Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sabah”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 245: Dòng 245:
|199.710
|199.710
|}
|}
== Chính trị ==


== Hành chính ==
=== Chính phủ ===
[[File:KotaKinabalu Sabah Sabah-State-Administrative-Centre-02.jpg|thumb|right|Tòa nhà Hành chính Bang Sabah (phải), sau Wisma Innoprise (trái).]]
Yang di-Pertua Negeri có vị thế cao nhất trong bang, tiếp đến là hội đồng lập pháp bang và nội các bang.<ref name="Group"/> Yang di-Pertua Negeri là nguyên thủ của bang song trách nhiệm của người này phần lớn mang tính nghi lễ.<ref name="state government structure">{{cite web|url=http://www.sabah.gov.my/main/en-GB/Home/GovernmentStructure|title=State Government Structure|publisher=Sabah State Government|date=14 April 2016|accessdate=18 May 2016|archiveurl=https://web.archive.org/web/20160517220358/http://www.sabah.gov.my/main/en-GB/Home/GovernmentStructure |archivedate=17 May 2016|deadurl=yes}}</ref> Thủ hiến là người đứng đầu chính phủ cũng như là người lãnh đạo nội các bang.<ref name="state government structure"/> Cơ quan lập pháp dựa theo hệ thống Westminster và do đó thủ hiến được bổ nhiệm dựa trên việc ông kiểm soát đa số ghế trong hội đồng lập pháp bang.<ref name="Group"/><ref>{{cite book|author=Jane Knight|title=International Education Hubs: Student, Talent, Knowledge-Innovation Models|url=https://books.google.com/books?id=xbDBAAAAQBAJ&pg=PA101|date=11 September 2013|publisher=Springer Science & Business Media|isbn=978-94-007-7025-6|pages=101–}}</ref> Nhà đương cục địa phương hoàn toàn do chính phủ bang bổ nhiệm do chính phủ liên bang đình chỉ các cuộc bầu cử dưới cấp bang. Pháp luật về các cuộc bầu cử cấp bang nằm trong phạm vi quyền lực của chính phủ liên bang.<ref name="Group"/> Hội đồng lập pháp họp tại thủ phủ Kota Kinabalu. Các thành viên hội đồng lập pháp bang được bầu từ 73 khu vực bầu cử do Ủy ban Bầu cử Malaysia hoạch định và có thể không nhất thiết có cùng quy mô cử tri.<ref>{{cite web|url=http://www.theborneopost.com/2016/08/10/sabah-gets-13-new-state-assembly-seats/|title=Sabah gets 13 new state assembly seats|author=Jenne Lajiun|publisher=[[The Borneo Post]]|date=10 August 2016|accessdate=11 August 2016|archiveurl=https://web.archive.org/web/20160811091833/http://www.theborneopost.com/2016/08/10/sabah-gets-13-new-state-assembly-seats/ |archivedate=11 August 2016|deadurl=yes}}</ref> Bầu cử hội đồng lập pháp bang cần phải được tổ chức 5 năm một lần, nghị viên phải trên 21 tuổi và được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu. Sabah được phân 25 ghế trong quốc hội liên bang, đại diện cho 25 khu vực bầu cử quốc hội. Chính phủ bang và liên bang hiện nằm trong tay [[Barisan Nasional]] (BN), một liên minh các chính đảng như [[Tổ chức Dân tộc mã Lai Thống nhất]] (UMNO), Đảng Tiến bộ Sabah (SAPP), Đảng Liên hiệp Pasokmomogun Kadazandusun Murut (UPKO), Đảng Liên hiệp Nhân dân Sabah (PBRS), Đảng Liên hiệp Sabah (PBS), Đảng Dân chủ Tự do (LDP), và [[Công hội người Hoa Malaysia]] (MCA).<ref>{{cite web|url=http://ww2.sabah.gov.my/dun/dun1-30.htm|title=Senarai ADUN|language=Malay|publisher=Sabah State Legislative Assembly|accessdate=18 May 2016}}</ref>

Trước khi thành lập Malaysia vào năm 1963, chính phủ lâm thời Bắc Borneo đệ trình một hiệp ước 20 điểm cho chính phủ Malaysia làm điều kiện trước khi Bắc Borneo tham gia thành lập liên bang. Sau đó, hội đồng lập pháp Bắc Borneo chấp thuận thành lập Malaysia theo điều kiện các quyền lợi của Bắc Borneo sẽ được bảo vệ. Bắc Borneo do đó gia nhập Malaysia với vị thế bang tự trị cùng các luật tự trị về kiểm soát nhập cư và quyền lợi phong tục bản địa, và lãnh thổ đổi tên thành "Sabah". Tuy nhiên, dưới quyền cai trị của Tổ chức Dân tộc Sabah Thống nhất (USNO) do Mustapha Harun lãnh đạo, quyền tự trị này dần bị xói mòn trước ảnh hưởng và quyền bá chủ của chính phủ liên bang, người Sabah phổ biến cho rằng cả USNO và UMNO đã làm việc với nhau để chứa chấp những di dân bất hợp pháp từ miền nam Philippines và Indonesia cư trú tại bang và trở thành công dân để bầu cho các đảng Hồi giáo.<ref name="Sadiq2008">{{cite book|author=Kamal Sadiq|title=Paper Citizens: How Illegal Immigrants Acquire Citizenship in Developing Countries|url=https://books.google.com/books?id=xDa6LrF1yCIC&pg=PA49|date=2 December 2008|publisher=Oxford University Press|isbn=978-0-19-970780-5|pages=49–178}}</ref> Điều này tiếp diễn dưới chính phủ của Mặt trận Thống nhất Nhân dân Sabah (BERJAYA) dưới quyền Harris Salleh khi tổng cộng 73.000 người tị nạn từ miền nam Philippines được đăng ký.<ref>{{cite web|url=http://www.newsabahtimes.com.my/nstweb/print/65247|title=Berjaya govt let 73,000 refugees into Sabah|author=Paul Mu|publisher=[[New Sabah Times]]|date=7 December 2014|accessdate=16 December 2014|archiveurl=https://web.archive.org/web/20141216085317/http://www.newsabahtimes.com.my/nstweb/print/65247 |archivedate=16 December 2014|deadurl=yes}}</ref> Thêm vào đó, việc nhượng đảo Labuan cho chính phủ liên bang của chính phủ bang Sabah dưới quyền BERJAYA cùng phân chia và khai thác bất bình đẳng tài nguyên dầu mỏ của Sabah cũng trở thành tranh chấp chính trị thường nổi lên trong xã hội Sabah cho đến nay, khiến cư dân Sabah xuất hiện tình cảm chống liên bang và thậm chí là thỉnh thoảng có kêu gọi ly khai.<ref name="Lim2008"/>

Cho đến tổng tuyển cử Malaysia năm 2008, Sabah cùng với các bang [[Kelantan]] và [[Terengganu]] là những bang từng nằm dưới quyền cai trị của các đảng đối lập không phải thành viên của liên minh BN cầm quyền. Dưới quyền [[Joseph Pairin Kitingan]], PBS thành lập chính phủ sau khi giành thắng lợi trong bầu cử bang vào năm 1985 và cai quản Sabah cho đến năm 1994. Trong bầu cử bang năm 1994, mặc dù PBS thắng cử, song các nhiều nghị viên của PBS đào thoát sang các đảng thuộc BN khiến BN có đa số ghế và nắm quyền tại bang.<ref>{{cite book|author=Boon Kheng Cheah|title=Malaysia: the making of a nation|url=https://books.google.com/books?id=Owo39zRMQbwC&pg=PA63|accessdate=26 May 2013|year=2002|publisher=Institute of Southeast Asian Studies|isbn=978-981-230-175-8|pages=63–}}</ref> Một đặc điểm độc đáo trên chính trường Sabah là một chính sách do Thủ tướng Malaaysia đương thời là [[Mahathir Mohamad]] khởi xướng vào năm 1994 mà theo đó chức vụ thủ hiến được luân phiên giữa các đảng trong liên minh mỗi hai năm bất kể đảng nào nắm quyền, do đó theo lý thuyết thì trao thời gian bình đẳng cho mỗi dân tộc lớn cai quản bang. Tuy nhiên, trên thực tế hệ thống có vấn đề do các lãnh đạo có thời gian quá ngắn để tiến hành kế hoạch nhiệm kỳ lâu dài.<ref>{{cite book|author=Chin Kin Wah|title=Southeast Asian Affairs 2004|url=https://books.google.com/books?id=8mKsed7mQzQC&pg=PA157|date=January 2004|publisher=Institute of Southeast Asian Studies|isbn=978-981-230-238-0|pages=157–}}</ref> Quy tắc này do đó dừng lại và quyền lực nay nằm trong tay đảng chiếm đa số trong hội đồng lập pháp bang.<ref>{{cite book|author=Meredith L. Weiss|title=Routledge Handbook of Contemporary Malaysia|url=https://books.google.com/books?id=I4XZBAAAQBAJ&pg=PA85|date=17 October 2014|publisher=Routledge|isbn=978-1-317-62959-7|pages=85–}}</ref> Can thiệp chính trị trực tiếp từ liên bang đôi khi được nhận định là một chiến thuật chính trị của chính phủ liên bang do UMNO lãnh đạo nhằm kiểm soát và quản lý quyền tự trị của các bang trên đảo Borneo.<ref>{{cite book|author=Frederik Holst|title=Ethnicization and Identity Construction in Malaysia|url=https://books.google.com/books?id=n0oQeVK4YjMC&pg=PP48|accessdate=26 May 2013|date=23 April 2012|publisher=CRC Press|isbn=978-1-136-33059-9|pages=48–}}</ref> Chính phủ liên bang tuy nhiên có xu hướng nhìn nhận các hành động này là chính đáng do biểu thị chủ nghĩa địa phương trong xã hội Đông Malaysia không hài hòa với kiến thiết quốc gia. Điều này làm phức tạp quan hệ giữa liên bang-bang, trở thành một nguồn tranh luận chủ yếu trên chính trường Sabah.<ref name="Lim2008"/>

=== Hành chính ===
Sabah gồm có 5 tỉnh, được chia tiếp thành 25 huyện. Tại cấp huyện, chính phủ bổ nhiệm một trưởng làng (''ketua kampung'') tại mỗi làng. Các đơn vị hành chính được kế thừa từ chính quyền Anh, vốn trước đó phân thành các province.<ref>{{cite book|author=General Books LLC|title=Divisions of Malaysia: Divisions of Sabah, Divisions of Sarawak, Limbang District, Limbang Division, Kuching Division, Bintulu Division|url=https://books.google.com/books?id=4N60SgAACAAJ|date=September 2010|publisher=General Books LLC|isbn=978-1-157-81794-9}}</ref> Vào thời thuộc Anh, một công sứ được bổ nhiệm để cai quản mỗi tỉnh và được cấp một dinh thự (''Istana'').<ref>{{cite book|author=K. G. Tregonning|title=A History of Modern Sabah (North Borneo, 1881–1963)|url=https://books.google.com/books?id=U2odAAAAMAAJ|year=1965|publisher=University of Singapore}}</ref> Chức vụ công sứ bị bãi bỏ và thay thế bằng huyện trưởng khi Bắc Borneo trở thành bộ phận của Malaysia. Giống như phần còn lại của Malaysia, chính quyền địa phương nằm trong phạm vi quản lý của chính phủ bang.<ref name="Group"/> Tuy nhiên, từ khi đình chỉ các cuộc bầu cử cấp địa phương giữa [[Tình trạng khẩn cấp Malaya]] dù Sabah vốn ít ác liệt hơn nhiều, không có cuộc bầu cử địa phương nào. Nhà cầm quyền địa phương có các quan chức do hội đồng hành pháp của chính phủ bang bổ nhiệm.<ref>{{cite web|url=https://treaties.un.org/doc/Publication/UNTS/Volume%20552/volume-552-I-8058-English.pdf|title=United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland and Malaysia – Agreement concerning certain overseas officers serving in Sabah and Sarawak. Signed at Kuala Lumpur on 7 May 1965|publisher=United Nations|date=28 January 1966|accessdate=19 May 2016|format=PDF|archiveurl=https://web.archive.org/web/20160519032013/https://treaties.un.org/doc/Publication/UNTS/Volume%20552/volume-552-I-8058-English.pdf |archivedate=19 May 2016|deadurl=yes}}</ref><ref>{{cite web|url=https://treaties.un.org/doc/Publication/UNTS/Volume%20886/volume-886-I-12699-English.pdf|title=United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland and Malaysia – Exchange of notes constituting an agreement relating to pensions and compensation for officers designated by the Government of the United Kingdom in the service of the State Government of Sabah and Sarawak.|location=Kuala Lumpur|publisher=United Nations|date=14 December 1972|accessdate=19 May 2016|format=PDF|archiveurl=https://web.archive.org/web/20160519032522/https://treaties.un.org/doc/Publication/UNTS/Volume%20886/volume-886-I-12699-English.pdf |archivedate=19 May 2016|deadurl=yes}}</ref>

=== Hành chính ===
{{Sabah Labelled Map}}
{{Sabah Labelled Map}}



Phiên bản lúc 17:00, ngày 6 tháng 12 năm 2016

Sabah
—  Bang  —
Hiệu kỳ của Sabah
Hiệu kỳ
Huy hiệu của Sabah
Huy hiệu
Tên hiệu: Negeri Di Bawah Bayu[1]
Land Below the Wind[2]
Khẩu hiệuSabah Maju Jaya[3]
Let Sabah Prosper[3]
Hiệu ca: Sabah Tanah Airku[4]
Sabah My Homeland
   Sabah trong    Malaysia
   Sabah trong    Malaysia
Sabah trên bản đồ Thế giới
Sabah
Sabah
Tọa độ: 5°15′B 117°0′Đ / 5,25°B 117°Đ / 5.250; 117.000
sửa dữ liệu
Thủ phủKota Kinabalu
Tỉnh
Chính quyền
 • Yang di-Pertua NegeriJuhar Mahiruddin
 • Thủ hiếnMusa Aman (BN)
Diện tích[2]
 • Tổng cộng72.500 km2 (28,000 mi2)
Dân số (2015)[5]
 • Tổng cộng3.543.500
 • Mật độ49/km2 (130/mi2)
Tên cư dânSabahan
Chỉ số phát triển con người
 • HDI (2010)0,643 (medium) (14th)
Múi giờMST[6] (UTC+8)
Mã bưu chính88xxx[7] to 91xxx[8]
Mã điện thoại087 (Inner District)
088 (Kota Kinabalu & Kudat)
089 (Lahad Datu, Sandakan & Tawau)[9]
Mã ISO 3166MY-12 sửa dữ liệu
Biển số xeSA, SAA, SAB (West Coast)
SB (Beaufort)
SD (Lahad Datu)
SK (Sabah State Government)
SS (Sandakan)
ST (Tawau)
SU (Keningau)[10]
Tên cũBắc Borneo
Vương quốc Bruneithế kỷ 15–1882[11]
Vương quốc Sulu1658–1882[12][13]
Bắc Borneo thuộc Anh1882–1941
Nhật Bản chiếm đóng1941–1945
Thuộc địa hoàng gia Anh1946–1963
Tự quản31 tháng 8 năm 1963[12][14][15][16]
Hiệp ước Malaysia[17]16 tháng 9 năm 1963a[18]
Trang webWebsite chính thức Sửa đổi này tại Wikidata
a Mặc dù thực tế là Liên bang Malaysia tồn tại từ ngày 16 tháng 9 năm 1963, song ngày 31 tháng 8 được xem là ngày độc lập của Malaysia. Từ năm 2010, 16 tháng 9 được công nhận là ngày Malaysia, một ngày nghỉ lễ ái quốc quốc gia để kỷ niệm hình thành Liên bang Malaysia.[19]

Sabah (phát âm tiếng Mã Lai: [saˈbah]) là một trong hai bang của Malaysia nằm trên đảo Borneo (cùng với Sarawak). Bang được hưởng một số quyền tự trị trong hành chính, nhập cư và tư pháp khác biệt với các bang tại Malaysia bán đảo. Sabah nằm tại miền bắc đảo Borneo, có biên giới với bang Sarawak về phía tây nam, và giáp với phần đảo Borneo thuộc Indonesia hay còn gọi là Kalimantan về phía nam, bị chia tách qua biển với Lãnh thổ Liên bang Labuan về phía tây và với Philippines về phía bắc và đông. Kota Kinabalu là thành phố thủ phủ và trung tâm kinh tế của bang. Các đô thị lớn khác tại Sabah là SandakanTawau. Theo điều tra nhân khẩu năm 2015 tại Malaysia, dân số bang là 3.543.500.[5] Sabah có khí hậu xích đạo, có các khu rừng mưa nhiệt đới với các loài động thực vật phong phú. Bang có một dãy núi dàu tại phía tây là bộ phận của Vườn quốc gia Dãy Crocker. Sông Kinabatangan là sông dài thứ nhì tại Malaysia còn Núi Kinabalu là điểm cao nhất tại Sabah cũng như Malaysia.

Con người định cư sớm nhất tại Sabah có thể là từ 20.000–30.000 năm trước dọc theo khu vực Vịnh Darvel trong hang Madai-Baturong. Lãnh thổ có quan hệ mậu dịch với Trung Quốc từ thế kỷ 14. Sabah nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Vương quốc Brunei trong thế kỷ 15 và của Vương quốc Sulu trong thế kỷ 17–18. Sau đó Công ty Đặc hứa Bắc Borneo cai quản Sabah trong thế kỷ 19-20. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, bang bị quân Nhật chiếm đóng trong ba năm, rồi trở thành một thuộc địa hoàng gia Anh vào năm 1946. Đến ngày 31 tháng 8 năm 1963, Sabah được người Anh trao quyền tự quản. Sau đó, Sabah trở thành một trong các thành viên sáng lập Liên bang Malaysia vào ngày 16 tháng 9 năm 1963 cùng với Sarawak, Singapore (bị trục xuất năm 1965), và Liên bang Malaya (Tây Malaysia). Tuy nhiên, Indonesia phản đối liên bang hóa, dẫn đến đối đầu giữa hai quốc gia trong hơn ba năm, và Philippines cho đến nay vẫn đe dọa sáp nhập bang.[20]

Sabah sở hữu sự đa dạng về dân tộc, văn hóa và ngôn ngữ. Nguyên thủ của bang là thống đốc hay còn gọi là Yang di-Pertua Negeri, còn người đứng đầu chính phủ là thủ hiến (Chief Minister). Hệ thống chính phủ mô theo sát hệ thống nghị viện Westminster và có hệ thống cơ quan lập pháp bang vào hàng sớm nhất tại Malaysia. Bang được phân thành các tỉnh và huyện. Tiếng Mã Lai là ngôn ngữ chính thức của bang;[21][22]Hồi giáo là tôn giáo chính thức; song các tôn giáo khác có thể được hành đạo trong hòa bình và hài hòa tại bất kỳ nơi nào trong bang.[23] Sompoton là một nhạc cụ truyền thống nổi tiếng của Sabah. Lễ hội Văn hóa Dân gian Quốc tế Sabah là sự kiện văn hóa dân gian chủ yếu tại Malaysia. Sabah là bang duy nhất tại Malaysia tổ chức lễ hội Kaamatan.

Sabah có nguồn tài nguyên phong phú, kinh tế bang có khuynh hướng xuất khẩu mạnh mẽ, chủ yếu dựa vào dầu khí, gỗ và dầu cọ. Các ngành kinh tế khác là nông nghiệp và du lịch sinh thái.

Từ nguyên

Chưa rõ về nguồn gốc của tên gọi Sabah, và có nhiều thuyết phát sinh. Một thuyết cho rằng vào thời kỳ lãnh thổ là bộ phận của Vương quốc Brunei, nó được gọi là Saba vì có một loại chuối gọi là pisang saba (còn gọi là pisang menurun),[24] được trồng nhiều tại duyên hải của khu vực và phổ biến tại Brunei.[25] The Bajau community called it as pisang jaba.[25] Trong khi tên gọi Saba cũng chỉ một loại chuối trong tiếng Tagalog và các ngôn ngữ Visayas, từ trong tiếng Visayas nghĩa là "ồn ào".[26] Perhaps due to local dialect, the word Saba has been pronounced as Sabah by the local community.[24]

Khi Brunei trở thành nước chư hầu của Majapahit, bài tụng ca tiếng Java cổ Nagarakretagama mô tả khu vực nay là Sabah là Seludang.[12][24] Trong khi đó, dù người Trung Hoa liên hệ với đảo Borneo từ thời Hán,[27][28] song họ không có bất kỳ tên gọi riêng biệt nào cho khu vực. Đến thời Tống, họ gọi toàn đảo là Bột Nê, trùng với tên để chỉ Vương quốc Brunei đương thời.[26] Do tương qua về vị trí của Sabah với Brunei, có giải thuyết rằng Sabah là một từ trong tiếng Mã Lai Brunei nghĩa là thượng du hoặc "theo hướng chính bắc".[29][30] Thuyết khác cho rằng nó bắt nguồn từ sabak trong tiếng Mã Lai nghĩa là nơi đường cọ được chiết suất.[11] Sabah ('صباح') cũng là một từ trong tiếng Ả Rập, có nghĩa là bình minh. Do có nhiều thuyết khác nhau nên khó khăn để tìm ra nguồn gốc thực sự của tên gọi.[31]

Lịch sử

Tiền sử

Cổng vào Hang Madai.

Con người lần đầu định cư tại khu vực từ khoảng 20.000-30.000 năm trước, được chứng minh thông qua các cuộc khai quật dọc theo khu vực Vịnh Darvel tại Hang Madai-Baturong gần sông Tingkayu, tại đó phát hiện được các công cụ bằng đá và tàn dư thực phẩm.[32] Các cư dân sớm nhất trong khu vực được cho là tương tự thổ dân Úc, song chưa rõ nguyên nhân khiến họ biến mất.[33] Năm 2003, các nhà khảo cổ học phát hiện các dấu tích tại thung lũng Mansuli thuộc huyện Lahad Datu, nâng lịch sử của Sabah lên đến 235.000 năm.[34] Những người Nam Mongoloid đầu tiên di cư đến đây vào khoảng 5.000 năm trước,[33] theo bằng chứng trong di chỉ khảo cổ học tại Bukit Tengkorak, Semporna, là di chỉ chế tạo gốm lớn nhất tại Đông Nam Á thời đại đồ đá mới.[35][36] Một số nhà nhân loại học như S.G. Tan và Thomas R. Williams cho rằng những người Mongoloid này (hậu duệ nay là các dân tộc Kadazan-Dusun, Murut hay Orang Sungai)[33] có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam, và thân cận với một số dân tộc bản địa tại Philippines và Đài Loan hơn là với các dân tộc bản địa tại Sarawak và Kalimantan lân cận,[37][38][39] Những tuyên bố này được hỗ trợ nhờ các phát hiện của Charles Hose và William McDougall trong tường trình "Pagan Tribes of Borneo":

Vương quốc Brunei và Vương quốc Sulu

Một chiếc thuyền buồm Trung Hoa tại miền bắc Borneo tại Kinabatangan do Martin và Osa Johnson chụp vào năm 1935, hai vương quốc Brunei và Sulu đều có truyền thống tham gia mậu dịch với Trung Quốc và các thuyền của Trung Quốc tiếp tục đến trong thời kỳ thực dân Anh.[41][42]

Trong thế kỷ 7, một cộng đồng định cư mang tên Vijayapura, một chư hầu của Srivijaya, được cho là tồn tại ở tây bắc Borneo.[43] Vương quốc đầu tiên bị nghi ngờ là tồn tại từ đầu thế kỷ 9 mang tên Bột Nê 勃泥 theo như ghi nhận trong "Thái bình hoàn vũ ký" thời Bắc Tống.[44] Người ta cho rằng Bột Nê tồn tại ở cửa sông Brunei và là tiền thân của Đế quốc Brunei.[45] Trong thế kỷ 14, Brunei trở thành một nước chư hầu của Majapahit trên đảo Java song đến năm 1370 thì chuyển lòng trung thành sang nhà Minh.[46] Quốc vương Karna của Borneo sau đó cùng gia đình đến chầu triều Minh và mất tại Trung Quốc.[47] Người kế vị ông ta là con trai Hiawang, người này đồng ý cống nạp cho nhà Minh ba năm một lần.[46] Từ đó, các thuyền của Trung Quốc đến miền bắc Borneo buôn bán các hàng hóa gia vị, tổ yến, vây cá mập, long não, mây và ngọc trai. Nhiều thương nhân Trung Quốc cuối cùng định cư và lập ra khu kiều dân riêng ven sông Kinabatangan theo như các tường thuật của Brunei và Sulu.[46][48] Em gái của thủ lĩnh khu người Hoa là Hoàng Sâm Bình 黃森屏 kết hôn với Muhammad Shah (người sáng lập Vương quốc Hồi giáo Brunei sau khi theo Hồi giáo).[46] Có lẽ do các mối quan hệ này, một điểm an táng có 2.000 quan tài bằng gỗ với niên đại ước tính 1.000 năm được phát hiện trong Hang Agop Batu Tulug, cũng tại khu vực Kinabatangan.[49] Loại hình văn hóa an táng này được cho là do các thương nhân Trung Quốc và Đông Dương đem đến miền bắc Borneo do các quan tài bằng gỗ tương tự cũng được phát hiện tại những nơi đó.[49] Ngoài ra, còn phát hiện được trống đồng Đông Sơn tại Bukit Timbang Dayang trên đảo Banggi tồn tại từ 2.000–2.500 năm trước.[33][50]

Quốc vương Omar Ali Saifuddin II tiếp phái đoàn Anh đến ký kết Hiệp ước Labuan vào ngày 18 tháng 12 năm 1846 tại cung điện của ông theo đó nhượng đảo Labuan cho Đế quốc Anh.[51]

Trong thời gian trị vì của vị sultan thứ 5 là Bolkiah, từ năm 1485 đến năm 1524, bá quyền hàng hải của vương quốc mở rộng đến miền bắc Borneo và Quần đảo Sulu, xa đến Kota Seludong (nay là Manila) còn ảnh hưởng vươn đến Banjarmasin,[52] tận dụng lợi thế mậu dịch hàng hải sau khi Malacca thất thủ trước người Bồ Đào Nha.[53][54] Nhiều người Mã Lai Brunei di cư đến khu vực trong thời kỳ này, song quá trình này bắt đầu ngay từ đầu thế kỷ 15 sau khi Brunei chinh phục lãnh thổ.[55] Do lâm vào xung đột nội bộ, nội chiến, hạn hải tặc và các cường quốc phương Tây tiếp cận, Brunei bắt đầu suy thoái. Người Bồ Đào Nha là những người Âu đầu tiên đến thăm Brunei, họ mô tả thủ đô của Brunei đương thời do một bức tường đá bao quanh.[53] Người Tây Ban Nha nhanh chóng tiếp bước sau khi Ferdinand Magellan chết vào năm 1521, họ đi thuyền đến các đảo Balambangan và Banggi ngoài khởi cực bắc của Borneo và sau đó dẫn đến một xung đột mang tên Chiến tranh Castilia.[12][50][56] Sulu giành được độc lập vào năm 1578, thành lập vương quốc hồi giáo riêng mang tên Vương quốc Hồi giáo Sulu.[57]

Sultan Jamal ul-Azam là người cai trị Quần đảo Sulu và một bộ phận miền bắc Borneo đang tiếp phái đoàn Pháp tại cung điện của mình để thảo luận về khả năng nhượng đảo Basilan cho Đế quốc Pháp.[58] Jamal ul-Azam cũng đàm phán với người Anh vào năm 1878 về nhượng miền bắc Borneo cho Đế quốc Anh.[59][60]

Khi nội chiến bùng phát tại Brunei giữa các sultan là Abdul Hakkul MubinMuhyiddin, Sulu khẳng định yêu sách của họ đối với các lãnh thổ của Brunei tại miền bắc Borneo.[56][61] Sulu tuyên bố Sultan Muhyiddin đã cam kết nhượng phần phía bắc và phía đông của Borneo cho họ để đổi lấy giúp đỡ trong nội chiến.[56][62] Lãnh thổ dường như chưa từng được nhượng lại trên thực tiến, song Sulu tiếp tục yêu sách lãnh thổ.[63] Brunei đương thời không thể làm gì nhiều do họ đang bị suy yếu hơn nữa sau chiến tranh với Tây Ban Nha, khu vực miền bắc Borneo bắt đầu rơi vào phạm vi ảnh hưởng của Vương quốc Sulu.[56][62] Các dân tộc đi biển Bajau-Suluk và Illanun sau đó di cư từ Quần đảo Sulu và bắt đầu định cư tại duyên hải miền bắc và đông Borneo.[64] Do Sulu cũng bị uy hiếp trước việc người Tây Ban Nha đến, người ta cho rằng nhiều người trong số đó đang chạy trốn khỏi sự đàn áp của thực dân Tây Ban Nha trong khu vực của họ.[65] Trong khi các vương quốc Brunei và Sulu lần lượt kiểm soát duyên hải phía tây và phía đông của Sabah, khu vực nội lục phần lớn độc lập với họ.[66]

Bắc Borneo thuộc Anh

Trái: Hiệp ước nhượng địa đầu tiên được ký bởi Sultan Abdul Momin của Brunei vào ngày 29 tháng 12 năm 1877.[11]
Phải: Hiệp ước nhượng địa thứ nhì được ký bởi Sultan Jamal ul-Azam của Sulu vào ngày 22 tháng 1 năm 1878.[63]

Năm 1761, một quan chức của Công ty Đông Ấn Anh là Alexander Dalrymple dàn xếp một hiệp ước với Sultan của Sulu để cho phép ông lập một trạm mậu dịch đầu tiên trên khu vực miền bắc Borneo, song trạm này tỏ ra thất bại.[67] Năm 1765, Dalrymple tìm cách giữ lại đảo bằng việc dàn xếp một hiệp ước liên minh và thương nghiệp với Sultan của Sulu. Một nhà máy nhỏ của Anh được thành lập vào năm 1773 tại đảo Balambangan nằm ngoài khơi miền bắc Borneo.[62] Người Anh nhận thấy đảo là một địa điểm phù hợp để kiểm soát tuyến mậu dịch tại Phương Đông, có khả năng làm trệch hướng các thương gia khỏi cảng Manila của Tây Ban Nha và cảng Batavia của Hà Lan đặc biệt là với vị trí chiến lược nằm giữa biển Đôngbiển Sulu.[62] Tuy nhiên, người Anh bỏ đảo hai năm sau đó khi các hải tặc Sulu bắt đầu tấn công.[48] Điều này buộc người Anh tìm kiếm tị nạn tại Brunei vào năm 1774, và dừng chân tạm thời để tìm địa điểm thay thế bất kỳ để đặt lại nhà máy thất bại của họ tại đảo Balambangan.[62] Cũng có một nỗ lực vào năm 1803 để đưa Balambangan thành một đồn quân sự,[48] song người Anh không tái lập bất kỳ trạm mậu dịch nào trong khu vực cho đến khi Stamford Raffles bắt đầu thành lập Singapore hiện đại vào năm 1819.[62]

Hiệu kỳ của Bắc Borneo thuộc Anh từ 1882–1948.

Năm 1846, đảo Labuan tại bờ tây của Sabah được Sultan của Brunei nhượng cho Anh thông qua Hiệp ước Labuan, và đến năm 1848 đảo trở thành một thuộc địa hoàng gia Anh.[48] Nhận thấy người Anh hiện diện tại Labuan, lãnh sự Hoa Kỳ tại Brunei là Claude Lee Moses dạt được một hợp đồng thuê mười năm vào năm 1865 đối với một mảnh đất tại miền bắc Borneo. Moses sau đó chuyển mảnh đất cho Công ty Thương nghiệp Hoa Kỳ Borneo thuộc sở hữu của Joseph William Torrey và Thomas Bradley Harris cùng các nàh đầu tư người Hoa.[48][68] Công ty chọn Kimanis (họ đổi tên thành "Ellena") và bắt đầu xây căn cứ tại đó. Các nỗ lực tìm kiếm hỗ trợ tài chính từ chính phủ Hoa Kỳ trở nên vô ích và khu định cư của họ sau đó bị bỏ hoang. Trước khi rời đi, Torrey tìm cách bán toàn bộ quyền lợi của mình cho Lãnh sự Áo tại Hồng Kông là Gustav von Overbeck. Overbeck sau đó đến Brunei và gặp Temenggong để khôi phục nhượng địa.[68] Brunei chấp thuận nhượng toàn bộ lãnh thổ tại miền bắc Borneo nằm dưới quyền kiểm soát của họ để đổi lấy khoản tiền 12.000 dollar Tây Ban Nha mỗi năm còn Temenggong thì được $3.000.[62] Một năm sau, lãnh thổ phần phía bắc và phía đông cũng được Sulu nhượng cho Overbeck, theo đó Sultan của Sulu nhận được khoản tiền trả hàng năm là $5.000.[62]

Bản đồ Bắc Borneo thuộc Anh của Edward Stanford vào năm 1888, lưu giữ tại Thư viện Quốc hội Mỹ.

Sau một loạt vụ chuyển nhượng, Overbeck nỗ lực bán lãnh thổ cho Đế quốc Đức, Áo-HungVương quốc Ý song bất thành.[68] Overbeck sau đó hợp tác với anh em người Anh họ Dent (Alfred Dent và Edward Dent) về hỗ trợ tài chính nhằm phát triển lãnh thổ, công ty Dent thuyết phục Overbeck rằng bất kỳ nhà đầu tư nào cũng cần sự đảm bảo từ ủng hộ quân sự và ngoại giao của Anh.[68] Overbeck đồng ý với đối tác, đặc biệt với việc Sultan của Sulu tái yêu sách khi mà một phần lãnh thổ của họ trong Quần đảo Sulu đã bị Tây Ban Nha chiếm lĩnh.[68] Tuy nhiên, Overbeck rút lui vào năm 1880 và toàn bộ quyền lợi đối với lãnh thổ được chuyển giao cho Alfred, đến năm 1881 người này thành lập Công ty Đặc hứa Bắc Borneo.[69][70][71] Đến năm sau, Kudat được lập làm thủ phủ song do hải tặc thường xuyên tấn công nên thủ phủ được chuyển đến Sandakan vào năm 1883.[43] Nhằm ngăn chặn tranh chấp hơn nữa với Tây Ban Nha và Đức can thiệp, các chính phủ Anh, Tây Ban Nha và Đức ký kết Nghị định thư Madrid vào năm 1885, công nhận chủ quyền của Đông Ấn Tây Ban Nha đối với Quần đảo Sulu để đổi lấy việc Tây Ban Nha từ bỏ mọi yêu sách đối với miền bắc Borneo.[72] Công ty tiếp cận mang đến nhiều thịnh vượng cho cư dân miền bắc Borneo do công ty cho phép mọi cộng đồng bản địa tiếp tục phương thức sinh hoạt truyền thống của họ, trong khi áp đặt pháp luật bằng việc cấm chỉ thi hành săn đầu người, thù hận dân tộc, mua bán nô lệ và kiểm soát nạn hải tặc.[73][74] Bắc Borneo sau đó trở thành một lãnh thổ bảo hộ của Anh Quốc vào năm 1888, song diễn ra kháng cự tại địa phương từ năm 1894 đến năm 1900 dưới quyền Mat Salleh và trong năm 1915 dưới quyền Antanum.[48][74]

Chiến tranh thế giới thứ hai

Thường dân và binh sĩ Nhật Bản trước khi họ lên tàu đến Jesselton sau khi đầu hàng Quân đội Úc tại Tawau vào ngày 21 tháng 10 năm 1945.

Quân đội Nhật Bản đổ bộ tại Labuan vào ngày 1 tháng 1 năm 1942 trong Chiến tranh thế giới thứ hai, và tiếp tục xâm chiếm phần còn lại của miền bắc Borneo.[48] Từ năm 1942 đến năm 1945, Quân đội Nhật Bản chiếm đóng Bắc Borneo cũng như hầu hết đảo với địa vị là bộ phận của Đế quốc Nhật Bản. Người Anh nhìn nhận việc người Nhật tiến đến khu vực có động cơ là tham vọng chính trị và lãnh thổ thay vì các yếu tố kinh tế.[75] Cuộc chiếm đóng đẩy nhiều người từ các đô thị duyên hải vào khu vực nội lục để tìm thực phẩm và đào thoát hành động tàn ác của người Nhật.[76] Người Mã Lai nhìn chung có vẻ được người Nhật chiếu cố, song một số người cũng bị đàn áp còn các dân tộc khác như người Hoa và thổ dân thì bị đàn áp ác liệt.[77] Người Hoa đã sẵn kháng cự quân Nhật chiếm đóng đặc biệt là khi Chiến tranh Trung-Nhật diễn ra tại Trung Quốc.[78] Họ thành lập một tổ chức kháng chiến mang tên Quân Du kích Kuching dưới quyền Quách Ích Nam 郭益南, được ủng hộ rộng rãi từ nhiều dân tộc tại miền bắc Borneo như Dusun, Murut, Suluk và Illanun. Phong trào cũng được thống đốc tương lai là Mustapha Harun ủng hộ.[79] Quách Ích Nam và nhiều cảm tình viên khác bị quân Nhật hành quyết sau khi phong trào thất bại.[76][80]

Nằm trong Chiến dịch Borneo nhằm tái chiếm đảo, Đồng Minh oanh tạc hầu hết các đô thị lớn do người Nhật kiểm soát, trong đó Sandakan bị san bằng. Tồn tại một trại tù binh chiến tranh tàn bạo mang tên trại Sandakan do quân Nhật điều hành giành cho mọi đối thủ đứng về phía người Anh.[81] Phần lớn tù binh chiến tranh là các binh sĩ người Anh và người Úc bị bắt sau khi MalayaSingapore thất thủ.[82][83] Các tù binh phải chịu điều kiện vô nhân đạo khét tiếng, và các cuộc oanh tạc tiếp diễn của Đồng Minh khiến người Nhật buộc họ đi đến Ranau cách xa 260 km, một sự kiện mang tên Hành trình chết chóc Sandakan.[84] Số lượng tù binh chiến tranh giảm đi 2.345, do nhiều người bị giết trên đường, chỉ còn sáu người Úc còn sống.[85] Ngoài ra, tổng cộng 17.488 lao công người Java được người Nhật đưa đến trong thời kỳ chiếm đóng, song chỉ có 1.500 người sống sót, chủ yếu là do chết đói, điều kiện làm việc khắc nghiệt và ngược đãi.[76] Chiến tranh kết thúc vào ngày 10 tháng 9 năm 1945 sau khi Borneo hoàn toàn được Quân đội Đế quốc Úc (AIF) giải phóng.[48][86]

Thuộc địa hoàng gia Anh

Ten bưu chính của Bắc Borneo với chân dung Nữ hoàng Elizabeth II vào năm 1964.[note 1]

Sau khi người Nhật đầu hàng, Bắc Borneo nằm dưới quyền cai quản của Chính phủ Quân sự Anh và đến ngày 18 tháng 7 năm 1946 thì trở thành một thuộc địa hoàng gia Anh.[48][87] Thuộc địa hoàng gia Labuan cũng được hợp nhất làm bộ phận của thuộc địa mới. Trong lễ kỷ niệm, quốc kỳ Anh và quốc kỳ Trung Quốc đều được kéo lên từ tòa nhà Jesselton Survey Hall.[87] Người Hoa từng tham gia kháng Nhật cuối cùng quyết định ủng hộ chuyển giao quyền lực cho thuộc địa hoàng gia.[87]

Do Sandakan bị tàn phá nghiêm trọng do chiến tranh, Jesselton được chọn làm thủ phủ thay thế để Quân chủ tiếp tục cai trị Bắc Borneo cho đến năm 1963. Chính phủ thực dân lập ra nhiều bộ để giám sát phúc lợi của cư dân cũng như khôi phục kinh tế Bắc Borneo thời hậu chiến.[88] Đến khi Philippines độc lập vào năm 1946, bảy đảo thuộc Quần đảo Turtle do Anh kiểm soát ngoài khơi Borneo được nhượng cho Philippines theo đàm phán trước đó giữa chính phủ thực dân Mỹ và Anh.[89][90]

Malaysia

Donald Stephens (trái) tuyên bố thành lập Liên bang Malaysia tại Padang Merdeka, Jesselton vào ngày 16 tháng 9 năm 1963. Bên cạnh ông là Phó Thủ tướng Malaya Abdul Razak (phải) và Mustapha Harun (phải thứ hai).

Ngày 31 tháng 8 năm 1963, Bắc Borneo giành được quyền tự quản.[14][15][16] Ủy ban Cobbold được lập ra vào năm 1962 để xác định nhân dân Sabah và Sarawak có ủng hộ đề xuất liên hiệp hay không, và phát hiện rằng nhân dân nhìn chung ủng hộ liên hiệp.[91] Hầu hết các thủ lĩnh cộng đồng dân tộc của Sabah, gồm Mustapha Harun đại diện cho người Hồi giáo bản địa, Donald Stephens đại diện cho người bản địa phi Hồi giáo, và Khoo Siak Chew đại diện cho người Hoa cuối cũng ủng hộ liên hiệp.[79][92][93] Sau khi thảo luận mà đỉnh điểm là Hiệp ước Malaysia và hiệp ước 20 điểm, ngày 16 tháng 9 năm 1963 Bắc Borneo (với tên Sabah) hợp nhất cùng Malaya, Sarawak và Singapore, để hình thành Liên bang Malaysia độc lập.[94][95]

Từ trước khi thành lập Malaysia đến năm 1966, Indonesia thi hành một chính sách thù địch đối với Malaya được Anh hỗ trợ, và sau khi hình thành Malaysia dẫn đến đối đầu giữa hai nước.[96] Cuộc chiến không tuyên bố này xuất phát từ điều mà Tổng thống Indonesia Sukarno nhận thức là sự bành trướng ảnh hưởng của Anh trong khu vực và ý định của ông nhằm kiểm soát toàn đảo Borneo theo quan điểm Đại Indonesia.[97] Trong khi Tổng thống Philippines Diosdado Macapagal bắt đầu đưa ra yêu sách với Sabah từ ngày 22 tháng 6 năm 1962 trên cơ sở bối cảnh lịch sử trong quan hệ với Vương quốc Sulu.[98][99] Tổng thống Philippines nhìn nhận nỗ lực hợp nhất Sabah, Sarawak và Brunei vào Liên bang Malaysia như "nỗ lực áp đặc quyền lực của Malaya lên các bang này" trong khi cho rằng Sabah là một tài sản thuộc sở hữu của Vương quốc Sulu.[98] Sau khi thành lập Malaysia, Donald Stephens trở thành thủ hiến đầu tiên của Sabah. Thống đốc đầu tiên Yang di-Pertua Negara (đổi sang Yang di-Pertua Negeri vào năm 1976) là Mustapha Harun.[100] Cư dân Bắc Borneo yêu cầu rằng quyền tự do tôn giáo của họ phải được tôn trọng, toàn bộ đất trong lãnh thổ nằm dưới quyền chính phủ bang, các phong tục và truyền thống bản địa cần được chính phủ liên bang tôn trọng và duy trì, đổi lại người Sabah sẽ cam kết trung thành với chính phủ liên bang Malaysia.[101] Một hòn đá tuyên thệ được chính thức khánh thành vào ngày 31 tháng 8 năm 1964 tại Keningau để kỷ niệm hiệp ước và cam kết để tham khảo trong tương lai.[101] Sabah sau đó tổ chức bầu cử cấp bang lần đầu vào năm 1967.[102] Trong cùng năm, thủ phủ bang đổi tên từ "Jesselton" thành "Kota Kinabalu".[103]

Ngày 14 tháng 6 năm 1976, chính phủ bang Sabah dưới quyền Harris Salleh ký một hiệp ước với công ty dầu khí quốc doanh Petronas, theo đó cấp cho công ty quyền khai thác và giành thu nhập từ dầu mỏ phát hiện trong lãnh hải Sabah để đổi lấy 5% thu nhập hàng năm tiền thuê mỏ theo Đạo luật Phát triển Dầu mỏ 1974.[104] Chính phủ bang Sabah nhượng Labuan cho chính phủ liên bang Malaysia, và Labuan trở thành một lãnh thổ liên bang vào ngày 16 tháng 4 năm 1984.[105] Năm 2000, thủ phủ Kota Kinabalu được cấp vị thế thành phố, trở thành thành phố thứ sáu tại Malaysia và là thành phố đầu tiên trong bang.[106] Trước tranh chấp lãnh thổ giữa Indonesia và Malaysia từ năm 1969 về hai đảo LigitanSipadan trên Biển Celebes, Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) ra phán quyết cuối cùng là trao hai đảo cho Malaysia vào năm 2002 dựa trên "chiếm hữu thực tế".[60][107]

Địa lý

núi Kinabalu là núi cao nhất tại quần đảo Mã Lai.

Phần phía tây của Sabah đại thể là có nhiều núi, trong đó có ba dãy núi cao nhất tại Malaysia. Dãy Crocker là dãy núi cao nhất, có nhiều núi với cao độ từ 1.000 mét đến 4.000 mét. Núi Kinabulu có cao độ 4.095 mét và là núi cao nhất tại quần đảo Mã Lai (không tính New Guinea) và là núi cao thứ 10 tại các quốc gia Đông Nam Á. Các khu rừng tại Sabah được phân loại là rừng mưa nhiệt đới, có sự đa dạng về các loài thực vật và động vật. Vườn quốc gia Kinabulu được liệt vào danh sách di sản thế giới của UNESCO vào năm 200 do có tính phong phú về đa dạng thực vật kết hợp với địa chất, địa hình, và các điều kiện khí hậu độc đáo.[108]

Nằm gần núi Kinabalu là núi Tambuyukon, là đỉnh cao thứ ba tại Malaysia với cao độ 2.579 mét. Lân cận dãy Crocker là dãy Trus Madi, dãy này có núi Trus Madi cao thứ nhì tại Malaysia với cao độ 2.642 mét. Có các dãy gò đồi thấp mở rộng hướng về bờ biển phía tây, đồng bằng phía nam, và vùng nội địa của Sabah. Một mạng lưới dày đặc các thung lũng sông nằm vắt ngang các núi và đồi, hầu hết các núi đồi có rừng mưa bao phủ.

Phần trung tâm và phía đông của Sabah đại thể là các dãy núi thấp và đồng bằng thi thoảng có đồi. Sông Kinabatangan có chiều dài 560 km, khởi nguồn từ các dãy núi phía tây và uốn khúc qua khu vực trung tâm hướng đến bờ biển phía đông và đổ vào biển Sulu. Đây là sông dài thứ nhì tại Malaysia sau sông Rajang. Các khu rừng quanh thung lũng sông cũng gồm có một loạt các môi trường sống hoang dã, và là bãi bồi được rừng bao phủ lớn nhất tại Malaysia.[109]

Nhân khẩu

Dân số Sabah – 2010[110]
Dân tộc Tỷ lệ
Kadazan-Dusun
  
17.82%
Murut
  
3.22%
Bajau
  
14%
Mã Lai Brunei
  
5.71%
bumiputra khác
  
20.56%
Hoa
  
9.11%
phi bumiputra khác
  
1.5%
không phải công dân Malaysia
  
27.81%
Nguồn: Cơ quan Thống kê Malaysia.

Dân số Sabah được tính là 651.304 vào năm 1970 và tăng lên thành 929.299 một thập niên sau. Trong hai thập niên sau năm 1980, dân số bang tăng đáng kể thêm 1,5 triệu, và đạt 2.468.246 vào năm 2000. Năm 2010, dân số Sabah là 3.117.405, trong đó người ngoại quốc chiếm 27% tổng dân số.[111][112] Đây là bang đông dân thứ ba tại Malaysia sau SelangorJohor. Sabah có tốc độ tăng trưởng dân số cao nhất toàn quốc, đây là kết quả của nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp công khai, và người nhập tịch đến từ các nơi khác tại Malaysia, Indonesia và đặc biệt là các tỉnh mà người Hồi giáo chiếm ưu thế ở miền nam của Philippines- họ được trao cho xuất thân Mã Lai và được cấp quyền công dân.[113][114] Do vậy, người Sabah Borneo vốn hầu hết theo Ki-tô giáo đã trở thành thiểu số trên quê hương họ.[115][116]

  • Kadazan-Dusun: 17,82% (555.647)
  • Bajau: 14% (436.672)
  • Mã Lai Brunei: 5,71% (178.029)
  • Murut: 3,22% (100.631)
  • bumiputra khác: 20,56% (640.964)
  • Hoa (chủ yếu là Khách Gia): 9,11% (284.049)
  • phi bumiputra khác: 1,5% (47.052)
  • không phải công dân Malaysia: 27,81% (867.190)

Tiếng Mã Lai là ngôn ngữ quốc gia, được nói giữa các dân tộc, song phương ngữ tiếng Mã Lai tại Sabah có tên là Baku có khác biệt với phương ngữ Johor-Riau tại Tây Malaysia.[117] Sabah cũng có tiếng lóng cho nhiều từ trong tiếng Mã Lai, hầu hết chúng có nguồn gốc bản địa hoặc là từ tiếng Indonesia. Các ngôn ngữ bản địa như Kadazan, Dusun, Bajau và Murut được phát sóng trên đài phát thanh cấp bang, cùng với tiếng Anh.

Trang phục truyền thống của một số dân tộc tại Sabah

Cư dân Sabah được chia thành 32 dân tộc được công nhận chính thức, 28 trong đó được công nhận là Bumiputra, hay là người bản địa.[12] Nhóm phi bumiputra lớn nhất là người Hoa, phương ngữ tiếng Hoa chiếm ưu thế tại Sabah là tiếng Khách Gia, tiếp theo là tiếng Quảng Đôngtiếng Phúc Kiến. Hầu hết người Hoa tại Sabah tập trung tại các đô thị lớn, như Kota Kinabalu, SandakanTawau. Dân tộc bản địa lớn nhất là Kadazan-Dusun, tiếp đến là Bajau, và Murut. Có một cộng đồng người Ấn Độ và Nam Á khác tại Sabah song có tỷ lệ nhỏ hơn nhiều so với tại những nơi khác của Malaysia.

Tôn giáo tại Sabah - điều tra 2010[116]
Tôn giáo Tỷ lệ
Hồi giáo
  
65.4%
Ki-tô giáo
  
26.6%
Phật giáo
  
6.1%
Khác
  
1.6%
Không tôn giáo
  
0.3%

Kể từ khi độc lập vào năm 1963, Sabah trải qua một biến đổi đáng kể trong thành phần tôn giáo, đặc biệt là trong tỷ lệ dân số tuyên bố tin theo Hồi giáo. Năm 1960, tỷ lệ người Hồi giáo là 37,9%, người Ki-tô giáo là 16,6%, và khoảng một phần ba còn lại theo thuyết vật linh.[118]

Năm 1973, Tổ chức Dân tộc Sabah Thống nhất sửa đổi Hiến pháp Sabah để đưa Hồi giáo trở thành bang giáo của Sabah. Tổ chức này tích cực thúc đẩy việc cải đạo người Sabah bản địa sang Hồi giáo bằng cách cung cấp phần thưởng và chức vụ. Việc trục xuất các nhà truyền giáo Ki-tô khỏi bang cũng được tiến hành nhằm làm giảm việc giới thiệu tôn giáo này đến người bản địa tại Sabah.[119] Người Hồi giáo Philippines và những người nhập cư Hồi giáo khác đến từ Indonesia hay thậm chí là Pakistan được đưa đến bang theo chỉ dẫn của Chủ tịch Tổ chức Dân tộc Sabah Thống nhất đương thời là Tun Mustapha, và họ được trao thẻ căn cước vào đầu thập niên 1990 nhằm giúp lật đổ chính phủ bang của Đảng Sabah Thống nhất và giúp ông được bổ nhiệm làm thống đốc bang. Mặc dù kế hoạch trở thành thống đốc bang của ông thất bại song những người nhập cư bất hợp pháp đã thay đổi nhân khẩu của Sabah.[120]

Các chính sách này tiếp tục khi Sabah nằm dưới quyền quản lý của Mặt trận Thống nhất Nhân dân Sabah, đứng đầu là Datuk Harris, ông công khai chủ trương với người Hồi giáo rằng cần phải có một đa số Hồi giáo, để kiểm soát người Kadazan Ki-tô giáo.[121]

Kinh tế

Kota Kinabalu.

Kinh tế Sabah dựa vào ba lĩnh vực phát triển trọng điểm là nông nghiệp, du lịch, và chế tạo. Dầu mỏ và dầu cọ vẫn là hai mặt hàng xuất khẩu lớn nhất. Các mặt hàng nhập khẩu của Sabah chủ yếu là ô tô va máy móc, sản phẩm dầu mỏ và phân bón, thực phẩm và hàng chế tạo.[122] Sabah có truyền thống dựa nhiều vào đốn gỗ nhiệt đới để xuất khẩu, song do các khu rừng tự nhiên ngày càng suy giảm ở mức báo động, các nỗ lực sinh thái nhằm cứu các khu rừng tự nhiên còn lại. Tuy nhiên, cọ dầu nổi lên thành một lựa chọn cho nông dân. Các nông sản quan trọng khác của Sabah gồm có cao cu và ca cao. Du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, có đóng góp lớn vào kinh tế của Sabah.

Trong thập niên 1970, Sabah là bang giàu có thứ hai toàn quốc, sau Selangor (đương thời gồm Kuala Lumpur). Đến năm 2010, Sabah là bang nghèo nhất của Malaysia. Tăng trưởng GDP vào năm này chỉ đạt 2,4%, mức thấp nhất tại Malaysia.[123]

Chính sách mậu dịch duyên hải đối với Sabah và Sarawak là một trong những nguyên nhân khiến giá cả hàng hóa tại hai bang này cao hơn. Các điều luật đặt ra vào đầu thập niên 1980 quy định rằng toàn bộ vận tải nội địa đối với các hàng hóa ngoại quốc giữa bán đảo và các cảng của Sabah chỉ được phép do các công ty tàu thuyền của Malaysia tiến hành. Điều này dẫn đến chi phí vận chuyển cao quá đáng, khiến chi phí sinh hoạt tại Đông Malaysia cao hơn.[124]

Hạng Thanh thị Dân số (2010)[125]
1 Kota Kinabalu 700.999
2 Sandakan 699.567
3 Tawau 600.963
4 Keningau 400.890
5 Lahad Datu 378.900
6 Semporna 240.810
7 Kudat 199.710

Chính trị

Chính phủ

Tòa nhà Hành chính Bang Sabah (phải), sau Wisma Innoprise (trái).

Yang di-Pertua Negeri có vị thế cao nhất trong bang, tiếp đến là hội đồng lập pháp bang và nội các bang.[12] Yang di-Pertua Negeri là nguyên thủ của bang song trách nhiệm của người này phần lớn mang tính nghi lễ.[126] Thủ hiến là người đứng đầu chính phủ cũng như là người lãnh đạo nội các bang.[126] Cơ quan lập pháp dựa theo hệ thống Westminster và do đó thủ hiến được bổ nhiệm dựa trên việc ông kiểm soát đa số ghế trong hội đồng lập pháp bang.[12][127] Nhà đương cục địa phương hoàn toàn do chính phủ bang bổ nhiệm do chính phủ liên bang đình chỉ các cuộc bầu cử dưới cấp bang. Pháp luật về các cuộc bầu cử cấp bang nằm trong phạm vi quyền lực của chính phủ liên bang.[12] Hội đồng lập pháp họp tại thủ phủ Kota Kinabalu. Các thành viên hội đồng lập pháp bang được bầu từ 73 khu vực bầu cử do Ủy ban Bầu cử Malaysia hoạch định và có thể không nhất thiết có cùng quy mô cử tri.[128] Bầu cử hội đồng lập pháp bang cần phải được tổ chức 5 năm một lần, nghị viên phải trên 21 tuổi và được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu. Sabah được phân 25 ghế trong quốc hội liên bang, đại diện cho 25 khu vực bầu cử quốc hội. Chính phủ bang và liên bang hiện nằm trong tay Barisan Nasional (BN), một liên minh các chính đảng như Tổ chức Dân tộc mã Lai Thống nhất (UMNO), Đảng Tiến bộ Sabah (SAPP), Đảng Liên hiệp Pasokmomogun Kadazandusun Murut (UPKO), Đảng Liên hiệp Nhân dân Sabah (PBRS), Đảng Liên hiệp Sabah (PBS), Đảng Dân chủ Tự do (LDP), và Công hội người Hoa Malaysia (MCA).[129]

Trước khi thành lập Malaysia vào năm 1963, chính phủ lâm thời Bắc Borneo đệ trình một hiệp ước 20 điểm cho chính phủ Malaysia làm điều kiện trước khi Bắc Borneo tham gia thành lập liên bang. Sau đó, hội đồng lập pháp Bắc Borneo chấp thuận thành lập Malaysia theo điều kiện các quyền lợi của Bắc Borneo sẽ được bảo vệ. Bắc Borneo do đó gia nhập Malaysia với vị thế bang tự trị cùng các luật tự trị về kiểm soát nhập cư và quyền lợi phong tục bản địa, và lãnh thổ đổi tên thành "Sabah". Tuy nhiên, dưới quyền cai trị của Tổ chức Dân tộc Sabah Thống nhất (USNO) do Mustapha Harun lãnh đạo, quyền tự trị này dần bị xói mòn trước ảnh hưởng và quyền bá chủ của chính phủ liên bang, người Sabah phổ biến cho rằng cả USNO và UMNO đã làm việc với nhau để chứa chấp những di dân bất hợp pháp từ miền nam Philippines và Indonesia cư trú tại bang và trở thành công dân để bầu cho các đảng Hồi giáo.[130] Điều này tiếp diễn dưới chính phủ của Mặt trận Thống nhất Nhân dân Sabah (BERJAYA) dưới quyền Harris Salleh khi tổng cộng 73.000 người tị nạn từ miền nam Philippines được đăng ký.[131] Thêm vào đó, việc nhượng đảo Labuan cho chính phủ liên bang của chính phủ bang Sabah dưới quyền BERJAYA cùng phân chia và khai thác bất bình đẳng tài nguyên dầu mỏ của Sabah cũng trở thành tranh chấp chính trị thường nổi lên trong xã hội Sabah cho đến nay, khiến cư dân Sabah xuất hiện tình cảm chống liên bang và thậm chí là thỉnh thoảng có kêu gọi ly khai.[76]

Cho đến tổng tuyển cử Malaysia năm 2008, Sabah cùng với các bang KelantanTerengganu là những bang từng nằm dưới quyền cai trị của các đảng đối lập không phải thành viên của liên minh BN cầm quyền. Dưới quyền Joseph Pairin Kitingan, PBS thành lập chính phủ sau khi giành thắng lợi trong bầu cử bang vào năm 1985 và cai quản Sabah cho đến năm 1994. Trong bầu cử bang năm 1994, mặc dù PBS thắng cử, song các nhiều nghị viên của PBS đào thoát sang các đảng thuộc BN khiến BN có đa số ghế và nắm quyền tại bang.[132] Một đặc điểm độc đáo trên chính trường Sabah là một chính sách do Thủ tướng Malaaysia đương thời là Mahathir Mohamad khởi xướng vào năm 1994 mà theo đó chức vụ thủ hiến được luân phiên giữa các đảng trong liên minh mỗi hai năm bất kể đảng nào nắm quyền, do đó theo lý thuyết thì trao thời gian bình đẳng cho mỗi dân tộc lớn cai quản bang. Tuy nhiên, trên thực tế hệ thống có vấn đề do các lãnh đạo có thời gian quá ngắn để tiến hành kế hoạch nhiệm kỳ lâu dài.[133] Quy tắc này do đó dừng lại và quyền lực nay nằm trong tay đảng chiếm đa số trong hội đồng lập pháp bang.[134] Can thiệp chính trị trực tiếp từ liên bang đôi khi được nhận định là một chiến thuật chính trị của chính phủ liên bang do UMNO lãnh đạo nhằm kiểm soát và quản lý quyền tự trị của các bang trên đảo Borneo.[135] Chính phủ liên bang tuy nhiên có xu hướng nhìn nhận các hành động này là chính đáng do biểu thị chủ nghĩa địa phương trong xã hội Đông Malaysia không hài hòa với kiến thiết quốc gia. Điều này làm phức tạp quan hệ giữa liên bang-bang, trở thành một nguồn tranh luận chủ yếu trên chính trường Sabah.[76]

Hành chính

Sabah gồm có 5 tỉnh, được chia tiếp thành 25 huyện. Tại cấp huyện, chính phủ bổ nhiệm một trưởng làng (ketua kampung) tại mỗi làng. Các đơn vị hành chính được kế thừa từ chính quyền Anh, vốn trước đó phân thành các province.[136] Vào thời thuộc Anh, một công sứ được bổ nhiệm để cai quản mỗi tỉnh và được cấp một dinh thự (Istana).[137] Chức vụ công sứ bị bãi bỏ và thay thế bằng huyện trưởng khi Bắc Borneo trở thành bộ phận của Malaysia. Giống như phần còn lại của Malaysia, chính quyền địa phương nằm trong phạm vi quản lý của chính phủ bang.[12] Tuy nhiên, từ khi đình chỉ các cuộc bầu cử cấp địa phương giữa Tình trạng khẩn cấp Malaya dù Sabah vốn ít ác liệt hơn nhiều, không có cuộc bầu cử địa phương nào. Nhà cầm quyền địa phương có các quan chức do hội đồng hành pháp của chính phủ bang bổ nhiệm.[138][139]

Hành chính

Tên tỉnh Huyện Diện tích (km²) Dân số (2010)[140]
1 tỉnh Tây Hải Kota Belud, Kota Kinabalu, Papar, Penampang, Putatan, Ranau, Tuaran 7.588 1.067.589
2 tỉnh Nội Lục Beaufort, Nabawan, Keningau, Kuala Penyu, Sipitang, Tambunan, Tenom 18.298 424.534
3 tỉnh Kudat Kota Marudu, Kudat, Pitas 4.623 192.457
4 tỉnh Sandakan Beluran, Kinabatangan, Sandakan, Tongod 28.205 702.207
5 tỉnh Tawau Kunak, Lahad Datu, Semporna, Tawau 14.905 819.955

Tham khảo

  1. ^ “Mengenai Sabah (About Sabah)” (bằng tiếng Malay). Sabah State Government. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  2. ^ a b “About Sabah”. Sabah State Government. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  3. ^ a b “The Meaning of the Sabah State Crest”. Sabah State Government. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  4. ^ “Lagu-Lagu Patriotik” (bằng tiếng Malay). Sabah State Government. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  5. ^ a b “Population by States and Ethnic Group”. Department of Information, Ministry of Communications and Multimedia, Malaysia. 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2015. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  6. ^ Helmer Aslaksen (28 tháng 6 năm 2012). “Time Zones in Malaysia”. Department of Mathematics, Faculty of Science, National University of Singapore. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  7. ^ “Postal codes in Sabah”. cybo.com. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2016.
  8. ^ “Postal codes in Semporna”. cybo.com. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2016.
  9. ^ “Area codes in Sabah”. cybo.com. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2016.
  10. ^ Teh Wei Soon (23 tháng 3 năm 2015). “Some Little Known Facts On Malaysian Vehicle Registration Plates”. Malaysian Digest. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  11. ^ a b c Rozan Yunos (21 tháng 9 năm 2008). “How Brunei lost its northern province”. The Brunei Times. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2013. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  12. ^ a b c d e f g h i The Report: Sabah 2011. Oxford Business Group. tr. 10–143. ISBN 978-1-907065-36-1. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Group” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  13. ^ Kate McGeown (24 tháng 2 năm 2013). “How do you solve a problem like Sabah?”. BBC News. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  14. ^ a b “The National Archives DO 169/254 (Constitutional issues in respect of North Borneo and Sarawak on joining the federation)”. The National Archives. 1961–1963. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2015.
  15. ^ a b Philip Mathews (28 tháng 2 năm 2014). Chronicle of Malaysia: Fifty Years of Headline News, 1963–2013. Editions Didier Millet. tr. 15–. ISBN 978-967-10617-4-9.
  16. ^ a b Frans Welman. Borneo Trilogy Volume 1: Sabah. Booksmango. tr. 159–. ISBN 978-616-245-078-5. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2013.
  17. ^ “Malaysia Act 1963 (Chapter 35)” (PDF). The National Archives. United Kingdom legislation. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2011. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  18. ^ Governments of United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland, Federation of Malaya, North Borneo, Sarawak and Singapore (1963). Agreement relating to Malaysia between United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland, Federation of Malaya, North Borneo, Sarawak and Singapore  – qua Wikisource.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  19. ^ Ai Chung Yen (19 tháng 10 năm 2009). “Malaysia Day now a public holiday, says PM”. The Star. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2015.
  20. ^  • “Filipino Students Protest in Manila Over Sabah Issue”. The Morning Journal. 24 tháng 9 năm 1968. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2016.
     • Hans H. Indorf (1984). Impediments to Regionalism in Southeast Asia: Bilateral Constraints Among ASEAN Member States. Institute of Southeast Asian Studies. tr. 25–. ISBN 978-9971-902-81-0.
     • Acram Latiph (13 tháng 3 năm 2013). “Sabah – the question that won't go away”. New Mandala. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  21. ^ “BM is Sabah's official language – Keruak”. The Borneo Post. 22 tháng 11 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  22. ^ “National Language (Application) Enactment 1973” (PDF). Sabah State Government (State Attorney-General's Chambers). 27 tháng 9 năm 1973. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  23. ^ “Constitution of the State of Sabah”. Sabah State Government (State Attorney-General's Chambers). Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  24. ^ a b c “Origin of Place Names – Sabah”. National Library of Malaysia. 2000. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2010. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  25. ^ a b Zakiah Hanum (1989). Asal-usul negeri-negeri di Malaysia (bằng tiếng Malay). Times Books International. ISBN 978-9971-65-467-2.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  26. ^ a b Danny Wong Tze Ken (2015). “The Name of Sabah and the Sustaining of a New Identity in a New Nation” (PDF). University of Malaya Repository. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  27. ^ Danny Wong Tze Ken (1999). “Chinese Migration to Sabah Before the Second World War”. Persée. tr. 31–158. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2016.
  28. ^ Wan Kong Ann; Victor H. Mair; Paula Roberts; Mark Swofford (tháng 4 năm 2013). “Examining the Connection Between Ancient China and Borneo Through Santubong Archaeological Sites” (PDF). Tsinghua University and Department of East Asian Languages and Civilizations, University of Pennsylvania. Sino-Platonic Papers. ISSN 2157-9687. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  29. ^ Allen R. Maxwell (1981–1982). The Origin of the name 'Sabah'. Sabah Society Journal. VII (No. 2).
  30. ^ W. H. Treacher (1891). “British Borneo: Sketches of Brunai, Sarawak, Labuan, and North Borneo”. The Project Gutenberg eBook: 95. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2009. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  31. ^ Jaswinder Kaur (16 tháng 9 năm 2008). “Getting to root of the name Sabah”. New Straits Times  – via HighBeam (cần đăng ký mua) . Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2016.
  32. ^ Kathy MacKinnon (1996). The Ecology of Kalimantan. Periplus Editions. tr. 55–57. ISBN 978-0-945971-73-3. Since 1980, the Sabah Museum staff have carried out excavations in the Madai and Baturong limestone massifs, at caves and open sites dated back 30,000 years. Baturong is surrounded by large area of alluvial deposits, formed by the damming of the Tingkayu River by a lava flow. The Tingkayu stone industry shows a unique level of skills for its period. The remains of many mammals, snakes, and tortoises were found, all food items collected by early occupants of the rock shelters.
  33. ^ a b c d “About Sabah”. Sabah Tourism Promotion Corporation and Sabah State Museum. Sabah Education Department. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  34. ^ Durie Rainer Fong (10 tháng 4 năm 2012). “Archaeologists hit 'gold' at Mansuli”. The Star. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2016.
  35. ^ Stephen Chia (2008). “Prehistoric Sites and Research in Semporna, Sabah, Malaysia”. Centre for Archaeological Research Malaysia, University of Science, Malaysia. Bulletin of the Society for East Asian Archaeology. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  36. ^ “Bukit Tengkorak Archaeological Sites, Semporna”. Sabah Museum Department. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  37. ^ Thomas R. Williams (tháng 9 năm 1968). “Ethnographic Research in northern Borneo”. University of Sydney. Wiley Online Library. doi:10.1002/j.1834-4461.1968.tb00985.x. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2016.
  38. ^ S.G. Tan (3 tháng 1 năm 1979). “Genetic Relationship between Kadazans and Fifteen other Southeast Asian Races” (PDF). Department of Biology, Faculty of Science and Environmental Studies, Universiti Pertanian Malaysia. CORE Repository. tr. 28 (1/4). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  39. ^ S. W. Ballinger; Theodore G. Schurr; Antonio Torroni; Y. Y. Gan; J. A. Hodge; K. Hassan; K. H. Chens; Douglas C. Wallace (29 tháng 8 năm 1991). “Southeast Asian Mitochondrial DNA Analysis Reveals Genetic Continuity of Ancient Mongoloid Migrations” (PDF). Departments of Biochemistry, Pediatrics, and Anthropology, Emory University School Medicine, Department of Biotechnology, Universiti Pertanian Malaysia, Institute of Medical Research, Kuala Lumpur and Department of Mathematics, University of California. CORE Repository. tr. 144 (6/14). Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2016.
  40. ^ W. Warde Fowler (2 tháng 12 năm 2008). Roman Ideas of Deity: In the Last Century Before the Christian Era. Wipf and Stock Publishers. tr. 32–. ISBN 978-1-60608-307-9.
  41. ^ Keat Gin Ooi (2004). Southeast Asia: A Historical Encyclopedia, from Angkor Wat to East Timor. ABC-CLIO. tr. 271–. ISBN 978-1-57607-770-2.
  42. ^ Eric Tagliacozzo; Wen-chin Chang (13 tháng 4 năm 2011). Chinese Circulations: Capital, Commodities, and Networks in Southeast Asia. Duke University Press. tr. 236–. ISBN 0-8223-4903-5.
  43. ^ a b Wendy Hutton (tháng 11 năm 2000). Adventure Guides: East Malaysia. Tuttle Publishing. tr. 31–57. ISBN 978-962-593-180-7. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2013.
  44. ^ Johannes L. Kurz. “Boni in Chinese Sources: Translations of Relevant Texts from the Song to the Qing Dynasties” (PDF). Universiti Brunei Darussalam. National University of Singapore. tr. 1. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2014.
  45. ^ Barbara Watson Andaya; Leonard Y. Andaya (15 tháng 9 năm 1984). A History of Malaysia. Palgrave Macmillan. tr. 57–. ISBN 978-0-312-38121-9. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2013.
  46. ^ a b c d Mohammad Al-Mahdi Tan Kho; Hurng-yu Chen (tháng 7 năm 2014). “Malaysia-Philippines Territorial Dispute: The Sabah Case” (PDF). National Chengchi University. NCCU Institutional Repository. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  47. ^ Shih-shan Henry Tsai (1996). The Eunuchs in the Ming Dynasty. SUNY Press. tr. 152–. ISBN 978-0-7914-2687-6.
  48. ^ a b c d e f g h i “History of Sabah”. Sabah Education Department. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  49. ^ a b Haslin Gaffor (10 tháng 4 năm 2007). “Coffins dating back 1,000 years are found in the Kinabatangan Valley”. Bernama. The Star. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2016.
  50. ^ a b Keat Gin Ooi (2015). Brunei: History, Islam, Society and Contemporary Issues. Routledge. tr. 22–110. ISBN 978-1-317-65998-3.
  51. ^ Stephen R. Evans; Abdul Rahman Zainal; Rod Wong Khet Ngee (1996). The History of Labuan Island (Victoria Island) (PDF). Calendar Print Pte Ltd. ISBN 981-00-7764-5.
  52. ^ Graham Saunders (2002). A history of Brunei. Routledge. tr. 40–. ISBN 978-0-7007-1698-2. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2013.
  53. ^ a b P. M. Holt; Ann K. S. Lambton; Bernard Lewis (21 tháng 4 năm 1977). The Cambridge History of Islam: Volume 2A, The Indian Sub-Continent, South-East Asia, Africa and the Muslim West. Cambridge University Press. tr. 129–. ISBN 978-0-521-29137-8.
  54. ^ Barbara Watson Andaya; Leonard Y. Andaya (19 tháng 2 năm 2015). A History of Early Modern Southeast Asia, 1400–1830. Cambridge University Press. tr. 159–. ISBN 978-0-521-88992-6.
  55. ^ Rozan Yunos (24 tháng 10 năm 2011). “In search of Brunei Malays outside Brunei”. The Brunei Times. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2012. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  56. ^ a b c d Jatswan S. Sidhu (22 tháng 12 năm 2009). Historical Dictionary of Brunei Darussalam. Scarecrow Press. tr. 53–. ISBN 978-0-8108-7078-9.
  57. ^ Ring, Trudy; Salkin, Robert M; La Boda, Sharon (tháng 1 năm 1996). International Dictionary of Historic Places: Asia and Oceania. Taylor & Francis. tr. 160–. ISBN 978-1-884964-04-6.
  58. ^ National Historical Institute (Philippines); Philippine National Historical Society (1999). History from the People: Basilan, Lanao del Norte, Lanao del Sur, Maguindanao, Maranao, Suitan Kudarat, Sulu and Tawi-tawi. National Historical Institute and Philippine National Historical Society. ISBN 978-971-538-133-8.
  59. ^ Sixto Y. Orosa (1923). “The Sulu Archipelago and its people”. Yonkers on Hudson, N. Y., World Book Company, University of Michigan, Internet Archive. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2016.
  60. ^ a b Summaries of Judgments, Advisory Opinions and Orders of the International Court of Justice: 1997–2002. United Nations Publications. 2003. tr. 263–. ISBN 978-92-1-133541-5. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2013.
  61. ^ Eko Prayitno Joko. “Isu Pemilikan Wilayah Pantai Timur Sabah: Satu Penulusuran daripada Sumber Sejarah” (PDF) (bằng tiếng Malay and some English). Universiti Malaysia Sabah. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  62. ^ a b c d e f g h B. A. Hussainmiya (2006). “Brunei Revival of 1906 – A Popular History” (PDF). Universiti Brunei Darussalam. ISBN 99917-32-15-2. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2016.
  63. ^ a b Rozan Yunos (7 tháng 3 năm 2013). “Sabah and the Sulu claims”. The Brunei Times. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2013. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  64. ^ James Francis Warren (tháng 1 năm 2002). Iranun and Balangingi: globalization, maritime raiding and the birth of ethnicity. NUS Press. tr. 409–. ISBN 978-9971-69-242-1.
  65. ^ Mencari Indonesia: demografi-politik pasca-Soeharto (bằng tiếng Indonesian). Yayasan Obor Indonesia. 2007. tr. 123–. ISBN 978-979-799-083-1.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  66. ^ Ranjit Singh (2000). The Making of Sabah, 1865–1941: The Dynamics of Indigenous Society. University of Malaya Press. ISBN 978-983-100-095-3.
  67. ^ Howard T. Fry (1970). Alexander Dalrymple (1737–1808) and the Expansion of British Trade. Routledge. tr. 68–. ISBN 978-0-7146-2594-2. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2013.
  68. ^ a b c d e Robert Fitzgerald (7 tháng 1 năm 2016). The Rise of the Global Company: Multinationals and the Making of the Modern World. Cambridge University Press. tr. 75–. ISBN 978-0-521-84974-6.
  69. ^ Charles Alfred Fisher (1966). South-East Asia: A Social, Economic and Political Geography. Taylor & Francis. tr. 147–. GGKEY:NTL3Y9S0ACC. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2013.
  70. ^ J. M. Gullick (1967). Malaysia and Its Neighbours. Routledge & K. Paul. tr. 148–149. ISBN 978-0-7100-4141-8.
  71. ^ Keat Gin Ooi (2004). Southeast Asia: A Historical Encyclopedia, from Angkor Wat to Timor. R-Z. volume three. ABC-CLIO. tr. 251–. ISBN 978-1-57607-770-2. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2013.
  72. ^ British Government (1885). “British North Borneo Treaties. (British North Borneo, 1885)” (PDF). Sabah State Government (State Attorney-General's Chambers). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2013. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  73. ^ Carl Skutsch (7 tháng 11 năm 2013). Encyclopedia of the World's Minorities. Routledge. tr. 679–. ISBN 978-1-135-19388-1.
  74. ^ a b Callistus Fernandez (2001). “The Legend by Sue Harris: A Critique of the Rundum Rebellion and a Counter Argument of the Rebellion” (PDF). Department of Sociology, National University of Singapore (bằng tiếng some Malay and English). Universiti Sains Malaysia. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  75. ^ Takashi Shiraishi (tháng 1 năm 1993). The Japanese in Colonial Southeast Asia. SEAP Publications. tr. 54–. ISBN 978-0-87727-402-5.
  76. ^ a b c d e Regina Lim (2008). Federal-state Relations in Sabah, Malaysia: The Berjaya Administration, 1976–85. Institute of Southeast Asian Studies. tr. 36–84. ISBN 978-981-230-812-2.
  77. ^ Keat Gin Ooi (2006). “The 'Slapping Monster' and Other Stories: Recollections of the Japanese Occupation (1941–1945) of Borneo through Autobiographies, Biographies, Memoirs, and Other Ego-documents”. Journal of Colonialism and Colonial History. Project Muse. doi:10.1353/cch.2007.0009. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2016.
  78. ^ Danny Wong Tze Ken (tháng 2 năm 2001). “Anti-Japanese Activities in North Borneo before World War Two, 1937–1941”. Journal of Southeast Asian Studies. Cambridge University Press on behalf of Department of History, National University of Singapore and JSTOR. tr. 93–105. JSTOR 20072301. |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  79. ^ a b Keat Gin Ooi (7 tháng 6 năm 2010). The A to Z of Malaysia. Scarecrow Press. tr. 214–. ISBN 978-1-4616-7199-2.
  80. ^ Keat Gin Ooi (17 tháng 12 năm 2010). The Japanese Occupation of Borneo, 1941–45. Routledge. tr. 164–. ISBN 978-1-136-96309-4.
  81. ^ Yuki Tanaka (17 tháng 12 năm 1997). Hidden Horrors: Japanese War Crimes In World War II. Westview Press. tr. 13–. ISBN 978-0-8133-2718-1.
  82. ^ Jane Bickersteth; Amanda Hinton (1996). Malaysia & Singapore Handbook. Footprint Handbooks. ISBN 978-0-8442-4909-4.
  83. ^ “General information about Australian prisoners of the Japanese”. Australian War Memorial. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  84. ^ “World War II > Japan > Sandakan”. Australian War Memorial. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  85. ^ “The Marches”. Government of Australia. Australia's War 1939–1945. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  86. ^ Lynette Ramsay Silver (2010). Blood Brothers: Sabah and Australia, 1942–1945. Opus Publications. ISBN 978-983-3987-39-9.
  87. ^ a b c “British North Borneo Becomes Crown Colony”. Kalgoorlie Miner. Trove. 18 tháng 7 năm 1946. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2016.
  88. ^ Ismail Ali. “The Role and Contribution of the British Administration and the Capitalist in the North Borneo Fishing Industry, 1945–63” (PDF). Pascasarjana Unipa Surabaya. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2015. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  89. ^ Charles P. Williamson (30 tháng 7 năm 1929). “Treaty over Turtle Islands”. The Telegraph. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2016.
  90. ^ Peter C. Richards (6 tháng 12 năm 1947). “New Flag Over Pacific Paradise”. The Sydney Morning Herald. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2015.
  91. ^ “Sarawak: Report of the Commission of Enquiry, North Borneo and Sarawak, 1962 (Cobbold Commission); publication”. The National Archives. 1962. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2016.
  92. ^ Edwin Lee (1976). The Towkays of Sabah: Chinese Leadership and Indigenous Challenge in the Last Phase of British Rule. Singapore University Press.
  93. ^ P. J. Granville-Edge (1999). The Sabahan: the life & death of Tun Fuad Stephens. Family of the late Tun Fuad Stephens.
  94. ^ “Trust and Non-self governing territories”. United Nations. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  95. ^ “United Nations Member States”. United Nations. 3 tháng 7 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  96. ^ Bryan Perrett (4 tháng 4 năm 2007). British Military History For Dummies. John Wiley & Sons. tr. 402–. ISBN 978-0-470-06191-6.
  97. ^ Center for Strategic Intelligence Research (U.S.). A Muslim archipelago: Islam and Politics in Southeast Asia. Government Printing Office. tr. 19–. ISBN 978-0-16-086920-4.
  98. ^ a b “I. North Borneo Claim”. Excerpt from President Diosdado Macapagal's State-of-the-Nation Message to the Congress of the Philippines. Government of the Philippines. 28 tháng 1 năm 1963. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2016.
  99. ^ Erwin S. Fernandez (tháng 12 năm 2007). “Philippine-Malaysia Dispute over Sabah: A Bibliographic Survey” (PDF). Department of Filipino and Philippine Literature, University of the Philippines. De La Salle University. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  100. ^ Great Britain. Colonial Office; Malaysia; Great Britain. Office of Commonwealth Relations (1963). Malaysia: agreement concluded between the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland, the Federation of Malaya, North Borneo, Sarawak and Singapore. H. M. Stationery Off.
  101. ^ a b “The story behind Keningau's oath stone”. Bernama. The Borneo Post. 30 tháng 11 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  102. ^ R. S. Milne; K. J. Ratnam (tháng 5 năm 1969). “Patterns and Peculiarities of Voting in Sabah, 1967”. Asian Survey, University of California Press. doi:10.2307/2642463. JSTOR 2642463. |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  103. ^ “Sabah – Lest We Forget”. Tourism Malaysia. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2013. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  104. ^ John Kincaid; Anwar Shah (5 tháng 9 năm 2007). The Practice of Fiscal Federalism: Comparative Perspectives. McGill-Queen's Press – MQUP. tr. 186–. ISBN 978-0-7735-6044-4.
  105. ^ “Laws of Malaysia A585 Constitution (Amendment) (No. 2) Act 1984”. Government of Malaysia. Department of Veterinary Services. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  106. ^ “Remembering Jesselton's birth”. Daily Express. 31 tháng 1 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  107. ^ “The Court finds that sovereignty over the islands of Ligitan and Sipadan belongs to Malaysia”. International Court of Justice. 17 tháng 12 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  108. ^ Kinabalu Park – Justification for inscription, UNESCO World Heritage Centre. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2007.
  109. ^ About the Kinabatangan area, WWF. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2007.
  110. ^ “2010 Population and Housing Census of Malaysia” (PDF) (bằng tiếng Malay and English). Department of Statistics, Malaysia. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2012.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết) p. 71
  111. ^ Mahathir rejects Sabah Royal Commission of Inquiry (RCI) plan
  112. ^ Population Distribution by Local Authority Areas and Mukims, 2010 (Census 2010), Seite 369
  113. ^ “SPECIAL REPORT: Sabah's Project M” (fee required). Malaysiakini. ngày 27 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2008. - where "M" stood for Mahathir Mohamad
  114. ^ Mutalib M.D. "IC Projek Agenda Tersembunyi Mahathir?" (2006)
  115. ^ Sadiq, Kamal (2005). “When States Prefer Non-Citizens Over Citizens: Conflict Over Illegal Immigration into Malaysia” (PDF). International Studies Quarterly. 49: 101–122. doi:10.1111/j.0020-8833.2005.00336.x. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2008. Chú thích có các tham số trống không rõ: |month=|coauthors= (trợ giúp)
  116. ^ a b “2010 Population and Housing Census of Malaysia” (PDF). Department of Statistics, Malaysia. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2012. p. 92
  117. ^ “Language And Social Context”. Streetdirectory.com. ngày 13 tháng 5 năm 1969. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2012.
  118. ^ Caldarola, Carlo (ed.) (1982). Religion and Societies: Asia and the Middle East. Walter de Gruyter. ISBN 978-3-11-082353-0.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  119. ^ Regina Lim (2008). Federal-State Relations in Sabah, Malaysia: The Berjaya Administration, 1976-85. Institute of Southeast Asian Studies. tr. 48–. ISBN 978-981-230-812-2. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2012.
  120. ^ 'I processed thousands of ICs for Sabah illegals'. Malaysiakini. ngày 28 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2014.
  121. ^ “Asean Forecast Vol 5 No. 8: August 1985: Sabah - A New Story Elections And Its Aftermath” (PDF). Asiandialogue.com. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2012.
  122. ^ SABAH SELECTED FACTS AND FIGURES, Institute for Development Studies
  123. ^ “Gross Domestic Product (GDP) by State, 2010 (Updated: 17/10/2011)”. Statistics.gov.my. ngày 17 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2012.
  124. ^ Mat, Nordin (ngày 26 tháng 7 năm 2010). “No hidden agenda, says Masa”. Btimes.com.my. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2012.
  125. ^ [1], Malaysia Census 2010 Report. 30 tháng 4 năm 2011.
  126. ^ a b “State Government Structure”. Sabah State Government. 14 tháng 4 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  127. ^ Jane Knight (11 tháng 9 năm 2013). International Education Hubs: Student, Talent, Knowledge-Innovation Models. Springer Science & Business Media. tr. 101–. ISBN 978-94-007-7025-6.
  128. ^ Jenne Lajiun (10 tháng 8 năm 2016). “Sabah gets 13 new state assembly seats”. The Borneo Post. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  129. ^ “Senarai ADUN” (bằng tiếng Malay). Sabah State Legislative Assembly. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2016.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  130. ^ Kamal Sadiq (2 tháng 12 năm 2008). Paper Citizens: How Illegal Immigrants Acquire Citizenship in Developing Countries. Oxford University Press. tr. 49–178. ISBN 978-0-19-970780-5.
  131. ^ Paul Mu (7 tháng 12 năm 2014). “Berjaya govt let 73,000 refugees into Sabah”. New Sabah Times. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  132. ^ Boon Kheng Cheah (2002). Malaysia: the making of a nation. Institute of Southeast Asian Studies. tr. 63–. ISBN 978-981-230-175-8. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2013.
  133. ^ Chin Kin Wah (tháng 1 năm 2004). Southeast Asian Affairs 2004. Institute of Southeast Asian Studies. tr. 157–. ISBN 978-981-230-238-0.
  134. ^ Meredith L. Weiss (17 tháng 10 năm 2014). Routledge Handbook of Contemporary Malaysia. Routledge. tr. 85–. ISBN 978-1-317-62959-7.
  135. ^ Frederik Holst (23 tháng 4 năm 2012). Ethnicization and Identity Construction in Malaysia. CRC Press. tr. 48–. ISBN 978-1-136-33059-9. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2013.
  136. ^ General Books LLC (tháng 9 năm 2010). Divisions of Malaysia: Divisions of Sabah, Divisions of Sarawak, Limbang District, Limbang Division, Kuching Division, Bintulu Division. General Books LLC. ISBN 978-1-157-81794-9.
  137. ^ K. G. Tregonning (1965). A History of Modern Sabah (North Borneo, 1881–1963). University of Singapore.
  138. ^ “United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland and Malaysia – Agreement concerning certain overseas officers serving in Sabah and Sarawak. Signed at Kuala Lumpur on 7 May 1965” (PDF). United Nations. 28 tháng 1 năm 1966. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  139. ^ “United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland and Malaysia – Exchange of notes constituting an agreement relating to pensions and compensation for officers designated by the Government of the United Kingdom in the service of the State Government of Sabah and Sarawak” (PDF). Kuala Lumpur: United Nations. 14 tháng 12 năm 1972. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  140. ^ “Population Distribution and Basic Demographic Characteristics, 2010” (PDF). Department of Statistics, Malaysia. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2012.

Liên kết ngoài


Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “note”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="note"/> tương ứng, hoặc thẻ đóng </ref> bị thiếu