Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Pacific Airlines”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
ASM~viwiki (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 129: Dòng 129:
{{reflist}}
{{reflist}}
==Liên kết ngoài==
==Liên kết ngoài==
*[http://www.vemaybayjetstar.net/ vé máy bay jetstar]
*[http://www.pacificairlines.com.vn/vietnamese/ Trang chủ của Pacific Airlines]
*[http://www.pacificairlines.com.vn/vietnamese/ Trang chủ của Pacific Airlines]
*[http://english.vietnamnet.vn/profiles/2006/02/537984/ Cứu Pacific Airlines] (tiếng Anh)
*[http://english.vietnamnet.vn/profiles/2006/02/537984/ Cứu Pacific Airlines] (tiếng Anh)

Phiên bản lúc 03:32, ngày 15 tháng 6 năm 2012

Jetstar Pacific Airlines
IATA
BL
ICAO
PIC
Tên hiệu
Jetstar Pacific
Lịch sử hoạt động
Thành lập1991 (với tên Pacific Airlines)
Sân bay chính
Trạm trung
chuyển chính
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
Thông tin chung
Công ty mẹQantas (Úc) & SCIC (Việt Nam)
Điểm đến7
Trụ sở chínhThành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Trang webhttp://www.jetstar.com/
phảiMáy bay B737 của Jetstar tại sân bay Tân Sơn Nhất
Máy bay A320 của JPA tại sân bay Nội Bài
Bên trong chiếc A320 của Jestar
Bên trong chiếc B737 của Jetstar

Công ty Hàng không Cổ phần Jetstar Pacific Airlines (Jetstar Pacific Airlines Joint Stock Aviation Company), hoạt động với tên gọi Jetstar Pacific, là một hãng hàng không giá rẻ có trụ sở tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất (SGN), Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Hãng điều hành các dịch vụ bay chở hành khách và hàng hoá tới các điểm đến trong nước và quốc tế.

Ngày 23.05.2008, hãng này đã chính thức đổi tên và biểu tượng, từ Pacific Airlines trở thành hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines, hãng hàng không giá rẻ đầu tiên và duy nhất hiện nay của Việt Nam.

Cho đến cuối năm 2011, Jestar Pacific chiếm khoảng 17% thị phần hàng không nội địa tại Việt Nam và cổ phiếu do 3 tập đoàn nắm là Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) với 70%, Qantas Airways (Úc) với 27% cổ phần, và Saigon Tourist với 3% [1].

Sau nhiều năm lỗ liên tiếp, hãng này hiện đang trải qua giai đoạn tái cơ cấu sở hữu và rà soát lại toàn bộ hoạt động [2].

Lịch sử

Hãng được thành lập và đi vào hoạt động theo các Quyết định số 116/CT ngày 13 tháng 4 năm 1991 và số 188/CT ngày 15 tháng 6 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, các Quyết định số 2355 QĐ/TCCB-LĐ ngày 12 tháng 12 năm 1990 và Quyết định số 2016 QĐ/TCCB-LĐ ngày 20 tháng 9 năm 1992 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và Bưu điện.

Đây là hãng hàng không không thuộc sở hữu nhà nước đầu tiên được thành lập tại Việt Nam sau khi luật được sửa đổi cho phép đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực hàng không trong nước. Các cổ đông ban đầu gồm 7 doanh nghiệp nhà nước với số vốn 40 tỷ đồng, trong đó Cục hàng không dân dụng Việt Nam (Vietnam Civil Aviation) và 4 doanh nghiệp thành viên đã chiếm 86,49% cổ phần. Hai cổ đông còn lại là Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigon Tourist, 13,06%) và Công ty Thương mại Đầu tư Phát triển Giao thông Vận tải (Tradevico, 0,45%).

Năm 1993, Cục hàng không dân dụng Việt Nam tái cấu trúc thành trở thành Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines). Các cổ phần của Cục hàng không dân dụng chuyển sang cho Vietnam Airlines (VNA). Năm 1995, Pacific Airlines trở thành đơn vị thành viên của Vietnam Airlines và từ năm 1996, là thành viên của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines Corporation). Các cổ phần của VNA và các doanh nghiệp thành viên chuyển lại thống nhất cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam quản lý. Số cổ đông của PA chỉ còn 3 cổ đông.

Ngày 21 tháng 1 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 64/2005/QĐ-TTg chuyển toàn bộ 86,49% cổ phần của Tổng công ty Hàng không Việt Nam cho Bộ Tài chính thay mặt Nhà nước quản lý và tái cơ cấu. PA phải cắt bớt đường bay không hiệu quả (tuyến Đà NẵngHồng Kông, TP. Hồ Chí Minh - Đài Bắc, TP.Hồ Chí Minh - Cao Hùng) và đàm phán lại để giảm chi phí thuê máy bay. Nhờ đó hãng đã phần nào giảm được các khoản lỗ.

Tháng 8 năm 2006, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) được thành lập trực thuộc Bộ Tài chính, cổ phần của nhà nước do Bộ Tài chính nắm giữ được chuyển sang cho SCIC điều hành.

Ngày 26 tháng 4 năm 2007,tập đoàn Qantas - Australia đã ký kết Hợp đồng đầu tư với Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) về việc mua lại 30% cổ phần của Pacific Airlines (Jetstar Pacific) để trở thành cổ đông chiến lược vì họ muốn hãng hàng không giá rẻ của riêng mình là Jetstar Airways có địa điểm đặt chân vào Châu Á. Theo thỏa thuận ban đầu, Quantas sẽ đầu tư 50 triệu USD để được sở hữu 18% cổ phần của PA, sau đó sẽ đầu tư thêm để được sở hữu 30%. Nhờ số tiền này mà PA có thể cắt lỗ, nhưng đổi lại sẽ chuyển sang dùng thương hiệu Jetstar Pacific Airlines. Số lượng cổ đông cũng như tỷ lệ cổ phần cũng thay đổi như sau: SCIC (75,78%), Qantas Airways (18%), Saigon Tourist (6,18%) và ông Lương Hoài Nam - Tổng giám đốc (0,04%). Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại, chỉ còn mỗi một cổ đông sáng lập là Saigon Tourist.

Tính đến thời điểm này, đây là hãng hàng không lớn thứ hai trong nước, chiếm 40% thị phần vận chuyển hành khách trên tuyến bay chính của họ giữa Thành phố Hồ Chí MinhHà Nội và chiếm tổng cộng 5% thị trường hàng không nội địa.

Hiện tại, JPA là hãng hàng không duy nhất của Việt Nam hoàn toàn không sử dụng vé giấy, cung cấp 100% vé điện tử và thanh toán bằng thẻ tín dụng trên mạng qua website của họ cũng như dịch vụ giữ chỗ qua điện thoại 24/24 7/7 cho khách hàng qua hai trung tâm 39.550.550 của họ tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Với những người không sở hữu thẻ tín dụng, hơn 200 đại lý trên toàn Việt Nam có thể cung cấp các dịch vụ đặt chỗ và bán vé.

Đội máy bay

Tính đến tháng 11 năm 2010, đội bay của Jetstar Pacific gồm:

Jetstar Pacific Airlines hiện đang khai thác dòng máy bay chủ yếu là Boeing B737 - một trong những dòng máy bay thành công nhất trong lịch sử hàng không thế giới, được sản xuất ra với số lượng lớn hơn bất kỳ dòng máy bay nào khác (hơn 5000 chiếc, chiếm 1/4 số lượng máy bay phản lực đã xuất xưởng), là máy bay được các hãng hàng không giá rẻ nổi tiếng trên thế giới lựa chọn, từ Southwest Airlines (Mỹ) cho đến Ryanair và easyJet (châu Âu), Virgin Blue (Úc), GOL (Mỹ La-tinh) và nhiều hãng hàng không khác. Máy bay B737-400 của Jetstar Pacific có 168 ghế hạng phổ thông (economy class). Cùng với sự phát triển của Jetstar Pacific, hiện nay, hãng này đưa vào khai thác thêm dòng máy bay Airbus A320 với biểu tượng mới. Trong tương lai, hãng sẽ thay đổi toàn bộ máy bay, chuyển thành Airbus A320.

Điểm đến

Điểm đến hiện tại

Điểm đến trước đây

  • Hồng Kông
  • Đài Loan : Cao Hùng, Đài Bắc
  • Ma Cao [3]
  • Singapore [4]
  • Việt Nam : Cần Thơ

Tổ chức

Hội đồng Quản trị (từ tháng 8 năm 2007)

  1. Ông Lê Song Lai - Chủ tịch Hội đồng Quản trị (Phó Tổng giám đốc SCIC)
  2. Ông Phạm Vũ Hiến (Đại diện Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC))
  3. Ông Lương Hoài Nam
  4. Ông Nguyễn Đức Vinh (Tổng giám đốc Ngân hàng Kỹ thương Techcombank)
  5. Ông Alan Joyce (Tổng giám đốc Jetstar Airways)
  6. Ông David Hall (Giám đốc tài chính Jetstar Airways)

Ban điều hành

  • Tổng giám đốc (CEO): ông Lê Song Lai
  • Phó tổng giám đốc điều hành(COO): Ông Jeremy Smith (quốc tịch Úc)

Tin tức

  • 17.07.2004, Do thua lỗ trầm trọng, PA cắt đường bay Đà Nẵng - Hồng Kông. [5] [6] Sau đó, hãng tiếp tục ngưng các tuyến bay quốc tế khác gây xôn xao dư luận.
  • PA định bán 30% cổ phần cho Temasek Holdings, công ty đầu tư thuộc sở hữu nhà nước Singapore, vào nửa cuối năm 2007. Một quan chức Bộ Tài chính nói PA hiện được đánh giá giá trị $167 triệu và Temasek sẽ đầu tư $50 triểu để có được 30% cổ phần. Với số tiền được bơm vào từ Temasek, Pacific Airlines (Jetstar Pacific) vốn có khoản nợ VND215 tỷ ($14 triệu) sau hơn 10 năm hoạt động, sẽ có thể trả nợ và chuẩn bị cho sự phát triển mới, quan chức này nói.
  • 13.02.2007, PA chính thức chuyển thành hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Việt Nam, sau 15 năm hoạt động.
  • 24.04.2007, 30% cổ phần PA thuộc về Qantas [7].
  • 21.09.2007, PA mở đường bay TPHCM - Nha Trang tần suất 1 chuyến/ngày. Khởi hành lúc 11 giờ 30 và về lúc 12 giờ 50.
  • 01.12.2007, PA mở đường bay TPHCM - Huế tần suất 1 chuyến/ngày. Khởi hành lúc 07 giờ 00 và về lúc 19 giờ 30.
  • 21.12.2007, PA mở đường bay TPHCM - Hải Phòng tần suất 1 chuyến/ngày. Khởi hành lúc 14 giờ 30 và về lúc 17 giờ 00.
  • 25.01.2008, PA mở đường bay TPHCM - Vinh, tần suất 1 chuyến/ngày. Khởi hành lúc 14 giờ 30 và về lúc 18 giờ 30.
  • 31.03.2008, PA miễn phí vé máy bay cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
  • 23.05.2008, Pacific Airlines (PA) chính thức đổi tên thành Jetstar Pacific Airlines (JPA) [8].
  • 01 tháng 06 năm 2008, JPA mở 2 đường bay mới:
    • Hà Nội - Đà Nẵng (1 chuyến 1 ngày, khởi hành lúc 11g45 và về lúc 13g30).
    • Hà Nội - Nha Trang (1 chuyến 1 ngày, khởi hành lúc 07g15 và về lúc 09g30).
  • 15 tháng 06 năm 2008, do giá xăng dầu tăng cao (trên 140 USD/thùng), JPA cắt đường bay TPHCM - Huế và giảm tần suất bay đường bay TPHCM - Vinh từ 7 chuyến xuống 4 chuyến 1 tuần.
  • 05.09.2008, JPA cắt đường bay TPHCM - Nha Trang gây xôn xao. Nhưng, hãng cũng chính thức tuyên bố bán vé cho 2 đường bay quốc tế mới.
  • 31.10.2008, JPA mở đường bay quốc tế từ TPHCM - Bangkok và ngược lại, tần suất 1 chuyến/ngày. Khởi hành lúc 10 giờ 45 và về lúc 13 giờ 00. Đây là sự trở lại trên thương trường quốc tế của hãng hàng không này sau 3 năm vắng bóng. Trước đây, JPA cũng đã từng khai thác các đường bay quốc tế nhưng do thua lỗ nên phải cắt bỏ.
  • 03.11.2008, JPA mở đường bay quốc tế từ TPHCM - Siem Reap và ngược lại, tần suất 1 chuyến/ ngày. Khởi hành lúc 10 giờ 00 và về lúc 11 giờ 45.
  • 14.11.2008, JPA mở đường bay quốc tế từ TPHCM - Singapore.
  • 05.12.2008, đáp ứng nhu cầu đi lại trong dịp tết nguyên đán, JPA mở lại đường bay TPHCM - Huế với tần suất 1 chuyến/ngày. Khởi hành lúc 15 giờ 10 và về lúc 17 giờ 00. Đường bay này trước đây đã từng ngưng khai thác do giá xăng dầu tăng cao. [8]
  • 20.10.2008, do tình hình chính trị tại Thái Lan và Campuchia căng thẳng nên JPA quyết định lùi chuyến bay đầu tiên của hai đường bay Tp.HCM - Bangkok và Tp.HCM - Siem Reap lại 7 tuần. Từ ngày 19.12.2008, 2 đường bay trên sẽ chính thức được khai thác.
  • Đầu tháng 12, JPA chính thức khai thác thêm dòng máy bay Airbus A320. Hãng cũng tuyên bố chưa khai thác đường bay quốc tế. Các đường bay này thực hiện dạng liên danh (code share).
  • 03.01.2009, JPA mở đường bay Hà Nội - Cần Thơ, tần suất 4 chuyến/ 1 tuần [9].
  • 01.06.2009, JPA mở lại tuyến Hà Nội - Nha Trang và ngược lại với tần suất 1 chuyến/ngày. Khởi hành lúc 08 giờ 20 và về lúc 10 giờ 35. [10] Cũng từ 1.6.2009, JPA ngừng khai thác tuyến Cần Thơ - Hà Nội và tăng tuyến trên các đường bay nội địa tuyến TP.HCM - Hà Nội và Hà Nội - Đà Nẵng [11].
  • 05.09.2010, JPA ngưng đường bay Hà Nội - Nha Trang [12] .
  • 29.12.2010, JPA tăng tần suất trên các đường bay TPHCM - Hà Nội, Huế, Hải Phòng, Vinh ; Hà Nội - Đà Nẵng. [13]
  • 01.06.2011 -> 29.10.2011, JPA mở lại đường bay Hà Nội - Nha Trang phục vụ khách dịp hè, tần suất 2 chuyến/ngày. Khởi hành lúc 7h và 8h20, về lúc 9h30 và 12h50. Hãng cũng tăng chuyến trên các đường bay thường trực.

Vụ điều tra năm 2010

  • Tháng 11 năm 2009, JPA bị một nhân viên cũ tố cáo sử dụng máy bay không an toàn[14]. Tháng 1 năm 2010, Cục Hàng không Việt nam đã công bố kết quả thanh tra và cho biết lỗi lớn nhất của Jetstar Pacific Airlines là "đã xây dựng và vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng bảo dưỡng hoạt động kém, vai trò của hệ thống bảo đảm chất lượng bảo dưỡng gần như không có, dẫn tới nhiều sai phạm trong quy trình bảo dưỡng" [15]. Hai ngày sau, Jetstar Pacific Airlines sửa sai bằng cách thay đổi gần như toàn bộ bộ máy tổ chức của bộ phận bảo trì[16]
  • Ngày 7 tháng 1 năm 2010, nguyên Tổng giám đốc hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines, ông Lương Hoài Nam, đã bị bắt giữ để điều tra về hành vi "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" (theo điều 285 Bộ luật hình sự)liên quan đến khoản lỗ 31 triệu USD trong quá trình mua xăng dự trữ của hãng [17]. Đồng thời, hai Phó tổng giám đốc Jetstar Pacific người Úc, bà Daniela Massilli và ông Tristan Freeman, bị cấm xuất cảnh để điều tra [18]. Vụ rắc rối này đã thu hút chú ý của truyền thông nước ngoài và gây lo ngại cho các doanh gia. Tạp chí TIME cho là chính quyền Việt Nam có "luật lệ khắt khe về ngân quỹ nhà nước và thường hình sự hóa các hậu quả của việc mạo hiểm trong làm ăn" và "có thể báo hiệu việc chính quyền Việt Nam bắt đầu quay lưng lại với cải cách kinh tế và mở cửa thị trường" và "có thể khiến các nhà đầu tư nghĩ lại về ý định làm ăn" ở Việt Nam [19]

Tái cơ cấu

Sau một thời gian hoạt động JPA thua lỗ kéo dài do khai thác không hiệu quả, Bộ Tài chínhBộ Giao thông Vận tải đang xem xét chuyển số cổ phần mà SCIC đang nắm giữ tại Jetstar Pacific cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). Điều này đã dấy lên sự lo ngại là bước lùi lớn về mặt cạnh tranh của thị trường hàng không nội địa và người tiêu dùng chịu thiệt vì Vietnam Airlines khi đó sẽ nắm khoảng 97% thị phần hàng không nội địa và có thể độc quyền về giá [1][2].


Tham khảo

Liên kết ngoài

Xem thêm

Tham khảo