Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận Thành viên:Ti2008/Lưu 18”

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 12 năm trước bởi Dinhtuydzao trong đề tài Chúc mừng năm mới
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dinhtuydzao (thảo luận | đóng góp)
Dòng 410: Dòng 410:
==Chúc mừng năm mới==
==Chúc mừng năm mới==
Năm mới cũng chúc Tí thật nhiều thành công và niềm vui nhe :d. Lâu lắm rồi mới quay lại wiki, gặp lại bạn cũ vui ghê.--[[Thành viên:Prof MK|Prof MK]] ([[Thảo luận Thành viên:Prof MK|thảo luận]]) 16:10, ngày 22 tháng 1 năm 2012 (UTC)
Năm mới cũng chúc Tí thật nhiều thành công và niềm vui nhe :d. Lâu lắm rồi mới quay lại wiki, gặp lại bạn cũ vui ghê.--[[Thành viên:Prof MK|Prof MK]] ([[Thảo luận Thành viên:Prof MK|thảo luận]]) 16:10, ngày 22 tháng 1 năm 2012 (UTC)
*Cám ơn bạn rất nhiều. Chúc bạn may mắn, tài lộc và nhiều thứ nữa mà bạn mong muốn.[[Thành viên:Dinhtuydzao|--Да или Нет]] ([[Thảo luận Thành viên:Dinhtuydzao|thảo luận]]) 16:13, ngày 22 tháng 1 năm 2012 (UTC)

Phiên bản lúc 16:13, ngày 22 tháng 1 năm 2012

Wikipedia:Quyền tác giả

Nhầm

Cảm ơn Ti đã nhắc. Nhớ húy là Chu Chiêm Cơ mà nhầm thụy chữ Nhân. Ông "Nhân" đó ngồi quá ngắn và khá lu mờ.--Trungda (thảo luận) 11:00, ngày 7 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hành khúc Mollwitz

Bài này mọi hôm thấy trên tivi nên ngồi tìm tài liệu rồi viết, tuy nhiên cũng chả được mấy. Bạn tìm Der Mollwitzer trên mạng đi, thấy nhiều lắm--William the Conqueror (thảo luận) 11:06, ngày 7 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bởi một giáo viên địa phương tên là Scholz--William the Conqueror (thảo luận) 11:17, ngày 7 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời
Trận Hattin, sẽ là một bài nữa vì đây là một trận khác còn oanh liệt hơn. (trận đấu giữa hai đội tuyển Ả rấp do Saladin làm huấn luyện viên thi đấu với đội tuyển thiên chúa giáo ở Jerusalem do vua Tiberius làm huấn luyện viên), trận này đang ấp ủ định viết--Huy Phương (thảo luận) 04:32, ngày 10 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Không phải, mình đang đi tìm sách trên mạng trong lúc tìm, thấy mấy quyển sách về mấy trận đánh của Friedric đại đế nên dịch và viết vào. Cũng đang định viết mấy trận đánh của Napoleon. Tôi thấy bạn dường như là một fan thực sự của Friedrich đại đế đấy.--Nameless (thảo luận) 14:05, ngày 23 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đế chế Parthia

Nhờ ti giúp dịch mấy cái phần đề cập tới mấy ông Trung quốc trong bài hộ mình nhé--nemo (thảo luận) 10:46, ngày 5 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

RE: Friedrich Đại Đế

Nếu như vậy thì cắt hơi nhiều đấy, bài này cắt đến tầm 150.000 byte là được rồi. Tôi sẽ giúp bạn bài chiến tranh Kế vị Áo--Bóng ma (Talk) 16:14, ngày 6 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi rất thán phục bạn về bài Trận Zorndorf, bài viết rất tốt. Tôi thấy, phần lớn bài về các trận đánh của Fritz đại đế ở en.wiki thường rất ngắn, nhưng bạn viết nó ở vi.wiki lại rất dài--Bóng ma (Talk) 16:27, ngày 6 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Vừa up mấy hình lên commons, bạn dùng vào bài trận Leuthen đi nhé--Bóng ma (Talk) 12:24, ngày 9 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Vừa tìm trên mạng, Napoleon và Friedrich Đại đế, kết quả là Friedrich Đại đế có 180.000.000 kết quả và Napoleon chỉ có hơn 10 triệu. Hình như, Friedrich II nỗi tiếng hơn thì phải ?--Bóng ma (Talk) 10:50, ngày 12 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Úi

Tôi do vô tình click nhầm nên lùi sửa của bạn, nếu có gì ảnh hưởng đến bài mong bạn bỏ qua cho, hic. PRENN (tl) 12:19, ngày 9 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Lời khuyên bảo của Ipuxe, lời tiên đoán của Nêphéctuy và cuộc khởi nghĩa 1750 TCN

Các tài liệu VN ghi rằng hai tài liệu nàynày mô tả cuộc khởi nghĩa lớn vào năm 1750 TCN ở Ai Cập. Nhưng hai bài viết ở wiki Anh không nói như thế, lạ thật. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:23, ngày 10 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Còn có một chuỗi các cuộc bạo động ở cuối vương triều thứ 3 của Ai Cập mà dẫn đến kết quả là người dân "ném xác Pharaông ra khỏi mộ". Sự mất ổn định này đã khiến cho vua Sneferu của vương triều 4 phải mạo xưng mình là con thần Mặt Trời để ổn định lòng dân. Tuy nhiên wiki Anh hình như cũng không nói gì. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:56, ngày 10 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Các sử gia Hy Lạp lại nói vị vua hiền đức và công bằng chính là Menkaura (2532–2503 TCN). Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:10, ngày 10 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Lịch sử Đức

Cảm ơn bạn đã nâng cấp bài. Nhưng có ý kiến là cần phải viết lại phần CHDC Đức vì nó thiếu trung lập, tỉ như vụ lộn xộn năm 1953 và việc bức tường Bá Linh cũng có sự nhúng tay không nhỏ của phương Tây (tuồn hàng hóa giá rẻ để phá thị trường, cài người tuyên truyền,...) Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:34, ngày 13 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Mâu thuẫn về theodosius già

Bài theodosisu già tôi vừa dịch thì thấy bảo ông bị bắt sau thành công ở bắc phi rồi bị hành quyết, trong khi ở bài theodosisus I thì bảo ông để mất 2 quân đoàn vào tay người Sarmatian?, nhờ bạn xam xét giùm--nemo (thảo luận) 04:35, ngày 17 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nhờ bạn giúp mình dịch đoạn về cuộc bức hại tôn giáo trong bài Constantius Chlorus với nhé, bài này chỉ còn chỗ đó nữa là hoàn thành--nemo (thảo luận) 09:48, ngày 18 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cảm ơn

Dạo này các bài về lịch sử Đức và Phridrich II được Ti nâng cấp nhiều nhỉ. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:53, ngày 18 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Không biết trận đánh này và người chỉ huy của trận đánh có gợi cho Ti hứng thú nào không ? Về mặt chiến thuật và chiến lượng, nó là một trận thắng lớn (crushing victory). Nhưng về mặt tốn kém tài chính thì nó cũng khá là Pyrros. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:47, ngày 18 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nhắc đến Nectanabis thì tôi lại nhớ đến việc ông vua thọt chân của Xpata đầu quân cho Nectanabis. Nectanabis là một vị vua có năng lực nhưng đáng tiếc là ông không chống lại được con khủng long Ba Tư đang được chỉ huy bởi 1 ông vua có chính sách đối ngoại hiếu chiến. Nghe nói là quan tài của Nectanabis bị đem về La Mã làm... bồn tắm và hiện nay được trưng ở 1 bảo tàng nào đấy. Cái quan tài bị đục 1 đống lỗ ở phần miệng - chắc là để dẫn nước. Chỉ tội cho mấy dòng chữ bị đục phá, mất hết giá trị lịch sử. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:29, ngày 18 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chào

Chào một trong những anh bạn lâu đời nhất của mình trên wiki haaa. Mình cũng giải thích nhiều rồi. Bạn qua trang thảo luận của Phương Huy, đọc rồi hiểu. Bây giờ mình chỉ làm chút đỉnh so với thời hoàng kim của mình thôi. Thôi chúc may mắn nha. Hy vọng sẽ hợp tác trong một tương lai gần như vài năm nữa.Trongphu (thảo luận) 05:10, ngày 21 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Karl I Đại đế

Có thêm bớt chút đỉnh ở đây, dựa theo những gì (còn nhớ được) trong sách của Lê Vinh Quốc và Thập đại Tùng thư. Tiếc là không còn sách trong tay. Ti giúp chua nguồn được thì tốt quá. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 19:44, ngày 22 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

(dời đô vì... thiếu ăn :D) Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 19:44, ngày 22 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi có xem một bộ phim hoạt hình nhiều tập "viết" về lịch sử thế giới và các nhân vật lịch sử nổi tiếng (cái này có chiếu trên HTV cách đây cũng hơn 10 năm rồi). Trong một tập phim có đoạn miêu tả Charlemagne ngồi tập viết vào một tấm bảng. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:48, ngày 23 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nhờ

Nhờ ti dịch giúp mình cái đoạn thơ văn này trong bài Apama II với:Let me remind you how stout-hearted you were even as a young girl: have you forgotten the brave deed by which you gained a royal marriage?":)--nemo (thảo luận) 03:45, ngày 25 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nhờ ti giúp mình đoạn liên quan đến trung quốc trong bài Hermaeos nhé, thank--nemo (thảo luận) 05:03, ngày 1 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

nên để tên là Ấn-Scythia hay người Ấn-Scythia nhỉ, tôi địng viết bài về họ--nemo (thảo luận) 05:39, ngày 1 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nhờ ti cái:D, dịch hộ mình câu này trong bài valentinianus I :Romanus took sides in the murderous disputes among the legitimate and illegitimate children of Nubel, a Moorish prince and leading Roman client in Africa. --nemo (thảo luận) 05:09, ngày 3 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

hi, lại nhờ ti giúp mình đoạn về vấn đề tôn giáo trong bài Septimius Severus nhé:D, thank--nemo (thảo luận) 06:11, ngày 4 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

second-in-command, là gì nhỉ:)--nemo (thảo luận) 11:14, ngày 6 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

nhờ toi giúp mình dịch đoạn bức hại tôn giáo trong bài Gratianus--nemo (thảo luận) 06:47, ngày 11 tháng 9 năm 2011 (UTC) nhá:)Trả lời

khi nào bạn rỗi thì ghé qua bài ấn hy lạp phần tôn giáo hộ mình nhé:)--nemo (thảo luận) 03:30, ngày 22 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Dromichaetes crowned Lysimachus with a wreath, ti dịch hộ mình cho nó sát nghĩa với:)--nemo (thảo luận) 06:07, ngày 3 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

thuật ngữ life-long chief magistracy thì thế nào nhỉ:D, thank ti trước nha--nemo (thảo luận) 09:44, ngày 4 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

dạo này ti hay quan tâm đến julianus bội giáo nhỉ:))--nemo (thảo luận) 06:32, ngày 15 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

mình muốn nhờ ti dịch mấy đoạn hội thoại của menader trong bài Ấn-Hy Lạp cho nó theo kiểu văn chương phát:)),--nemo (thảo luận) 05:20, ngày 16 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

cụm từ multi-state empire là gì Ti nhỉ:)--nemo (thảo luận) 10:43, ngày 29 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chiến dịch 1918

Đó là một thất bại hoàn toàn về mặt chiến lược lẫn chiến thuật, mặc dù người Đức có đạt được những thành quả ấn tượng về chiến thuật. Trong chiến dịch này, tổn thất hai bên là tương đương nhau, quân Pháp và quân Anh không bị bao vây tiêu diệt, người Đức chỉ chiếm được đất và những khoảng đất trống đó gần như là vô nghĩa vì quân Pháp chủ động rút lui và bảo toàn lực lượng. Nói tóm lại, người Đức không được gì ngoài một số thành quả ấn tượng về chiến thuật. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:06, ngày 25 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Mà xét cho cùng, thảm họa Beneventum năm 275 TCN không phải là một thất bại thê thảm về chiến thuật đối với Pyrros. Thực tế trên chiến trường hai bên giằng qua co lại, tổn thất đều nặng như nhau và ít nhất Pyrros đã bảo toàn được một phần lớn binh lực (chứ không như quân La Mã thua te gáo ở trận Cannae). Cái thảm họa nằm ở chỗ trong khi người La Mã có dư nhân lực để bổ sung cho quân đội mình thì Pyrros không có. Pyrros không có đủ tài và đủ tầm như Hannibal để lãnh đạo 1 đội quân ô hợp nhưng chiến đấu ngoan cường suốt 15 năm trời ở Ý. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:10, ngày 25 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Trong thế chiến thứ nhất, vì quyền lực ở Đức rơi vào tay các tướng lĩnh nên giới cầm quyền chỉ quan tâm đến sự thiết thực quân sự mà bỏ qua các mặt kinh tế, chính trị. Họ không biết rằng bộ máy chiến tranh ở Đức càng ngày càng không thể đáp ứng các nhu cầu khổng lồ mà họ đưa ra - trong khi Anh, Mỹ, Pháp với dân cư đông đảo và hệ thống thuộc địa trù phú hoàn toàn có thể mộ rất nhiều người vào cuộc chiến. Cho nên người Đức tuy thắng trên chiến trường nhưng lại thất bại chung cuộc: khi anh căng hết mức mà không đạt được mục đích thì anh sẽ vỡ vụn rất nhanh. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:14, ngày 25 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tính đi tính lại vẫn khoái Hannibal hơn là Pyrros. Về tài, tầm nhìn, tâm và uy tín ông đều hơn Pyrros 1 bậc. Chỉ huy 1 đạo quân ô hợp chiến đấu ngoan cường suốt 15 trời trong lòng địch là 1 điều quá tài. Tầm nhìn của Hannibal còn cho ông thấy tiềm năng liên kết tất cả các quốc gia nhằm chống lại La Mã. Tiếc là La Mã quá mạnh. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:19, ngày 25 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Có lẽ bởi vì thời ấy chưa có chiến tranh tổng lực - điều kiện liên lạc, sản xuất và giao thông kém khiến các nước chưa có đủ khả năng để huy động toàn bộ sức người sức của vào cuộc chiến như bây giờ. Chứ nếu mà chiến tranh tổng lực xảy ra giữa Nga, Áo với Phổ thì Phổ bị thổi bay là cái chắc - trừ phi người Anh can thiệp vào. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:23, ngày 25 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Demosthenes

Có người bảo ông là nhà yêu nước vĩ đại, nhưng cũng có người (như Plutarchus) bảo ông là kẻ mị dân. Mà dường như những ai ủng hộ chế độ dân chủ đều bị Plutarchus gọi là mị dân cả (kiểu này thì tổng thống Mỹ cũng bị Plutarchus gọi là mị dân luôn). Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:33, ngày 26 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Mình đâu có ép bạn đó viết đâu, bạn đó không viết được thì thôi chả có gì cả.Trongphu (thảo luận) 02:36, ngày 27 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ẹc, Phiđrích Đại đế có phải là... Hoàng đế đâu. Nên cẩn trọng với chữ Hoàng. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 03:30, ngày 27 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đại Vương hay Thánh thượng thì sao ? Coi những phim Hồng Công nói về thời Chiến quốc, các vua đều được gọi là Thiên tử hay Đại Vương (thời đó có Hoàng đế đâu ?) Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 03:39, ngày 27 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời
Google Book bạn làm cách nào mà đọc được những thông tin trong đó vậy. Sao mình vào thì nó chỉ cho xem tựa thôi. Hay là phải đăng ký?--Huy Phương (thảo luận) 04:24, ngày 27 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời
Ủa google book là tìm sách tiếng Việt hay tiếng Anh vậy.Trongphu (thảo luận) 05:50, ngày 27 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi không rành về những cái đó lắm, túm lại là làm sao đừng để thiên hạ tưởng lầm ông ta là Hoàng đế là được. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:32, ngày 27 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bạn ở VN hay ở nước nào mà tiếng Anh ngon lành quá vậy, nể bạn thiệt đó. Hic mình ở Hoa Kỳ mà tiếng anh còn kém quá.Trongphu (thảo luận) 19:04, ngày 27 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Mình sắp phải đi học xa nhà, không lên mạng được, nhờ bạn cập nhật giúp phần "Hình ảnh chọn lọc", phần này cũng khá đơn giản thôi. Cảm ơn bạn.pq (thảo luận) 17:02, ngày 30 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ti có thể vào Wikipedia:Danh sách các hình chọn lọc trên Commons hoặc trên Commons (theo thời gian, theo thể loại).pq (thảo luận) 03:35, ngày 31 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nguyên soái

Sách của Bộ cũng chả thống nhất, đầu sách bảo là Nguyên soái nhưng giữa sách bảo là Thống chế. Tuy nhiên hình như người ta hay dịch các Marshall của Nã Phá Luân là Nguyên soái hơn là Thống chế, một số cuốn sách dịch của tôi gọi các ông ấy là Nguyên soái.

Mà ông Phốc đoán đúng hay, bảo là thời gian hòa bình giữa 2 cuộc thế chiến chỉ kéo dài 20 năm. Đúng thật là chỉ hơn 20 năm 1 tí (1918-1939). Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:17, ngày 2 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nói chung, tôi không rõ tước vị FM của Tây Âu thời cổ ra sao. Tuy nhiên theo trí nhở của tôi, trong mớ sách dịch và sách biên soạn đã từng đọc thì các FM của Napoleon và một số FM thời Louis XIV Mặt Trời được dịch là Nguyên soái, và tôi cũng quen gọi họ là Nguyên soái. Còn các bác thời thế chiến thứ 1 và 2 như Joffre, Phốc, Pêtanh, Montgomery,... hầu như đều được gọi là Thống chế (và tôi cũng đồng tình việc gọi các bác này là thống chế). Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:59, ngày 2 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ai gọi Thống chế Paolút là nguyên soái vậy ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:27, ngày 2 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

À nhớ rồi, Thập đại tùng thư gọi là Nguyên soái tất tần tật. Còn các thống tướng của Mỹ thì gọi là "thượng tướng 5 sao". Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:15, ngày 2 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Không biết nữa, nhưng trong bản dịch sách "Lịch sử chiến tranh" của G.Parker thì mặc dù Davout, Soult được gọi là Nguyên soái nhưng các ông tướng 5 sao Tây Âu trong hai kì thế chiến đều hình như được gọi là Thống xxx cả. Còn sách của Lê Vinh Quốc cũng thế. Nói chung có vẻ như chỉ có các FM của Pháp thời Napoleon và Louis XIV được gọi là Nguyên soái chứ không phải tất cả đều bị đánh đồng hết. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:32, ngày 2 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi vẫn tin là "nguyên soái Pháp thời Napoleon" là đúng, vì chỉ có thời đó dùng NS còn lại thì đều dập theo Thống chế của Tây Âu cả. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:03, ngày 2 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Không phải sở thích cá nhân gì, chỉ là các sách (KHÔNG PHẢI dịch từ Trung Quốc) gọi các FM của Napoelon là nguyên soái nhưng vẫn gọi các vị khác là Thống chế như wiki ta (chứ không đánh đồng hết thành nguyên soái như TQ). Tức là, ta có thể thấy rằng không phải ngẫu nhiên mà các FM của Napoleon được gọi là nguyên soái thay cho thống chế. Dường như, đối với trường hợp của các FM của Napoleon, cái tên Nguyên soái phù hợp hơn (còn các trường hợp khác cái tên Thống chế là đúng hơn).

Nói 1 cách khác, có vẻ như, các FM Pháp thời hiện đại được gọi là Thống chế, nhưng các FM của Napoleon được gọi là Nguyên soái. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:43, ngày 2 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đó là lí do tôi để cả 2 tên. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:13, ngày 2 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời
Với các nước châu Á thì Nguyên soái là to nhất, vì vậy, để chỉ cấp bậc quân đội cao nhất, họ đều dùng chỉ Nguyên soái (cả Nhật Bản lẫn Hàn Quốc đều gọi Nguyên soái). Chỉ có Việt Nam, do đặc thù lịch sử, lại chẻ ra phân biệt Nguyên soái dành cho nước Cộng sản còn Thống chế dành cho nước Tư bản. :D Thái Nhi (thảo luận) 11:42, ngày 5 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Man rợ

Nhìn đúng là man rợ nhưng đặt ở góc độ của người maya thì có thể là không vì những cái chết như vậy sẽ đem lại mưa thuận gió hòa cho công đồng (theo quan điểm tại thời điểm đó).--Huy Phương (thảo luận) 10:40, ngày 5 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Coi vậy chứ "dân tộc man rợ" lúc đó có nhiều đặc điểm hơn các "dân tộc văn minh" ở châu Âu đấy: thành phố rất sạch sẽ, an ninh tốt (ban đêm ngủ không đóng cửa), luật pháp nghiêm minh hơn (quý tộc phạm tội bị xử nặng hơn dân thường),... Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:09, ngày 6 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

He he, "người La Mã tạo ra cảnh hoang dã và gọi đó là hòa bình". Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 18:08, ngày 6 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nền hòa bình La Mã được miêu tả như sau: người La Mã kéo đại quân đến sát biên giới láng giềng và hét "mày có muốn hòa bình không ?" Nước láng giềng trả lời: "Dạ thưa đại ca, em muốn hòa bình." Sau đó nước láng giềng cắt 1 mớ đất dâng 2 tay cho La Mã. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:41, ngày 7 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thế à, nếu Ti chua nguồn cho bài về số phận của Likhatrop thì quá tốt. Tôi tìm nhưng hình như không thấy bài của ông bên wiki Anh. Còn cái hình mà Ti xóa bên bài Borodino của wiki Anh là cái này (đó là 1 hình do thầy giáo tải lên, không ngạc nhiên khi thầy lại muốn tải hình quân Nga nằm chết la liệt). Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:06, ngày 13 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Về vấn đề đội Cận vệ Pháp, cuộc đột kích của Platov vào cánh trái quân Pháp đã gây hỗn loạn trong hậu phương và cũng góp phần khiến Napoleon dứt khoát không tung đội Cận vệ vào trận đánh. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:09, ngày 13 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hơ hơ, "Thầy" mà còn ở đây thì còn lâu "thầy" mới chịu cho xóa cái hình ấy. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:32, ngày 13 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Francophile

I know this person is a Francophile, but now I realize that this person is also an anti-Russia member. He is Romanian after all, and Romanians have a deep grudge with Russians. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 19:20, ngày 13 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Quả thật, chùa nào Bụt nấy. Xem ra Wiki Anh bài Nga và bài Cộng ở mức độ tương đối không dễ chịu. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 20:22, ngày 13 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đó là yếu tố mà tôi thấy khó chịu nhất, bên cạnh việc các thành viên wiki Anh tỏ ra khinh thường kiến thức lịch sử của Lev Tolstoy. Tinh thần "Anglo-centrism", "US-centrism"" và "Anti-Communism" ở wiki Anh xem ra khá mạnh. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:19, ngày 14 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Mặc dù Chiến tranh và Hòa bình là 1 tác phẩm văn học, nhưng nó có giá trị lớn về sử học. Các phân tích và đánh giá của Tolstoy về các sự kiện lịch sử trong tác phẩm này theo ý tôi là không thể xem thường. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:21, ngày 16 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nga Thổ

Tôi bị lẫn giữa Xêlim III và II :"> Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:09, ngày 16 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thật sự là sau khi đám vệ binh Ianycha bị Mahmut xử lý thì vua Mahmut đã thực hiện 1 số cải cách đem lại kết quả nhất định, nhất là về mặt quân sự. Nhưng đáng tiếc, trong khi năm 1904 người Nhật đã thắng được Nga (dù không thuyết phục lắm) thì đến tận thế chiến I người Thỗ vẫn bị Nga dập tơi tả. Xem ra thì Nga thật sự là nemesis của Thổ. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:18, ngày 16 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nga Pháp

Mục đích của trận Borodino là nhằm dung hòa giữa 2 nhu cầu: 1)đảm bảo an toàn quá trình rút lui để bảo toàn lực lượng; 2)cứu vãn sĩ khí của quân đội (bị mất do rút lui quá nhiều) Cả 2 mục đích đều đã đạt được: sĩ khí quân đội và nhân dân Nga lên rất cao sau trận đánh Borodino, quân đội Nga được bảo toàn và thậm chí còn tiêu hao nặng quân đội của Napoleon. Việc rút bỏ Moskva có lẽ là không tránh được, vì thực lực quân Pháp còn khá mạnh và chặng đường rút quân của người Nga phải khá dài để có thể làm suy yếu The Grande Armee. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:44, ngày 16 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chính vì thế Cutudốp mới nói là "Moskva là chiến thắng cuối cùng của Bônapác." Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:22, ngày 16 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Phải nói thế này cho công bằng, về mặt tình cảm, không ai muốn bỏ Moskva cả, kể cả Kutuzov. Theo ý tôi, bỏ Moskva là cực chẳng đã, người Nga đã hy vọng là sau trận Borodino, khi họ có thêm viện quân và được nghỉ ngơi một chút thì họ có thể chặn Napoleon. Tuy nhiên sau khi tính toán, Kutuzov và các cộng sự đã phải ra một quyết định rất đau lòng đó là bỏ cố đô thân yêu của mình. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 17:05, ngày 17 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chùa nào Bụt nấy. Chùa en.wiki có các sư trụ trì thuộc dạng Euro-Centrism và Russophobia một cách kinh khủng. Không phải tôi muốn sử dụng thái độ thiếu văn minh, nhưng sự thiên vị đến mức trơ trẽn của họ khiến tôi muốn cho họ ăn vài cái tát. Ở wiki này thì khoác lác được như vậy chứ ra ngoài đường là ăn đấm bể mỏ rồi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:36, ngày 18 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi phải thừa nhận là các tướng Nga đã chậm trễ khi truy đuổi quân Pháp nên Napoleon đã tổ chức các cuộc vượt sông thành công tại Berezina, bảo toàn được một phần rất đáng kể quân đội của mình. Tuy nhiên cái gọi là "French tactical victory" thì tôi rất ư là không đồng ý. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:07, ngày 19 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi thấy thái độ của SGK sử về nhà Nguyễn và vua Gia Long ở nước ta cũng biến thiên nhiều như thế. Thời trước Đổi mới ở miền Bắc thì thái độ đối với nhà Nguyễn nhìn chung là tiêu cực, hiện nay thì trung dung hơn và thậm chí bây giờ trên mặt báo lại xuất hiện những bài viết nói "tốt" về vua Gia Long và hải quân nhà Nguyễn (lý do: hai đề tài ấy liên quan đến hoạt động của người Việt tại Hoàng Sa và Trường Sa trong lịch sử). Thời nó thế, thế thời phải thế. Nhưng cuối cùng theo thời gian dần dần con người ta cũng sẽ đánh giá công bằng hơn về quá khứ.
Về Napoleon, dù thế nào đi nữa cuộc chiến tranh 1812 rõ ràng là xâm lược nước Nga. Phần lớn các cuộc chiến tranh từ trận Maranego trở về trước có thể xem là phản ứng "tự vệ" chính đáng của nước Cộng hòa Pháp, tuy nhiên từ năm 1805 trở đi chúng chỉ phản ánh tham vọng bành trướng của của Napoleon và các cường quốc châu Âu. Napoleon xâm lược các nước châu Âu nhằm thỏa mãn tham vọng thành lập Đế quốc Pháp của mình. Anh, Nga, Áo, Phổ,... cũng tham gia chiến tranh chỉ vì tham vọng bành trướng lãnh thổ và mưu toan khôi phục lại chế độ phong kiến, bóp chết nền dân chủ tư sản. Những cái "tự do", "dân chủ", "hòa bình", "giải phóng khỏi ách thống trị của XYZ..." chỉ là cái bánh vẽ to tướng. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:30, ngày 20 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời
Ti có thể cho tôi cái nguồn về những ý kiến chê bai Kutuzov vào đầu thời Cách mạng Nga không, cái đó đưa vào bài viết về ông chắc là được đấy (coi như là thêm thông tin cho bài). Một trong những sai lầm cố hữu mà nhiều "nhà lý luận" (ít học, ngắn học hay thất học) mắc phải đó chính là thái độ phủ nhận những thành tựu của quá khứ và đánh đồng cá mè một lứa, không thèm xét đến đặc tính của mỗi dân tộc mà cứ duy ý chí "chỉ có một mô hình cho mọi quốc gia". Chính vì vậy, nhiều khi lòng yêu nước và chủ nghĩa dân tộc bị xếp xuống "hạng bét" một cách oan uổng. Nếu Ti nhớ có người' từng bảo "cái học Khổng Tử là cái học ăn cứt" và "Khổng Tử là tên trùm phong kiến" thì chúng ta cũng không nên ngạc nhiên quá khi Kutuzov từng bị xuyên tạc một cách ngớ ngẩn như vậy. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:55, ngày 20 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Kệ nó, hiện tôi đã và đang dùng 1 số nguồn tiếng Anh được ấn hành bởi các NXB uy tín, và bản thân Alex và Tiroman cũng nói là các tác giả đó là "đáng kính trọng". Tôi đang cố thay thế bớt nguồn của LVQ vì dường như các nguồn viết bởi các quốc gia "khỉ ho cò gáy" (phải thú nhận là VN chưa thoát khỏi tốp đó) không có chỗ đứng ở wiki Anh. Tuy nhiên, dù Alex và Tiroman có ngăn cản thì có vài điều tôi thấy cần phải viết rõ hơn (và cần nguồn chuẩn hơn): vai trò của cao điểm Pratzen và sương mù che đội quân của Soult, kế hoạch rút quân của Kutuzov và kế hoạch "khích tướng" của Napoleon. Không viết được những cái đó thì chúng ta không thể làm rõ được tài năng quân sự của Napoleon lẫn Kutuzov trong chiến dịch này.

Nhưng cái đó để sau, hiện giờ tôi khá bận. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:17, ngày 22 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thật ra hiện tôi cũng tương đối dè dặt trong việc động vào Auxteclit và Borodino sau khi bị A và T "chỉnh huấn". Thật ra tôi phải cảm ơn A và T vì mặc dù tôi đã nặng lời với họ nhưng họ đã trả lời khá kỹ lưỡng và tận tình cho tôi. A và T đã chỉ ra một điều rất đúng là hiện bài đã khá dài, nếu viết thêm cần túm gọn và sắp xếp cẩn thận; và họ cũng đã chỉ ra một số nguồn rất tốt có thể xài cho bài. Nếu được Ti có thể tham khảo thử trên Google Book hoặc thử thảo luận thêm với A và T. Tuy nhiên hướng bổ sung thêm cho bài vẫn vậy, vì nó cần phải vậy. Về nguồn LVQ thì phải tìm cách thay dần thôi, nó có thể xài tốt ở wiki Việt nhưng với wiki Anh thì họ không chấp nhận (có ai biết LVQ là ai) - mặc dù nguồn LVQ thật sự là một nguồn có chất lượng "được đấy chứ", ít nhất là so với mặt bằng "khỉ và cò". Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:47, ngày 22 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nguồn của Mikaberidze được xài trong bài Borodino và không thấy ai nói gì. Chắc là được. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:14, ngày 23 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chắc cũng không cần. Quan trọng nhất là kiếm thêm mấy cái nguồn đã. Mà bảo tôi pro-Russia là hổng đúng lắm, tôi pro-Soviet đúng hơn. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:10, ngày 25 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cao điểm Pratzen

Phải nói rõ như thế này: trong phần "kế hoạch" tôi viết là Na điện hạ đầu tiên đánh chiếm cao điểm Pratzen trước, sau đó mới đột phá trung quân địch, nhưng phiên bản wiki Anh trước đó chỉ nói chung chung là Na điện hạ đánh vào trung quân Nga Áo mà thôi. Cần phải nói rõ là Na đại nhân trước hết muốn chiếm Pratzen đã, và từ đó suy ra cũng cần phải viết lý do vì sao mà ngài Na lại muốn giật lấy Pratzen như vậy. Các chi tiết này chủ yếu là nguồn LVQ mà bên wiki Anh không chịu, nên phải tìm thêm sách thay dần và viết rõ hơn. Nhiều sách tiếng Anh, Pháp và Nga càng tốt. Tôi có thử tải về 1 số sách mà Alex và Tirr yêu cầu nhưng ngặt nỗi chúng là các tập tin có đuôi hiếm (edub, djvu), cần phải tải thêm vài chương trình đọc sách điện tử, hết sức rắc rối. Còn Google Book thì chỉ cho coi vài trang mà thôi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 04:24, ngày 27 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Dùng Google Book cũng tốt thôi, nhưng nếu biết tên sách thì cứ thử lên mạng tải hết cả cuốn về cho sướng. Nghe đâu cũng có mấy trang mạng tải sách được lắm, tốt nhất nên là tệp dạng PDF vì Adobe Reader là thông dụng hơn cả. Về câu nói của Na điện hạ thì để tôi tra sách trong danh mục "tài liệu tham khảo" của sách LVQ, chắc là có. Chỉ sợ nó rơi vào 1 cuốn sách tiếng Nga hay tiếng Pháp thì thua to. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 04:36, ngày 27 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Trong số những "học giả" đánh giá K thấp hơn N trong chiến tranh 1812, nếu tôi nhớ không lầm thì Tirr nêu lên 1 người là... Nga hoàng Alex I. Lúc đó tôi không muốn gây với Tirr nên im lặng cho qua, chứ nói thật ra tôi thấy Alex I không xứng đáng được xếp ngang hàng với các sử gia khác trong nhóm của Tirr. Alex I có thể là một ông vua tốt nhưng ông ta là một chỉ huy quân sự tồi tệ. Tôi đã thử dạo qua 1 số bài viết về Nga hoàng trên en wiki và dường như họ có chút gì tâng bốc các Nga hoàng lên, kể cả những Nga hoàng được đánh giá là kém cỏi hoặc chuyên chế quá mức như Piốt III, Paven I, Nicôlai I và II. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 04:51, ngày 27 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hẳn Ti vẫn còn nhớ cụ Nguyễn Hiến Lê từng gọi Ni cô II là thế nào chứ ạ ? Không biết wiki Anh có chịu sách của cụ không ? (sách của Nguyễn Hiến Lê mà bảo là nguồn không đủ tiêu chuẩn thì đúng là hết sức nói) Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:54, ngày 27 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Theo miêu tả của Plutarchus thì đây là điển hình của ngu + dốt + ác, cả 3 đều có đủ. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:03, ngày 27 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hoàng đế TBN ?

Thật ra các vua Tây Ban Nha cũng khoái làm Hoàng đế lắm. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:32, ngày 27 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Từ ngay lúc Alex lên ngôi Kutuzov đã không bị ưa thích rồi, đâu cần gì đến trận Berezina (ngay cả tron trận Austerlitz Nga hoàng còn đổ tội oan cho Kutuzov nữa). Nói chung, tôi vẫn cho rằng, về những mặt khác thì Alex có thể là một Nga hoàng tốt, nhưng về mặt quân sự ông ta là một kẻ siêu dốt mà tài lanh. Stalin tuy độc đoán nhưng ít nhất biết kịp thời nhận ra sai lầm của mình và biết lắng nghe các tướng lĩnh, còn Alex thì từ mê muội từ đầu tới cuối. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:33, ngày 30 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

À, hình như vua Phổ có dựng 1 cái bia ca ngợi công đức của Kutuzov tại nơi ông qua đời. Nội dung của lời ca ngợi có trong nguồn của LVQ nhưng tôi không nhớ kỹ. Nếu tìm được thì cũng cứ đưa vào bài xem. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:38, ngày 1 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Vấn đề là tôi không có khả năng đọc những dòng chữ ở đây. Chắc phải mò sách thôi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:50, ngày 1 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thông tin thú vị đấy, nhưng có sách vẫn tốt hơn. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:50, ngày 1 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hoàng đế La Mã trước thời Otto đúng là hơi bị lấn cấn về dân tộc và tên gọi. Gọi bằng tên Đức, Pháp, La Mã hay Ý đều đúng cả. Vẫn muốn tên La Tinh nhất (vì đây là ngôn ngữ chung thời đó) nhưng tên này không phổ biến. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:06, ngày 2 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Không biết ngôn ngữ hành chính của các ông ấy là gì nhỉ ? (tiếng La tinh ?) Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:13, ngày 2 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ti còn nhớ ai không???--Chubengo (thảo luận) 14:13, ngày 6 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Dạo này Chubengo bận lắm, năm nay học lớp 9 rồi!--Chubengo (thảo luận) 04:25, ngày 11 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Gideon Ernst von Laudon

Ti làm giúp tôi cái infobox ở đây, tôi làm biếng quá. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 17:16, ngày 8 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Trận Somme

Ti nên nhớ rằng đối với kiểu chiến tranh hầm hào ở mặt trận Pháp-Đức thời đó thì cái giá của vài cây số chiếm được là hàng nghìn mạng người. Không phải lúc nào cũng thắng lớn được như Amiens hay là Brusilov. Phần đất mà người Anh chiếm được tuy ít nhưng cũng là thành công lắm rồi, vì nó đã phá vỡ được một phần mặt trận của Đức tại Somme, giải phóng áp lực đang đè nặng lên Verdun và tiêu hao một số rất lớn quân tinh nhuệ của Đức (465.000-630.000, tùy nguồn). Nên nhớ rằng quân Đức lúc đó đã "quên" áp dụng chiến thuật "thay người" giống như Pêtanh nên những binh sĩ Đức chết trận là những người thiện chiến nhất và dày dạn nhất. Quân Anh thương vong lớn một phần vì những sai lầm thô thiển của Đại tướng Haig, ông Haig này về sau còn phạm nhiều sai lầm khó tha thứ như ở Passchendaele chả hạn (cho nên ông ta mới có biệt danh là "đổ tể" vì nướng quân quá nhiều).

T.B.: dường như Napoleon bị dị ứng với người Nga thì phải, ông ta hết chê Suvorov rồi lại chê tiếp Kutuzov. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:16, ngày 10 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Mà theo Hòa ước Teschen thì, quả thật chiến tranh kế vị Bayern lại tiếp tục là một thắng lợi của Phổ trước Áo. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:19, ngày 10 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đó là lí do tại sao Napoleon ngậm 1 quả đắng to tướng khi xâm lược Nga - Hoàng đế pháp chỉ chạm trán với Alex I cùng các cố vấn quân sự kém cỏi của Alex chứ chưa thật sự lĩnh hội được toàn bộ "sức mạnh Nga"; chính vì vậy nên ông không kịp thời hiểu được con người và đất nước Nga. Nói một cách công bình, ngoài Napoleon thì nhiều tướng lĩnh tài năng khác cũng phạm phải sai lầm đó và phải trả giá đắt - ví dụ như vua Thụy Điển Sáclơ XII chả hạn. Và thật ra, Napoleon cũng đánh giá đúng một số tướng lĩnh Nga tài năng tỉ như Bagration.
Nói thêm về mặt trận Pháp-Đức, như đã nói hệ thống hầm hào ở đây rất vững chắc, đạn pháo thì vãi như trấu và trình độ quân đội của các nước không chênh lệch mấy, nên có đánh nhau thì đảm bảo một cục đất sẽ được đổi bằng một mạng người (trừ phi có xe tăng) - cho nên nếu Ti muốn kiếm một trận thắng như Amiens thì khó lắm; chúng ta không thể đơn thuần đếm xác chết để biết thắng thua mà phải cân nhắc nhiều yếu tố khác nữa. Các mặt trận còn lại thì dễ hơn: thường là 1 bên quá mạnh còn 1 bên quá yếu nên các trận thắng lớn và thua tơi tả là thường xảy ra.
Xét 6 ông lớn tham gia thế chiến 1 (Anh Pháp Nga Đức Áo Thổ) thì Đức là có nhiều tướng giỏi nhất (Falkenhayn, Thế tử Rupprecht, bộ đôi Hindenburg và Ludenorff). Pháp thì có Pêtanh và Phốc, Haig của Anh thì dở ẹc như phụ tá Plumer giỏi. Nga chỉ có mỗi Brusilov đáng được gọi là tướng tài, còn một mình Ataturk thì không đủ để cứu hoàng gia Thổ. Áo là dở nhất, dở toàn tập, dở từ đầu trận đến cuối trận - dường như quân Áo ra trận chỉ để làm bao cát cho quân Nga đập tơi tả. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:57, ngày 10 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nghĩ lại Na khinh quân Nga cũng đúng thôi: sau khi Yekaterina II chết thì quân Nga xuống cấp trầm trọng. Quân đội không còn là quân đội kiểu Xuvorop nữa mà nhái phiến diện theo kiểu Đức; binh sĩ lại bị đánh đập, chửi mắng quá đáng như cũ. Bộ phận tướng lĩnh chỉ huy bị lũng đoạn bởi 1 mớ cận thần hung hăng nhưng bất tài cộng với các tướng lĩnh ngoại quốc mà khả năng không biết tin được hay không. Quân đội Nga đạt đỉnh cao nhất là vào cuối thế kỷ 18 dưới sự lãnh đạo của Yekaterina, sau khi bà ta chết thì cũng từ đó mà đi xuống. Nga hoàng có bao giờ nghe Kutuzov đâu, nên Napoleon không có cơ hội nếm vị đắng thất bại do những tướng tài của quân Nga gây ra. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:25, ngày 11 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tội đồ của trận Austerlitz

Ông này thắng được nhiều trận nhỏ nhưng toàn thua những trận siêu lớn, xem ra thì thành ít hơn là bại. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:39, ngày 11 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Trong số các tướng lĩnh Áo thì có ông Karl Đại công là giỏi nhất, từng gây cho Napoleon nhiều thiệt hại rất nặng nề. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:50, ngày 11 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Xét về quy mô, quân số và chênh lệch thương vong thì những trận thắng-thua trong cái bảng này cũng chả thua kém đâu. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:04, ngày 11 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thì đó là lý do chính mà :D Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:54, ngày 11 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đó đã bõ bèn gì, cái này mới khiếp nè. À mà tôi đang làm Trận Domstadtl, nếu được Ti xử lý song song bài en:Siege of Olomouc xem có nâng cấp được gì không. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:56, ngày 15 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

"Đồ tể" thật sự là IV Stalin cơ, chính Stalin là người đã yêu cầu thực thi các đòn đánh chính diện để đẩy lui quân Đức. Zhukov là người rất nghiêm khắc với chuyện tiết kiệm binh lực, ông rất hiếm khi mở các đợt tấn công làm hao phí quân lực của mình. Trên thực tế nhiều khi quân Đức quá mạnh, phải chấp nhận thương vong lớn chứ khó có thể thấp hơn được. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:07, ngày 15 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ủa!? Sao bạn này lùi phiên bản của bài này về phiên bản phá hoại vậy? Phương (thảo luận) 04:05, ngày 16 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

uh, ko có gì :D Bạn này chịu khó để ý kỹ một chút, wiki mình có Violet làm BQV ẩn mình mà -> cứ có phá hoại gì thì bạn ấy ra tay ngay, hiệp sĩ ẩn mình đó! :)) Thân! Phương (thảo luận) 04:13, ngày 16 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời
OMG! '@__@' Cảm ơn nhưng xin đính chính một chút, cái danh hiệp sĩ ẩn mình này dành cho Ti2008 thì hợp hơn. Tôi chỉ lâu lâu tạt ngang làm vài sửa đổi thôi, hết thời ngồi canh từ sáng tới tối rồi. ~ Violet (talk) ~ 04:29, ngày 16 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chiến tranh 7 năm

Những năm 1759,1760,1761 thật sự là thời khắc kinh hoàng và đẫm máu đối với nước Phổ: bị kẹp giữa 2 gọng kim Nga-Áo và nhiều khi lâm vào tình thế nguy kịch không thể tưởng tượng nổi (thủ đô Berlin từng bị chiếm mấy ngày). Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:56, ngày 17 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chính thế, sự dai sức và tài thao lược của Phriđrích II đã khiến ông có thể bám trụ cho tới khi "phép lạ" xảy ra. Những trận thắng kinh hồn bạt vía ở Liegnitz và Torgau cũng thật sự là "phép lạ" do chính vua Phổ gây ra, nếu xét tình hình binh lực của ông lúc đó đã hết sức tồi tệ (nhiều khi phải tuyển cả con nít 13, 14 tuổi vào quân ngũ), nhưng vẫn thắng những trận lớn như vậy. Chiến tranh 7 năm đã lấy mất sinh mạng của 1/7 dân số Phổ, cái giá của việc giữ được Silesia là như thế. Nguyên nhân chủ yếu của 500.000 sinh mạng bị mất đó quả thật là do Phriđrích đã uổng phí nhiều cơ hội nghìn vàng trong năm 1757, 1758; đồng thời ông cũng quá coi thường Nga nên đã lãnh nhiều đòn đánh bi đát như ở Kunersdorf chả hạn.
Phép lạ đối với Phổ, nhưng là sự sỉ nhục đối với Nga: Piốt III đã biến nước Nga thành một tên phản bội đồng minh 1 cách nhục nhã và... lãng nhách (lúc đó Phổ đã gần thua tới nơi). Những hành động điên khùng của Piốt III (tuyên bố thà làm 1 vương hầu dưới quyền Phriđrích hơn là làm hoàng tử Nga, tuyên chiến với Đan Mạch, tung hê Phriđrích như thánh,...) là những sự sỉ nhục không thể tha thứ được đối với thể diện của nước Nga. Cứ chấp nhận việc ông ta có cảm tình lớn đối với Phriđrích đi, nhưng cái không chấp nhận được là Piốt III đã quên mất địa vị của mình là ai. Người quên mất bản thân mình, bị hại chết cũng chả oan uổng gì. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:28, ngày 17 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

He he he, phải đến thời của Napoléon I thì vị hoàng đế-tướng quân thiên tài của Pháp mới tính đến chuyện "đánh để tiêu diệt chứ không để thắng" bằng cách tung các đòn độc vào đuôi, sườn quân địch (nhằm xắt lát, bao vây và cắt đuôi chúng) và nếu cần thi truy kích và diệt không chừa 1 tên. Trận Austerlitz là ví dụ. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:49, ngày 17 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Quả thật vua Phổ nói đúng khi bảo "giặc" Pháp là đối thủ "hèn yếu" nhất. Thế kỷ 18 là một chương đau nhục của vương triều Buốc-bông: ngân khố trống rỗng, ngoại giao tồi tệ, đánh đâu thì thua đó. Nước Pháp lúc này chỉ là cái bóng mờ căm so với triều đại huy hoàng Lui XIV trước kia. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:00, ngày 18 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thật ra mà nói thì nếu Lui 16 tiết kiệm như Piốt Đại đế thì chắc việc tham gia giúp đỡ Mỹ cũng không gây hại quá đáng đến nền tài chính Pháp - thật sự thắng lợi của cách mạng Mỹ cũng đem lại cho Pháp 1 số món lợi "coi được" đấy chứ (nhất là việc người Anh mất đi 1 thuộc địa rộng lớn và giầu có là 1 món lợi đối với Pháp). Còn Lui 15 thì không biết phải nói ông ta là thế nào đây: ngoại giao Pháp thời của ông ta quá sức là vụng về, toàn đi đánh nhau không công cho người ta. Lãnh thổ Bỉ và Canada đáng nhẽ không bị mất nếu Lui XV ngoại giao khéo léo hơn. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:03, ngày 19 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nói thẳng thế này, Pháp ở xa tít tắp, muốn đi tới Ba Lan hay Thổ thì phải qua Anh (vì Anh thống trị biển), các nước Đức nhỏ, Áo và đặc biệt là Phổ; thế thì nó giúp được gì ? Nhất là Phổ và Áo có quân đội rất thiện chiến còn Nga là ông khổng lồ, Anh thì khỏi nói. Mớ thái địa hỗn loạn Ba Lan và con bệnh Thổ từ chết đến bị thương là may.
Cái mầm họa suy sụp của Pháp nói trắng ra là đến ngay từ thời Lui 14. Ông này là chúa ăn chơi hoang phí; tài trị quốc của Lui không được kế thừa nhưng thói quen ăn chơi của ông ta thì được kế tục rất hoàn hảo, nhất là đứa cháu dâu mấy đời của ông ta (aka hoàng hậu của Lui 16). Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:10, ngày 19 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi thì không thích thái độ bá đạo của Lui 14, vì thái độ đó mà ông chịu một số thiệt thòi rất uổng trong vấn đề ngoại giao. Tuy nhiên, cái chính nhất đó là Lui đừng có ăn chơi hoang phí. Nếu ông ta sống được như Piốt I thì sự thống trị của Pháp tại châu Âu có khi sẽ thành công. Mà tôi có thể nhờ Ti xem thêm về trận Berlin năm 1760 được chứ ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:54, ngày 19 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Trận Kunersdorf

Tôi cũng sẽ xem lại bài về thảm họa Kunersdorf (1759). Bài này, thú thật nhiều chỗ dịch khá ẩu, và có thể thêm tí teo thông tin từ wiki Nga. Bức tranh ở wiki Nga xem ra hoành tráng hơn, tôi đã dùng nó thay cho cảnh vua Phổ bị quân Côdắc rượt chạy te khói. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:44, ngày 19 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Không phải "bạn" nào dịch, mà là máy dịch ! Tôi vừa sửa lại xong, nhìn trời ơi đất hỡi, không thể chịu đựng nổi ! Bài này tôi sẽ sửa dần và lấy nguồn từ ru wiki, tất nhiên cũng phải nhờ máy dịch sơ sơ ý của ru wiki và nhờ các bác Thái Nhi hay bác mèo cố vấn nữa. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:10, ngày 19 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

À quên, thập đại tùng thư còn nói trong trận này vua Phổ mất 3 con ngựa, và máu của những con ngựa này đã thấm gần hết quần áo của ông. Để kiểm tra xem có sách nào khác nói thế không ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:15, ngày 19 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Vẫn khoái hình này hơn, miêu tả rõ rệt vẻ mặt buồn so của nhà vua. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:50, ngày 19 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời


Tôi hết hơi rồi, chắc chỉ thêm được bấy nhiêu. Ti có lòng thì giúp bài này hoành tráng 1 tí vậy. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 17:13, ngày 19 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi đang chạy loăng quăng trong chiến tranh 7 năm, xem ra sắp tới sẽ tham chiến ở Maxen. Nhưng mà trong trận Kay thì các wiki khác bảo là quân Nga chỉ chết và bị thương 5 nghìn người, không biết lấy ở đâu. Chắc thương vong "nặng nề hơn cả quân Phổ" này ám chỉ số chết và bị thương của Nga nhiều hơn số chết và bị thương của Phổ, không tính chuyện tù binh. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:47, ngày 20 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời
Thì đúng thôi, Áo không hợp quân được với Nga (bản thân Daun và Lacy là siêu rùa bò) nên Nga đơn độc 0 làm gì được. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:48, ngày 20 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cũng được thôi, nhưng dầu sao vẫn uất ức về "cái nền" hiện tại của Kunersdorf vì trận đánh hoành tá tràng như thế mà nền khá yếu. Vét hết wiki Nga-Đức-Ba Lan cũng chỉ có bấy nhiêu. Còn wiki Việt chả ăn nhập gì với các nước tham chiến có nguy cơ sở hữu bài vô cùng hoành tráng. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:20, ngày 20 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Được, vậy yên tâm giao lại Kunersdorf cho Ti. :) Anh với Pháp thì trọng tâm nằm ở tít châu Mĩ và Ấn Độ kìa. Còn tại châu Âu thì chỉ có Phổ vờn nhau với Áo, Nga là chủ yếu. (sau khi Anh thắng Pháp trên biển thì dường như cũng không mặn mà lắm với Phổ nữa) Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:00, ngày 20 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Xem các trận đánh của Pháp tại châu Âu thì Pháp bị kẹt cứng ở miền Tây Đức, gần như đánh đâu là thua đó. Cho nên mới nói quân Pháp lúc này chỉ là cái bóng mờ căm so với 80 năm về trước. À mà hóa ra cánh trái của Nga trong trận Kunersdorf do đại ca Pyotr Aleksandrovich Rumyantsev chỉ huy, hèn gì quân Phổ đánh mãi không thắng. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:23, ngày 21 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi cũng vừa mới dịch thêm bài Saltykov, hóa ra wiki Nga họ nói về trận Kay hơi khác so với những gì hiện có ở wiki Việt. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:24, ngày 21 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Không chỉ có Rumyantsev, mà cả Saltykov cũng nói thế. Suvorov và Kutuzov thì lại càng tin tưởng và quý trọng binh sĩ hơn cả. Những sĩ quan với tư tưởng như thế này đã đưa quân đội Nga lên đỉnh cao của nó vào nửa cuối thế kỷ 18. Tuy nhiên, theo ý tôi, trong chiến trường châu Âu thế kỷ 18 thì quân Phổ của Đại ca Phriđrich II nhìn chung vẫn là sắt thép hơn cả dù quân số khá ít. Người Anh chủ yếu mạnh về thủy binh, quân Nga thì đông đảo và dũng cảm, quân Áo tương đối đồng đều (đôi khi hơi bị "đều đều") ở các mặt. Còn quân Pháp và "ông bạn" Thổ của nó thì... Mãi đến sau cách mạng Pháp thì quân Pháp mới trở lại thời kì vinh quang của nó. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:43, ngày 21 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Không biết có phải vì cái dớp này mà đế quốc Đức và phát xít Hítle đều cố gắng áp dụng những kỹ thuật mang tính đột phá để biến hải quân thành "sát thủ" trên biển hay không ? Trong số 2 loại quân mới của hải quân (tàu sân bay và tàu ngầm), dường như hướng đi tàu ngầm của người Đức cũng rất giống với phong cách sắt thép và vũ bão trên đất liền của họ: đánh mạnh, đánh hiểm và phải thắng to về chiến thuật (nhưng cuối cùng thì thua về chiến lược - nước nhỏ dân ít mà). Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:38, ngày 21 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cũng không hẳn. Chiến tranh tàu ngầm của Đức trong hai cuộc thế chiến đã khiến không biết bao nhiêu tàu quân nhu của Anh và Mỹ làm mồi cho cá, đạt được nhiều thắng lợi to lớn về chiến thuật và nhiều lần đẩy các tuyến tiếp vận hàng hải Đồng Minh vào thế báo động đỏ (mặc dù về chiến lược thì Đức không đủ sức để phá vỡ thế thống trị biển của Anh-Mỹ). Xem ra Đức đã đúng khi phát triển những tàu ngầm bé hạt tiêu thay cho bọn dreadnought kềnh càng. Chơi game thì tôi rất thích cách đánh chủ công này, dường như hai yếu tố mà tôi ưu chuộng nhất trong chiến trận là độ linh hoạt lớn và hỏa lực khủng khiếp (vỏ giáp có thể kém sút 1 chút).
Còn quân lực Thụy Điển trước thời Piốt Đại đế thì cũng thuộc dạng tinh nhuệ, kiên cường và dũng cảm, gần giống như quân Phổ của Phriđrích II, tất nhiên sau thảm họa chiến tranh phương Bắc thì các chiến binh thiện chiến nhất của Thụy đã chết hết và sức mạnh của Thụy Điển cũng từ đó mà xuống dốc kinh hoàng. Dường như các nước Phổ và Thụy Điển cũng như nước Đức Hítle có điểm chung là tuy quân lính rất thiện chiến nhưng sau khi số quân này hao hụt đi thì lượng tân binh không đủ thay thế và sức chiến đấu cũng đi xuống. Những khó khăn mà Phriđrich II gặp phải trong giai đoạn 1759-1761 cũng y hệt như diễn biến của chiến dịch mùa xuân 1918 và diễn biến chiến tranh Xô-Đức vậy. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:13, ngày 21 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chú thích

Những bài có 100-200 chú thích như Leuthen thì Ti nên tận dụng cách đặt chú thích thành 2,3 hàng {{reflist|2}} hay {{reflist|3}}, vân vân. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:05, ngày 22 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Rất may cho người Phổ là Phriđrích II vẫn còn là một lãnh đạo khôn ngoan, biết cân nhắc chứ không háo chiến như Wilhem II và không khùng điên như Hítle. Cho nên vua Phổ đã không chịu họa mất nước (và diệt thân) như hoàng đế Đức và trùm phát xít. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:33, ngày 22 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nói quá tay là còn quá nhẹ đối với Hítle, hắn ta thật sự đã hành động và suy nghĩ hết sức cuồng tín nếu không muốn nói là điên khùng và thú vật. Mặc dù ngày xưa, hệ thống giáo dục của Hoàng đế Đức đã từng nhồi sọ về chủ nghĩa "Đức là số 1" cho con dân nhưng đến thời Hítle thì chủ nghĩa này đã đạt đến tầm mức thú vật, vô nhân đạo với hàng loạt hành động đáng kinh tởm, khiến cả thế giới thù ghét chế độ của y hơn là người Đức thù ghét quân Nga trong trận Zondorf. Phần lớn mọi người không hoàn toàn coi Karl XII hay Wilhem II là "tội phạm chiến tranh", nhưng 99% dân số thế giới hiện giờ đều coi Hítle là 1 tên tội phạm kinh khủng, ngoại trừ một thiểu số những kẻ đầu trọc ngu si và dốt nát ở Nga, Đức hiện nay. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:06, ngày 22 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nếu Taza có ở đây thì Taza sẽ nhanh chóng "cắt gọt" bớt các bài Leuthen, Zondorf,... vì, phải nói thật là nó... quá dài. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:46, ngày 23 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thì Ti cứ sửa lại đi tôi có nói gì đâu. Bài đang được viết mà :D Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:18, ngày 23 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đã có nguồn cho tổn thất 4800 của quân Nga (khứa khứa). Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:18, ngày 23 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tất cả đều là sách hết. Nhưng người Nga dịch nội dung sách sang tiếng của họ rồi tung lên 1 trang mạng. Họ có ghi chú rõ ràng đấy là bản dịch của cuốn sách của ông nào đó. Như vậy, ta vẫn có thể kiểm kê được độ chính xác của thông tin, dù là đi khá là vòng vèo từ trang mạng Nga rồi lại bay qua google books để coi sách gốc. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:29, ngày 23 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Phải công nhận, người em trai Hăngrích của Phriđrích đã nhiều lần cứu nước Phổ thoát khỏi hiểm nghèo. Ông là một trong những "phép lạ" tuyệt vời nhất mà nhà Brandenbuốc có được. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:58, ngày 23 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Trần Văn Hương

Nhờ bạn làm dùng cái infobox cho bài Trần Văn Hương này đi, cái bảng đó cũng giống giống như cái bảng của bài này Nguyễn Văn Thiệu. Cảm ơn.Trongphu (thảo luận) 23:49, ngày 23 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

:">

Xét trong mặt bằng chung của thập niên 1930-40 thì cái này xứng đáng là phim hay. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:21, ngày 24 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nhưng quân Áo-Nga đã phạm phải đúng sai lầm đó trong trận auxteclit. :D Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:18, ngày 25 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Liên Xô hồi 1941-1942 cũng phạm phải những sai lầm tương tự, khi nhiều "ông tướng" cho xua quân như... lùa vịt mà không có bất cứ cái gì hỗ trợ cả. LX cũng là quốc gia cải cách mạnh mẽ nhất trong trường hợp này, mặc dù cái giá phải trả là lớn nhất nhưng kết quả cũng mỹ mãn nhất: sự chín muồi học thuyết Tác chiến chiều sâu. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:42, ngày 25 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Heinrich của Phổ (1726-1802)

Ti Đức hóa giùm tôi mấy cái tên trong thế phả của Heinrich, tôi hơi... làm biếng. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:27, ngày 26 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

T.B.: ông này cũng tuyệt hậu như anh trai mình TT_TT. Sao người tài lại gặp xui thế nhỉ ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:27, ngày 26 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hà hà, theo một nhận xét thì hình ảnh của Népxki trong phim bị cố tình lái cho giống với hình ảnh của "Đồng chí Xtalin vĩ đại", nhất là nụ cười của Népxki phải thể hiện giống với nụ cười thường ngày của Xtalin. Mà phải công nhận là, dù làm cách đây 70 năm nhưng bây giờ xem phim vẫn thấy hay. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:16, ngày 26 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

So sánh Xtalin với Nga hoàng Alex I thì đúng hơn, mặc dù về quân sự Alex I dốt nát hơn Xtalin và cũng kiêu ngạo cố chấp hơn Xtalin. Mặc dù Xtalin gây ra nhiều tội lớn cho nhân dân và quân đội Xô Viết, nhưng theo ý tôi, tôi vẫn đánh giá khả năng lãnh đạo và tài chính trị của Xtalin cao hơn nhiều so với Alex I. So sánh Zhukov với Kutuzov mói là chuẩn nhất. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:55, ngày 26 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

2 anh em F và H khá giống nhau về tài năng quân sự và cả... đời sống tình cảm. Đã lằng nhằng như thế sao hai ông này không cho phép vợ ngoại tình để mấy bà vợ đỡ khổ nhỉ. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận)

Ti có định thoát li wiki ở bài của ngài Vêđan không đấy ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:52, ngày 28 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cũng chưa chắc. Trong số các dân tộc thiểu số ở Nga và Liên Xô trước kia cũng có người da vàng mũi tẹt, ví dụ: 1, 2, 3, 4, 6... và thậm chí người Nga cũng có thể "mượn" một số diễn viên của đồng minh thân cận là CHND Mông Cổ. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:56, ngày 28 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thế ạ :"> thế thì phải qua wiki tiếng Tầu xem cái đã .Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:57, ngày 29 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

:">

Ti xem cái bản mẫu này có hợp với Ti không ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:39, ngày 30 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

HY VỌNG

Mới đề cử bạn ở đây. Mong bạn đừng từ chối mà hãy hy sinh giúp Wiki ta.Trongphu (thảo luận) 22:31, ngày 9 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Mời qua đây bỏ phiếu đây.Trongphu (thảo luận) 17:50, ngày 11 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời
Cái này dịch làm sao đây? fourth Monday of October. Ngày thứ tư của thứ hai của tháng mười? Đúng là VN mình không có sự khác biệt giữa số đếm và số thứ tự nên cũng khó viết quá.Trongphu (thảo luận) 17:59, ngày 13 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Không biết bức ảnh thành thật hay giả đây? Nếu là thật thì mình sẽ bỏ nó vô bài Hồ Chí Minh. Hình này mình thấy ở bài HCM ở bên tiếng Anh. Quả thật lần đầu tiên mình mới thấy hình này.Trongphu (thảo luận) 18:18, ngày 13 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Vậy làm sao tìm ra thực hư đây? Mà mình nghi là hình giả mạo quá, trong đám người đó chả ai nhìn giống Bác Hồ. Nói cậu tìm ra thực hư báo mình rồi mình qua bên tiếng Anh kêu họ tháo xuống.Trongphu (thảo luận) 23:10, ngày 14 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời
Students, International Lenin School in Moscow in 1929, including Ho Chi Minh.
Mình đâu có biết tiếng Hàn đâu mà đưa link đó cho mình làm gì vậy? >.<!Trongphu (thảo luận) 23:01, ngày 15 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời
Vậy là giả tạo chứ gì?Trongphu (thảo luận) 03:15, ngày 17 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đế quốc Đức

Hàm nghĩa của từ đế quốc không giống với đế chế. Đế chế là cách gọi khác của quân chủ chuyên chế, "chế" ở đây là chế độ. Nhiều trường hợp dùng từ đế chế trong tiếng Việt là không chính xác, phải gọi là đế quốc mới đúng. 1 + 2 x 8 (thảo luận) 04:28, ngày 18 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ở VN thì người ta vẫn hay gọi là Đế quốc Đức hơn là Đế chế Đức. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:07, ngày 18 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời
Nói như các nền quân chủ chuyên chế Phổ, Pháp xưa vốn dĩ là những Vương quốc, sao lại là "Đế chế" được ??? Có phải ý bạn nói Đế chếEmperordom (giống như Đế chế Áo năm 1804 - 1867) còn Đế quốcEmpire ? Nhưng dầu sao đi nữa thì khái niệm "Đế chế Đức" đã tồn tại lâu ở WP và Đế chế thứ nhất, Đế chế thứ hai của Pháp thì còn phổ biến hơn nhiều nữa (thực nhất Đức Quốc xã cũng đặt khái niệm Đế chế thứ nhất, Đế chế thứ hai và Đế chế thứ ba cho cĐức), có lẽ nên để lại nguyên trạng và nếu có đổi này nọ thì chắc phải lôi kéo thảo luận thêm (giờ lại gặp ít người để thảo luận) !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:08, ngày 18 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời
Từ "đế chế" đồng nghĩa với "quân chủ chuyên chế" và dịch sang tiếng Anh đều là "autocratic monarchy". Nghĩa gốc của "đế quốc" là chỉ quốc gia theo chế độ quân chủ, do đế vương khống chế.1 + 2 x 8 (thảo luận) 06:26, ngày 18 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời
Ý tôi hỏi là nếu mà nền quân chủ chuyên chế do Quốc vương đứng đầu thì có là Đế chế không (ví dụ như chính quyền Pháp của Louis XIV) ?--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:30, ngày 18 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời
Vẫn có thể gọi là "đế chế". Đế và vương đều là xưng hiệu của quân chủ. Ở Trung Quốc trước thời Chu quân chủ gọi là "đế", đến đời Chu đổi gọi là "vương". Từ khi Tần Thuỷ Hoàng sử dụng tôn hiệu "hoàng đế" thì "vương" trở thành tước phong cao nhất cho quý tộc và công thần. "Vương chế" nghĩa là chế độ của vương triều, không hề giống với đế chế. 1 + 2 x 8 (thảo luận) 07:27, ngày 18 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Quốc vương thì làm sao mà là đế chế được ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:36, ngày 18 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Quân chủ chuyên chế không phải là một quốc gia mà là một thể chế chính trị, đế chế là cách gọi khác diễn đạt cùng một khái niệm với quân chủ chuyên chế. Quốc vương là vua của một nước. Như trên đã bàn nên đổi tên mục từ "Đế chế Đức" thành "Đế quốc Đức". Cái tên "đế chế" sử dụng ở đây là không thích hợp. 1 + 2 x 8 (thảo luận) 09:00, ngày 18 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bạn là người đã chuyển tên bài "Đế quốc Đức" thành "Đế chế Đức" nhưng trong phần thảo luận ở trên thì không thấy bạn giải thích gì về khái niệm cũng như sự khác biệt giữa đế chế và đế quốc. Nếu bạn không có ý kiến gì nữa thì tôi sẽ lại đổi tên bài về "Đế quốc Đức". 1 + 2 x 8 (thảo luận) 08:27, ngày 23 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tại VN, tôi chưa thấy có tài liệu nào nói Đế quốc với Đế chế khác nhau như bạn diễn giải ! Đối với Pháp, Đức, những khái niệm kiểu "Đế chế thứ nhất" (chỉ Đế chế Napoléon I/Đế quốc La Mã Thần thánh), "Đế chế thứ hai" (chỉ Đế chế Napoléon III/Đế chế Wilhelm I) và "Đế chế thứ ba" (chỉ Đế chế Hitler ở Đức) thì ít ra chúng ta đã định nghĩa tại WP từ lâu ! Do đó từ khi nghe bạn diễn giải thì tôi cũng đã đồng ý phần nào nhưng vẫn chưa thấy tư liệu đáng tin cậy nào nói thế và cần thảo luận thêm vào các thành viên khác nữa !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:36, ngày 23 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Một số người hay dịch "empire" thành "đế chế", tránh dùng từ "đế quốc" vì hiểu đơn giản đế quốc là nước chuyên đi xâm chiếm thuộc địa, chèn ép, nô dịch các quốc gia, dân tộc khác. "Đế chế" và "đế quốc" tuy có dùng nhiều nhưng không ít người vẫn không hiểu rõ nghĩa của chúng. Không cần tới các từ điển tiếng Trung chỉ cần bạn tra một số từ điển tiếng Việt cũng sẽ rõ ngay vấn đề này. Chẳng hạn theo định nghĩa cho ở trang http://tratu.soha.vn/ thì:

  • Đế chế: chế độ chính trị của nước có hoàng đế đứng đầu
  • Đế quốc: (Ít dùng) nước quân chủ do hoàng đế đứng đầu; Nước thực dân đi xâm lược các nước khác, biến các nước này thành thuộc địa hay phụ thuộc.

1 + 2 x 8 (thảo luận) 06:03, ngày 24 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nhưng mà đã rất nhiều người dịch hai nền quân chủ tư sản của Vương triều Bonaparte là Đế chế thứ nhất và Đế chế thứ hai, khó ở chỗ đó ! Chẳng nhẽ vì đây là hai thời đại duy nhất trong lịch sử nước Pháp có Hoàng đế đứng đầu nên gọi như vậy ? Với các chính thể kiểu nền Cộng hòa thứ hai, nền Cộng hòa thứ ba thì có nền Đế chế thứ nhất'được ko ? Tương tự với Đế chế Đức vốn là lần duy nhất thực sự có Đế hiệu Hoàng đế của người Đức, cho dầu vẫn ít phổ biến hơn là Đế chế I và Đế chế II của Pháp ! Và như nền Reich của Hitler thì bạn nghĩ nên cho là Đế quốc thứ ba hay là Đế chế thứ ba trong khi không phải là Hoàng đế cũng ko phải là thực dân !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:30, ngày 24 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời
Hiểu sai nghĩa thì sẽ dẫn đến dùng sai từ. Đế chế và đế quốc là một ví dụ. Nhiều người dùng không có nghĩa là đúng. Quốc gia có thuộc địa hoặc lãnh thổ rộng lớn cho dù không phải quốc gia quân chủ chuyên cũng được gọi là đế quốc như đế quốc La Mã, đế quốc Mỹ, đế quốc Pháp vân vân. Từ "empire" trong tiếng Anh bắt nguồn từ từ tiếng La-tinh "imperium", không có nghĩa là nào là vua chúa. Căn cứ vào từ nguyên và ý nghĩa của từ "reich" trong Đức thì dịch thành "đế quốc" là thích hợp rồi. 1 + 2 x 8 (thảo luận) 08:36, ngày 27 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nói chung là các sách báo VN đều ghi Đế quốc Đức, đế quốc Nga, đế quốc La Mã trong khi lại ghi Đế chế I, II, III. Cho nên không nên dùng "đế chế Đức" ở wiki TV. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:22, ngày 25 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đầu hàng: vậy đồng ý với Đế quốc Đức, nhưng đối với các Empire kèm theo con số thì ... ko !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:33, ngày 25 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

nói viết bài về người katsis và assyria

bạn có thể viết bài về người assyria và katsis 0

en:Buddhist socialism

Hơi bị bất ngờ khi thấy ông Đăng Châu Gia Mục Thố tự nhận mình là "For this reason I still think of myself as half-Marxist, half-Buddhist". Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:22, ngày 25 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

nói viết bài người hyksos,vương triều của người hyksos,thành avaris

bạn có thể viết bài về người hyksos,vương triều hyksos,thành avaris 0 Tungin (thảo luận) 09:09, ngày 1 tháng 12 năm 2011 (UTC)tunginTrả lời

Vua

Đúng như vậy!--Trungda (thảo luận) 09:15, ngày 1 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời

nói viết bài vandal

bạn ơi tiện thể viết bài về người vandal và vương quốc vandal đi ,1 trong những bộ lạc giecman Tungin (thảo luận)`tungin

Ủa sao bài Hồ Chí Minh chả nói tới nguồn gốc của cái tên Hồ Chí Minh vậy. Làm sao mà bác quyết định lấy tên đó? Mình nhớ nôm na từ một câu chuyện là một người bạn trong tù của bác có tên Hồ Chí Minh, rồi diễn biến làm sao quên rồi. Có gì nhờ bạn thêm nội dung đó vào bài và nguồn luôn nếu có. Cảm ơn!Trongphu (thảo luận) 21:14, ngày 4 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
Hai cái nguồn đó có nói rõ hơn về nguồn gốc tên Hồ Chí Minh nhưng vẫn chưa nói tại sao bác lại lấy tên đó? Bạn tìm ra được nguồn tài liệu nào kêu mình nhé hoặc tự thêm vô bài nếu muốn. Thân.Trongphu (thảo luận) 22:26, ngày 25 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời

Kim Jung-un

Với tình hình mới, tiếp tục có biểu quyết về tên bài, Thảo luận:Kim Chŏng'ŭn#Bỏ phiếu về tên bài. CNBH (thảo luận) 16:16, ngày 26 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chào, mình thấy bạn nên đề cử bài này Trận Austerlitz làm bài chọn lọc đi. Ăn đứt bên tiếng Anh. Ờ mà bài Hirohito, mình thấy bên tiếng Anh có khá nhiều thông tin đó. Mình biết ông này là thần tượng của bạn mà đúng không? Bạn giỏi tiếng Anh chắc dịch cũng dễ. Mình đăng ký bài này nhé, có gì bạn dịch dùm. Chừng nào rảnh thì làm không vội. Cảm ơn!Trongphu (thảo luận) 23:21, ngày 30 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
Vậy bạn nhớ đề cử bài đó nhé. Wiki ta hiện giờ rất còn BVCL đó. Bài đó quá xứng đáng rồi.Trongphu (thảo luận) 03:37, ngày 31 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời

happy new year

Chúc Ti2008 một năm mới sức khỏe nhiều, công việc tốt. Và tiếp tục đóng góp cho Wikipedia nhiều hơn nữa. ASM (thảo luận) 05:09, ngày 1 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

hỏi cách post

theo bạn khi dịch một bài viết từ wikipedia tiếng anh hay của một wikipedia nước ngoài khác để post lên wikipedia , nhất là khi dịch ở google dịch bằng cách gõ nguyên địa chỉ trang web vô google dịch rồi bấm dịch để xem thì có phải khi post bài vô wikipedia thì phải sữa lại một số từ ngữ,ngữ pháp khi viết sang tiếng việt để người ta dễ hiểu phải không,vì có lúc mình dịch một bài viết ở wikipedia để xem bằng google dịch thì thấy còn nhiều từ nhất là những từ ngữ màu xanh dương vvvvvvv. Tungin (thảo luận) 05:27, ngày 5 tháng 1 năm 2012 (UTC)tunginTrả lời

Mời bạn vô đây xem dùm, Wikipedia:Thảo luận có chút chuyện mình đã nêu ở đó.Trongphu (thảo luận) 13:09, ngày 9 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời


Bản mẫu:Vua Ba Tư

Mời Ti2008 xem Thảo luận Bản mẫu:Vua Ba Tư và nếu đồng tình thì tạo giúp các bản con. Cảm ơn trước nhé.--Trungda (thảo luận) 09:48, ngày 10 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tạo thử cái này , Ti xem hộ coi được không. Thấy cờ Iran có 3 màu đỏ, trắng, xanh lá (?) nên tạm để màu đỏ. Không biết có phù hợp không? Ti cho ý kiến.-- Trịnh Xuân 12:50, ngày 10 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Thì ăn sẵn mà. Có sẵn bộ khung của Trungda rồi.-- Trịnh Xuân 13:57, ngày 10 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Phải công nhận cái màu cờ đấy khó kiếm quá, bỏ màu #87CEFA vào nhưng không chắc chắc lắm.-- Trịnh Xuân 14:01, ngày 10 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Đổi rồi, nhưng hình như đó đâu phải màu xanh???-- Trịnh Xuân 14:02, ngày 10 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

lâu nay bận úa không lên wiki dược, không biét dạo này ti thế nào, công việc trên wiki ổn cả chứ--nemo (thảo luận) 09:55, ngày 21 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

What the...

ặc ặc Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:06, ngày 17 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

T.B.: vua nhà akemenit khoái màu gì nhỉ ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:06, ngày 17 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Đồng chí chưa thấy tranh vẽ Alexandros Đại đế cầm súng đại bác đi đánh chiếm... bán đảo Krym đâu. :D Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:41, ngày 17 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Mà bây giờ tạm thời wiki tiếng Việt sẽ im ắng vì nói thẳng việc viết bài wiki tiếng Việt hiện phụ thuộc rất nhiều vào wiki tiếng Anh. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:41, ngày 17 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Không phải đâu, các họa sĩ có học đàng hoàng đấy, được tôi luyện bởi những đức cha tài cao vọng trọng trong nhà thờ... hồi thế kỉ thứ 15 =)) =)). Ngoài ra trong số tác phẩm của các họa sĩ ấy còn có hình Pitago mặc quần bó và áo ngắn cực kì "mô đen", cũng như hình vua Sáclơmácnhơ mặc áo giáp "siêu nhân" nữa. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:50, ngày 17 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

À mà trong bức tranh nổi tiếng thời phục hưng vẽ về Plato và Aristotle, để ý kĩ sẽ thấy 2 nhân vật chính cầm... sách. Dường như P và A đi vượt thời gian đến tương lai mua sách thì phải. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:53, ngày 17 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Đồng chí càng lúc càng trở nên "bảo hoàng" hơn :D Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:55, ngày 17 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Lê Túc Tông

Cái chết của ông như là sự bất hạnh cho nhà Lê sơ ("trời không cho vua hiền sống mà lại dành chỗ cho vua quỷ"). Vua Túc Tông chỉ ngự trị nửa năm thì qua đời, xem ra thể lực quá yếu ớt, còn suy nhược hơn so với Nhân Tông. Nhưng việc Nghi Dân làm lại có "cớ" từ thân thế bất thường của Nhân Tông mà ra, còn Lê Tuấn dẫu hung bạo cũng chưa có lý do gì làm loạn, "khung bê tông" nề nếp kỷ cương mấy chục năm chưa dễ phá vỡ. Mà dân chúng chống đối (điển hình là Trần Tuân và Trần Cảo) cũng từ sự tàn bạo của vua quỷ và vua lợn sau đó. Anh cho rằng, chí ít nếu Túc Tông đủ khỏe mạnh như Nhân Tông thì "ngày tháng thoi đưa" sẽ kéo dài. Dù rằng nhà Lê có thể không hưng thịnh hơn nhưng cục diện "bình bình" như Trần Hiến Tông, Minh Thế Tông sẽ được duy trì.--Trungda (thảo luận) 04:19, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Không rõ là ý người hay trời xui làm điều gở, nhưng việc làm của Thái Tông lại giống người "gần đất xa trời" hơn là của 1 ông vua đang trai tráng chưa tới 20. Nếu có nhiều con trai, thông thường các vua "cứ để đó đã, khi nào chúng nó lớn bộc lộ tố chất tính sau". Đằng này mấy đứa đang oe oe bế ngửa mà "phụ hoàng" đã sấp mải nay thay mai đổi, khiến bà mẹ đứa mới được thay (Nguyễn Thị Anh) cũng giật thót người khi có bà khác "đến kỳ". Chỉ tại vừa đa tình vừa bạc tình, có mới nới cũ như thay áo nên mới thành chuyện. Anh lại bạo gan mà đoán rằng: nếu Thái Tông sống đủ "tuổi trời", mấy chục năm sau rất có thể ngôi vua cũng sẽ về Tư Thành, vì thực tế chứng minh ông này có tố chất hơn cả trong 4 anh em, dẫu về "đạo đức" thì không hơn cha và kém Nhân Tông.--Trungda (thảo luận) 07:20, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Nói trắng ra Tư Thành cũng có kha khá tì vết chính trị, tỉ như (cố tình) giết oan một người anh em của mình chả hạn. Vua Svern của Đan Mạch (cha của Knut) từng nói rằng một nhà vua chuyên chế chả qua là nô lệ của cái ghế mình đang ngồi, xem ra ít có ai thoát khỏi cửa này. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:34, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

T.B.: Thật ra có cách để vào wiki tiếng Anh trong thời gian này. Chịu khó hi sinh 1 vài tính năng của trình duyệt web mà thôi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:38, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Giá như mà các nước ban căng không xâu xé nhau trong chiến tranh BC lần 2 thì anh Thổ đã không có cơ hội vơ lại phần Đông Tơraxơ rồi. Nói trắng ra, theo quan điểm của tôi, phần đất này và cả thủ đô Ixtambun đáng ra phải thuộc về Hi Lạp, cũng như Kars phải thuộc về Liên Xô. Các bác tư bẩn lo đánh Nga nhiều quá nên viện trợ cho Hi Lạp không đủ để đánh thắng Ataturk. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:48, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Thế mới biết các vua nhà Lý, nhà Trầnnhà Mạc làm việc "gia đạo" khá ổn thỏa. "Phúc đức tại mẫu", câu này một lần nữa lại đúng với chuyện nhà Thái Tông. Xem Lưu HằngLê Tư Thành là thấy.--Trungda (thảo luận) 07:57, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Ti xem đoạn mới bổ sung bài Lê Thánh Tông đi, thái độ tệ bạc với các "liệt sĩ trước cách mạng" khiến người đọc phải kinh ngạc và có lẽ Nguyễn Xí cũng phải lạnh gáy ("may mà mình khởi nghĩa thành công").--Trungda (thảo luận) 08:21, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Soi gương sang bên kia thì Lưu Bang thành công vẫn tôn kính Trần Thắng và dành đất thờ tự, thậm chí "tội thần" Cát Anh bị Trần Thắng giết, nhưng cũng góp công đánh Tần thì Lưu Bang vẫn tìm con cháu phong thưởng. Với những "cái gai" đe dọa "bông hoa nhỏ" Lưu Doanh thì xử triệt để nhưng với "cách mạng tiền bối" thì Lưu Bang làm chính trị rất tuyệt. Việc coi "làm đảo chính thất bại" lại ngang với "tội giết vua" thì quả là Lê Tư Thành suy diễn độc nhất vô nhị! Không biết có phải vì Thánh Tông từng "đánh hơi" thấy "hội Lê Ngang" có ý lập Khắc Xương hay không, sử không hề xác nhận!--Trungda (thảo luận) 08:37, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Logo Tết

Trời ơi

chắc là phải kiếm bản viết bằng tiếng Anh thì họ mới chịu chăng ?. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 17:08, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Bản quyền hình ảnh

Ti cho mình hỏi hình chụp năm 1925 thì đã hết hạn bản quyền chưa nhỉ? majjhimā paṭipadā Diskussion 16:19, ngày 20 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn đã trả lời. Hình cũng tạm ổn rồi ^^. Năm Nhâm Thìn đã sắp đến (còn 2 tiếng nữa), chúc bạn và gia đình sức khỏe và hạnh phúc! majjhimā paṭipadā Diskussion 15:14, ngày 22 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Mời bạn xem sơ qua chất lượng dịch thuật của bài Lon Nol mà tôi vừa mới chỉnh sửa và bổ sung thêm nhiều thứ, nếu có gì không ổn thì báo tôi biết nhé, thank nhiều. Thành viên:Yakushosama (thảo luận) 02:30, ngày 21 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tự Đức vốn có sức khỏe kém và là người thiếu quyết đoán, trái ngược với ông nội "trâu bò" của mình là Minh Mệnh. Vậy mà ông ấy thọ hơn Minh Mệnh cũng mấy con giáp, chắc là do TĐ không lăng nhăng nhiều như MM. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:20, ngày 22 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

T.B.: Thật ra cách phiên Hán Việt "Đức" là sát hơn, vì người Đức gọi nước họ là Deutschland. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:23, ngày 22 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Xin chào và cám ơn chân thành đến người bạn tốt. Chúc Ti cùng với gia đình một năm mới an khang thịnh vượng và thành công trong cuộc sống. Hiện tại mình đang lên wiki để chờ giao thừa. Trên này vắng quá nhỉ nhưng không khí thật ấm áp.--Huy Phương (thảo luận) 15:40, ngày 22 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Chúc Ti năm Rồng được vạn sự như ý, an khang thịnh vượng, chúc bạn nhiều sức khỏe để giúp sức phát triển Wikipedia tiếng Việt ngày một lớn mạnh. PRENN (tl) 16:06, ngày 22 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Quơ trời, mình mà viết được kiểu vậy chắc phải qua TQ chữa bệnh nghiện wiki ^^ majjhimā paṭipadā Diskussion 16:07, ngày 22 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Haha, kiểu này giống như minh mệnh thang, thập toàn đại bổ, cái gì cũng bổ chỗ nào cũng bổ mà quéo hồi nào không hay :)) majjhimā paṭipadā Diskussion 16:12, ngày 22 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Bên này tết buồn lắm, nhưng nhờ lời chúc của Ti2008 cũng ấm áp chút. Cám ơn Ti2008 và chúc Ti2008 năm mới vui vẻ, bính àn và mọi chuyện được thành công tốt đẹp. Năm Rồng mạnh và bay như rồng . Ủa, mà ở VN là 1 giờ nữa Tết hay 25 giờ nữa ? --92.50.74.26 (thảo luận) 16:10, ngày 22 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Cảm ơn bạn. Chúc bạn năm nay vút cao như rồng.Quangbao (thảo luận) 16:09, ngày 22 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Chúc mừng năm mới

Năm mới cũng chúc Tí thật nhiều thành công và niềm vui nhe :d. Lâu lắm rồi mới quay lại wiki, gặp lại bạn cũ vui ghê.--Prof MK (thảo luận) 16:10, ngày 22 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời