Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh | |
---|---|
Ho Chi Minh City University of Law | |
Địa chỉ | |
Số 2 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4 , , Việt Nam | |
Thông tin | |
Loại | Đại học công lập |
Khẩu hiệu | Sáng tri thức - Vững công minh |
Thành lập | 30 tháng 3 năm 1996 |
Hiệu trưởng | TS. Lê Trường Sơn |
Giảng viên | GS. TS. Đỗ Văn Đại, GS. TS. Nguyễn Ngọc Hoà, PGS. TS, Phạm Đình Nghiệm, PGS, TS, Vũ Văn Nhiêm. |
Ngôn ngữ | Tiếng việt, tiếng anh, tiếng pháp, tiếng nhật. |
Khuôn viên | Đô thị và ngoại thành. |
Bài hát | Hành khúc Trường đại học luật thành phố Hồ Chí Minh. |
Website | www |
Thông tin khác | |
Viết tắt | HCMUL (tên viết tắt chính thức), HCMULAW. |
Thuộc tổ chức | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Tổ chức và quản lý | |
Phó hiệu trưởng | GS. TS. Đỗ Văn Đại, PGS. TS. Trần Việt Dũng. |
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (tiếng Anh: Ho Chi Minh City University of Law, Ulaw) là trường đại học công lập đào tạo luật pháp của Việt Nam, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trường là một trong hai cơ sở giáo dục trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật tại Việt Nam theo định hướng của Thủ tướng Chính phủ.[1]
Hiện nay Trường có nhiều hội nhóm, câu lạc bộ năng khiếu, thường xuyên tổ chức hội thảo, tập sự tại các cơ quan tư pháp nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội được trau dồi năng khiếu, kiến thức chuyên môn có liên quan, mở ra cánh cửa để có công việc ổn định.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]- 1982: Thành lập Trường Trung học Pháp lý TP.HCM trên cơ sở Trường Cán bộ Tư pháp. Trường Cán bộ Tư pháp phối hợp với Trường Đại học Pháp lý Hà Nội mở lớp Đại học Pháp lý tại TP. HCM.
- 1983: Thành lập Phân hiệu Đại học Pháp lý TP. HCM trên cơ sở lớp Đại học Pháp lý tại TP. HCM.
- 1993: Thành lập phân hiệu Trường Đại học Luật TP HCM.
- 1996: Thành lập Trường Đại học Luật TP HCM dựa trên cơ sở sáp nhập phân hiệu Đại học Luật TP. HCM và Khoa Luật Trường Đại học Tổng hợp TP. HCM. Trường khi này là thành viên của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
- 2000 - nay: Trường Đại học Luật TP HCM tách ra khỏi Đại học Quốc gia, trở thành Trường Đại học Luật TP. HCM trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện nay trong số các trường thành viên của Đại học Quốc gia TP HCM còn một trường khác đào tạo luật là Trường Đại học Kinh tế - Luật (UEL) thuộc đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
Ngành đào tạo
[sửa | sửa mã nguồn]Tính đến thời điểm năm 2024 (khóa thứ 49), Trường đại học luật thành phố Hồ Chí Minh đang đào tạo các ngành học sau:
- Luật (chuyên ngành) Việt Nam.
- Luật thương mại quốc tế.
- Quản trị kinh doanh.
- Quản trị - Luật.
- Ngôn ngữ Anh pháp lý.
Trường có đào tạo bằng 3 hình thức (hệ chính quy, hệ vừa học vừa làm, hệ đào tạo từ xa), đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ.
Trường đang định hướng sẽ mở thêm nhiều ngành đào tạo trong tương lai để được nâng lên bậc Viện Đại học đào tạo chuyên lĩnh vực (giống như Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (UEH) và Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)).[2] [3]
Lưu ý:
Đối với ngành Luật Việt Nam, trường có chương trình đào tạo đại trà bằng tiếng việt và chương trình đào tạo chất lượng cao bằng tiếng anh, tiếng pháp, tiếng nhật, chương trình học liên thông ngành, chương trình liên kết quốc tế với đại học ở Hoa Kỳ.
Đối với ngành Quản trị - Luật, sinh viên theo học sẽ học đồng thời cả hai ngành quản trị kinh doanh và luật Việt Nam, nhận hai tấm bằng cử nhân với tổng thời gian đào tạo là 5 năm so với các ngành còn lại chỉ đào tạo 4 năm.
Đối với chương trình liên kết quốc tế với đại học ở Hoa Kỳ, sinh viên theo học sẽ được học một nửa thời gian học tại Việt Nam và một nửa thời gian còn lại sẽ theo học ở Hoa Kỳ, khi tốt nghiệp sẽ nhận bằng cử nhân của cả 2 trường.
Bê bối
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 2017, trường đã gây tranh cãi sau khi ra quyết định kỷ luật bằng hình thức đình chỉ học một năm đối với một sinh viên của trường do có hành vi mang giáo trình photo vào trường. Cộng đồng mạng chia ra 2 luồng ý kiến trái chiều ủng hộ và không ủng hộ mặc dù nội quy của nhà trường có quy định nghiêm cấm "sinh viên sao in và phát hành các loại giáo trình, tài liệu học tập trái phép trong trường" do liên quan đến vấn đề bản quyền xuất bản tác phẩm.[4]
Sai phạm
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 2019, trong một đợt thanh tra đột xuất, thanh tra của Bộ giáo dục và đào tạo đã chỉ ra hàng loạt sai phạm tại ngôi trường này liên quan đến việc thu chi và quản lý, sử dụng tiền học phí, học lại của hệ vừa làm vừa học trong các năm từ năm 2014 - 2017, sai phạm trong việc tuyển sinh, đào tao trình độ thạc sĩ và tiến sĩ, tổ chức thi và cấp chứng chỉ tiếng Anh khi chưa có giấy phép.[5]
Xuất bản
[sửa | sửa mã nguồn]Trường hiện đang xuất bản các loại ấn phẩm sau (một số loại ấn phẩm trong danh sách này có thể được mua trực tiếp tại trung tâm học liệu của trường, số còn lại chỉ có thể Xem được bản điện tử qua thư viện của trường vì lý do bản quyền):
- Giáo trình. (Giáo trình của trường hiện cũng đang được một số trường đại học khác sử dụng trong các chương trình đào tạo của mình.)
- Tập bài giảng (là giáo trình ở mức độ chưa hoàn thiện).
- Các loại sách chuyên khảo.
- Tạp chí khoa học pháp lý Việt Nam (từ năm 2015).
Các khoa đào tạo
[sửa | sửa mã nguồn]Tương ứng với mỗi khoa sẽ có một Đoàn khoa, trong mỗi Đoàn khoa sẽ có các chi đoàn tương ứng với các lớp.
- Khoa luật dân sự
- Khoa luật hình sự
- Khoa luật thương mại
- Khoa luật quốc tế
- Khoa luật hành chính - nhà nước
- Khoa quản trị
- Khoa ngoại ngữ pháp lý
- Khoa khoa học cơ bản.
Các phòng chuyên môn
[sửa | sửa mã nguồn]- Hội đồng trường - công đoàn trường - đảng ủy
- phòng tổ chức nhân sự
- phòng hành chính - tổng hợp.
- Phòng đào tạo đại học (tên cũ là phòng đào tạo)
- phòng đào tạo sau đại học
- phòng tư vấn tuyển sinh
- phòng khoa học công nghệ và hợp tác phát triển.
- Phòng công tác sinh viên
- phòng tài chính - kế toán.
- Phòng thanh tra - pháp chế.
- Phòng cơ sở vật chất
- Phòng truyền thông và quan hệ đối ngoại.
- Phòng đảm bảo chất lượng và khảo thí.
Các viện đào tạo chuyên môn
[sửa | sửa mã nguồn]- viện luật so sánh
- viện đào tạo quốc tế
- viện đào tạo và bồi dướng
- viện sở hữu trí tuệ, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.
- Trung tâm tư vấn pháp luật và phục vụ cộng đồng
- trung tâm học liệu.
Cơ sở vật chất
[sửa | sửa mã nguồn]Cơ sở đào tạo của trường trang bị các phòng học hiện đại, giảng đường, thư viện hiện đại liên kết với các thư viện quốc tế và hội trường đa năng.
Cơ sở đào tạo:
- Cơ sở chính: phường 12, quận 4, thành phố Hồ Chí Minh.
- Cơ sở 2: phường Hiệp Bình Chánh, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. (Nhà thờ Fatima Bình Triệu trước năm 1975)
- Cơ sở 3: phường Long phước, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. (đang xây dựng)
- Cơ sở 4: phường 7, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. (đang xây dựng)
Ký túc xá sinh viên: phường Hiệp Bình Chánh, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. (từ năm 2024)[6]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Thủ tướng Chính phủ (4 tháng 4 năm 2013). “Quyết định số 549/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án tổng thể "Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật"”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2024.
- ^ baochinhphu.vn (15 tháng 11 năm 2024). “Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân”. baochinhphu.vn. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2024.
- ^ “Trường Đại học Kinh tế TPHCM chính thức được chuyển thành Đại học Kinh tế TPHCM”. Trang tin Điện tử Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2024.
- ^ News, V. T. C. (15 tháng 2 năm 2017). “ĐH Luật TP.HCM kỷ luật sinh viên mang giáo trình phô tô vào trường: 'Quyết định thiếu căn cứ'”. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2024.
- ^ laodong.vn https://laodong.vn/giao-duc/hang-loat-sai-pham-tai-dai-hoc-luat-tpho-chi-minh-sau-ket-luan-thanh-tra-757545.ldo. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2024.
|title=
trống hay bị thiếu (trợ giúp) - ^ thanhnien.vn (10 tháng 1 năm 2024). “Trường ĐH Luật TP.HCM có ký túc xá đầu tiên cho sinh viên sau 16 năm”. thanhnien.vn. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2024.