Bước tới nội dung

Ascomycota

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ascomycota
Phân loại khoa học
Vực (domain)Eukarya
Giới (regnum)Fungi
Phân giới (subregnum)Dikarya
Ngành (phylum)Ascomycota
(Berk. 1857) Caval.-Sm. 1998[1]
Phân ngành/Lớp

Ascomycota là một ngành thuộc giới Nấm (Fungi), cùng với Basidiomycota, chúng tạo nên phân giới Dikarya. Đây là ngành nấm lớn nhất, với hơn 64.000 loài.[2] Đặc điểm tách biệt của nhóm nấm này là "nang" (ascus) (từ tiếng Hy Lạp: ἀσκός (askos), nghĩa là "túi", "bao"), một cơ quan sinh sản kích thước hiển vi mà trong đó các bào tử, gọi là bào tử nang (ascospore), được tạo ra. Tuy nhiên, vài loài Ascomycota sinh sản vô tính, nghĩa là chúng không có chu kỳ sinh sản, và đo đó không tạo ra ascus hay ascospore. Từng được đặt trong Deuteromycota cùng những nhóm nấm sinh sản vô tính khác, những loài Ascomycota sinh sản vô tính hiện nay được phân loại dựa trên sự tương đồng về hình thái họcsinh lý học với những loài Ascomycota có nang khác, và dựa trên nghiên cứu phát sinh chủng loài học của các trình tự ADN.[3][4]

Ascomycota là một nhóm đơn ngành, nghĩa là tất cả các loài đều là hậu duệ của một tổ tiên chung. Chúng đặc biệt quan trọng đối với con người vì là nguồn cung cấp dược chất quan trọng, như thuốc kháng sinh, cũng như sản xuất bánh mì, thức uống có cồn, và pho mát, tuy vậy, cũng là mầm bệnh với động thực vật. Nấm cộng sinh để tạo nên đa phần địa y, nhiều trong số này, như Cladonia, thuộc về Ascomycota. Nhiều loài là sinh vật mô hình. Nổi tiếng nhất, Neurospora crassa, nhiều nấm men, và Aspergillus được dùng trong nghiên cứu di truyền họctế bào học. Penicillium để làm pho mát và tạo thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng lại là một ví dụ khác về Ascomycota.

Phân loại hiện đại

[sửa | sửa mã nguồn]

Có ba phân ngành đã được mô tả và công nhận:

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Cavalier-Smith T. (1998). “A revised six-kingdom system of Life”. Biological Reviews of the Cambridge Philosophical Society. 73 (3): 203–66. doi:10.1111/j.1469-185X.1998.tb00030.x. PMID 9809012.
  2. ^ Kirk et al., p. 55.
  3. ^ Lutzoni F; và đồng nghiệp (2004). “Assembling the fungal tree of life: progress, classification, and evolution of subcellular traits”. American Journal of Botany. 91 (10): 1446–80. doi:10.3732/ajb.91.10.1446. PMID 21652303.
  4. ^ James TY; và đồng nghiệp (2006). “Reconstructing the early evolution of Fungi using a six-gene phylogeny”. Nature. 443 (7113): 818–22. doi:10.1038/nature05110. PMID 17051209.