Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đổi Mới”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TDA (thảo luận | đóng góp)
TDA (thảo luận | đóng góp)
Dòng 121: Dòng 121:
{{reflist}}
{{reflist}}
== Liên kết ngoài ==
== Liên kết ngoài ==
*[http://vnn.vietnamnet.vn/chinhtri/201009/dang-lanh-dao-trong-che-do-dan-chu-nhan-dan-936926/ Góp ý Đại hội XI về Đổi mới chính trị] VNN
*[http://www.webcitation.org/5vEDOsPbm VNN: So sánh thành quả Đổi mới của Việt Nam và Trung Quốc (kỳ 1)] VNN
*[http://www.webcitation.org/5vEDOsPbm VNN: So sánh thành quả Đổi mới của Việt Nam và Trung Quốc (kỳ 1)] VNN
*[http://www.webcitation.org/5vFujGXP1 So sánh thành quả Đổi mới của Việt Nam và Trung Quốc (kỳ 2)] VNN
*[http://www.webcitation.org/5vFujGXP1 So sánh thành quả Đổi mới của Việt Nam và Trung Quốc (kỳ 2)] VNN

Phiên bản lúc 21:18, ngày 7 tháng 1 năm 2011

Đổi Mới là một chương trình cải cách toàn diện các mặt của đời sống xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng vào thập niên 1980. Chính sách Đổi Mới được chính thức thực hiện từ Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI, năm 1986 [1].

Đổi Mới về kinh tế được thực hiện trước tiên. Trong những năm đầu thế kỷ 21, Việt Nam mới bắt đầu thực hiện Đổi Mới trên các mặt khác: xã hội, chính trị, tư duy, cơ chế, văn hóa...[cần dẫn nguồn]

Đổi Mới ở Việt Nam tương tự quá trình Cải Tổ của các nước Đông Âu, Cải Cách Khai PhóngTrung Quốc và Đổi Mới ở Lào.

Những tiền đề của tư tưởng Đổi Mới

Kết hợp giữa cơ chế thị trường và cơ chế kế hoạch hóa tập trung là hết sức xa lạ với quan niệm của những người theo chủ nghĩa Marx cổ điển. Họ nhiều lần nhấn mạnh rằng cơ chế thị trường là một cơ chế hoạt động kém, cần phải được thay bằng cơ chế kế hoạch hóa có ý thức. Một trong những mục đích của việc xóa bỏ hệ thống sở hữu tư nhân chính là để chấm dứt cách điều phối sản xuất thị trường một cách mù quáng và dọ dẫm, để thay thế nó bằng kế hoạch có ý thức.[cần dẫn nguồn]

Oscar Lange đã phác họa một nền kinh tế mà các công ty sở hữu công cộng có thể tối đa hóa lợi nhuận của mình hoặc hoạt động theo công thức tối ưu hóa gần như thế. Cơ quan kế hoạch trung ương cố gắng thiết lập các giá cả cân bằng và làm trong sạch thị trường bằng cách mô phỏng cơ chế thị trường: khi thấy dư cầu, nó tăng giá lên và khi thấy dư cung, nó giảm giá xuống. Ông khẳng định rằng một hệ thống như vậy có khả năng cân bằng giữa cung và cầu.[cần dẫn nguồn]

Tuy nhiên, Friedrich von Hayek đã bác bỏ tư tưởng trên của Lange bằng lập luận: vấn đề lớn thực sự của chủ nghĩa xã hội không phải là việc liệu nó có thiết lập được giá cả cân bằng hay không mà là vấn đề có những động cơ khuyến khích gì để thu thập và áp dụng nhanh chóng những thông tin nhất thiết là tản mạn, lẫn lộn ở nhiều chỗ khác nhau. Những thông tin tản mạn đó được Hayek gọi là tri thức riêng phần, những tri thức được sở hữu và chỉ được sử dụng tốt nhất bởi mỗi cá nhân.[cần dẫn nguồn]

Trong bài luận "Sử dụng tri thức trong xã hội" (The Use of Knowledge in Society) đăng trên chuyên san American Economic Review năm 1945, Hayek cho thấy rằng kế hoạch hóa kinh tế tỏ ra kém hiệu quả hơn so với tự do hóa kinh tế bởi vì kế hoạch hóa không thể giải được bài toán của hệ thống giá cả là một hệ thống tự phát giúp con người truyền tải tri thức cần thiết từ người này sang người khác để phối hợp với kế hoạch cá nhân riêng rẽ. Chính vì thế, Hayek chủ trương rằng cần phải để nền kinh tế hoạt động tự do trên nguyên tắc của cơ chế thị trường.

Lịch sử phát triển kinh tế thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy Hayek đã đúng[cần dẫn nguồn]. Các nước Đông Âu và Liên Xô cũ đã sớm rời bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa để chuyển sang nền kinh tế thị trường tự do hóa. Sự phát triển nhanh hơn của Mĩ, Anh so với Đức, Pháp và Nhật trong hai thập kỉ vừa qua do đã tiến hành tự do hóa nền kinh tế của mình sớm hơn và dứt khoát hơn.

Các quan điểm về Đổi Mới của Việt Nam dựa chủ yếu trên chính sách kinh tế mới (NEP) của Lenin và các kinh nghiệm cải cách của các nước Đông ÂuTrung Quốc.

Đổi Mới về kinh tế

Quan điểm Đổi Mới về kinh tế đã được hoàn thiện dần trong quá trình thực hiện. Ngày nay, Đổi Mới về kinh tế được Nhà nước Việt Nam định nghĩa là: Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đặc điểm của Đổi Mới về kinh tế

Quá trình Đổi Mới về kinh tế

  • Giai đoạn, đầu thập niên 1980, khủng hoảng kinh tế-xã hội nổ ra, lạm phát tăng lên mức phi mã đặc biệt sau hai cuộc tổng điều chỉnh giá-lương-tiền.
  • Từ 12 đến 19 tháng 7 năm 1983, lúc Lê Duẩn đi nghỉ ở Liên Xô cũ; ba vị lãnh đạo cấp cao của Việt Nam là Trường Chinh, Phạm Văn ĐồngVõ Chí Công đang nghỉ ở Đà Lạt, Nguyễn Văn Linh (lúc đó là Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh) đã tổ chức “Hội nghị Đà Lạt” - Ông và một số Giám đốc các cơ sở kinh doanh sản xuất làm ăn có lãi đã trực tiếp gặp gỡ các vị lãnh đạo cấp cao (từ ngày 12 đến ngày 16 tháng 7) để báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh và đề đạt nguyện vọng. Ngày 17 tháng 7, Nguyễn Văn Linh mời các vị lãnh đạo thăm cơ sở chế biến tơ tằm và xí nghiệp chè của Thành phố Hồ Chí Minh tại Bảo Lộc. Ngày 19 tháng 7, Nguyễn Văn Linh có buổi làm việc riêng với các vị lãnh đạo này, ông đã báo cáo tất cả tâm tư mà cá nhân mình đang nung nấu. “Hội nghị Đà Lạt” diễn ra trong thời gian vừa đúng một tuần lễ. Nội dung tư tưởng của các cuộc gặp trong sự kiện này đã được Nguyễn Văn Linh vận dụng vào việc chuẩn bị văn kiện Đại hội Đảng VI của Đảng Cộng sản Việt Nam - Khởi xướng công cuộc Đổi mới của Việt Nam. [2]
  • 1986: Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI của Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức thực hiện Đổi Mới, bắt đầu thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa.
  • 1/3/1987: giải thể các trạm kiểm soát hàng hóa trên các tuyến đường nhằm thúc đẩy lưu thông hàng hóa.
  • 24/5/1988: 19 tỉnh miền Bắc đói to. Chính quyền chính thức yêu cầu Liên Hiệp Quốc viện trợ nhân đạo khẩn cấp.
  • 1990: Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân ra đời nhằm thể chế hóa chính thức và đầy đủ hơn chủ trương phát triển kinh tế tư nhân[3]. Bắt đầu có chủ trương thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.
  • Tháng 5 năm 1990: pháp lệnh ngân hàng Nhà nước Việt Nam và pháp lệnh ngân hàng chính thức chuyển ngân hàng từ một cấp sang hai cấp.
  • 2000: Luật Doanh nghiệp ra đời.
  • 2001: ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
  • 2005: Luật Cạnh tranh chính thức có hiệu lực.

Hạn chế

Việc thực hiện kinh tế thị trường nhưng do chưa có kinh nghiệm quản lý nên phân hóa giàu nghèo,ô nhiễm môi trường và các tệ nạn xã hội là điều không thể tránh khỏi.

Nền kinh tế tăng trưởng cao nhưng chỉ số năng lực cạnh tranh ở mức thấp, gây lãng phí tài nguyên.

Nền kinh tế vẫn nằm ở nhóm nước kinh tế đang phát triển. Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp vẫn chiếm 76,2% (2002), nền kinh tế vẫn chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa.Các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kém hiệu quả.

Một số thị trường vẫn chưa được thiết lập đầy đủ như: thị trường vốn, thị trường tiền tệ, thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ...Một số thể chế pháp luậthành chính cần thiết cho nền kinh tế thị trường vẫn chưa được quy định hay đã được quy định nhưng không được thực hiện, gây ra tình trạng tham nhũng, cửa quyền..., làm chỉ số minh bạch của môi trường kinh doanh thấp.

Sau 20 năm Đổi Mới, tuy thế, đồng tiền Việt Nam vẫn là đồng tiền không có khả năng chuyển đổi và nhiều quốc gia, tổ chức vẫn không công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.

Đổi Mới về chính trị

  • Trên lĩnh vực đối ngoại, Việt Nam chuyển từ chú trọng quan hệ hợp tác với các nước XHCN sang chú trọng quan hệ hợp tác đa phương, làm bạn với tất cả các nước, trên quan điểm bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ, gia nhập các tổ chức khu vực ASEAN, APEC, WTO...
  • 1994: bắt đầu thực hiện chất vấn của các đại biểu Quốc hội đối với các thành viên Chính phủ.

Đổi Mới và Văn hóa

Đổi Mới trên mặt văn hóa ở Việt Nam thì được biết dưới tên Cởi Mở, tương tự như chính sách Glastnost của Nga Xô. Quá trình này bắt đầu cùng với Đổi Mới Kinh tế nhưng sau đó dừng lại trong thập niên 1990.

Đổi Mới trên các mặt khác

Đổi Mới trên các mặt khác vẫn đang diễn ra và vẫn chưa có những tổng kết khoa học về vấn đề này. Ví dụ như Việt Nam đang thực hiện Đổi Mới giáo dục: chuyển từ lối giáo dục từ chương (vốn là truyền thống trong cách giáo dục Á Đông) sang phương pháp giáo dục lấy người học làm trung tâm, tăng tính chủ động cho học sinh và tấn công vào căn bệnh thành tích.

Nhận xét

Theo lời giáo sư Trần Phương, nguyên phó thủ tướng chính phủ, thì "quá trình Đổi mới thực chất là quá trình lùi lại ... Lùi lại chế độ tư hữu, lùi lại nền kinh tế thị trường, từ bỏ cái mô hình CNXH do Mác phác thảo ra”.[4] Đồng ý với quan điểm trên, tiến sỹ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng "Có lẽ trong 25 năm vừa rồi, cái điều chúng ta đạt được quan trọng nhất là thị trường, là chuyển sang thị trường chứ không phải giữ cái định hướng XHCN."[4]

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ [1]
  2. ^ XUÂN VŨ (7 tháng 1 năm 2010). “Nguyễn Văn Linh - người của thời đổi mới”. Pháp luật TPHCM Online. Truy cập 26/9/2010. Kiểm tra giá trị |url lưu trữ= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  3. ^ Đời ông chủ: Trong thế giới giấy phép
  4. ^ a b “Đảng dẫn dắt dân tộc Việt Nam đi chệch hướng? (phần 3)”. RFA. 19 tháng 12, 2010. Truy cập 21 tháng 12, 2010.

Liên kết ngoài