Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đảng Nhân dân Cách mạng Lào”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 97: Dòng 97:
Tại đại hội Đảng lần thứ V, đảng đã bãi bỏ Ban bí thư 9 người và thay đổi sự lựa chọn của người đứng đầu Đảng, từ Tổng bí thư tới chủ tịch. Cho đến khi bãi bỏ, [[Ban Bí thư Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào|Ban bí thư]] có quyền lực thứ 2 sau Bộ chính trị và được tái lập tại Đại hội lần thứ VIII.
Tại đại hội Đảng lần thứ V, đảng đã bãi bỏ Ban bí thư 9 người và thay đổi sự lựa chọn của người đứng đầu Đảng, từ Tổng bí thư tới chủ tịch. Cho đến khi bãi bỏ, [[Ban Bí thư Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào|Ban bí thư]] có quyền lực thứ 2 sau Bộ chính trị và được tái lập tại Đại hội lần thứ VIII.


[[Kaysone Phomvihane|Kaysone Phomvihan]] là [[Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào|Tổng bí thư]] từ khi thành lập năm 1955 cho tới khi qua đời năm 1992, và được đổi là chủ tịch Đảng từ năm 1991. [[Nouhak Phoumsavanh|Nouhak Phoumsavan]] là nhât vật quyền lực thứ 2 từ khi thành lập Đảng đến khi Tổng Bí thư Kaysone qua đời, ông trở thành lãnh đạo trên danh nghĩa của Đảng.
[[Kaysone Phomvihane|Kaysone Phomvihan]] là [[Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào|Tổng bí thư]] từ khi thành lập năm 1955 cho tới khi qua đời năm 1992, và được đổi là chủ tịch Đảng từ năm 1991. [[Nouhak Phoumsavanh|Nouhak Phoumsavan]] là nhân vật quyền lực thứ 2 từ khi thành lập Đảng đến khi Tổng Bí thư Kaysone qua đời, ông trở thành lãnh đạo trên danh nghĩa của Đảng.
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào được dẫn dắt bởi [[Choummaly Sayasone]] từ năm 2006. Cựu lãnh đạo [[Khamtai Siphandon]] thay Nouhak Phoumsavan từ năm 1998. Các nhân vật lãnh đạo Đảng khác hiện nay là [[Sisavath Keobounphanh]] và [[Boungnang Vorachith]]. Tổng bí thư, chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng, Phó chủ tịch nước hầu hết là các chức vụ quan trọng trong Bộ chính trị.
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào được dẫn dắt bởi [[Choummaly Sayasone]] từ năm 2006. Cựu lãnh đạo [[Khamtai Siphandon]] thay Nouhak Phoumsavan từ năm 1998. Các nhân vật lãnh đạo Đảng khác hiện nay là [[Sisavath Keobounphanh]] và [[Boungnang Vorachith]]. Tổng bí thư, chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng, Phó chủ tịch nước hầu hết là các chức vụ quan trọng trong Bộ chính trị.


Đảng hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Vì đảng hoạt động trong 2 thập kỷ bí mật nên cho vẫn tiếp tục nửa công khai nửa bí mật, và cho tới nay cởi mở và ít bí mật hơn trong một số vấn đề.
Đảng hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Vì đảng hoạt động trong 2 thập kỷ bí mật nên cho vẫn tiếp tục nửa công khai nửa bí mật, và cho tới nay cởi mở hơn và ít bí mật hơn trong một số vấn đề.

==Xem thêm==
==Xem thêm==
*[[Danh sách các đảng cộng sản]]
*[[Danh sách các đảng cộng sản]]

Phiên bản lúc 07:22, ngày 5 tháng 2 năm 2016

Đảng Nhân dân Cách mạng Lào
Lãnh tụBounnhang Vorachith
Chủ tịch đảngh]]
Thành lập1955
Chia táchĐảng Cộng sản Đông Dương
Trụ sở chínhViêng Chăn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Báo chíPasason
Tổ chức thanh niênĐoàn thanh niên Cách mạng Nhân dân Lào
Thành viên  (2011)191.700
Ý thức hệChủ nghĩa cộng sản
Chủ nghĩa Marx-Lenin
Bài này nằm trong loạt bài về:
Chính trị và chính phủ
Lào
Hiến pháp

Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (tiếng Lào: ພັກປະຊາຊົນປະຕິວັດລາວ, phiên âm: Phắc Pa-xa-xôn Pa-ti-vắt Lào) là đảng cộng sản của Lào và là đảng duy nhất lãnh đạo đất nước Lào kể từ năm 1975. Cơ quan hoạch định chính sách của tổ chức này là Bộ Chính trịBan Chấp hành Trung ương Đảng. Các cuộc đại hội đảng được tổ chức 5 năm một lần. Đại hội đảng trước đây thường bầu ra Ban Bí thư nhưng cơ quan này đã bị bãi bỏ năm 1991.

Lịch sử

Đảng này có nguồn gốc từ Đảng Cộng sản Đông Dương do Hồ Chí Minh sáng lập năm 1930 (xem Đảng Cộng sản Việt Nam). Ban đầu, Đảng Cộng sản Đông Dương hoàn toàn là người Việt nhưng đã phát triển khắp Đông Dương thuộc Pháp và đã có thể thành lập một "bộ phận Lào" nhỏ vào năm 1936. Giữa thập niên 1940, một chiến dịch thu nhận người vào tổ chức của đảng đã được triển khai vào năm 1946 hoặc 1947, Kaysone Phomvihane, một sinh viên luật khoa tại Viện Đại học Đông Dương (tiền thân của Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay), đã được tuyển mộ cùng với Nouhak Phoumsavanh.

Tháng 2 năm 1951, Đại hội lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương đã ra nghị quyết giải tán đảng và thành lập 3 đảng riêng biệt tại 3 quốc gia trên bán đảo Đông Dương. Trên thực tế, người Việt chiếm đa số trong Đảng Cộng sản Đông Dương. Sau khi tách ra thành 3 đảng riêng biệt ở 3 quốc gia khác nhau người Việt vẫn có ảnh hưởng lớn đến 2 đảng cộng sản tại Campuchia và Lào. Một phong trào được gọi là Pathet Lào được thành lập và người Việt đã thuyết phục Hoàng thân Souphanouvong làm lãnh đạo tổ chức này. Về lý thuyết đây là một phong trào kháng chiến cộng sản chiến đấu sát cánh với Việt Minh chống lại Thực dân Pháp trong cuộc Chiến tranh Đông Dương thứ nhất. Tuy nhiên tổ chức này trên thực tế không bao giờ chiến đấu nhiều và nó hoạt động như một lực lượng hỗ trợ của Việt Minh tại Lào.

Ngày 22 tháng 3 năm 1955, tại Đại hội Đảng lần thứ nhất, Đảng Nhân dân Lào hoạt động bí mật đã được chính thức công bố. Đại hội đầu tiên có 25 đại biểu đại diện cho 300-400 đảng viên tham dự. Đại hội đảng đã được người Việt giám sát và tổ chức. Đảng Nhân dân Lào và kế nhiệm nó là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tiếp tục tồn tại bí mật cho đến năm 1975 công khai chỉ đạo các hoạt động thông qua các mặt trận như Pathet Lào.

Quốc kỳ Lào

Năm 1956 một cánh chính trị của Pathet Lào, Mặt trận Yêu nước Lào (Neo Lao Hak Xat), đã được thành lập và tham gia vào nhiều chính phủ liên hiệp. Thập niên 1960, Pathet Lào, được sự hỗ trợ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, kiểm soát một số khu vực ở Lào. Pathet Lào đã tham gia trong cuộc chiến giữa những người ủng hộ Miền Bắc Việt Nam và các lực lượng phi chính quy Lào ủng hộ Hoa Kỳ. Tuy không bao giờ trực tiếp tự mình giành được thắng lợi, lực lượng này vẫn giành được quyền lực gián tiếp nhờ sự giúp đỡ của Việt Nam ở các vùng phía Đông và phía Bắc của Lào. Phathet Lào chưa bao giờ là một lực lượng quân sự mạnh trừ khi được sự ủng hộ trực tiếp của quân đội miền Bắc Việt Nam.

Tháng 2 năm 1972, tại Đại hội Đảng lần thứ 2, tên Đảng được đổi từ Đảng Nhân dân Lào sang Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.

Học thuyết

Đảng Nhân dân Cách mạng Lào áp dụng khuôn mẫu chủ nghĩa Mác-Lenin giống Đảng Cộng sản Việt Nam và chịu sự ảnh hưởng lớn từ Liên XôĐảng Cộng sản Liên Xô. Vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX, đảng cố gắng thay đổi theo perestroika của Gorbachev bằng các biện pháp thị trường hóa, giảm doanh nghiệp quốc doanh, cũng như từ bỏ nông nghiệp tập thể. Những cải cách được mở rộng năm 1990. Tuy nhiên Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã không áp dụng triệt để cải cách glasnost như Liên Xô và tránh được khả năng mất quyền lực của Đảng với Nhà nước. Đảng cho phép cải cách kinh tế ở mức độ tự do, nhưng không cho phép ai đòi hỏi nghi ngờ khả năng lãnh đạo của Đảng với đất nước.

Trong chuyến thăm của Tổng bí thư Choummaly Sayasone đến Trung Quốc năm 2011, ông tuyên bố Lào sẽ gia tăng quy mô hợp tác với Trung Quốc, tăng số sinh viên theo học tại Trung Quốc để bồi dưỡng kinh nghiệm từ Trung Quốc. Bởi áp dụng học thuyết Đặng Tiểu Bình, nền kinh tế Lào trên đà phát triển. Tăng trưởng GDP thực tế năm 2012 là 8,3%, trong khi tốc độ của Trung Quốc chỉ có 7,6%.

Đại hội Đảng

Tính đến nay đã có 10 kỳ Đại hội Đảng được tổ chức:

  1. Đại hội lần thứ 1 (3/1955)
  2. Đại hội lần thứ 2 (3-6/2/1972)
  3. Đại hội lần thứ 3 (27-30/4/1982)
  4. Đại hội lần thứ 4 (13-15/11/1986)
  5. Đại hội lần thứ 5 (27-29/3/1991)
  6. Đại hội lần thứ 6 (18-20/3/1996)
  7. Đại hội lần thứ 7 (12-14/3/2001)
  8. Đại hội lần thứ 8 (18-21/3/2006)
  9. Đại hội lần thứ 9 (17-21/3/2011)
  10. Đại hội lần thứ 10 (18-22/1/2016)

Thành viên lãnh đạo đương nhiệm

Bộ Chính trị (khóa 10)
  1. Boungnhang Vorachit, Tổng bí thư, Phó chủ tịch nước
  2. Thongloun Sisoulith, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao
  3. Pany Yathotou (nữ), Chủ tịch Quốc hội
  4. Bounthong Chitmany, Trưởng ban Kiểm tra Trung ương
  5. Phankham Viphavan, Thường trực Ban bí thư
  6. Chansy Phosikham, Trưởng ban Tổ chức Trung ương
  7. Xaysomphone Phomvihane, Phó chủ tịch Quốc hội
  8. Chansamone Chanyalath, Thượng tướng, Thứ trưởng Quốc phòng
  9. Khamphanh Phommathat, Tỉnh trưởng Attapeu
  10. Sinlavong Khoutphaythoune, Đô trưởng Vientiane
  11. Sonesay Siphandone, Tỉnh trưởng Champasack
Ban Bí thứ (khóa 10)
  1. Bounnhang Vorachith, Tổng bí thư, Phó chủ tịch nước
  2. Bounthong Chitmany, Trưởng ban Kiểm tra Trung ương
  3. Phankham Viphavan, Thường trực Ban bí thư
  4. Chansy Phosikham, Trưởng ban Tổ chức Trung ương
  5. Khamphanh Phommathat, Tỉnh trưởng Attapeu
  6. Sengnouane Xayalath, Thượng tướng, Bộ trưởng Quốc phòng
  7. Kikeo Khaykhamphithoune, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương
  8. Somkeo Silavong, Trung tướng, Bộ trưởng Công an
  9. Vilay Lakhamfong, Trung tướng, Thứ trưởng Quốc phòng

Tổ chức

Từ một đảng có số thành viên khi thành lập khoảng 200-300 đảng viên, cho tới năm 1965 đã tăng lên 11.000 đảng viên và tới năm 1972 tăng lên 21.000 đảng viên. Và cho tới Đại hội Đảng lần thứ 9 Đảng tuyên bố có hơn 191.700 đảng viên chiếm 1% dân số Lào.[1]

Ban chấp hành Trung ương Đảng vào năm 1975 có 21 ủy viên và 6 dự khuyết. Và cho tới năm 1986 có 51 ủy viên và 9 dự khuyết và năm 1991 có 59 ủy viên trung ương.

Bộ chính trị là có quan quyền lực tối cao của đảng, ủy viên bộ chính trị được lựa chọn từ Trung ương Đảng. Bộ chính trị từ năm 1972 có 7 ủy viên đến 1993 có 11 ủy viên.

Tại đại hội Đảng lần thứ V, đảng đã bãi bỏ Ban bí thư 9 người và thay đổi sự lựa chọn của người đứng đầu Đảng, từ Tổng bí thư tới chủ tịch. Cho đến khi bãi bỏ, Ban bí thư có quyền lực thứ 2 sau Bộ chính trị và được tái lập tại Đại hội lần thứ VIII.

Kaysone PhomvihanTổng bí thư từ khi thành lập năm 1955 cho tới khi qua đời năm 1992, và được đổi là chủ tịch Đảng từ năm 1991. Nouhak Phoumsavan là nhân vật quyền lực thứ 2 từ khi thành lập Đảng đến khi Tổng Bí thư Kaysone qua đời, ông trở thành lãnh đạo trên danh nghĩa của Đảng.

Đảng Nhân dân Cách mạng Lào được dẫn dắt bởi Choummaly Sayasone từ năm 2006. Cựu lãnh đạo Khamtai Siphandon thay Nouhak Phoumsavan từ năm 1998. Các nhân vật lãnh đạo Đảng khác hiện nay là Sisavath KeobounphanhBoungnang Vorachith. Tổng bí thư, chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng, Phó chủ tịch nước hầu hết là các chức vụ quan trọng trong Bộ chính trị.

Đảng hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Vì đảng hoạt động trong 2 thập kỷ bí mật nên cho vẫn tiếp tục nửa công khai nửa bí mật, và cho tới nay cởi mở hơn và ít bí mật hơn trong một số vấn đề.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ “9th Party Congress of the Lao People's Revolutionary Party opens”. The National Assembly of Lao People's Democratic Republic. ngày 17 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2014.