Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đười ươi”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dọn dẹp
Dòng 87: Dòng 87:
|}
|}
[[File:Sivapithecus sivalensis.JPG|thumb|right|upright|alt=Partial fossil skull of ape|Hộp sọ hóa thạch của ''Sivapithecus sivalensis'', họ hàng đã tuyệt chủng của đười ươi]]
[[File:Sivapithecus sivalensis.JPG|thumb|right|upright|alt=Partial fossil skull of ape|Hộp sọ hóa thạch của ''Sivapithecus sivalensis'', họ hàng đã tuyệt chủng của đười ươi]]

===Bản ghi hóa thạch===
Hiện chỉ có 3 loài đười ươi còn tồn tại trong phân họ [[Ponginae]]. Ngoài ra, Ponginae còn bao gồm 3 chi đã tuyệt chủng đó là: chi ''[[Lufengpithecus]]'', từng sống ở miền nam Trung Quốc và Thái Lan 8–2 triệu năm trước,<ref name=Payne />{{rp|50}} và chi ''[[Indopithecus]]'', từng sống ở Ấn Độ 9,2-8,6 triệu năm trước; và ''[[Sivapithecus]]'', từng sống ở Ấn Độ và Pakistan 12,5-8,5 triệu năm trước.<ref>{{cite journal|first1=A.|last1=Bhandari|first2=R. F.|last2=Kay|first3=B. A.|last3=Williams|first4=B. N.|last4=Tiwari|first5=S.|last5=Bajpai|first6=T.|last6=Heironymus|year=2018|title=First record of the Miocene hominoid Sivapithecus from Kutch, Gujarat state, western India|journal=PLOS ONE|volume=13|issue=11|page=10.1371/journal.pone.0206314|doi=10.1371/journal.pone.0206314|pmc=6235281|pmid=30427876|bibcode=2018PLoSO..1306314B|doi-access=free}}</ref> Những chi đười ươi cổ này có thể sống trong môi trường khô mát hơn đười ươi ngày nay. ''[[Khoratpithecu |Khoratpithecus piriyai]]'' từng sống ở Thái Lan 5–7 triệu năm trước được cho là họ hàng gần nhất được biết của đười ươi ngày nay.<ref name=Payne />{{rp|50}} Loài linh trưởng lớn nhất hiện được biết có tên ''[[Gigantopithecus]]'' cũng là một thành viên của phân họ Ponginae, từng sống ở Trung Quốc vào khoảng 2 triệu năm trước - 300.000 năm trước.<ref>{{cite journal|last1=Zhang|first1=Yingqi|last2=Harrison|first2=Terry|year=2017|title=''Gigantopithecus blacki'': a giant ape from the Pleistocene of Asia revisited|journal=Yearbook of Physical Anthropology|volume=162|issue=S63|pages=153–77|doi=10.1002/ajpa.23150|pmid=28105715|doi-access=free}}</ref><ref name=Payne />{{rp|50}}

Hóa thạch lâu đời nhất của chi ''Pongo'' là những chiếc răng của loài ''P. weidenreichi'' đã tuyệt chủng có niên đại về [[thế Canh Tân]] sớm, được tìm thấy tại [[Sùng Tả]], Trung Quốc.<ref name=":0">{{Cite journal|last1=Harrison|first1=Terry|last2=Jin|first2=Changzhu|last3=Zhang|first3=Yingqi|last4=Wang|first4=Yuan|last5=Zhu|first5=Min|date=December 2014|title=Fossil ''Pongo'' from the Early Pleistocene Gigantopithecus fauna of Chongzuo, Guangxi, southern China|journal=[[Quaternary International]]|language=en|volume=354|pages=59–67|doi=10.1016/j.quaint.2014.01.013|bibcode=2014QuInt.354...59H}}</ref><ref>{{Cite journal|last1=Wang|first1=Cui-Bin|last2=Zhao|first2=Ling-Xia|last3=Jin|first3=Chang-Zhu|last4=Wang|first4=Yuan|last5=Qin|first5=Da-Gong|last6=Pan|first6=Wen-Shi|date=December 2014|title=New discovery of Early Pleistocene orangutan fossils from Sanhe Cave in Chongzuo, Guangxi, southern China|journal=Quaternary International|language=en|volume=354|pages=68–74|doi=10.1016/j.quaint.2014.06.020|bibcode=2014QuInt.354...68W}}</ref> Hóa thạch chi ''Pongo'' cũng đã được tìm thấy tại các quần thể hang động thế Canh Tân tại [[Việt Nam]], trong đó có cả răng của loài đười ươi khổng lồ ''Giganopithecus''. Một số hóa thạch được cho là của ''P. hooijeri'' cũng đã được tìm thấy ở Việt Nam, và nhiều phân loài hóa thạch cũng đã được phát hiện khắp Đông Nam Á.<ref>{{cite journal|author1=Schwartz, J. H. |author2=Vu The Long |author3=Nguyen Lan Cuong |author4=Le Trung Kha |author5=Tattersall, I. |year=1995 |title=A review of the Pleistocene hominoid fauna of the Socialist Republic of Vietnam (excluding Hylobatidae) |journal=Anthropological Papers of the American Museum of Natural History|issue=76 |pages=1–24|hdl=2246/259 }}</ref> Vào [[thế Canh Tân]], phạm vi sống của ''Pongo'' rộng hơn nhiều so với hiện tại, trải dài khắp [[Sundaland]], [[Đông Nam Á lục địa]] và [[miền Nam Trung Quốc]]. Dựa trên niên đại răng, đười ươi đã sinh sống tại [[bán đảo Malaysia]] vào khoảng 60.000 năm trước. Phạm vi sống của chúng bắt đầu co cụm kể từ cuối thế Canh Tân do môi trường rừng suy giảm thuận theo [[cực đại băng hà cuối cùng]]. Song dường như vẫn có những quần thể đười ươi bám trụ tại Việt Nam và Campuchia trong [[thế Toàn Tân]].<ref name=":0" /><ref name=":1">{{Cite journal|last1=Ibrahim|first1=Yasamin Kh.|last2=Tshen|first2=Lim Tze|last3=Westaway|first3=Kira E.|last4=Cranbrook|first4=Earl of|last5=Humphrey|first5=Louise|last6=Muhammad|first6=Ros Fatihah|last7=Zhao|first7=Jian-xin|last8=Peng|first8=Lee Chai|date=December 2013|title=First discovery of Pleistocene orangutan (''Pongo'' sp.) fossils in Peninsular Malaysia: Biogeographic and paleoenvironmental implications|journal=[[Journal of Human Evolution]]|language=en|volume=65|issue=6|pages=770–97|doi=10.1016/j.jhevol.2013.09.005|pmid=24210657}}</ref>


==Đặc điểm==
==Đặc điểm==

Phiên bản lúc 06:42, ngày 14 tháng 6 năm 2022

Đười ươi
Khoảng thời gian tồn tại:
Canh Tân sớm-hiện nay
2.58–0 triệu năm trước đây
220px
Đười ươi Borneo
(Pongo pygmaeus)
Phân loại khoa học e
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Mammalia
Bộ: Primates
Phân bộ: Haplorhini
Thứ bộ: Simiiformes
Họ: Hominidae
Phân họ: Ponginae
Chi: Pongo
Lacépède, 1799
Loài điển hình
Pongo pygmaeus
Lacépède, 1799
(Simia satyrus Linnaeus, 1760)
Các loài
220px
Phạm vi sinh sống của 3 loài đười ươi tồn tại
Các đồng nghĩa
  • Faunus Oken, 1816
  • Lophotus Fischer, 1813
  • Macrobates Billberg, 1828
  • Satyrus Lesson, 1840

Đười ươi (Danh pháp khoa học: Pongo) là tên gọi một chi vượn lớn bản địa của các khu rừng nhiệt đới thuộc IndonesiaMalaysia. Hiện nay phạm vi cư trú của đười ươi chỉ quanh quẩn tại các đảo BorneoSumatra, song vào thế Canh Tân chúng đã từng sinh sống khắp khu vực Đông Nam Ámiền Nam Trung Quốc. Đười ươi từng được coi chỉ bao gồm một loài duy nhất, tuy nhiên vào năm 1996 giới khoa học đã chia chúng thành hai loài: đười ươi Borneo (P. pygmaeus, với ba phân loài) và đười ươi Sumatra (P. abelii). Loài thứ ba gọi là đười ươi Tapanuli (P. tapanuliensis) được xác định vào năm 2017. Đười ươi là nhánh duy nhất còn tồn tại của phân họ Ponginae, đã phân tách di truyền với các hominid khác (khỉ đột, tinh tinhcon người) vào khoảng giữa 19,3-15,7 triệu năm trước.

Trong số các họ hàng vượn lớn, đười ươi khác biệt ở chỗ chúng phần lớn vẫn sống trên cây. Chúng có cánh tay dài và đôi chân ngắn (so với cơ thể). Bộ lông chúng rậm rạp màu đỏ-nâu bao phủ gần kín cơ thể. Cân nặng của cá thể đực cái lần lượt vào khoảng 75 kg (165 lb) và 37 kg (82 lb). Những con đực trưởng thành đầu đàn sở hữu những miếng đệm má lớn và có khả năng tạo ra những tiếng kêu dài nhằm thu hút con cái hoặc đe dọa kẻ thù; những con đực trẻ cấp thấp trông gần giống những con cái trưởng thành hơn. Đười ươi là sinh vật đơn độc nhất trong số các vượn lớn, thực vậy, mối quan hệ xã hội nội loài chủ yếu chỉ diễn ra giữa mẹ và đàn con của nó. Trái cây là thành phần quan trọng nhất trong chế độ ăn của đười ươi; ngoài ra thì chúng ăn được cả thực vật, vỏ cây, mật ong, côn trùng và trứng chim. Chúng có thể sống thọ hơn 30 năm trong môi trường tự nhiên lẫn nuôi nhốt.

Đười ươi thuộc hàng thông minh nhất trong số các loài linh trưởng. Chúng biết sử dụng công cụ phức tạp và biết xây dựng những chiếc tổ ngủ đêm khá công phu từ cành và lá. Đười ươi bắt đầu xuất hiện trong văn học và nghệ thuật của loài người, đặc biệt là trong các tác phẩm bình luận về xã hội loài người, từ khoảng thế kỷ thứ 18. Nhiều nghiên cứu khoa học về trí thông minh của chúng đã được thực hiện. Nhà linh trưởng học Birutė Galdikas là người tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu điền dã các loài vượn lớn và các cơ sở nuôi nhốt đười ươi đã được mở cửa trên khắp thế giới từ khoảng đầu thế kỷ 19.

Cả ba loài đười ươi đều được xếp vào diện cực kỳ nguy cấp, nguyên nhân bởi các hoạt động của con người như săn trộm (để làm thịt rừng hoặc để ngăn chúng phá mùa màng), phá rừng (để trồng và khai thác dầu cọ), và buôn bán thú nuôi bất hợp pháp. Nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiêncứu hộ động vật hiện nay vẫn đang nỗ lực bảo vệ sự sống còn của đười ươi trong hoang dã.

Từ nguyên

Không rõ từ "đười ươi" trong tiếng Việt bắt nguồn từ đâu.

Trong tiếng Anh, đười ươi là "orangutan" (các cách viết khác bao gồm orang-utan, orang utan, orangutang, hay ourang-outang[1]) phiên âm hai từ tiếng Mã Lai orang, nghĩa là "người", và hutan, nghĩa là "rừng"; vậy tức nghĩa đen là "người rừng".[2][3] Theo thời gian, ngữ nghĩa của từ này dần biến đổi thành ý chỉ con vật như hiện nay.[2][4]

Danh từ uraŋutan dạng Java cổ xuất hiện sớm nhất trong bài thơ Kakawin Ramayana, một tác phẩm chuyển thể của thiên sư thi La-ma-diễn-na tiếng Phạn (thế kỷ thứ 9 hoặc đầu thế kỷ thứ 10). Trong thư tịch tiếng Java cổ, từ uraŋutan được dùng để chỉ các loài vượn khỉ chứ không phải người sống trong rừng. Danh từ này do vậy không có gốc gác Java mà chắc hẳn được mượn từ một thứ tiếng Mã Lai sơ kỳ nào đó. Rốt cuộc cách gọi "orangutan" với ý nghĩa chỉ chi Pongo bắt nguồn từ cổ ngữ Mã Lai.[2]

Orangutan sketch by George Edwards
Bản phác thảo "The Man of the Woods" bởi George Edwards, 1758

Dạng từ "orangutan" chỉ vượn xuất hiện lần đầu bên phương Tây trong cuốn sách năm 1631 mang tựa Historiae naturalis et medicae Indiae orientalis [Lịch sử tự nhiên và thảo dược Đông Ấn] của bác sĩ người Hà Lan Jacobus Bontius. Bontius thuật rằng thổ dân Mã Lai đã kể ông hay về những con vượn biết nói, nhưng chúng chẳng bao giờ nói "không kẻo bị cưỡng bức lao động".[5] Có ý kiến cho rằng từ "orangutan" khởi nguồn từ tiếng Banjar thuộc ngữ chi Mã Lai,[4] song giả thuyết nguồn cội cổ ngữ Java đã đề cập bên trên có niên đại thuyết phục hơn. Cribb và đồng nghiệp (2014) cho rằng lời thuật của Bontius không nhắc đến vượn (vì lúc bấy giờ ông ở tại đảo Java, nơi không có loài vượn nào sinh sống) mà thực chất miêu tả một người bị dị tật nghiêm trọng. Nếu theo thuyết này thì nhà phẫu thuật người Hà Lan Nicolaes Tulp đã hiểu lầm ý nghĩa của nó và trở thành người đầu tiên sử dụng danh từ "orangutan" một thập kỷ sau.[6]:10–18

Từ "orang-outang" trong tiếng Anh xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1691, và các biến thể với hậu tố -ng có thể được tìm thấy trong nhiều ngôn ngữ khác. Cách viết (và cách phát âm) "orang-outang" vẫn được sử dụng đến tận ngày nay song bị coi là thiếu chính xác theo chuẩn xã hội.[7][8][9] Có giả thuyết cho rằng từ này len lỏi vào vốn từ tiếng Anh thông qua tiếng Bồ Đào Nha dựa trên sự tiêu biến chữ "h" trong utan và chuyển tự -ng sang -n.[4] Từ này sau lại được người Mã Lai mượn để chỉ con đười ươi giống cách gọi của người Anh và đã được chứng thực vào khoảng năm 1840.[10] Tuy vậy từ 'orangutan' trong tiếng Mã Lai và tiếng Indonesia hiện đại không phải bắt nguồn từ đó, mà ngạc nhiên thay lại chính là từ mượn tiếng Anh hoặc tiếng Hà Lan thế kỷ 20 - bởi lẽ âm 'h' đầu tiên trong 'hutan' khuyết tương tự nhau.[4]

Danh pháp Pongo được sử dụng lần đầu trong một tài liệu thế kỷ thứ 16 của Andrew Battel, một thủy thủ người Anh bị chính quyền thực dân Bồ Đào Nha giam giữ tại Angola, trong đó có mô tả về hai con "quái vật" hình người tên là Pongo và Engeco. Các nhà nghiên cứu hiện đại cho rằng ông đã mô tả loài khỉ đột, nhưng vào thế kỷ 18 các danh từ orangutan và pongo được dùng để chỉ tất cả các loài vượn lớn. Nhà tự nhiên học người Pháp Bernard Germain de Lacépède là người đầu tiên "danh pháp hóa" cái tên Pongo vào năm 1799.[11][6]:24–25 Từ "Pongo" được dùng bởi Battel bắt nguồn từ mpongi trong tiếng Kongo,[12][13] hoặc bắt nguồn từ các đồng nguyên thổ ngữ chẳng hạn: pungu tiếng Lumbu, mpungu tiếng Vili, hoặc yimpungu tiếng Yombi. [14]

Phát sinh chủng loại

Đười ươi được mô tả khoa học lần đầu tiên vào năm 1758 trong tác phẩm Systema Naturae của Carl Linnaeus với danh pháp Homo Sylvestris.[6]:20 Nó được đổi tên thành Simia pygmaeus vào năm 1760 bởi học trò của ông là Christian Emmanuel Hopp rồi lại được đổi tiếp thành Pongo bởi Lacépède vào năm 1799.[6]:24–25 Quần thể đười ươi trên hai đảo được đề xuất là các loài riêng biệt sau khi P. abelii được nhà tự nhiên học người Pháp René Lesson mô tả vào năm 1827.[15] Nghiên cứu phân tử từ năm 1996 được công bố vào năm 2001 đã xác nhận P. abelii là một loài chính đáng,[16][17]:53[18] và ba quần thể tách biệt tại Borneo được chia thành các phân loài (P. p. Pygmaeus, P. p. morioP. p. wurmbii).[19] Mô tả khoa học năm 2017 về loài thứ ba P. tapanuliensis từ Sumatra phía nam Hồ Toba đã hé lộ một điều khá thú vị: chúng có quan hệ họ hàng gần với loài P. pygmaeus hơn là P. abelii.[18]

Head shots of male Bornean, Sumatran and Tapanuli orangutans
Đười ươi đực có "bờm" từ Borneo, SumatraTapanuli

Bộ gen đười ươi Sumatra được giải trình tự vào tháng 1 năm 2011.[20][21] Nối tiếp con người và tinh tinh, đười ươi Sumatra đã trở thành loài vượn lớn thứ ba có được "vinh dự" đó. Theo sau, đười ươi Borneo cũng được giải trình tự bộ gen. Người ta phát hiện ra rằng mức đa dạng di truyền của đười ươi Borneo (P. pygmaeus) thấp hơn hẳn so với đười ươi Sumatra (P. abelii) mặc dù quần thể trên đảo Borneo đông đảo gấp 6 hoặc 7 lần quần thể trên đảo Sumatra. Các nhà nghiên cứu hy vọng những dữ liệu quý giá này có thể hỗ trợ nỗ lực bảo tồn chi đười ươi có nguy cơ tuyệt chủng và góp phần làm sáng tỏ thêm các căn bệnh di truyền của loài người chúng ta.[21] Giống với khỉ độttinh tinh, đười ươi sở hữu 48 lưỡng bội nhiễm sắc thể, nhiều hơn con số 46 ở loài người.[22]:9

Theo bằng chứng phân tử xét ở liên họ Hominoidea, các loài vượn bắt đầu phân hóa vào thời kỳ đầu thế Miocen khoảng 24,1-19,7 triệu năm trước (mya), và đười ươi đã tách khỏi dòng dõi vượn lớn châu Phi vào khoảng 19,3-15,7 mya. Israfil và đồng nghiệp (2011) ước tính dựa trên lô-cút ti thể, liên kết Yliên kết X rằng đười uơi Sumatra và Borneo phân tách vào khoảng 4,9-2,9 mya.[23](Fig. 4) Trái lại, nghiên cứu bộ gen năm 2011 cho rằng hai loài này phân tách vào khoảng 400.000 năm trước, gần đây hơn những gì ta từng nghĩ. Ngoài ra, bộ gen của đười ươi được phát hiện trải qua sự tiến hóa chậm hơn nhiều so với ADN của tinh tinh và con người.[21] Nghiên cứu bộ gen năm 2017 chỉ ra rằng dòng đười ươi Borneo và Tapanuli tách khỏi dòng Sumatra từ khoảng 3,4 mya rồi tiếp tục chia tách từ khoảng 2,4 mya. Đười ươi di cư từ Sumatra sang Borneo, vì trong thời kỳ băng hà gần đây mực nước biển xuống thấp khiến phát lộ Sundaland kết nối các đảo ở Đông Nam Á. Phạm vi hiện tại của đười ươi Tapanuli được cho là rất gần với nơi mà tổ tiên chúng lần đầu đặt chân đến Indonesia từ lục địa Châu Á.[18][24]

Phân loại chi Pongo[25] Cây phát sinh liên họ Hominoidea[23](Fig. 4)
Chi Pongo
 Hominoidea




 Người (chi Homo)



 Tinh tinh (chi Pan)




 Khỉ đột (chi Gorilla)




 Đười ươi (chi Pongo)




 Vượn (họ Hylobatidae)


Partial fossil skull of ape
Hộp sọ hóa thạch của Sivapithecus sivalensis, họ hàng đã tuyệt chủng của đười ươi

Bản ghi hóa thạch

Hiện chỉ có 3 loài đười ươi còn tồn tại trong phân họ Ponginae. Ngoài ra, Ponginae còn bao gồm 3 chi đã tuyệt chủng đó là: chi Lufengpithecus, từng sống ở miền nam Trung Quốc và Thái Lan 8–2 triệu năm trước,[17]:50 và chi Indopithecus, từng sống ở Ấn Độ 9,2-8,6 triệu năm trước; và Sivapithecus, từng sống ở Ấn Độ và Pakistan 12,5-8,5 triệu năm trước.[26] Những chi đười ươi cổ này có thể sống trong môi trường khô mát hơn đười ươi ngày nay. Khoratpithecus piriyai từng sống ở Thái Lan 5–7 triệu năm trước được cho là họ hàng gần nhất được biết của đười ươi ngày nay.[17]:50 Loài linh trưởng lớn nhất hiện được biết có tên Gigantopithecus cũng là một thành viên của phân họ Ponginae, từng sống ở Trung Quốc vào khoảng 2 triệu năm trước - 300.000 năm trước.[27][17]:50

Hóa thạch lâu đời nhất của chi Pongo là những chiếc răng của loài P. weidenreichi đã tuyệt chủng có niên đại về thế Canh Tân sớm, được tìm thấy tại Sùng Tả, Trung Quốc.[28][29] Hóa thạch chi Pongo cũng đã được tìm thấy tại các quần thể hang động thế Canh Tân tại Việt Nam, trong đó có cả răng của loài đười ươi khổng lồ Giganopithecus. Một số hóa thạch được cho là của P. hooijeri cũng đã được tìm thấy ở Việt Nam, và nhiều phân loài hóa thạch cũng đã được phát hiện khắp Đông Nam Á.[30] Vào thế Canh Tân, phạm vi sống của Pongo rộng hơn nhiều so với hiện tại, trải dài khắp Sundaland, Đông Nam Á lục địamiền Nam Trung Quốc. Dựa trên niên đại răng, đười ươi đã sinh sống tại bán đảo Malaysia vào khoảng 60.000 năm trước. Phạm vi sống của chúng bắt đầu co cụm kể từ cuối thế Canh Tân do môi trường rừng suy giảm thuận theo cực đại băng hà cuối cùng. Song dường như vẫn có những quần thể đười ươi bám trụ tại Việt Nam và Campuchia trong thế Toàn Tân.[28][31]

Đặc điểm

Cấu tạo

Người ta xác định tầm vóc những con đười ươi trưởng thành bằng sải tay của chúng khi giang rộng, thường đạt đến 2 mét. Đười ươi đực đứng thẳng trên hai chân cao 1 mét rưỡi, tay vẫn có thể chạm đất. Tay và chân chúng rất khoẻ mạnh với các đốt trên ngón có thể uốn cong vào để cầm nắm, có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống của loài linh trưởng, cho phép chúng đeo bám chắc chắn để đánh đu như các diễn viên xiếc vì đến 90% thời gian trong đời chúng sống ở trên cây.[32] Những con đười ươi đực có thể sinh con đẻ cái ở tuổi xấp xỉ 15, nhưng để chinh phục được một con cái thì con đực còn cần có một đặc trưng phụ về giới tính nữa là phải có những hàng lông dày dặn ở ngực và dễ nhận ra hơn nữa là những túm lông hai bên má. Những con đười ươi đực sống tại Borneo khác với đười ươi đực sống ở Sumatra, có thể độc quyền sở hữu những đười ươi cái hàng tuần trong một thời gian nhất định.[33]

Tập tính

Đười ươi mẹ và con

Cả đời, đười ươi gắn liền với cây cối. Đêm nào chúng cũng vơ cành cây và lá cây làm tổ để ngủ qua đêm với thời gian không đầy 5 phút rồi cuốn quanh mình để ngủ. Đười ươi ăn, nghỉ và ngủ trên những cây cổ thụ, lấy những cành cây có lá rộng kết thành tổ để ngủ và trú ẩn dưới những trận mưa rào nhiệt đới. Khi ăn uống, thường chúng không cần xuống mặt đất vì thức ăn của chúng là hoa quả, côn trùng, đọt lá non và nước uống chúng lấy từ những bọng cây quen thuộc.[34]

Trong rừng, đười ươi cũng làm tổ để trú ngụ, tổ những con đười ươi thường nằm dưới tán rừng, ở độ cao 10 –20 m. Tổ của chúng thường có chiều dài khoảng 1,2 – 1,5 m, rộng chưa đến 1 m. Chúng chỉ mất thời gian ngắn để hoàn thành cái tổ với nguyên liệu đơn giản là cành cây, nhưng khá chắc chắn. Những con đười ươi thường chỉ sử dụng tổ để ngủ duy nhất trong đêm.[35] Đười ươi cũng như các loài linh trưởng khác đều có bản năng sợ nước vì lo ngại những loài sát thủ như cá sấu. Do đó việc chúng xuống sông tắm có thể được coi như một dấu hiệu của sự tiến hóa quan trọng. Đàn đười ươi tắm sông là rất hiếm. Không chỉ tắm nước sông, một số con còn đầm mình trong bùn. Một số con treo mình lên những cành cây vươn ra sông để không bị ướt toàn thân.[36]

Trong khi các loài linh trưởng khác truyền từ cành này sang cành khác vất vả kiếm ăn thì loài dã nhân to lớn và khôn ngoan này ngồi một chỗ nào đó, chờ đợi hoa quả hiện ra trước mắt mình và chỉ việc giơ tay ngắt lấy bỏ vào miệng, tổ tiên chúng truyền lại kinh nghiệm quan sát thiên nhiên để biết mùa nào thức ấy, đến mùa chuyển nơi ở để có sẵn thức ăn. Đười ươi con chỉ có mẹ, vừa là người nuôi dưỡng, vừa là người thầy của mình. Từ năm này qua năm khác, đười ươi mẹ dạy con thuộc lòng đường đi lối lại trong khu rừng, biết vào thời gian nào quả gì chín, mọc ở đâu trong cánh rừng nhiệt đới nguyên sinh rậm rạp, đối phó những nguy hiểm gặp phải. Đười ươi thường sống đơn lẻ. Hiếm khi những con đười ươi cái mang theo bầy con, gặp những con đười ươi cái khác lại làm quen, dù trên cùng một cây ăn quả. Những con đười ươi đực gặp nhau thì lập tức thành thù địch, hò hét om sòm, vang xa đến 2 kilomet.[32]

Xã hội

Trong tự nhiên, đười ươi cũng có cấu trúc xã hội phức tạp với các thứ bậc và có sự tranh giành thứ bậc. Có những con đười ươi sử dụng chiến lược hoãn dậy thì để tranh giành làm thủ lĩnh. Những con đười ươi Sumatra mới kiên trì áp dụng một giải pháp rất độc đáo: chúng chưa dậy thì vội mà dành mọi sức lực để biến mình thành lực lưỡng, đô con, đủ sức để chiến đấu với bọn lớn hơn đã. Và sau khi đạt được mục đích này rồi chúng mới tính đến chuyện dậy thì, ve vãn bạn gái và phấn đấu lên làm thủ lĩnh.[33] Những chú đười ươi trên đảo Sumatra hoãn dậy thì để tập trung vào việc rèn luyện thể lực cho tới khi đánh bại được con đực thủ lĩnh. Khi chưa có sức lực ngang ngửa với con khỏe nhất thì các đám lông hai bên má của chúng cũng bị hoãn cả việc mọc ra. Đôi khi lâu hơn 10 năm. Không một loài linh trưởng nào khác kể cả đười ươi Borneo có tập tính này.[33]

Hành vi

Là loài động vật giống như con người, những con đười ươi rất thông minh, đây là loài linh trưởng được xem là một trong những loài thông minh nhất trong các loài động vật. Chúng biết làm nhà của mình trong các khu rừng nhiệt đới Đông Nam Á,[37] Chúng đã tham gia rất nhiều các thí nghiệm liên quan đến trí thông minh.[38] Trong môi trường nuôi nhốt, đười ươi cũng có những hành vi khác lạ, có những con đười ươi học cách sử dụng máy tính bảng Ipad để nhận biết các bộ phận trên cơ thể và thức ăn. Đười ươi thông minh, chúng thật sự muốn giao tiếp với con người nhưng tiếc là không phát triển được dây thanh và thanh quản.[39] Có những con đười ươi tinh nghịch đã dường như tìm cách tự tử ngay trước mắt con người.[40] Những quan sát cho thấy, đười ươi thật sự có tính cách tương tự như con người,[41] giống như con người, hiện tượng khủng hoảng tâm lý cũng xuất hiện ở đười ươi khi chúng bước vào giai đoạn giữa của cuộc đời.[42]

Người ta từng chứng kiến hai con đười ươi cái ăn thịt con của chúng tại Indonesia mà chưa từng chứng kiến hành vi này ở bất kỳ động vật linh trưởng nào và trước đây người ta chưa bao giờ chứng kiến cảnh đười ươi ăn thịt con. Đa số đười ươi bán hoang dã từng chứng kiến cảnh tượng đau lòng, như cái chết của mẹ chúng. Những kẻ săn trộm thường bắt đười ươi khi chúng mới được vài tháng tuổi. Đười ươi mẹ không bao giờ chịu rời con nên thường bị giết chết. Vì thế mà khi sống trong môi trường nuôi nhốt đười ươi con rơi vào cảnh cô lập.[43] Ngoài ra, có một con đười ươi tại Malaysia thường xuyên rơi vào trạng thái uể oái, cáu giận nếu không được hút thuốc lá; hút thuốc không phải là hành vi bình thường đối với đười ươi.[44]

Phân loài

Có ba loài còn sinh tồn, và chúng đều đang ở tình trạng nguy cấp: Đười ươi Borneo (Pongo pygmaeus), Pongo tapanuliensisĐười ươi Sumatra (Pongo abelii). Đười ươi Borneo là loài bản địa của đảo Borneo. Cùng với đười ươi Sumatra có kích thước nhỏ hơn một chút, nó thuộc về chi duy nhất của vượn dạng người loại lớn có nguồn gốc ở châu Á. Đười ươi Borneo có vòng đời của khoảng 35 đến 40 năm trong tự nhiên, những con đực nặng trên 75 kg trung bình (165 lb), từ 50–100 kg (110-200 lb), và 1,2-1,4 m (4-4,7 ft); con cái trung bình 38,5 kg (82 lb), dao động 30–50 kg (66-110 lb), và 1-1,2 m (3,3–4 ft).[45][46]

Đười ươi Borneo sống trong rừng lá rộng ẩm nhiệt đới và cận nhiệt đới ở vùng đất thấp Borneo, cũng như khu vực miền núi lên đến 1.500 mét (4.900 ft) trên mực nước biển.[47] Loài này sống trên khắp tán rừng nguyên sinh và thứ sinh, và di chuyển khoảng cách lớn để tìm trái cây.[47]

Nó có thể được tìm thấy trong hai tiểu bang của Malaysia SabahSarawak, và ba trong bốn tỉnh của Indonesia ở đảo Kalimantan. Do sự phá hủy môi trường sống, sự phân bố loài này bây giờ là rất loang lổ khắp hòn đảo, các loài trở nên hiếm hoi tại phía đông nam đảo, cũng như trong các khu rừng giữa sông Rejang ở trung tâm Sarawak và sông Padas ở phía Tây Sabah.

Đười ươi Sumatra chỉ sinh sống ở đảo Sumatra. Chúng có kích thước 1,4 mét (4,6 ft) và trọng lượng 90 kilôgam (200 lb) trung bình ở con đực. Con cái nhỏ hơn với kích thước trung bình 90 xentimét (3,0 ft) và nặng 45 kilôgam (99 lb). So với đười ươi Borneo loài này ốm hơn và có khuôn mặt dài hơn; lông của chúng có màu đỏ nhạt. Đây là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao.[48] 100 năm trước trên đảo Borneo có khoảng 300.000 cá thể đười ươi. Nhưng giờ đây con số này chỉ còn xấp xỉ 30 đến 40.000 con và người ta lo ngại đười ươi trong môi trường tự nhiên sẽ tuyệt chủng nếu tốc độ chặt rừng chồng cọ không được kiểm soát.[36]

Tham khảo

  1. ^ “Orangutan”. Lexico. Oxford University Press. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2014.
  2. ^ a b c Sastrawan, Wayan Jarrah (2020). “The Word 'Orangutan': Old Malay Origin or European Concoction”. Bijdragen tot de Land-, Taal- en Volkenkunde. 176 (4): 532–41. doi:10.1163/22134379-bja10016. S2CID 228828226. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2021.
  3. ^ Harper, Douglas. “Orangutan”. Online Etymology Dictionary. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2012.
  4. ^ a b c d Mahdi, Waruno (2007). Malay Words and Malay Things: Lexical Souvenirs from an Exotic Archipelago in German Publications Before 1700. Frankfurter Forschungen zu Südostasien. 3. Otto Harrassowitz Verlag. tr. 170–81. ISBN 978-3-447-05492-8.
  5. ^ Dellios, Paulette (2008). “A lexical odyssey from the Malay World”. Studia Universitatis Petru Maior. Philologia. 4 (4): 141–44.
  6. ^ a b c d Cribb, Robert; Gilbert, Helen; Tiffin, Helen (2014). Wild Man from Borneo: A Cultural History of the Orangutan. University of Hawai'i Press. ISBN 978-0-8248-3714-3.
  7. ^ “Orangutan”. Alpha Dictionary. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2006.
  8. ^ Tan, Peter (tháng 10 năm 1998). “Malay loan words across different dialects of English”. English Today. 14 (4): 44–50. doi:10.1017/S026607840001052X. S2CID 144326996.
  9. ^ Cannon, Garland (1992). “Malay(sian) borrowings in English”. American Speech. 67 (2): 134–62. doi:10.2307/455451. JSTOR 455451.
  10. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên rubis
  11. ^ Groves, Colin P. (2002). “A history of gorilla taxonomy” (PDF). Trong Taylor, Andrea B.; Goldsmith, Michele L. (biên tập). Gorilla Biology: A Multidisciplinary Perspective. Cambridge University Press. tr. 15–34. doi:10.1017/CBO9780511542558.004. ISBN 978-0521792813. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2009.
  12. ^ “pongo”. Etymology Online. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2018.
  13. ^ “pongo”. Merriam-Webster. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2018.
  14. ^ “pongo, n.1”. OED Online. Oxford University Press. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2018.
  15. ^ Lesson, René-Primevère (1827). Manuel de mammalogie ou Histoire naturelle des mammifères (bằng tiếng Pháp). Roret, Libraire. tr. 32.
  16. ^ Xu, X.; Arnason, U. (1996). “The mitochondrial DNA molecule of sumatran orangutan and a molecular proposal for two (Bornean and Sumatran) species of orangutan”. Journal of Molecular Evolution. 43 (5): 431–37. Bibcode:1996JMolE..43..431X. doi:10.1007/BF02337514. PMID 8875856. S2CID 3355899.
  17. ^ a b c d Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Payne
  18. ^ a b c Nater, A.; Mattle-Greminger, M. P.; Nurcahyo, A.; Nowak, M. G.; và đồng nghiệp (2 tháng 11 năm 2017). “Morphometric, Behavioral, and Genomic Evidence for a New Orangutan Species”. Current Biology. 27 (22): 3487–3498.e10. doi:10.1016/j.cub.2017.09.047. PMID 29103940.
  19. ^ Bradon-Jones, D.; Eudey, A. A.; Geissmann, T.; Groves, C. P.; Melnick, D. J.; Morales, J. C.; Shekelle, M.; Stewart, C. B. (2004). “Asian primate classification” (PDF). International Journal of Primatology. 25: 97–164. doi:10.1023/B:IJOP.0000014647.18720.32. S2CID 29045930. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2011.
  20. ^ Locke, D. P.; Hillier, L. W.; Warren, W. C.; Worley, K. C.; Nazareth, L. V.; Muzny, D. M.; Yang, S. P.; Wang, Z.; Chinwalla, A. T.; Minx, P.; Mitreva, M.; Cook, L.; Delehaunty, K. D.; Fronick, C.; Schmidt, H.; Fulton, L. A.; Fulton, R. S.; Nelson, J. O.; Magrini, V.; Pohl, C.; Graves, T. A.; Markovic, C.; Cree, A.; Dinh, H. H.; Hume, J.; Kovar, C. L.; Fowler, G. R.; Lunter, G.; Meader, S.; và đồng nghiệp (2011). “Comparative and demographic analysis of orang-utan genomes”. Nature. 469 (7331): 529–33. Bibcode:2011Natur.469..529L. doi:10.1038/nature09687. PMC 3060778. PMID 21270892.
  21. ^ a b c Singh, Ranjeet (26 tháng 1 năm 2011). “Orang-utans join the genome gang”. Nature. doi:10.1038/news.2011.50. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2011.
  22. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên RijksenMeijaard1999
  23. ^ a b Israfil, H.; Zehr, S. M.; Mootnick, A. R.; Ruvolo, M.; Steiper, M. E. (2011). “Unresolved molecular phylogenies of gibbons and siamangs (Family: Hylobatidae) based on mitochondrial, Y-linked, and X-linked loci indicate a rapid Miocene radiation or sudden vicariance event” (PDF). Molecular Phylogenetics and Evolution. 58 (3): 447–55. doi:10.1016/j.ympev.2010.11.005. PMC 3046308. PMID 21074627. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2012.
  24. ^ Goldman, Jason G. (2 tháng 11 năm 2017). “New Species of Orangutan Is Rarest Great Ape on Earth”. National Geographic Society. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2017.
  25. ^ Groves, Colin (16 tháng 11 năm 2005). Wilson D. E. và Reeder D. M. (chủ biên) (biên tập). Mammal Species of the World . Nhà xuất bản Đại học Johns Hopkins. tr. 183–84. ISBN 0-801-88221-4.
  26. ^ Bhandari, A.; Kay, R. F.; Williams, B. A.; Tiwari, B. N.; Bajpai, S.; Heironymus, T. (2018). “First record of the Miocene hominoid Sivapithecus from Kutch, Gujarat state, western India”. PLOS ONE. 13 (11): 10.1371/journal.pone.0206314. Bibcode:2018PLoSO..1306314B. doi:10.1371/journal.pone.0206314. PMC 6235281. PMID 30427876.
  27. ^ Zhang, Yingqi; Harrison, Terry (2017). Gigantopithecus blacki: a giant ape from the Pleistocene of Asia revisited”. Yearbook of Physical Anthropology. 162 (S63): 153–77. doi:10.1002/ajpa.23150. PMID 28105715.
  28. ^ a b Harrison, Terry; Jin, Changzhu; Zhang, Yingqi; Wang, Yuan; Zhu, Min (tháng 12 năm 2014). “Fossil Pongo from the Early Pleistocene Gigantopithecus fauna of Chongzuo, Guangxi, southern China”. Quaternary International (bằng tiếng Anh). 354: 59–67. Bibcode:2014QuInt.354...59H. doi:10.1016/j.quaint.2014.01.013.
  29. ^ Wang, Cui-Bin; Zhao, Ling-Xia; Jin, Chang-Zhu; Wang, Yuan; Qin, Da-Gong; Pan, Wen-Shi (tháng 12 năm 2014). “New discovery of Early Pleistocene orangutan fossils from Sanhe Cave in Chongzuo, Guangxi, southern China”. Quaternary International (bằng tiếng Anh). 354: 68–74. Bibcode:2014QuInt.354...68W. doi:10.1016/j.quaint.2014.06.020.
  30. ^ Schwartz, J. H.; Vu The Long; Nguyen Lan Cuong; Le Trung Kha; Tattersall, I. (1995). “A review of the Pleistocene hominoid fauna of the Socialist Republic of Vietnam (excluding Hylobatidae)”. Anthropological Papers of the American Museum of Natural History (76): 1–24. hdl:2246/259.
  31. ^ Ibrahim, Yasamin Kh.; Tshen, Lim Tze; Westaway, Kira E.; Cranbrook, Earl of; Humphrey, Louise; Muhammad, Ros Fatihah; Zhao, Jian-xin; Peng, Lee Chai (tháng 12 năm 2013). “First discovery of Pleistocene orangutan (Pongo sp.) fossils in Peninsular Malaysia: Biogeographic and paleoenvironmental implications”. Journal of Human Evolution (bằng tiếng Anh). 65 (6): 770–97. doi:10.1016/j.jhevol.2013.09.005. PMID 24210657.
  32. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Dã nhân trong rừng rậm
  33. ^ a b c “Đười ươi hoãn 'dậy thì' để làm thủ lĩnh”. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  34. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Đảo Borneo – Malaysia
  35. ^ “Đười ươi làm tổ”. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  36. ^ a b “Hình ảnh hiếm về đười ươi tắm sông”. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  37. ^ “Hình ảnh động vật ngộ nghĩnh nhất năm 2010”. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  38. ^ “Phát hiện gây sốc về trí nhớ của khỉ”. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  39. ^ “(THVL) Mỹ: Đười ươi học giao tiếp bằng máy tính bảng IPad”. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  40. ^ “Đười ươi vờ tự tử trêu du khách - VietNamNet”. VietNamNet. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  41. ^ “(THVL) Hắc tinh tinh có tính cách giống con người”. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  42. ^ “Họ hàng của người cũng trải qua khủng hoảng trung niên - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  43. ^ “Đười ươi ăn thịt con”. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  44. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Đười ươi nghiện thuốc lá
  45. ^ Wood, The Guinness Book of Animal Facts and Feats. Sterling Pub Co Inc (1983), ISBN 978-0-85112-235-9
  46. ^ “ADW: Pongo pygmaeus: Information”. Animaldiversity.ummz.umich.edu. ngày 28 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2009.
  47. ^ a b “Orangutans”. WWF. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2012.
  48. ^ Primate Info Net: Orangutan Pongo

Liên kết ngoài