Bước tới nội dung

Tiếng Nạp Mộc Y

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Nạp Mộc Y
Sử dụng tạiTrung Quốc
Tổng số người nói5.000
Phân loạiHán-Tạng
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3nmy
Glottolognamu1246[1]
Tiếng Nạp Mộc Y được Sách đỏ các ngôn ngữ bị đe dọa của UNESCO phân loại là Sắp đe dọa
ELPNamuyi

Tiếng Nạp Mộc Y (IPA: [na54 mʑi54]) là ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Nạp thuộc ngữ tộc Tạng-Miến được sử dụng bởi khoảng 10.000 người,[2] chủ yếu tại phía Nam tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc (tại các huyện Mộc LýMiện Ninh). Theo Tôn Hoàng Khai (2001) và Guillaume Jacques (2011), tiếng Nạp Mộc Y được phân loại vào nhóm ngôn ngữ Khương. Ngôn ngữ này bị đe dọa[3] và hàng năm số lượng người nói giảm vì nhiều thanh thiếu niên không sử dụng. Vì vậy, họ nói phương ngữ Tứ Xuyên của tiếng Quan thoại thay cho ngôn ngữ này.[4]

Phân bố địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Nạp Mộc Y được sử dụng tại bốn ngôi làng ở phía Nam Tứ Xuyên:[5]

  • dʐә11 qu11: Đại Thủy 大水村, Dân Thăng 民胜鄉, Tây Xương (80 người)
  • dʑa53 qa53 tu11: Hương Thủy 響水村, Hương Thủy 響水鄉, Tây Xương (800 người)
  • ɕa11 ma11 khu53: Đông Phong 東風村, Trạch Viễn 澤遠鄉, Miện Ninh (560 người)
  • ʂa44 pa53: Lão Nha 老鴉村, Sa Bá 沙壩鎮, Miện Ninh (290 người)

Ngôn ngữ này còn được sử dụng tại các huyện Mộc LýDiêm Nguyên thuộc châu tự trị Lương Sơn và huyện Cửu Long thuộc châu tự trị Garzê.[5]

Phương ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Nạp Mộc Y được chia thành hai phương ngữ khác nhau, một phương ngữ sử dụng tại Mộc Lý, còn lại một phương ngữ sử dụng tại Miện Ninh. Sự khác biệt chủ yếu của hai phương ngữ này là âm vị học, trong đó phương ngữ Miện Ninh và Diêm Nguyên có ít cụm phụ âm hơn so với phương ngữ Cửu Long và Mộc Lý.[6]

Tiếng Nạp Mộc Y có 40 phụ âm đầu[6] và 10 nguyên âm.[4] Tuy nhiên không có độ dài nguyên âm, mặc dù các người nói đôi khi có thể kéo dài một nguyên âm tại âm tiết đầu để nhấn mạnh một từ.[4][7]

Phụ âm tiếng Nạp Mộc Y
Môi-môi Lợi Quặt lưỡi Ngạc cứng Ngạc mềm Tiểu thiệt Thanh hầu
thường rung thường rung
Mũi m n ɲ ŋ
Tắc vô thanh p t k q (ʔ)
hữu thanh b d ɡ ɢ
bật hơi
Tắc-xát vô thanh t͡s t͡ɕ
hữu thanh d͡z d͡ʑ
bật hơi pʰ͡s, pʰ͡ʂ t͡sʰ tʂʰ t͡ɕʰ
Xát vô thanh f s ʂ x χ
hữu thanh v z ʐ ʁ ɦ
Tiếp cận vô thanh
hữu thanh w l j

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Namuyi”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ “Namuyi”. UNESCO WAL (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2023.
  3. ^ “Namuyi”. Endangered Languages. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ a b c Nishida, Fuminobu (2013). “Phonetics and Phonology of Dzolo Dialect of Namuyi”. Arutesu Riberaresu / Artes Liberales. 92: 21–54. doi:10.15113/00013130.
  5. ^ a b Lakhi, Libu; Hefright, Brook; Stuart, Kevin (2007). “The Namuyi: Linguistic and Cultural Features”. Asian Folklore Studies. 66 (1/2): 233–253. JSTOR 30030460. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2024.
  6. ^ a b Hongkai, Sun (1990). “Languages of the Ethnic Corridor in Western Sichuan” (PDF). Linguistics of the Tibeto-Burman Area. 13 (1): 1–31.
  7. ^ Pavlík, Štěpán (2017). The Description of Namuzi Language (Luận văn). Charles University. hdl:20.500.11956/95965.
  • Li, Jianfu (2017). A Descriptive Grammar of Namuyi Khatho Spoken by Namuyi Tibetans (Luận văn). La Trobe University. hdl:1959.9/564452.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Ngữ hệ Hán-Tạng