nha, Minh Đài, Mỹ Thuận, Sơn Hùng, Tam Thanh, Tân Lập, Tân Minh, Tân Phú, Tân Sơn, Tất Thắng, Thạch Khoán, Thạch Kiệt, Thắng Sơn, Thu Cúc, Thu Ngạc, Thục Luyện, Thượng Cửu, Tinh Nhuệ, Văn Luông, Văn Miếu, Vinh Tiền, Võ Miếu, Xuân Đài, Xuân Sơn, Yên Lãng, Yên Lương, Yên Sơn.
Năm 1987, giải thể thị trấn nông trường Phú Sơn.
Năm 1996, huyện Thanh Sơn thuộc tỉnh Phú Thọ vừa được tái lập.
Ngày 28 tháng 5 năm 1997, thành lập thị trấn Thanh Sơn - thị trấn huyện lỵ huyện Thanh Sơn trên cơ sở 290 ha diện tích tự nhiên và 9.894 nhân khẩu của xã Sơn Hùng; 125 ha diện tích tự nhiên và 2.686 nhân khẩu xã Thục Luyện. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị trấn Thanh Sơn có 415 ha diện tích tự nhiên và dân số 12.580 người.
Cuối năm 2006, huyện Thanh Sơn có 1 thị trấn Thanh Sơn và 39 xã: Cự Đồng, Cự Thắng, Địch Quả, Đông Cửu, Đồng Sơn, Giáp Lai, Hương Cần, Khả Cửu, Kiệt Sơn, Kim Thượng, Lai Đồng, Long Cốc, Lương Nha, Minh Đài, Mỹ Thuận, Sơn Hùng, Tam Thanh, Tân Lập, Tân Minh, Tân Phú, Tân Sơn, Tất Thắng, Thạch Khoán, Thạch Kiệt, Thắng Sơn, Thu Cúc, Thu Ngạc, Thục Luyện, Thượng Cửu, Tinh Nhuệ, Văn Luông, Văn Miếu, Vinh Tiền, Võ Miếu, Xuân Đài, Xuân Sơn, Yên Lãng, Yên Lương, Yên Sơn.
Ngày 9 tháng 4 năm 2007, huyện Thanh Sơn cũ được chia thành 2 huyện Thanh Sơn (mới) và Tân Sơn.
Huyện Thanh Sơn có 1 thị trấn và 22 xã, giữ ổn định cho đến nay.
Hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Huyện Thanh Sơn có 23 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Thanh Sơn (huyện lỵ) và 22 xã: Cự Đồng, Cự Thắng, Địch Quả, Đông Cửu, Giáp Lai, Hương Cần, Khả Cửu, Lương Nha, Sơn Hùng, Tân Lập, Tân Minh, Tất Thắng, Thạch Khoán, Thắng Sơn, Thục Luyện, Thượng Cửu, Tinh Nhuệ, Văn Miếu, Võ Miếu, Yên Lãng, Yên Lương, Yên Sơn.
Đặc sản
[sửa | sửa mã nguồn]Thanh Sơn nổi tiếng với đặc sản thịt chua, rêu đá, cơm lam và cá gỏi người Mường.