Đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đại học, Học viện trọng điểm quốc gia Việt Nam là những đại học (quốc gia, vùng và theo lĩnh vực), trường đại học, và học viện định hướng nghiên cứu, hàng đầu của quốc gia, được chính phủ ưu tiên giao quyền tự chủ như: được tự in và cấp bằng tiến sĩ; được toàn quyền cử cán bộ đi học nước ngoài, trừ những trường hợp du học bằng ngân sách nhà nước; được chủ động mời và tiếp nhận giảng viên, sinh viên nước ngoài đến học và giảng dạy; được đề xuất mở những ngành đào tạo chưa có trong danh mục đào tạo. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng sẽ quyết ngân sách đầu tư thiết bị và xây dựng cơ bản mà không phải thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam.

Hiện nay, ở Việt Nam có 20 cơ sở giáo dục đại học được chọn xây dựng thành đại học trọng điểm quốc gia bao gồm 02 đại học quốc gia, 03 đại học vùng và 15 trường đại học, học viện theo các lĩnh vực và ngành trọng điểm quốc gia (sư phạm, y dược, kinh tế, nông nghiệp, công nghệ, kỹ thuật quân sự, quân y, hàng hải, báo chí & truyền thông, hành chính công).

Theo kế hoạch của chính phủ, sẽ xây dựng các trường đại học nghiên cứu trọng điểm quốc gia có trình độ đào tạo và nghiên cứu tiên tiến làm đầu tàu cho sự phát triển mạng lưới các trường đại học Việt Nam. Về đội ngũ giảng viên sẽ có trình độ tiến sĩ >75%.

Các đại học, trường đại học, học viện trọng điểm quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]

STT Loại Đại học Vai trò
1 Đại học quốc gia Đại học Quốc gia Hà Nội Hệ thống đại học đào tạo và nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng hàng đầu Miền Bắc.
2 Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Hệ thống đại học đào tạo và nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng hàng đầu Miền Nam.
3 Đại học vùng Đại học Huế Hệ thống đại học lớn nhất vùng Bắc Trung Bộ.
4 Đại học Đà Nẵng Hệ thống đại học lớn nhất vùng Nam Trung Bộ.
5 Đại học Thái Nguyên Hệ thống đại học lớn nhất khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc.
6 Đại học theo lĩnh vực Đại học Bách khoa Hà Nội Đại học đầu ngành khối các trường kỹ thuậtcông nghệ của Miền Bắc.
7 Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Đại học đầu ngành khối các trường kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh ở Miền Nam.
STT Loại Trường đại học Vai trò
8 Trường đại học vùng Trường Đại học Cần Thơ Cơ sở giáo dục đại học đại học lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
9 Trường Đại học Vinh Cơ sở giáo dục đại học lớn thứ hai vùng Bắc Trung Bộ.
STT Lĩnh vực Trường đại học Vai trò
10 Giáo dục Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trường đại học đầu ngành khối các trường sư phạm ở Miền Bắc.
11 Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Trường đại học đầu ngành khối các trường sư phạm ở Miền Nam.
12 Kinh tế Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Trường đại học đầu ngành khối các trường kinh tế, quản lýquản trị kinh doanh ở Miền Bắc.
13 Vận tải Trường Đại học Hàng hải Việt Nam Trường đại học đầu ngành khối các trường giao thông vận tảilogistics của Việt Nam.
14 Khoa học sức khỏe Trường Đại học Y Hà Nội Trường đại học đầu ngành khối các trường y, dược ở Miền Bắc.
15 Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Trường đại học đầu ngành khối các trường y, dược ở Miền Nam.
STT Lĩnh vực Học viện Vai trò
16 Kỹ thuật Học viện Kỹ thuật Quân sự Học viện đầu ngành khối các trường kỹ thuật và công nghệ quân sự, công nghiệp quốc phòng Việt Nam.
17 Học viện Nông nghiệp Việt Nam Học viện đầu ngành khối các trường nông nghiệp của Việt Nam.
18 Khoa học sức khỏe Học viện Quân y Học viện đầu ngành về y dược học quân sự Việt Nam.
19 Báo chí và truyền thông Học viện Báo chí và Tuyên truyền Học viện đầu ngành khối các trường đào tạo về triết học chính trị, công tác tư tưởng, văn hoá.
20 Hành chính công Học viện Hành chính Quốc gia (Việt Nam) Học viện đầu ngành khối các trường đào tạo về hành chính, lý luận chính trị và quản lý nhà nước.

Các học viện, trường đại học đang xây dựng đề án[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Trường Đại học Xây dựng Hà Nội trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Khác[sửa | sửa mã nguồn]

Trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật

  1. Trường Đại học Luật Hà Nội [1]
  2. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh [1]

Trường đại học đầu ngành khối các trường diễn viên, đạo diễnbiên kịch

  1. Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội.
  2. Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh.

Các trường dự kiến trở thành đại học trọng điểm[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Dự kiến có 30 đại học trọng điểm ở Việt Nam

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TỔNG THỂ "XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÀNH CÁC TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM ĐÀO TẠO CÁN BỘ VỀ PHÁP LUẬT".

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]