Toyama (thành phố)

Thành phố Toyama
富山市
—  Thành phố  —

Hiệu kỳ
Biểu trưng chính thức của Thành phố Toyama
Biểu tượng
Vị trí của Thành phố Toyama ở Toyama
Vị trí của Thành phố Toyama ở Toyama
Thành phố Toyama trên bản đồ Nhật Bản
Thành phố Toyama
Thành phố Toyama
 
Tọa độ: 36°42′B 137°13′Đ / 36,7°B 137,217°Đ / 36.700; 137.217
Quốc giaNhật Bản
VùngChūbu
TỉnhToyama
Chính quyền
 • Thị trưởngMori Masashi
Diện tích
 • Tổng cộng1.242 km2 (480 mi2)
Dân số (2005)
 • Tổng cộng420.804
Múi giờJST (UTC+9)
Thành phố kết nghĩaTần Hoàng Đảo, Durham, Mogi das Cruzes sửa dữ liệu
Trang webThành phố Toyama

Thành phố Toyama (kanji: 富山市, Hán Việt: Phú Sơn thị) là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Toyama (富山縣) và là một đô thị trung tâm vùng của vùng Chūbu, Nhật Bản. Đây còn là một trong những đô thị du lịch hội nghị quốc tế lớn của Nhật Bản.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, thành phố từng bị 173 đợt máy bay ném bom B-29 của không quân Hoa Kỳ dội bom cháy trong hai ngày 1-2 tháng 8 năm 1945. Tới 99,5 phần trăm của khu vực nội thành thành phố bị phá hủy. Ngày nay, thành phố rộng xấp xỉ 1.242 km², tức là khoảng một phần ba diện tích của toàn tỉnh Toyama. Trong các thành phố tỉnh lỵ của Nhật Bản thì thành phố Toyama đứng thứ hai về độ lớn tính theo diện tích. Tuy nhiên, dân số toàn thành phố tính tại thời điểm tháng 7 năm 2008 chỉ là 420.718 người, khiến cho Toyama đứng thứ ba về mật độ dân số thấp trong các thành phố tỉnh lỵ của Nhật Bản.

Thành phố Toyama giáp với vịnh Toyama ở phía Bắc. Vịnh này là ngư trường quan trọng cho ngành thủy sản của thành phố. Phần phía Tây của thành phố thuộc vùng đồng bằng Toyama. Phần phía Đông Nam của thành phố có rặng núi Tateyama thuộc dãy núi Hida hùng vĩ (còn gọi là Bắc Alps Nhật Bản).

Toyama có nhiều ngày mưa trong năm, kể cả vào mùa đông. Hiện tượng foehn hay xuất hiện vào mùa đông.

Toyama có nhiều di tích lịch sử, chùa chiền, jinja, suối nước nóng (onsen), các bãi trượt tuyết và những thắng cảnh tự nhiên là những nơi hấp dẫn khách du lịch. Thành phố Toyama thường đăng cai tổ chức các hội nghị quốc tế để thu hút khách du lịch tới thưởng thức các điểm tham quan của mình.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]