Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đại học Columbia”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Wkpda (thảo luận | đóng góp)
Arc Warden (thảo luận | đóng góp)
n bỏ dấu, replaced: lọat → loạt using AWB
Dòng 25: Dòng 25:
Columbia hàng năm điều hành giải thưởng văn học Mỹ, [[giải Pulitzer]], và là một trong những thành viên sáng lập của [[Hiệp hội các Viện Đại học Hoa Kỳ]]. Columbia có mối liên kết với các chủ nhân [[giải Nobel]] nhiều hơn bất kỳ học viện nào khác trên thế giới. Quỹ tài trợ và tài chính dành cho nghiên cứu hàng năm của Columbia thuộc vào loại lớn nhất trong các viện đại học tại Hoa Kỳ. Viện Đại học Columbia hiện tại có bốn trung tâm toàn cầu tại [[Amman]], [[Jordan]]; [[Bắc Kinh]], [[Trung Quốc]]; [[Paris]], [[Pháp]]; và [[Mumbai]], [[Ấn Độ]].
Columbia hàng năm điều hành giải thưởng văn học Mỹ, [[giải Pulitzer]], và là một trong những thành viên sáng lập của [[Hiệp hội các Viện Đại học Hoa Kỳ]]. Columbia có mối liên kết với các chủ nhân [[giải Nobel]] nhiều hơn bất kỳ học viện nào khác trên thế giới. Quỹ tài trợ và tài chính dành cho nghiên cứu hàng năm của Columbia thuộc vào loại lớn nhất trong các viện đại học tại Hoa Kỳ. Viện Đại học Columbia hiện tại có bốn trung tâm toàn cầu tại [[Amman]], [[Jordan]]; [[Bắc Kinh]], [[Trung Quốc]]; [[Paris]], [[Pháp]]; và [[Mumbai]], [[Ấn Độ]].


Cựu học sinh và các thành viên liên kết nổi tiếng của Viện Đại học bao gồm: năm [[nhà Khai Quốc Hoa Kỳ]] (Founding Fathers of the United States); bốn [[Tổng thống Hoa Kỳ]], bao gồm cả [[Barack Obama|người đương nhiệm]]; chín Thẩm phán của [[Tòa án Tối cao Hoa Kỳ]]; 15 Nguyên thủ Quốc gia ngoài Mỹ; 97 chủ nhân giải Nobel, nhiều hơn bất cứ viện đại học nào khác; 101 chủ nhân giải Pulitzer, nhiều hơn bất cứ viện đại học nào khác; 25 chủ nhân [[giải Oscar]], với tổng số giải Oscar giành được là 30 giải, nhiều hơn bất cứ viện đại học nào khác; và hàng lọat chủ nhân của các giải thưởng danh giá trong nhiều lĩnh vực. Columbia hiện là nơi công tác và giảng dạy của chín chủ nhân giải Nobel, 30 chủ nhân [[giải MacArthur Genius]], bốn chủ nhân của [[Huy chương Khoa học Quốc gia Mỹ]], 143 thành viên của [[Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học Mỹ]], 38 thành viên của [[Viện Y tế]] thuộc nhóm các [[Viện Hàn lâm Quốc Gia Mỹ]], 20 thành viên của [[Viện Hàn lâm Kỹ thuật Hoa Kỳ]], và 43 thành viên của [[Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ]].
Cựu học sinh và các thành viên liên kết nổi tiếng của Viện Đại học bao gồm: năm [[nhà Khai Quốc Hoa Kỳ]] (Founding Fathers of the United States); bốn [[Tổng thống Hoa Kỳ]], bao gồm cả [[Barack Obama|người đương nhiệm]]; chín Thẩm phán của [[Tòa án Tối cao Hoa Kỳ]]; 15 Nguyên thủ Quốc gia ngoài Mỹ; 97 chủ nhân giải Nobel, nhiều hơn bất cứ viện đại học nào khác; 101 chủ nhân giải Pulitzer, nhiều hơn bất cứ viện đại học nào khác; 25 chủ nhân [[giải Oscar]], với tổng số giải Oscar giành được là 30 giải, nhiều hơn bất cứ viện đại học nào khác; và hàng loạt chủ nhân của các giải thưởng danh giá trong nhiều lĩnh vực. Columbia hiện là nơi công tác và giảng dạy của chín chủ nhân giải Nobel, 30 chủ nhân [[giải MacArthur Genius]], bốn chủ nhân của [[Huy chương Khoa học Quốc gia Mỹ]], 143 thành viên của [[Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học Mỹ]], 38 thành viên của [[Viện Y tế]] thuộc nhóm các [[Viện Hàn lâm Quốc Gia Mỹ]], 20 thành viên của [[Viện Hàn lâm Kỹ thuật Hoa Kỳ]], và 43 thành viên của [[Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ]].


== Lịch Sử ==
== Lịch Sử ==
Dòng 57: Dòng 57:
{{Liên kết bài chất lượng tốt|en}}
{{Liên kết bài chất lượng tốt|en}}
{{Hiệp hội Viện Đại học Bắc Mỹ}}
{{Hiệp hội Viện Đại học Bắc Mỹ}}

[[Thể loại:Đại học Mỹ|Columbia]]
[[Thể loại:Đại học Mỹ|Columbia]]
[[Thể loại:Đại học tư của Mỹ|Columbia]]
[[Thể loại:Đại học tư của Mỹ|Columbia]]

Phiên bản lúc 23:44, ngày 29 tháng 10 năm 2014

Viện Đại học Columbia
Huy hiệu Đại học Columbia
Khẩu hiệuIn lumine Tuo videbimus lumen (tiếng Latinh) (Thánh Vịnh 36:9)
Trong ánh sáng của Ngài chúng con sẽ thấy ánh sáng
Loại hìnhĐại học tư thục
Thành lập1754
Tài trợ$6,5 tỉ[1]
Hiệu trưởngLee Bollinger
Nhân viên quản lý
3.224
Sinh viên đại học5.530
Sinh viên sau đại học14.692
Vị trí,
New York
,
Hoa Kỳ
Khuôn viên(tổng cộng) 1,23 km2
Thể thao29 đội thể thao
Biệt danhSư tử Columbia
Websitewww.columbia.edu

Viện Đại học Columbia hay Đại học Columbia (tiếng Anh: Columbia University) là một viện đại học nghiên cứu tư thục ở khu vực Morningside Heights, quận Manhattan, thành phố New York, tiểu bang New York, Hoa Kỳ. Columbia là một thành viên của Ivy League.

Columbia là cơ sở giáo dục đại học lâu đời nhất tại tiểu bang New York, lâu đời thứ năm tại Hoa Kỳ, và là một trong chín đại học thuộc địa được thành lập trước Cách mạng Hoa Kỳ. Trường được thành lập vào năm 1754 với tên King's College dưới hiến chương hoàng gia của vua George đệ Nhị của Vương quốc Anh, và là một trong ba trường đại học duy nhất tại Hoa Kỳ được thành lập dưới đặc quyền này.

Columbia hàng năm điều hành giải thưởng văn học Mỹ, giải Pulitzer, và là một trong những thành viên sáng lập của Hiệp hội các Viện Đại học Hoa Kỳ. Columbia có mối liên kết với các chủ nhân giải Nobel nhiều hơn bất kỳ học viện nào khác trên thế giới. Quỹ tài trợ và tài chính dành cho nghiên cứu hàng năm của Columbia thuộc vào loại lớn nhất trong các viện đại học tại Hoa Kỳ. Viện Đại học Columbia hiện tại có bốn trung tâm toàn cầu tại Amman, Jordan; Bắc Kinh, Trung Quốc; Paris, Pháp; và Mumbai, Ấn Độ.

Cựu học sinh và các thành viên liên kết nổi tiếng của Viện Đại học bao gồm: năm nhà Khai Quốc Hoa Kỳ (Founding Fathers of the United States); bốn Tổng thống Hoa Kỳ, bao gồm cả người đương nhiệm; chín Thẩm phán của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ; 15 Nguyên thủ Quốc gia ngoài Mỹ; 97 chủ nhân giải Nobel, nhiều hơn bất cứ viện đại học nào khác; 101 chủ nhân giải Pulitzer, nhiều hơn bất cứ viện đại học nào khác; 25 chủ nhân giải Oscar, với tổng số giải Oscar giành được là 30 giải, nhiều hơn bất cứ viện đại học nào khác; và hàng loạt chủ nhân của các giải thưởng danh giá trong nhiều lĩnh vực. Columbia hiện là nơi công tác và giảng dạy của chín chủ nhân giải Nobel, 30 chủ nhân giải MacArthur Genius, bốn chủ nhân của Huy chương Khoa học Quốc gia Mỹ, 143 thành viên của Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học Mỹ, 38 thành viên của Viện Y tế thuộc nhóm các Viện Hàn lâm Quốc Gia Mỹ, 20 thành viên của Viện Hàn lâm Kỹ thuật Hoa Kỳ, và 43 thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ.

Lịch Sử

Columbia là học viện cấp cao lâu đời nhất tại tiểu bang New York. Được thành lập và ban đặc quyền dưới tên King's College vào năm 1754, Columbia là trường lâu đời thứ sáu tại Hoa Kỳ căn cứ theo năm thành lập, và thứ năm căn cứ theo năm được trao hiến chương. Viện Đại học hiện tại hoạt động dưới hiến chương trao năm 1787, nghĩa là dưới sự quản lý của một hội đồng tín nhiệm tư. Trong vòng hơn 250 năm, trải qua nhiều biến cố và phải thay đổi địa điểm giảng dạy, Columbia đã phát triển từ một đại học nhỏ, trở thành một viện đại học bao gồm 20 đại học và học viện liên kết khác nhau.

King’s College

Hiệu trưởng đầu tiên của King's College, Samuel Johnson

Thảo luận xung quanh việc thành lập một đại học cấp cao tại tỉnh New York (bấy giờ còn là thuộc địa của Anh) bắt đầu từ năm 1704. Tuy nhiên, những dự kiến đưa ra chỉ nhận được sự cân nhắc nghiêm túc sau khi một số cựu học sinh Đại học Yale sinh sống tại thành phố New York tỏ ra quan ngại trước việc Đại học New Jersey (nay là Viện Đại học Princeton) được thành lập vào năm 1746. Quan ngại này xuất phát từ khác biệt về tôn giáo giữa New York trực thuộc Giáo hội Anh và New Jersey vốn chịu nhiều ảnh hưởng của Giáo hội Trưởng Lão; bên cạnh đó, cư dân địa phương sợ rằng New York sẽ trở nên kém cạnh về văn hóa và tri thức so với bờ bên kia sông Hudson. Do vậy, họ thành lập học viện riêng của New York như là một trường cạnh tranh với Đại học New Jersey. Các lớp học bắt đầu vào ngày 17 tháng 7, 1754 tại sân của nhà thờ Trinity với Samuel Johnson là hiệu trưởng và cũng là người giảng dạy duy nhất. Ngày 31 tháng 10, 1754, trường chính thức nhận hiến chương thành lập từ vua George đệ Nhị với tên King’s College (nghĩa đen: Đại học của Nhà Vua). Năm 1760, King’s College chuyển về Park Place, khu vực gần Tòa thị chính thành phố hiện nay. Từ đó, trường phát triển nhanh chóng, trở thành trường Y đầu tiên tại thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ vào năm 1767.

Tuy vậy, ngay từ ban đầu đã có nhiều tranh cãi về việc thành lập một học viện cấp cao tại thuộc địa mà trực thuộc Giáo hội Anh, chưa kể bộ máy quản lý chịu nhiều ảnh hưởng của Hoàng gia Anh. Sự vượt trội về tài chính của King’s College so với các đại học thuộc địa khác càng tạo cơ sở cho mối e ngại này.

Alexander Hamilton, một trong những cựu học sinh nổi tiếng nhất của King's College

Cách mạng Hoa Kỳ và cuộc chiến kéo theo ngay sau đó giữa các thuộc địa và quân đội Anh khiến cho King’s College suy sụp trong một thời gian dài, từ 1776 khi Lục quân Lục địa tấn công New York đến 1783 khi binh lính Anh rút lui. Trong tám năm này, trường đã phải ngừng hoạt động, trong khi thư viện chính bị cải tạo thành bệnh viện phục vụ chiến tranh.

Dù bị coi là một hiện thân của Hoàng gia Anh, song King’s College lại là nơi sản sinh ra không ít nhân vật đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng giành độc lập của các thuộc địa. Tiêu biểu trong số những học sinh đầu tiên của trường bao gồm: John Jay, người đàm phán Hiệp định Paris (1783) kết thúc chiến tranh với Anh và cũng là người sau này trở thành Chánh án Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đầu tiên; Alexander Hamilton, quân sư của George Washington, tác giả của phần lớn các bài luận Người Liên Bang (ủng hộ một Chính phủ liên bang mạnh), Bộ trưởng Ngân Khố Hoa Kỳ đầu tiên; Gouverneur Morris, tác giả của bản Hiến pháp Hoa Kỳ hoàn thiện; Robert R. Livingston, một trong năm người soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập Mỹ; và Egbert Benson, đại biểu Quốc hội Lục địa và một trong những người ký thông qua Hiến pháp Hoa Kỳ.

Đại học Columbia: thời kỳ đầu (1784–1857)

Nhân vật nổi tiếng

Trong số những người Việt nổi tiếng có Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng giảng dạy ở viện đại học này trong thập niên 1960.

Chú thích

  1. ^ “Columbia's Endowment Posts 17% Return” (html). New York Times. 16/9 2010. Truy cập 13/11. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessyear= (gợi ý |access-date=) (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate=|year= (trợ giúp)

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt