Bước tới nội dung

Đường Nam Sông Hậu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Quốc lộ Nam Sông Hậu)
Quốc lộ Nam Sông Hậu
Quốc lộ Nam Sông Hậu đoạn qua địa bàn thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Thông tin tuyến đường
LoạiQuốc lộ
Chiều dài162 km
Các điểm giao cắt chính
Đầu Bắc tại Phước Thới, Ô Môn, Cần Thơ
Đầu Nam tại Phường 1, TP. Bạc Liêu, Bạc Liêu
Vị trí đi qua
Tỉnh / Thành phốCần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu
Thành phố
thuộc tỉnh
Bạc Liêu
Quận/Huyện
Hệ thống đường
Quốc lộ

Đường Nam Sông Hậu, còn được gọi là Quốc lộ Nam Sông Hậu hay Quốc lộ 91B là một tuyến quốc lộ dài 162 km đi qua bốn tỉnh thành Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu.[1][2]

Lộ trình

[sửa | sửa mã nguồn]

Đường Nam Sông Hậu – Quốc lộ 91B bắt đầu từ giao lộ với Quốc lộ 91 tại quận Ô Môn, Cần Thơ, đi vòng xuống phía nam sân bay Cần Thơ rồi cắt qua khu vực nội đô Cần Thơ và giao với Quốc lộ 1 (đoạn đường dẫn cầu Cần Thơ) tại nút giao IC3. Từ đây, tuyến đường tiếp tục đi gần như song song với bờ Nam sông Hậu đến cửa biển Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Sau đó, tuyến đường lại đi dọc bờ biển tỉnh Sóc Trăng sang tỉnh Bạc Liêu rồi kết thúc tại điểm giao với Quốc lộ 1 ở cửa ngõ phía bắc thành phố Bạc Liêu.

Tuyến đường đi qua các quận Ô Môn, Bình Thủy, Ninh Kiều, Cái Răng (Cần Thơ); huyện Châu Thành (Hậu Giang); các huyện Kế Sách, Long Phú, Trần Đề, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) và thành phố Bạc Liêu (Bạc Liêu).

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc lộ 91B được khởi công xây dựng từ năm 2000, ban đầu chỉ bao gồm đoạn đường từ quận Ô Môn đến cảng Cái Cui[3]. Tuy nhiên dự án sau đó bị ngưng do không có mặt bằng thi công. Ngày 19 tháng 5 năm 2005, tuyến đường Nam Sông Hậu được khởi công xây dựng và Quốc lộ 91B trở thành dự án thành phần của dự án này[4]. Công trình có tổng mức đầu tư là 3.296 tỷ đồng. Quy mô đường theo tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, mặt đường bê tông nhựa, có 39 cầu vượt và 11 nút giao.[5]

Ngày 6 tháng 6 năm 2010, Quốc lộ 91B đoạn qua địa bàn thành phố Cần Thơ được đưa vào sử dụng[6] và đến ngày 9 tháng 3 năm 2011, đường Nam Sông Hậu chính thức thông xe toàn tuyến.[7]

Đến thời điểm tháng 7 năm 2011, tuyến đường này đã có nhiều đoạn ngập nước thường xuyên và nhiều đoạn hư hỏng nặng [8]; tai nạn giao thông xảy ra thường xuyên; tình trạng xây nhà ở, hàng quán, trồng cây lấn chiếm hành lang an toàn giao thông tại đây diễn ra tràn lan[9].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Quyết định 1454/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành”.
  2. ^ “Chuẩn bị đầu tư nâng cấp hai tuyến quốc lộ qua Hậu Giang”. Tạp chí Giao thông vận tải. 8 tháng 1 năm 2022.
  3. ^ “Quyết định 55/2001/QĐ-UB về việc ban hành Quy định về lộ giới tuyến Quốc lộ 91B kéo dài đến cảng Cái Cui do tỉnh Cần Thơ ban hành”.
  4. ^ “Những công trình "cù nhầy". thuvienphapluat.vn. 9 tháng 10 năm 2009.
  5. ^ “Thông xe tuyến đường Nam Sông Hậu dài 147km”. Báo điện tử VietnamPlus. 9 tháng 3 năm 2011.
  6. ^ “Khánh thành và chính thức thông xe quốc lộ 91B”. Báo điện tử VietnamPlus. 6 tháng 6 năm 2010.
  7. ^ “Thông xe tuyến đường Nam Sông Hậu kết nối 4 tỉnh Tây Nam Bộ”. Báo điện tử Chính phủ. 9 tháng 3 năm 2011.
  8. ^ “Đường Nam sông Hậu mới thông xe đã hư hỏng”. Tiền Phong. 30 tháng 3 năm 2011.
  9. ^ “Quốc lộ... bỏ hoang”. Sài Gòn Giải Phóng. 28 tháng 5 năm 2012.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]