Bước tới nội dung

Tiếng Wakhi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Wakhi
ښیکوار زیک
X̌ikwor zik, х̆икв̆ор зик
Sử dụng tạiAfghanistan, Trung Quốc, Pakistan, Tajikistan
Tổng số người nói20.000 người ở Pakistan (2016);
58.000 người
Dân tộcWakhi
Phân loạiẤn-Âu
Hệ chữ viếtChữ Ả Rập, chữ Kirin, chữ Latinh
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3wbl
Glottologwakh1245[1]
Linguasphere58-ABD-c
ELPWakhi

Tiếng Wakhi (chữ Wakhi: وخی) là một ngôn ngữ Ấn-Âu thuộc nhánh ngôn ngữ Iran Đông được nói ở huyện Wakhan, Bắc Afghanistan và cả ở Tajikistan, Bắc Pakistan và Trung Quốc.

Phân loại và phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Wakhi là một trong những ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Pamir. Mối quan hệ của nó với các ngôn ngữ khác của ngữ chi Iran là không rõ ràng; trong một số đặc điểm nhất định, tiếng Wakhi thể hiện mối quan hệ với tiếng Saka đã biến mất.

Ở Afghanistan

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Hành lang Wakhan của Afghanistan, tiếng Wakhi được nói từ Putur, gần Ishkashim, đến thượng nguồn của sông Wakhan.[2]

Ở Tajikistan

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở Tajikistan, người Wakhi (và các cộng đồng khác nói một trong những ngôn ngữ Pamir) tự gọi mình là người Pamiri hoặc Badakhshan và đã dựng lên một phong trào nhằm tách biệt về danh tính với người Tajik (đa số nói tiếng Ba Tư). Các nhà ngôn ngữ học coi tiếng Wakhi là một ngôn ngữ Iran Đông độc lập với tiếng Ba Tư Tajik, nhưng nhiều người theo chủ nghĩa dân tộc Tajik khẳng định rằng tiếng Wakhi và các ngôn ngữ Pamir khác thực sự là phương ngữ tiếng Tajik.[3]

Ở Trung Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Wakhi cũng được nói ở huyện tự trị Taxkorgan, Tân Cương của Trung Quốc.

Có khoảng 6.000 người Wakhi ở Nga, hầu hết trong số là dân nhập cư từ TajikistanAfghanistan.

Ở Thổ Nhĩ Kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Có một số làng Wakhi ở Thổ Nhĩ Kỳ ở các khu vực phía đông, nơi họ đã di cư từ Afghanistan vào năm 1979 trong cuộc chiến tranh Afghanistan-Xô.[4]

Chữ viết

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Wakhi không phải là một ngôn ngữ viết. Các hệ thống chữ viết đã được phát triển sử dụng chữ Ả Rập, chữ Kirinchữ Latinh.

Nguồn tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Wakhi”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Payne, John (1989). “Pamir Languages”. Trong Schmitt, Rüdiger (biên tập). Compendium Linguarum Iranicum. Wiesbaden: Dr. Ludwig Reichert Verlag. tr. 419. ISBN 3-88226-413-6.
  3. ^ Viires, Ants; Lauri Vahtre (2001). The Red Book of the Peoples of the Russian Empire. Tallinn: NGO Red Book. ISBN 9985-9369-2-2.
  4. ^ See the book online[cần dẫn nguồn] "The Kirghiz and Wakhi of Afghanistan in Turkey"

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Ngôn ngữ tại Tajikistan