Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Transnistria”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Mora Rino (thảo luận | đóng góp)
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Mora Rino (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 79: Dòng 79:


== Mong muốn được công nhận nền độc lập ==
== Mong muốn được công nhận nền độc lập ==
Tuy nhiên đã được Nga cung cấp miễn phí khí đốt,an sinh xã hội.Nhưng Nga vẫn chưa chính thức công nhận “quốc gia”ly khai này và dường như cũng không có ý định đó, và đương nhiên [[Moldova]] cũng không muốn công nhận nền độc lập của Transnistria. “Mặc dù Transnistria tuyên bố độc lập, nhưng “quốc gia” này không thể có được độc lập, trừ khi Moldova công nhận điều này – một kịch bản rất khó xảy ra”, [[Thomas de Waal]], một [[nhà báo]] và một chuyên gia về [[Đông Âu]], nhận định.“ Trong tương lai dường như hiện trạng của Transnistria chỉ có thể diễn tiến theo hai hướng – một “quốc gia trong bóng tối” với địa vị không được công nhận, hoặc một thỏa thuận liên minh với [[Moldova]]”.<ref name=":0">{{Chú thích web|url=https://kienthuc.net.vn/giai-ma/chuyen-ky-la-ve-mot-quoc-gia-xo-viet-van-dang-ton-tai-690397.html|tựa đề=|tác giả=|họ=|tên=|ngày=|website=|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref>
Tuy được Nga cung cấp miễn phí khí đốt, an sinh xã hội nhưng Nga vẫn chưa chính thức công nhận “quốc gia” ly khai này và dường như cũng không có ý định đó, và đương nhiên [[Moldova]] cũng không muốn công nhận nền độc lập của Transnistria. “Mặc dù Transnistria tuyên bố độc lập, nhưng “quốc gia” này không thể có được độc lập, trừ khi Moldova công nhận điều này – một kịch bản rất khó xảy ra”, [[Thomas de Waal]], một [[nhà báo]] và một chuyên gia về [[Đông Âu]], nhận định.“ Trong tương lai dường như hiện trạng của Transnistria chỉ có thể diễn tiến theo hai hướng – một “quốc gia trong bóng tối” với địa vị không được công nhận, hoặc một thỏa thuận liên minh với [[Moldova]]”.<ref name=":0">{{Chú thích web|url=https://kienthuc.net.vn/giai-ma/chuyen-ky-la-ve-mot-quoc-gia-xo-viet-van-dang-ton-tai-690397.html|tựa đề=|tác giả=|họ=|tên=|ngày=|website=|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref>


== Nhận xét ==
== Nhận xét ==

Phiên bản lúc 14:09, ngày 22 tháng 5 năm 2021

Cộng hòa Moldova Transnistria
Tên bằng ngôn ngữ chính thức

    • Република Молдовеняскэ Нистрянэ(tiếng Moldova)
      Republica Moldovenească Nistreană

    • Приднестровская Молдавская Республика(tiếng Nga)
      Pridnestrovskaja Moldavskaja Respublika

    • Придністровська Молдавська Республіка(tiếng Ukraina)
      Prydnistrovsĭka Moldavsĭka Respublika
Quốc kỳ Quốc huy
Bản đồ
Vị trí của Cộng hòa Moldova Pridnestrovia
Vị trí của Cộng hòa Moldova Pridnestrovia
Tiêu ngữ
Пролетарь дин тоатe цэриле, уници-вэ! (tiếng Moldova)
"Vô sản toàn thế giới, đoàn kết lại!"
Quốc ca
Quốc ca Trasnistria Tập tin:Гимн Приднестровской Молдавской Республики (на трёх языках).ogg
Hành chính
Chính phủBán tổng thống chế
Tổng thốngYevgeny Shevchuk
Thủ đôTiraspol
Thành phố lớn nhấtTiraspol
Địa lý
Diện tích4.163 km²
Diện tích nước2,35 %
Múi giờCET (UTC+1); mùa hè: CEST (UTC+2)
Lịch sử
Lãnh thổ tự trị thuộc Moldova, độc lập trên thực tế
Ngày thành lập2 tháng 9 năm 1990
Ngôn ngữ chính thứcTiếng Nga, tiếng Moldova (chữ Kirin), tiếng Ukraina
Dân số ước lượng (2007)537.000 người
Dân số (2004)555.347 người
Mật độ133 người/km²
Kinh tế
GDP (PPP) (2012)Tổng số: 45 tỷ
HDI0.467 thấp (mang tính chất tham khảo)
Đơn vị tiền tệRúp Transnistria (PRB)
Thông tin khác
Tên miền Internetkhông có
Mã điện thoại+373

Transnistria (cũng gọi là Trans-Dniestr hay Transdniestria) tên chính thức là Cộng hòa Moldova Transnistria là một lãnh thổ phân ly nằm phần lớn trên một dải đất giữa sông Dniester và biên giới phía đông của Moldova với Ukraina. Kể từ khi tuyên bố độc lập vào năm 1990, và đặc biệt là sau Chiến tranh Transnistria vào năm 1992, lãnh thổ được biết đến với tên gọi Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Moldavia Pridnestrovia (PMR, cũng gọi là Pridnestrovie), một nhà nước được công nhận hạn chế, nhà nước này tuyên bố chủ quyền đối với lãnh thổ phía đông sông Dniester, thành phố Bender, và các địa phương lân cận nằm ở bờ Tây.

Cộng hòa Moldova không công nhận Cộng hòa Pridnestrovia Moldova và xem phần lớn lãnh thổ Transnistria là một bộ phận của Moldova với địa vị Đơn vị lãnh thổ tự trị với địa vị pháp lý đặc biệt Transnistria (Unitatea teritorială autonomă cu statut juridic special Transnistria),[1] hay Stînga Nistrului ("Bờ Tả sông Dniester").[2][3][4]

Lịch sử

Sau khi Liên Xô tan rã, căng thẳng giữa Moldova và nhà nước ly khai không được công nhận leo thang thành một cuộc xung đột quân sự bắt đầu từ tháng 3 năm 1992 và chấm dứt bằng một thỏa thuận ngừng bắn vào tháng 7 năm 1992. Là một phần trong thỏa thuận, Uỷ ban Kiểm soát Liên hiệp ba bên (Nga, Moldova, Transnistria) giám sát các thỏa thuận an ninh trong khu phi quân sự, bao gồm 20 địa phương ở cả hai bên bờ sông. Mặc dù ngừng bắn, song vị thế chính trị của lãnh thổ vẫn chưa được giải quyết: Transnistria trên thực tế là một quốc gia độc lập mặc dù không được quốc tế công nhận,[5][6][7][8] được tổ chức thành một cộng hòa tổng thống chế, với chính phủ, quốc hội, quân đội, cảnh sát, hệ thống bưu chính, và tiền tệ. Chính quyền Transnistria thông qua một bản hiến pháp, quốc kỳ, quốc ca và quốc huy. Tuy nhiên, sau một hiệp định vào năm 2005 giữa MoldovaUkraina, tất cả các công ty của Transnistria muốn xuất khẩu hàng hóa qua biên giới với Ukraina cần phải đăng ký chính quyền Moldova.[9] Hiệp định này được thực thi sau khi Phái đoàn Hỗ trợ Biên cảnh Liên minh châu Âu tại Moldova và Ukraina (EUBAM) bắt đầu hoạt động vào năm 2005.[10] Hầu hết người Transnistria cũng có quốc tịch Moldova,[11] song cũng có nhiều người Transnistria có quốc tịch NgaUkraina.

Do Nga có sự hiện diện quân sự tại Transnistria, Tòa án Nhân quyền châu Âu xem Transnistria "nằm dưới quyền lực trên thực tế hoặc ít nhất là chịu ảnh hưởng mang tính quyết định từ Nga".[12]

Transnistria là một khu vực "xung đột lạnh" hậu Xô viết, cùng với Nagorno-Karabakh, Abkhazia, và Nam Ossetia.[13][14] Bốn quốc gia không được công nhận này duy trì quan hệ hữu nghị với nhau và hình thành nên Cộng đồng vì Dân chủ và Quyền của các Dân tộc.[15][16][17]

Quân đội

Quân đội của Transnitria được Nga hỗ trợ và hiện nay có 1000 binh lính Nga đang làm nhiệm vụ tại Transnistria.

Kinh tế

Hiện nay kinh tế của Transnistria đều phụ thuộc. Nga cung cấp khí đốt miễn phí và các khoản phí an sinh xã hội cho Transnistria, cũng như bổ sung quỹ lương hưu cho người dân ở “quốc gia” này. Ngoài ra, tại Transnistria còn có 1.000 quân nhân Nga làm nhiệm vụ giám sát thỏa thuận ngừng bắn ở đây.

Mong muốn được công nhận nền độc lập

Tuy được Nga cung cấp miễn phí khí đốt, an sinh xã hội nhưng Nga vẫn chưa chính thức công nhận “quốc gia” ly khai này và dường như cũng không có ý định đó, và đương nhiên Moldova cũng không muốn công nhận nền độc lập của Transnistria. “Mặc dù Transnistria tuyên bố độc lập, nhưng “quốc gia” này không thể có được độc lập, trừ khi Moldova công nhận điều này – một kịch bản rất khó xảy ra”, Thomas de Waal, một nhà báo và một chuyên gia về Đông Âu, nhận định.“ Trong tương lai dường như hiện trạng của Transnistria chỉ có thể diễn tiến theo hai hướng – một “quốc gia trong bóng tối” với địa vị không được công nhận, hoặc một thỏa thuận liên minh với Moldova”.[18]

Nhận xét

Nhiếp ảnh gia Barton bắt đầu cảm thấy hứng thú với Transnistria vào năm 2014, khi anh đang làm việc tại Ukraine. Lúc ấy, anh nghe nói rằng Transnistria đang sản xuất những đồng tiền xu bằng chất dẻo mới nhiều màu sắc và hình dạng khác nhau.

Barton bắt đầu đọc tất cả những thứ liên quan tới Transnistria và quyết tâm đặt chân tới thăm đất nước này để chụp những cư dân của nó. Phải mất một tháng, KGB (Ủy ban An ninh Quốc gia) của Transnistria, mới cho phép Barton thực hiện dự định này, bao gồm cả việc chụp những lãnh đạo cao cấp của Transnistria. Người vợ Nga của Barton đã trợ giúp cho anh rất nhiều.

Anh dành tổng cộng hơn hai tuần ở Transnistria trong hai lần đến thăm đất nước này. Rất nhiều người Barton chụp là những người cực kỳ yêu nước. Ở Tiraspol, Barton tìm thấy một cửa hàng đồ mỹ ký nhỏ do Natalia Yefremova làm chủ, cửa hàng ấy bán những bức tượng bán thân của StalinPutin.

Barton cũng chụp ảnh Igor Nebeygolova, đại tá KGB và chỉ huy trung đoàn Cossack. Trong văn phòng của Igor Nebeygolova, Barton kể lại, anh nhìn thấy những lá cờ lớn của nước Nga Sa hoàng, của Liên bang Xô-viết và của Transnistria.

Barton chụp khoảng 20 người tất cả, và anh thích chụp với khung hình thật rộng để khắc họa nhiều hơn về những con người và cả khung cảnh chung quanh họ. Toàn bộ bộ ảnh của Barton chứa đựng một nỗi buồn man mác.

Không quốc tịch là tình trạng chẳng hề dễ chịu một chút nào, và không phải tất cả người dân Transnistria đều lạc quan về tương lai của đất nước mình. Anastasia Spatar, một cô gái 23 tuổi, nói rằng cô chưa bao giờ ra khỏi Transnistria, và khi được Barton hỏi về quê hương của mình, cô không giấu được nỗi buồn. “[Cô ấy nói] cô ấy có thể bật khóc”, anh kể lại.

Barton tìm thấy những trải nghiệm chưa bao giờ có ở Transnistria, một “quốc gia” không “tồn tại”. Anh kể lại một cuộc trò chuyện với một người dân ở Transnistria – “Chào mừng đến không đâu cả”, ông ta nói với Barton.[18]

Tham khảo

  1. ^ Law № 173 from 22.07.2005 "About main notes about special legal status of settlements of left bank of Dnestr (Transnistria)": Moldovan, Russian
  2. ^ “CIA World factbook Moldova. territorial unit: Stinga Nistrului (Transnistria)”. cia.gov. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2012.
  3. ^ Graeme P. Herd & Jennifer D. P. Moroney (2003). Security Dynamics in the Former Soviet Bloc. Routledge. ISBN 0-415-29732-X.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  4. ^ Zielonka, Jan (2001). Democratic Consolidation in Eastern Europe. Oxford University Press. ISBN 0-19-924409-X.
  5. ^ Jos Boonstra, Senior Researcher, Democratisation Programme, FRIDE. Moldova, Transnistria and European Democracy Policies Lưu trữ 2018-08-08 tại Wayback Machine, 2007
  6. ^ Gerald Hinteregger, Hans-Georg Heinrich (editors), Russia – Continuity and Change, Gerald Hinteregger & Heinrich Hans-Georg (2004). Russia – Continuity and Change. (editors). Springer. tr. 174. ISBN 3-211-22391-6.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) Quản lý CS1: khác (liên kết)
  7. ^ Francis Rosenstiel & Edith Lejard, Jean Boutsavath, Jacques Martz (2002). Annuaire Europeen 2000/European Yearbook 2000. Martinus Nijhoff Publishers. ISBN 90-411-1844-6.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  8. ^ Barry Bartmann, Tozun. Bahcheli (2004). De Facto States: The Quest for Sovereignty. Routledge. ISBN 0-7146-5476-0.
  9. ^ European Union Border Assistance Mission to Moldova and Ukraine (EUBAM), November 2007
  10. ^ “Background - EU Border Assistance Mission to Moldova and Ukraine”. Eubam.org. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2013.
  11. ^ Der n-tv Atlas. Die Welt hinter den Nachrichten. Bertelsmann Lexikon Institut. 2008. page 31
  12. ^ Grand Chamber judgment in the case of Ilaşcu and others v. Moldova and Russia, European Court of Human Rights, 349, ngày 8 tháng 7 năm 2004
  13. ^ OSCE: De Gucht Discusses Montenegro Referendum, Frozen Conflicts, GlobalSecurity.org, Radio Free Europe/Radio Liberty, tháng 5 năm 2006
  14. ^ Vladimir Socor, Frozen Conflicts in the Black Sea-South Caucasus Region Lưu trữ 2013-06-05 tại Wayback Machine, IASPS Policy Briefings, 1 tháng 3 năm 2004
  15. ^ (tiếng Nga) “Абхазия, Южная Осетия и Приднестровье признали независимость друг друга и призвали всех к этому же”. Newsru. ngày 17 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2008.
  16. ^ “THE PRIDNESTROVIEN MOLDAVIAN REPUBLIC”. The Ministry of Foreign Affairs of the PMR. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2012.
  17. ^ Vichos, Ioannis F. "Moldova's Energy Strategy and the "Frozen Conflict" of Transnistria". Ekemeuroenergy.org. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2013.
  18. ^ a b https://kienthuc.net.vn/giai-ma/chuyen-ky-la-ve-mot-quoc-gia-xo-viet-van-dang-ton-tai-690397.html. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)

hjnb

Wikimedia Atlas của Transnistria