Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bạc Liêu (thành phố)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 355: Dòng 355:
* Đường Lê Duẩn.
* Đường Lê Duẩn.


* Đường Trần Huỳnh.


* Đường Nguyễn Thái Học.
* Đường Nguyễn Thái Học.

* Đường Thị Sáu.


* Đường Hương Lộ 6.
* Đường Hương Lộ 6.


* Đường Nguyễn Thị Định.
* Đường Nguyễn Thị Định.

* Đường Trần Phú.

* Đường Nguyễn Văn Linh.

* Đường Hùng Vương.


* Đường Tăng Hồng Phúc.
* Đường Tăng Hồng Phúc.

* Đường Châu Văn Đặng.

* Đường Nguyễn Tất Thành.


* Đường Trần Văn Ơn.
* Đường Trần Văn Ơn.
Dòng 382: Dòng 369:


* Đường Ngô Quang Nhã.
* Đường Ngô Quang Nhã.

* Đường Tôn Đức Thắng.


* Đường Lê Khắc Xương.
* Đường Lê Khắc Xương.

* Đường Trần Quang Diệu.

* Đường Hòa Bình nối dài.

* Đường Nguyễn Chí Thanh.


* Đường Nguyễn Thái Bình.
* Đường Nguyễn Thái Bình.
Dòng 402: Dòng 381:


* Đường Lê Trọng Tấn.
* Đường Lê Trọng Tấn.

* Đường [[Quốc lộ Nam Sông Hậu]].

* Đường Tỉnh lộ 38.

* Đường Thống Nhất.

* Đường Đống Đa.

* Đường Nguyễn Du.

* Đường Phạm Ngũ Lão.

* Đường Hồ Thị Kỷ.

* Đường Văn Lâm.

* Đường Thị Hồng Gấm.

* Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa.

* Đường Duy Tân.

* Đường Đồng Khởi.

* Đường Nguyễn Viết Xuân.

* Đường Nguyễn Trung Trực.

* Đường Nguyễn Tri Phương.

* Đường Lê Quý Đôn.

* Đường Hàm Nghi.

* Đường Nhạc Khị.

* Đường Phó Đức Chính.

* Đường Nọc Nạn.

* Đường Lê Đại Hành.

* Đường Bông Văn Dĩa.

* Đường Trần Văn Trà.

* Đường Lò Rèn.


*'''Tên Đường của thành phố Bạc Liêu trước năm 1975'''
*'''Tên Đường của thành phố Bạc Liêu trước năm 1975'''

Phiên bản lúc 05:06, ngày 1 tháng 2 năm 2019

Bạc Liêu là thành phố, tỉnh lỵ của tỉnh Bạc Liêu, nằm ở phía Đông của tỉnh Bạc Liêu. Nằm bên bờ rạch Bạc Liêu, trung tâm thành phố cách biển 10 km và là trung tâm hành chính và đầu mối giao lưu trong và ngoài tỉnh, cơ cấu kinh tế của thành phố là thương mại - dịch vụ - công nghiệpnông nghiệp. Hiện nay thành phố Bạc Liêu là đô thị loại II.

Địa lý

Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu tại phường 2

Thành phố Bạc Liêu có vị trí:

Thành phố Bạc Liêu có diện tích là 175,5 km2 và dân số (2015) là khoảng 240.045 người. Dân số (2016) là khoảng 256.229 người. Đường bờ biển của thành phố có chiều dài khoảng 10 km, thuộc địa bàn phường Nhà Mát và 2 xã Hiệp Thành, Vĩnh Trạch Đông. Địa hình bằng phẳng đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Có kênh Bạc Liêu chảy qua trung tâm thành phố, có một cửa biển tên là cửa Nhà Mát.

Hành chính

Nhà Công tử Bạc Liêu, tại TP. Bạc Liêu

Danh sách các đơn vị cấp xã

Ðơn vị hành chính cấp xã Phường
1
Phường
2
Phường
3
Phường
5
Phường
7
Phường
8
Phường
Nhà Mát

Hiệp Thành

Vĩnh Trạch

Vĩnh Trạch Đông
Diện tích (km²) 5,83 8,19 0,92 10,09 3,05 11,04 24,39 25,12 42,3 46,57
Dân số (người) 17.568 12.184 19.126 16.271 16.066 11.676 9.237 5.504 5.860 18.998
Mật độ dân số (người/km²) 3.013 1.488 20.789 1.613 5.268 1.058 379 219 139 408
Số đơn vị hành chính 8 khóm 6 khóm 7 khóm 6 khóm 6 khóm 8 khóm 6 khóm 6 ấp 8 ấp 6 ấp
Năm thành lập 2002 1991 1991 1991 1991 1991 2003 1987 1999 1999

Lịch sử

Thời Pháp thuộc

Ngày 20 tháng 12 năm 1899, Toàn quyền Đông Dương ký sắc lệnh bỏ xưng danh địa hạt, đổi thành tỉnh, đại lý đổi thành quận. Ngày 1 tháng 1 năm 1900, sắc lệnh trên được áp dụng cho toàn Nam Kỳ, trong đó có hạt tham biện Bạc Liêu đổi thành tỉnh Bạc Liêu. Tỉnh lỵ tỉnh Bạc Liêu đặt tại làng Vĩnh Lợi thuộc quận Vĩnh Lợi. Thời Pháp thuộc, làng Vĩnh Lợi vừa đóng vai trò là quận lỵ quận Vĩnh Lợi và là tỉnh lỵ tỉnh Bạc Liêu.

Ngày 18 tháng 12 năm 1928, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập các thị xã Bạc Liêu, Cần Thơ, Rạch Giá và Mỹ Tho trực thuộc các tỉnh cùng tên gọi. Các thị xã này đều có Ủy ban thị xã, thị trưởng do chủ tỉnh bổ nhiệm và có ngân sách riêng. Thị xã Bạc Liêu lúc đó được thành lập trên phần đất làng Vĩnh Lợi.

Đất miền Hậu Giang trù phú nên có nhiều phú nông. Dưới thời Pháp thuộc, nhiều gia đình hạng cự phú có con cái ăn tiêu phóng khoáng "thả cửa" nên danh từ "công tử Bạc Liêu" đã xuất hiện để chỉ giới dân chơi giàu có miền Lục tỉnh.

Giai đoạn 1956-1975

Việt Nam Cộng hòa

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ra Sắc lệnh số 143-NV để " thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Nam Phần của Việt Nam Cộng Hoà gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Ba Xuyên được thành lập trên cơ sở hợp nhất phần đất tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Bạc Liêu trước đó, tỉnh lỵ đặt tại Sóc Trăng nhưng lúc này lại bị đổi tên là "Khánh Hưng".

Như vậy, lúc này tỉnh Bạc Liêu đã bị giải thể, đồng thời xã Vĩnh Lợi chỉ còn đóng vai trò là quận lỵ quận Vĩnh Lợi.

Bạc Liêu thời Pháp thuộc rất sung túc, dân cư đông đảo, nổi tiếng là xứ ăn xài, lắm khách hào hoa phong nhã, chợ búa mua bán phồn thịnh, nền kinh tế dồi dào. Cho đến khi chính phủ Ngô Đình Diệm chấp chánh, tỉnh Bạc Liêu bị sáp nhập vào tỉnh Ba Xuyên (Sóc Trăng cũ) trước kia thịnh vượng đông đảo bao nhiêu, bây giờ lại hóa ra u trệ bấy nhiêu. Vì bỗng dưng bị thu hẹp lại thành một quận là quận Vĩnh Lợi, trọn 9 năm châu thành Bạc Liêu lâm vào cảnh vắng vẻ, nền kinh tế bị sụp đổ, du khách có dịp đi ngang qua cảm tưởng cho là một tỉnh bị chiến tranh tàn phá.

Suốt 9 năm dưới thời chính quyền Đệ nhất Cộng hòa của Tổng thống Ngô Đình Diệm, Bạc Liêu từ một tỉnh phát triển mạnh ngày nào dưới thời Pháp thuộc thì giờ đây bị thu hình lại chỉ thành một quận lỵ nhỏ (tức quận Vĩnh Lợi). Thời Pháp thuộc, Cà Mau ngày nào chỉ là một quận lỵ nhỏ hơn nhiều tỉnh lỵ Bạc Liêu thì lúc này, Bạc Liêu lại trở thành quận lỵ Vĩnh Lợi nhỏ hơn cả tỉnh lỵ Quản Long (tức Cà Mau cũ). Do không nghiên cứu kỹ, nhắm mục đích tuyên truyền chính trị hơn là nghĩ đến lợi ích thiết thực của đại đa số quần chúng nhân dân, chính quyền Ngô Đình Diệm đã động phạm đến luật tự nhiên. Rốt cuộc thì vẫn phải trở về đường cũ.

Ngày 8 tháng 9 năm 1964, Thủ tướng chính quyền mới của Việt Nam Cộng hòa ký Sắc lệnh số 254/NV quy định kể từ ngày 01 tháng 10 năm 1964 tái lập tỉnh Bạc Liêu trên cơ sở tách các quận Vĩnh Lợi, Giá Rai, Vĩnh Châu của tỉnh Ba Xuyên và quận Phước Long của tỉnh Chương Thiện.

Tỉnh lỵ tỉnh Bạc Liêu khi đó lại có tên là "Vĩnh Lợi", do lấy theo tên xã Vĩnh Lợi thuộc quận Vĩnh Lợi là nơi đặt tỉnh lỵ. Trong giai đoạn 1964-1975, xã Vĩnh Lợi vẫn tiếp tục giữ hai vai trò là quận lỵ quận Vĩnh Lợi và là tỉnh lỵ tỉnh Bạc Liêu như thời Pháp thuộc.

Chính quyền Cách mạng

Ngày 13 tháng 11 năm 1948, chính quyền cách mạng cắt 2 làng Vĩnh Trạch, Vĩnh Lợi để thành lập thị xã Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu. Năm 1957, Liên Tỉnh uỷ miền Tây giải thể tỉnh Bạc Liêu, đồng thời đưa thị xã Bạc Liêu giao về tỉnh Sóc Trăng quản lý. Trong gia đoạn 1964-1973, địa bàn tỉnh Bạc Liêu của chính quyền Việt Nam Cộng hòa vẫn do tỉnh Sóc Trăng của chính quyền cách mạng quản lý, vì vậy thị xã Bạc Liêu lúc này vẫn thuộc tỉnh Sóc Trăng.

Tháng 11 năm 1973, Khu uỷ Tây Nam Bộ quyết định tái lập tỉnh Bạc Liêu, lúc này thị xã Bạc Liêu trở lại thuộc tỉnh Bạc Liêu cho đến đầu năm 1976. Địa bàn thị xã Bạc Liêu tương ứng với xã Vĩnh Lợi và xã Vĩnh Trạch cùng thuộc quận Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn đặt thị xã Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu cho đến đầu năm 1976.

Từ năm 1976 đến nay

Tháng 2 năm 1976, tỉnh Minh Hải được thành lập trên cơ sở hai tỉnh Cà MauBạc Liêu trước đó. Lúc này, thị xã Bạc Liêu đổi tên thành thị xã Minh Hải và được chọn làm tỉnh lỵ tỉnh Minh Hải. Tuy nhiên, thị xã Minh Hải (thị xã Bạc Liêu) chỉ đóng vai trò là tỉnh lỵ tỉnh Minh Hải trong thời gian ngắn 1976-1984.

Ngày 29 tháng 12 năm 1978, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 326-CP[1] về việc phân vạch địa giới hành chính thị xã Minh Hải thuộc tỉnh Minh Hải. Theo đó, thị xã Minh Hải (tỉnh lỵ) có 8 phường và 7 xã ngoại thị, nhưng thực tế chỉ có 8 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 2 xã: Vĩnh Trạch, Vĩnh Lợi. Phía bắc giáp Rạch Trà Khứa và Ấp Cái Giá, phía đông giáp Rạch Cầu Thắng, phía tây giáp Rạch Dần Xây, phía nam giáp biển Đông đều thuộc huyện Vĩnh Lợi.

Ngày 25 tháng 07 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 275-CP[2] về việc điều chỉnh địa giới một số xã của thị xã Minh Hải thuộc tỉnh Minh Hải:

  1. Chia xã Vĩnh Trạch thành hai xã lấy tên là xã Vĩnh Thuận và xã Vĩnh Hòa.
  2. Chia xã Vĩnh Lợi thành hai xã lấy tên là xã Vĩnh Hiệp và xã Vĩnh Thành.

Ngày 17 tháng 5 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 75-HĐBT[3] về việc đổi tên thị xã Minh Hải thành thị xã Bạc Liêu thuộc tỉnh Minh Hải.

Ngày 18 tháng 12 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 170-HĐBT[4] về việc chuyển tỉnh lỵ tỉnh Minh Hải từ thị xã Bạc Liêu về thị xã Cà Mau.

Một góc Thành phố Bạc Liêu

Ngày 14 tháng 2 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 33B-HĐBT[5] về việc sáp nhập xã Vĩnh Hiệp và xã Vĩnh Thành thành một xã lấy tên là xã Hiệp Thành thuộc thị xã Bạc Liêu, tỉnh Minh Hải.

Ngày 2 tháng 2 năm 1991, địa giới hành chính thị xã Bạc Liêu tiếp tục có sự điều chỉnh: nhập phường 6 vào phường 5, nhập phường 4 vào phường 7, nhập phường 1 vào phường 3 và phường 8; nhập hai xã Vĩnh Thuận và Vĩnh Hòa thành một xã Thuận Hòa.

Ngày 06 tháng 11 năm 1996, Quốc hội Việt Nam ban hành Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh,[6] theo đó chia tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh là tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau. Khi đó thị xã Bạc Liêu trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Bạc Liêu.

Ngày 25 tháng 8 năm 1999, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 82/1999/NĐ-CP[7] về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã thuộc thị xã Bạc Liêu. Theo đó, chia xã Thuận Hòa thành 2 xã: Vĩnh Trạch và Vĩnh Trạch Đông.

Ngày 13 tháng 5 năm 2002, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 55/2002/NĐ-CP[8] về việc thành lập phường, xã thuộc thị xã Bạc Liêu và huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Theo đó, thành lập phường 1 thuộc thị xã Bạc Liêu trên cơ sở 582,6 ha diện tích tự nhiên và 17.568 nhân khẩu của phường 7.

Ngày 24 tháng 12 năm 2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 166/2003/NĐ-CP [9] về việc thành lập xã, phường thuộc các huyện Vĩnh Lợi, Phước Long, Hồng Dân, Giá Rai, Đông Hải và thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Theo đó, thành lập phường Nhà Mát thuộc thị xã Bạc Liêu trên cơ sở 2.439 ha diện tích tự nhiên và 9.237 nhân khẩu của xã Hiệp Thành.

Ngày 5 tháng 2 năm 2007, thị xã Bạc Liêu được công nhận là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Bạc Liêu.

Ngày 27 tháng 8 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 32/NQ-CP về việc thành lập thành phố Bạc Liêu trực thuộc tỉnh Bạc Liêu trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Bạc Liêu. Thành phố Bạc Liêu có diện tích tự nhiên 17.538,19 ha và 188.863 nhân khẩu; có 10 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 07 phường: 1, 2, 3, 5, 7, 8, Nhà Mát và 03 xã: Hiệp Thành, Vĩnh Trạch, Vĩnh Trạch Đông.[10]

Ngày 16 tháng 4 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 537/QĐ-TTg công nhận thành phố Bạc Liêu là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bạc Liêu[11].

Trước đây, thị xã Bạc Liêu vốn là một trong các đô thị lớn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng do bị mất vai trò tỉnh lỵ của tỉnh Minh Hải trong một thời gian dài (1985-1996), thị xã Bạc Liêu (ngày nay là thành phố Bạc Liêu) dần dần phát triển chậm hơn so với các thị xã khác ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Đến năm 2010, thi xã Bạc Liêu được nâng cấp trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, muộn hơn nhiều so với các thị xã của các tỉnh khác trong khu vực. Tuy nhiên thành phố Bạc Liêu vẫn không ngừng cố gắng vươn lên phát triển, sau 4 năm nâng cấp lên thành phố (từ năm 2010 đến năm 2014) thành phố Bạc Liêu đã trở thành đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bạc Liêu.

Kinh tế - xã hội

Thành phố có một cửa biển là cửa biển Nhà Mát thuộc phường Nhà Mát. Ở đây còn có khu du lịch Quán âm Phật đài (thường gọi Phật bà Nam Hải). Theo tín ngưỡng của những người đi biển, Phật bà Nam Hải đã chở che cho họ rất nhiều trong lúc họ hoạt động, làm ăn trên biển. Nơi đây đã trở thành một điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Bạc Liêu, thu hút hàng ngàn du khách đến viếng, thưởng ngoạn mỗi năm, nhất là vào dịp Vía Bà (tháng 3 âm lịch).

Bên cạnh khu du lịch Quán âm Phật đài, thành phố còn đang xây dựng một khu du lịch mới cũng ở phường Nhà Mát. Ngoài ra, thành phố Bạc Liêu còn có khu du lịch Vườn nhãn Bạc Liêu với những cây nhãn cổ thụ và giống nhãn Vĩnh Châu nổi tiếng thơm ngon, có cánh đồng điện gió với 62 trụ điện gió to lớn giữa biển khơi tại khu vực xã Vĩnh Trạch Đông.

Về nông nghiệp, thành phố phát triển ngành nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanhtôm sú trên địa bàn các xã ngoại thành như Vĩnh TrạchVĩnh Trạch Đông, nghề đánh bắt hải sản cũng khá phổ biến tại các xã, phường giáp biển.

Về công nghiệp, trên địa bàn thành phố có một số khu công nghiệp dạng vừa như khu công nghiệp Trà Kha...

Thành phố Bạc Liêu có 3 dân tộc chính: Kinh, KhmerHoa. Do đó văn hoá ẩm thực của địa phương này cũng khá đa dạng, nhiều món ăn được biết tới như: bánh xèo, bún nước lèo, bún bò cay...

Du lịch

Thành phố Bạc Liêu có 7 địa điểm du lịch tiêu biểu, bao gồm:

  • Quảng trường Hùng Vương

Địa chỉ: đường Nguyễn Tất Thành, phường 1, thành phố Bạc Liêu

  • Khu lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu

Địa chỉ: đường Ninh Bình, khóm 4, phường 2, thành phố Bạc Liêu

  • Khu du lịch Quán âm Phật Đài

"'Địa chỉ: khóm Bờ Tây, phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu

  • Khu du lịch sinh thái Hồ Nam - Bạc Liêu

Địa chỉ: Số 01, đường Trần Quang Diệu, khóm 10, phường 1, thành phố Bạc Liêu

  • Khách sạn Sài Gòn - Bạc Liêu

Địa chỉ: Số 04-06, đường Hoàng Văn Thụ, phường 3, thành phố Bạc Liêu

  • Khu nhà Công tử Bạc Liêu

Địa chỉ: số 13, đường Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Bạc Liêu

  • Khu du lịch Nhà Mát - Bạc Liêu

Địa chỉ: khóm Nhà Mát, phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu

Quy hoạch

Ngày 27/02/2014, Sở Xây dựng Bạc Liêu có Tờ trình số 23/TTr-SXD về việc xin phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với một số nội dung:

I. VIỆC ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ BẠC LIÊU: Nhằm mục tiêu xây dựng thành phố Bạc Liêu xanh – sạch – đẹp và văn minh, đạt tiêu chuẩn đô thị loại II trong năm 2014 và trở thành đô thị loại I trong giai đoạn 2020 – 2030, đảm bảo thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

II. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH THÀNH PHỐ BẠC LIÊU:

1. Bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính thành phố Bạc Liêu hiện hữu và một phần các xã, thị trấn thuộc huyện Vĩnh Lợi, Hòa Bình.

2. Tổng diện tích tự nhiên là 31.350 ha, tổng dân số hiện trạng 198.000 người (năm 2014).

III. THEO ĐỒ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ BẠC LIÊU: Thành phố sẽ là đô thị loại I thuộc tỉnh. TP. Bạc Liêu là trung tâm kinh tế biển, du lịch văn hóa - lịch sử, trung tâm nông nghiệp công nghệ cao của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, đây sẽ là đô thị sinh thái biển hiện đại, có vẻ đẹp đặc trưng cảnh quan biển, rừng ngập mặn, đô thị có chất lượng cuộc sống tốt.

IV. THEO QUY HOACH ĐẾN NĂM 2020: TP. Bạc Liêu có tổng dân số khoảng 260.000 người. Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 70 - 80%.

V. ĐẾN NĂM 2030: Dân số khoảng 350.000 người. Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 80 - 85%, vùng xây dựng đô thị TP. Bạc Liêu sẽ có diện tích khoảng 6.100ha.

VI. DỰ KIẾN VÀO NĂM 2030: Thành phố Bạc Liêu trở thành đô thị loại I trở thành một trong những đô thị phát triển mạnh của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.

VII. MỘT SỐ MỤC TIÊU CỤ THỂ ĐẾN NĂM 2030:

1. Hoàn chỉnh khu công nghiệp Trà Kha, từng bước di dời các nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ô nhiễm ra khỏi khu đô thị.

2. Bố trí 1 bến xe liên tỉnh tại cửa ngõ phía bắc thành phố.

3. Phát triển hệ thống cây xanh, công viên ven sông.

VIII. VỀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN:

1. Phát triển theo theo mô hình đô thị tập trung và các tuyến đô thị kết nối theo các trục hướng tâm và đường vành đai.

2. Phát triển kết nối với cảnh quan nông nghiệp đô thị và cảnh quan sông nước, cảnh quan rừng ngập mặn, vườn chim, vườn nhãn.

3. Ngoài ra, TP. Bạc Liêu còn có vùng phát triển nông nghiệp, vùng nuôi trồng thủy sản; vùng công viên cảnh quan, công viên chuyên đề và không gian mở; vùng đất ở nông thôn.

IX. Tổng diện tích tự nhiên của thành phố đến năm 2050 dự kiến là 31.400ha và mở rộng đơn vị hành chính thêm một số xã, thị trấn thuộc huyện Vĩnh Lợi và huyện Hòa Bình.

X. Mục tiêu điều chỉnh quy hoạch chung là định hướng không gian thành phố Bạc Liêu đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 trở thành đô thị sinh thái, phát triển hài hòa với cảnh quan tự nhiên, cảnh quan sông nước, cảnh quan biển.

XI. Phát triển thành phố Bạc Liêu trở thành đô thị loại I, đô thị trung tâm vùng tỉnh Bạc Liêu, động lực phát triển kinh tế của tiểu vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

XII. VỀ TÍNH CHẤT:

1. Thành phố Bạc Liêu là đô thị trung tâm vùng tỉnh Bạc Liêu, đô thị động lực trên hành lang kinh tế đô thị phía Đông vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

2. Thành phố Bạc Liêu là đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường thủy của tiểu vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

3. Thành phố Bạc Liêu là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục – đào tạo, khoa học kỹ thuật của tỉnh Bạc Liêu.

4. Thành phố Bạc Liêu là trung tâm thương mại - dịch vụ - kinh tế biển, du lịch sinh thái biển - du lịch văn hóa lịch sử của tiểu vùng Đồng bằng sông Cửu Long và có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.

Nông thôn mới

  • Năm 2015: TP. Bạc Liêu có 2 xã Vĩnh Trạch và Hiệp Thành đạt 19/19 tiêu chí xã nông thôn mới, được UBND tỉnh ra Quyết định công nhận xã nông thôn mới.
  • Năm 2017: xã Vĩnh Trạch Đông đạt 19/19 tiêu chí xã nông thôn mới, được UBND tỉnh ra Quyết định công nhận xã nông thôn mới.
  • Năm 2018: TP. Bạc Liêu đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới với 3/3 xã đạt 19/19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Giao thông

Các tuyến đường chính trên địa bàn:

  • Đường Quốc Lộ 1A.
  • Đường Trần Phú.
  • Đường Hùng Vương.
  • Đường Võ Văn Kiệt.
  • Đường Cao Văn Lầu.
  • Đường 23 tháng 8.
  • Đường Võ Thị Sáu.
  • Đường Ninh Bình.
  • Đường Hoà Bình (nối dài).
  • Đường Trần Huỳnh.
  • Đường Tôn Đức Thắng.
  • Đường Nguyễn Tất Thành.
  • Đường Cách Mạng Tháng Tám.
  • Đường Hai Bà Trưng.
  • Đường Nguyễn Văn Linh (nối dài).
  • Đường Bà Triệu.
  • Đường Lê Duẩn.
  • Đường Nguyễn Thị Minh Khai.
  • Đường Bạch Đằng.
  • Đường Cách Mạng.
  • Đường Nguyễn Công Tộc.
  • Đường Hòa Bình.
  • Đường Hoàng Diệu.
  • Đường Lê Lợi.
  • Đường Lê Duẩn.


  • Đường Nguyễn Thái Học.
  • Đường Hương Lộ 6.
  • Đường Nguyễn Thị Định.
  • Đường Tăng Hồng Phúc.
  • Đường Trần Văn Ơn.
  • Đường Phan Đình Giót.
  • Đường Ngô Quang Nhã.
  • Đường Lê Khắc Xương.
  • Đường Nguyễn Thái Bình.
  • Đường Phạm Hồng Thám.
  • Đường Bùi Thị Xuân.
  • Đường Trần Quang Diệu.
  • Đường Lê Trọng Tấn.
  • Đường Tỉnh lộ 38.
  • Đường Thống Nhất.
  • Đường Đống Đa.
  • Đường Nguyễn Du.
  • Đường Phạm Ngũ Lão.
  • Đường Hồ Thị Kỷ.
  • Đường Lý Văn Lâm.
  • Đường Lê Thị Hồng Gấm.
  • Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
  • Đường Duy Tân.
  • Đường Đồng Khởi.
  • Đường Nguyễn Viết Xuân.
  • Đường Nguyễn Trung Trực.
  • Đường Nguyễn Tri Phương.
  • Đường Lê Quý Đôn.
  • Đường Hàm Nghi.
  • Đường Nhạc Khị.
  • Đường Phó Đức Chính.
  • Đường Nọc Nạn.
  • Đường Lê Đại Hành.
  • Đường Bông Văn Dĩa.
  • Đường Trần Văn Trà.
  • Đường Lò Rèn.
  • Tên Đường của thành phố Bạc Liêu trước năm 1975
  • Đường Độc Lập nay là đường Trần Phú
  • Đường Mạc Đĩnh Chi nay là đường Cao Văn Lầu
  • Đường Thống Nhất, Tôn Thọ Tường, Nguyễn Công Trứ nay đường Thống Nhất
  • Đường Nguyễn Thái Học nay là đường Võ Thị Sáu
  • Đường Bạch Đằng,Đào Duy Từ, Trịnh Hoài Đức nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai
  • Đường Thành Thái nay là đường Lê Hồng Phong
  • Đường Duy Tân nay là đường Nguyễn Văn Trỗi
  • Đường Nguyễn Trung Trực, Tô Hiến Thành nay là đường Phùng Ngọc Liêm
  • Đường Nguyễn Trãi nay là đường Hồ Thị Kỷ
  • Đường Đồng Khánh nay là đường Nguyễn Văn A
  • Đường Thái Lập Thành nay là đường Điện Biên Phủ
  • Đường Phan Châu Trinh nay là đường Hà Huy Tập
  • Đường Trưng Trắc, Trưng Nhị nay là đường Hai Bà Trưng
  • Đường Đinh Tiên Hoàng nay là đường Phan Đình Phùng
  • Đường Lê Lợi, Trương Công Định nay là đường Lê Lợi
  • Đường Võ Tánh nay là đường Ngô Gia Tự
  • Đường Trương Vĩnh Ký nay là đường Hoàng Văn Thụ
  • Đường Phan Thanh Giản nay là đường Phan Ngọc Hiển
  • Đường Dân Chủ nay là đường Ninh Bình
  • Đường Tự Do nay là đường Minh Diệu
  • Đường Minh Mạng nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa

Kết nghĩa

Một góc thành phố Ninh Bình

Liên kết ngoài

Chú thích

  1. ^ Quyết định 326-CP năm 1979 phân vạch địa giới các huyện và thị xã thuộc tỉnh Minh Hải do Hội đồng Chính phủ ban hành
  2. ^ Quyết định 275-CP năm 1979 điều chỉnh địa giới một số xã và thị trấn thuộc tỉnh Minh Hải do Hội đồng Chính phủ ban hành
  3. ^ Quyết định 75-HĐBT năm 1984 phân vạch địa giới một số huyện, thị xã thuộc tỉnh Minh Hải do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
  4. ^ Quyết định 170-HĐBT năm 1984 về việc chuyển tỉnh lỵ tỉnh Minh Hải về thị xã Cà Mau do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
  5. ^ Quyết định 33B-HĐBT năm 1987 về việc phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, phường, thị trấn của các thị xã Bạc Liêu, Cà Mau và các huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Vĩnh Lợi, Giá Rai, Hồng Dân, Thới Bình, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Minh Hải do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
  6. ^ Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc hội ban hành
  7. ^ Nghị định 82/1999/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã thuộc thị xã Bạc Liêu và các huyện Hồng Dân, Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu
  8. ^ Nghị định 55/2002/NĐ-CP về việc thành lập phường, xã thuộc thị xã Bạc Liêu và huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
  9. ^ [http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh/Nghi-dinh-166-2003-ND-CP-thanh-lap-xa-phuong-thuoc-huyen-Vinh-Loi-Phuoc-Long-Hong-Dan-Gia-Rai-Dong-Hai-va-thi-xa-Bac-Lieu-tinh-Bac-Lieu-vb6262t11.aspx Nghị định 166/2003/NĐ-CP về việc thành lập xã, phường thuộc các huyện Vĩnh Lợi, Phước Long, Hồng Dân, Giá Rai, Đông Hảithị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
  10. ^ [1]
  11. ^ Quyết định 537/QĐ-TTg năm 2014 công nhận thành phố Bạc Liêu là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bạc Liêu do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bản mẫu:TPVN