Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kỳ Sơn (huyện cũ)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 9: Dòng 9:
| chủ tịch UBND = Đinh Đăng Điện
| chủ tịch UBND = Đinh Đăng Điện
}}
}}
'''Kỳ Sơn''' là một [[huyện]] nằm ở phía Đông Bắc [[tỉnh]] [[Hòa Bình]], [[Việt Nam]].
'''Kỳ Sơn''' là một [[huyện]] nằm ở phía Đông Bắc [[tỉnh]] [[Hòa Bình]], [[Việt Nam]].

Ngày 14 tháng 08 năm 2019, Hội đồng Nhân dân tỉnh Hòa Bình khóa XVI (nhiệm kỳ 2016-2021) đã họp kỳ thứ 10 (kỳ họp bất thường), theo Nghị quyết thông qua chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh, toàn bộ dân số, diện tích huyện Kỳ Sơn sẽ sáp nhập vào thành phố Hòa Bình.

<br />


== Địa lý ==
== Địa lý ==
Dòng 29: Dòng 33:


Ở Kỳ Sơn có mỏ [[đất sét]] khoảng 2 triệu m3 và các mỏ cát ở Hợp Thành, Hợp Thịnh, rất thuận lợi cho việc sản xuất nguyên vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, những nguồn tài nguyên quý đó chưa được khai thác phục vụ cho cuộc sống.
Ở Kỳ Sơn có mỏ [[đất sét]] khoảng 2 triệu m3 và các mỏ cát ở Hợp Thành, Hợp Thịnh, rất thuận lợi cho việc sản xuất nguyên vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, những nguồn tài nguyên quý đó chưa được khai thác phục vụ cho cuộc sống.

<br />


== Hành chính ==
== Hành chính ==
Dòng 58: Dòng 64:


Xã Hợp Thịnh, nằm bên bờ sông Đà, đối diện với xã Tu Vũ huyện Thanh Thủy - Phú Thọ, có bến đò Tu Vũ nơi diễn ra chiến thắng Tu Vũ của [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] trước quân Viễn chinh Pháp trong [[chiến tranh Đông Dương]], hiện còn tượng đài chiến thắng Tu Vũ làm kỷ niệm.
Xã Hợp Thịnh, nằm bên bờ sông Đà, đối diện với xã Tu Vũ huyện Thanh Thủy - Phú Thọ, có bến đò Tu Vũ nơi diễn ra chiến thắng Tu Vũ của [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] trước quân Viễn chinh Pháp trong [[chiến tranh Đông Dương]], hiện còn tượng đài chiến thắng Tu Vũ làm kỷ niệm.

Ngày 14 tháng 08 năm 2019, Hội đồng Nhân dân tỉnh Hòa Bình khóa XVI (nhiệm kỳ 2016-2021) đã họp kỳ thứ 10 (kỳ họp bất thường), theo Nghị quyết thông qua chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh, toàn bộ dân số, diện tích huyện Kỳ Sơn sẽ sáp nhập vào thành phố Hòa Bình.


== Du lịch ==
== Du lịch ==

Phiên bản lúc 13:15, ngày 14 tháng 8 năm 2019

Kỳ Sơn
Huyện
Huyện Kỳ Sơn
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
Huyện lỵthị trấn Kỳ Sơn
Phân chia hành chính1 thị trấn, 9 xã
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDĐinh Đăng Điện
Địa lý
Diện tích210,76 km²
Dân số
Tổng cộng42.000[1]
Dân tộcMường, Dao, Thái, Kinh...

Kỳ Sơn là một huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hòa Bình, Việt Nam.

Ngày 14 tháng 08 năm 2019, Hội đồng Nhân dân tỉnh Hòa Bình khóa XVI (nhiệm kỳ 2016-2021) đã họp kỳ thứ 10 (kỳ họp bất thường), theo Nghị quyết thông qua chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh, toàn bộ dân số, diện tích huyện Kỳ Sơn sẽ sáp nhập vào thành phố Hòa Bình.


Địa lý

Huyện Kỳ Sơn rộng 210,76 km2[1], nằm ở vị trí 22o07' - 26o00' vĩ bắc, 105o48' - 106o25' kinh đông. Phía TâyTây Nam giáp thành phố Hòa Bình, phía Đông Nam giáp huyện Kim Bôi, phía Đông giáp huyện Lương Sơn, đều thuộc tỉnh Hòa Bình. Phía Bắc và Đông Bắc Kỳ Sơn giáp huyện Ba Vì và huyện Thạch Thất của thành phố Hà Nội. Phía Tây Bắc giáp các huyện của tỉnh Phú Thọ, kể từ bắc xuống nam là: Thanh Thủy (góc Tây Bắc), Thanh Sơn (mặt Tây Tây Bắc).

Kỳ Sơn là một huyện miền núi, nằm bên bờ hữu ngạn sông Đà, một con sông lớn của hệ thống sông Hồng, ở về phía hạ du của thủy điện Hòa Bình. Nửa phía bắc huyện là phần Nam của dãy núi Ba Vì, trên đó có một phần của vườn quốc gia Ba Vì. Điểm cực tây bắc của huyện, nằm trên bờ sông Đà, thuộc xã Hợp Thịnh, là ngã ba ranh giới của huyện (và của cả tỉnh) với thành phố Hà Nộitỉnh Phú Thọ. Sông Đà ở đây, chảy ngược từ Nam lên Bắc tạo thành ranh giới tự nhiên phía Tây của huyện với tỉnh Phú Thọ và một phần với thành phố Hòa Bình.

Huyện Kỳ Sơn có địa hình đồi núi thấp, ít núi cao nhưng độ dốc lớn, từ 30 - 40o, theo hướng thấp dần từ đông nam đến tây bắc, độ cao trung bình so với mực nước biển từ 200 – 300 m,.

Kỳ Sơn có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông lạnh, khô và ít mưa, mùa hè nóng và mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 21,8oC- 24,7oC, nhiệt độ cao nhất là 40 °C, nhiệt độ thấp nhất là 20 °C, lượng mưa trung bình 1.800 - 2.200 mm. Các ngọn núi cao có khí hậu mát mẻ, mùa hè có thể làm khu điều dưỡng, nghỉ ngơi.

Vùng đất Kỳ Sơn có cấu tạo địa chất tương đối phức tạp. Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng năm 1974, Kỳ Sơn có hai nhóm đất chính: đất đồi núi chiếm 78%, đất ruộng chiếm 22%. Ngoài ra còn các loại đất phù sa không được bồi, đất phù sa sông Đà được bồi.

Huyện Kỳ Sơn có nguồn tài nguyên nước dồi dào với 20 km sông Đà chảy qua thị trấn Kỳ Sơn và các xã Dân Hạ, Hợp Thành, Hợp Thịnh, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Trên địa bàn huyện còn có nhiều con suối lớn nhỏ có khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

Trước kia, do quá trình điều tiết dòng chảy, sông Đà thường gây ra lũ lụt làm hai bên bờ bị xói lở mạnh. Đập nhà máy thủy điện Hòa Bình hoàn thành đã chủ động được trong việc điều tiết dòng chảy, hạn chế được lũ lụt và hạn hán.

Thảm rừng Kỳ Sơn khá phong phú, cung cấp rất nhiều loài gỗ quý như lim, lát... các loại cây dược liệu như sa nhân, hoài sơn, thổ phục linh, ngũ gia bì,... và nhiều loại lâm sản như măng, mộc nhĩ, nấm hương... Tuy nhiên, việc khai thác bừa bãi của con người đã làm cho diện tích và trữ lượng các thảm rừng bị suy thoái nghiêm trọng, cần phát huy phong trào trồng mới, bảo vệ rừng.

Ở Kỳ Sơn có mỏ đất sét khoảng 2 triệu m3 và các mỏ cát ở Hợp Thành, Hợp Thịnh, rất thuận lợi cho việc sản xuất nguyên vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, những nguồn tài nguyên quý đó chưa được khai thác phục vụ cho cuộc sống.


Hành chính

Kỳ Sơn có huyện lỵ là thị trấn Kỳ Sơn, nằm ở rìa phía Tây huyện, bên bờ sông Đà. Ngoài ra còn có 9 xã: Dân Hạ, Dân Hòa, Độc Lập, Hợp Thành, Hợp Thịnh, Mông Hóa, Phú Minh, Phúc Tiến, Yên Quang.

Lịch sử

Địa phận huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình

Huyện Kỳ Sơn chính thức ra đời cùng với ngày thành lập tỉnh Hòa Bình - ngày 18 tháng 3 năm 1891. Lúc đó, tỉnh Hòa Bình có bốn châu là Lương Sơn, Kỳ Sơn, Mai Đà và Lạc Sơn.

Tháng 3 năm 1960, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà chuyển 5 xã thuộc huyện Kỳ Sơn gồm Yên Quang, Yên Bình, Yên Trung, Tiến XuânĐông Xuân về huyện Lương Sơn.

Sau năm 1975, huyện Kỳ Sơn có thị trấn nông trường Cao Phong và 27 xã: Bắc Phong, Bình Thanh, Dân Chủ, Dân Hạ, Dân Hòa, Độc Lập, Đông Phong, Dũng Phong, Hòa Bình, Hợp Thành, Hợp Thịnh, Mông Hóa, Nam Phong, Phú Minh, Phúc Tiến, Sủ Ngòi, Tân Phong, Tây Phong, Thái Bình, Thịnh Lang, Thống Nhất, Thu Phong, Trung Minh, Xuân Phong, Yên Lập, Yên Mông, Yên Thượng.

Ngày 3 tháng 8 năm 1978, chuyển 2 xã Hòa Bình và Thịnh Lang về thị xã Hòa Bình quản lý.

Ngày 11 tháng 11 năm 1983, chuyển xã Thái Bình về thị xã Hòa Bình quản lý.

Ngày 28 tháng 2 năm 1985, chuyển xã Thung Nai thuộc huyện Đà Bắc về huyện Kỳ Sơn quản lý.

Ngày 24 tháng 4 năm 1988, chuyển 4 xã Dân Chủ, Sủ Ngòi, Thống Nhất, Yên Mông về thị xã Hòa Bình quản lý.

Ngày 1 tháng 8 năm 1994, thành lập thị trấn Kỳ Sơn trên cơ sở tách đất xã Dân Hạ; giải thể thị trấn nông trường Cao Phong để thành lập thị trấn Cao Phong (nay trở thành thị trấn huyện lị huyện Cao Phong).

Cuối năm 2000, huyện Kỳ Sơn có 2 thị trấn: Kỳ Sơn, Cao Phong và 21 xã: Bắc Phong, Bình Thanh, Dân Hạ, Dân Hòa, Độc Lập, Đông Phong, Dũng Phong, Hợp Thành, Hợp Thịnh, Mông Hóa, Nam Phong, Phú Minh, Phúc Tiến, Tân Phong, Tây Phong, Thu Phong, Thung Nai, Trung Minh, Xuân Phong, Yên Lập, Yên Thượng.

Ngày 12 tháng 12 năm 2001, Chính phủ ra Nghị định số 95/2001/NĐ-CP tách huyện Kỳ Sơn thành hai huyện: Kỳ Sơn và Cao Phong. Huyện Kỳ Sơn còn lại 9 xã: Dân Hạ, Dân Hòa, Độc Lập, Hợp Thành, Hợp Thịnh, Mông Hóa, Phú Minh, Phúc Tiến, Trung Minh và thị trấn Kỳ Sơn.

Ngày 14 tháng 7 năm 2009, chuyển xã Trung Minh về thành phố Hòa Bình quản lý; chuyển xã Yên Quang thuộc huyện Lương Sơn về huyện Kỳ Sơn quản lý. Huyện Kỳ Sơn có 1 thị trấn và 9 xã, giữ ổn định cho đến nay.

Xã Hợp Thịnh, nằm bên bờ sông Đà, đối diện với xã Tu Vũ huyện Thanh Thủy - Phú Thọ, có bến đò Tu Vũ nơi diễn ra chiến thắng Tu Vũ của Quân đội Nhân dân Việt Nam trước quân Viễn chinh Pháp trong chiến tranh Đông Dương, hiện còn tượng đài chiến thắng Tu Vũ làm kỷ niệm.

Ngày 14 tháng 08 năm 2019, Hội đồng Nhân dân tỉnh Hòa Bình khóa XVI (nhiệm kỳ 2016-2021) đã họp kỳ thứ 10 (kỳ họp bất thường), theo Nghị quyết thông qua chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh, toàn bộ dân số, diện tích huyện Kỳ Sơn sẽ sáp nhập vào thành phố Hòa Bình.

Du lịch

Địa hình Kỳ Sơn núi non trùng điệp, rừng quốc gia đan xen rừng nguyên sinh với các rặng núi đá vôi, Sông Đà chảy qua tạo bức tranh sơn thủy hữu tình, là sự hấp dẫn lớn với các nhà đầu tư du lịch cũng như khách du lịch trong nước và quốc tế. Với vị trí địa lý tự nhiên lại kề cận Thủ đô, là cửa ngõ của vùng Tây Bắc và có văn hóa cộng đồng đa dạng, Kỳ Sơn có tiềm năng du lịch lớn. Trong đó, Thác Thăng Thiên, Suối Bùi, Hồ Đồng Bến, Hồ Suối Chọi, Hồ Rợn, tổ hợp "Kỳ Sơn xanh", cùng với Sân gôn Phượng Hoàng... là ưu thế của Kỳ Sơn, tạo điều kiện phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, câu cá hồ, suối, đi bộ, đi xe thưởng ngoạn cảnh trí thiên nhiên, phục vụ các kỳ nghỉ cuối tuần:

  • Khu biệt thự sinh thái Melody Suối Bùi, tọa lạc tại xã Dân Hòa, huyện Kỳ Sơn là một quần thể sinh thái, biệt thự, khách sạn nghỉ dưỡng nổi tiếng - Một sản phẩm nghỉ dưỡng được Tập đoàn Đất nhà vườn - INT Group đầu tư công phu với khái niệm mới lấy thiên nhiên là trung tâm, con người là một bộ phận không thể tách rời. Vị trí địa lý thuận lợi, INT đã tạo ra một tuyệt phẩm thiên nhiên với Khu biệt thự nghỉ dưỡng tựa núi Melody và Khu biệt thử nghỉ dưỡng nhìn ra bờ suối Melody. Ngoài ra, INT còn xây dựng hệ thống sân tennis đất nện, bể bơi, nhà hàng, phòng nghỉ khép kín và khách sạn phục vụ cho nhu cầu vui chơi của khách du lịch. Một nhà văn nổi tiếng khi bước chân tới nơi này đã nhận xét như sau: "Gió núi, thảm cỏ, rừng cây yên bình trong ánh trăng dịu dàng e ấp. Du khách chân trần, chăn mỏng thưởng thức tiệc vườn với đèn nến, cây rừng, giữa thiên nhiên bao la… Vợ hiền, con thơ, người thân, bạn  quý… chuyện trò lan man bất tận trong khúc biến tấu êm đềm của tự nhiên, đưa con người trở về tắm mình trong dòng sông hồi ức – Một thời trẻ trung, một thời trong sáng, một thời thơ ngây…"
  • Khu du lịch sinh thái thác Thăng Thiên cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 53 km về phía Tây Nam trên trục đường Quốc lộ 6, nằm ở dãy núi Viên Nam với diện tích hơn 350ha trong quần thể hệ sinh thái rừng tự nhiên đa dạng và phong phú. Nơi đây có dòng suối Anh nước trong xanh mát lành, dọc theo con suối có 4 thác nước từ độ cao vài chục mét đến hàng trăm mét đổ xuống ào ào tung bọt trắng xóa. Cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ kỳ vĩ khí hậu trong lành mát mẻ quanh năm hấp dẫn du khách tới tham quan và nghỉ dưỡng.
  • Ngoài ra, huyện Kỳ Sơn còn nhiều núi đá, hang động, hồ nước, rừng thông khá hấp dẫn và nhiều danh thắng đẹp có thể phát triển du lịch như hồ Ngọc, hồ Đồng Bãi, hồ Đồng Bến, động Can (xã Độc Lập)...

Chính quyền huyện Kỳ Sơn cũng đang triển khai việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Mường, xây dựng làng, bản văn hóa gắn với nông thôn mới. Hiện, 9/10 xã, thị trấn có đội cồng chiêng với 18 đội được tổ chức thường xuyên tham gia biểu diễn trong các dịp lễ tết, đón khách đặc biệt. Có nhiều gia đình, mọi thành viên đều biết sử dụng các nhạc cụ truyền thống, hát dân ca Mường. Có nhiều xóm, bản nếu được đầu tư về hạ tầng cơ sở và tổ chức dịch vụ du lịch tốt, có thể tổ chức du lịch cộng đồng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước tới lưu trú, tham quan tìm hiểu văn hóa dân tộc ít người.

Kinh tế

Theo ông Đinh Đăng Điện- Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn: "Trong năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Kỳ Sơn đạt 12,4%, trong đó: Nông - lâm nghiệp chiếm 28,5%; công nghiệp - xây dựng 36,9%, Dịch vụ 34,6%; thu nhập bình quân 25,1 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,27% theo tiêu chuẩn mới".[2]

Giao thông

  • Đường bộ có quốc lộ 6 chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, từ huyện Lương Sơn, cắt ngang huyện, qua thị trấn Kỳ Sơn, rồi men theo bờ sông Đà sang thành phố Hòa Bình.
  • Tỉnh lộ 446 nối quốc lộ 21A và quốc lộ 6 có điểm đầu gần cầu Vai Réo thuộc địa phận xã Phú Cát, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội và điểm cuối tại ngã ba Bãi Nai thuộc địa phận xã Mông Hóa.
  • Tháng 3 năm 2010, Đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình được khởi công. Dự án có tổng mức đầu tư 9.940 tỷ đồng dự kiến hoàn thành sau 36 tháng sẽ cắt địa bàn huyện qua các xã Yên Quang, Phúc Tiến, Dân Hạ, Mông Hóathị trấn Kỳ Sơn.
  • Tháng 4 năm 2014, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến chỉ đạo về việc đầu tư xây dựng dự án đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 (QL) đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT).[3]
  • Tháng 4 năm 2014, Bộ Giao thông Vận tải vừa phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT. Dự kiến, việc nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 6 sẽ được khởi công từ tháng 5/2014; hoàn thành và thu phí từ năm 2015. Đường Hòa Lạc - Hòa Bình dự kiến khởi công từ đầu năm 2015; hoàn thành và bắt đầu thu phí từ năm 2017.

Tham khảo

  1. ^ a b Theo Nghị quyết số 31/NQ-CP ban hành ngày 14 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ Việt Nam.
  2. ^ Huyện Kỳ Sơn: phát triển kinh tế toàn diện, Tạp chí Vietnam Business Forum – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 5/3/2013
  3. ^ Ghép 2 dự án Hòa Lạc - Hòa Bình


Bản mẫu:Danh sách xã, thị trấn thuộc huyện Kỳ Sơn