Chiến tranh Ả Rập – Israel 1948
Chiến tranh Ả Rập – Israel 1948 | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Một phần của Chiến tranh Palestine 1947–1949 | |||||||||
Đại úy Avraham Adan dựng lá cờ Israel tại Umm Rashrash (nay là Eilat) đánh dấu kết thúc chiến tranh. | |||||||||
| |||||||||
Tham chiến | |||||||||
Trước ngày 26 tháng 5 năm 1948: Các nhóm bán quân sự: After 26 May 1948: Foreign volunteers: Mahal |
Irregulars: Foreign volunteers: Muslim Brotherhood Pakistan Sudan[6] | ||||||||
Chỉ huy và lãnh đạo | |||||||||
David Ben-Gurion Yisrael Galili Yaakov Dori Yigael Yadin Mickey Marcus † Yigal Allon Yitzhak Rabin David Shaltiel Moshe Dayan Shimon Avidan Moshe Carmel Yitzhak Sadeh |
Azzam Pasha King Farouk I King Abdallah I Muzahim al-Pachachi Husni al-Za'im Haj Amin al-Husseini Ahmed Ali al-Mwawi Muhammad Naguib John Bagot Glubb Habis al-Majali Hasan Salama † Fawzi al-Qawuqji | ||||||||
Lực lượng | |||||||||
Israel: ban đầu 29.677 người, tới tháng 3 năm 1949 tăng lên 115.000 người |
Ai Cập: ban đầu 10.000, sau tăng lên 20.000 Iraq: ban đầu 5.000, sau tăng lên 15–18.000 Syria: 2.500–5.000 Jordan: 6.000–12.000 Liban: ban đầu 1.000, sau tăng lên 2.000[7] Ả Rập Xê Út: 800–1.200 Yemen: không rõ Quân giải phóng Ả Rập: 3.500-6.000 | ||||||||
Thương vong và tổn thất | |||||||||
6.373 chết (4.000 binh lính và khoảng 2.400 thường dân) | Không rõ (khoảng từ 10.000 đến 15.000 người) |
Chiến tranh Ả Rập – Israel năm 1948, được người Do Thái gọi là Chiến tranh giành độc lập và Chiến tranh giải phóng, còn người Palestine gọi là al Nakba (tiếng Ả Rập: النكبة, "cuộc Thảm họa") là cuộc chiến đầu tiên trong một loạt cuộc chiến giữa Israel và các nước Ả Rập láng giềng.
Cuộc chiến nổ ra ngay khi Chế độ ủy trị Anh tại Palestine kết thúc ngày 15 tháng 5 năm 1948, tiếp tục giai đoạn nội chiến 1947-1948, khi người Ả rập bác bỏ Nghị quyết 181 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhằm lập ra một quốc gia Ả rập và một quốc gia Do Thái trên mảnh đất này. Cuộc chiến diễn ra phần lớn trên lãnh thổ Ủy trị Palestine thuộc Anh và trong một thời gian ngắn tại bán đảo Sinai. Cuộc chiến kết thúc với Hiệp định ngưng bắn 1949, nhưng cuộc Xung đột Ả Rập-Israel vẫn tiếp diễn.
Nguồn gốc cuộc chiến
[sửa | sửa mã nguồn]Sau khi Đế chế Ottoman bị đánh bại trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, phía Đồng minh nhóm họp tại San Remo, Ý ngày 18–26 tháng 4 để bàn bạc các điều khoản cho hiệp ước với Thổ Nhĩ Kỳ[8]. Kết luận của cuộc họp chủ yếu xác nhận các điều khoản của cuộc đàm phán Luân Đôn lần thứ nhất và thỏa thuận Sykes-Picot ngày 16 tháng 5 năm 1916 và Tuyên cáo Balfour ngày 12 tháng 11 năm 1917[9][10]. Theo thỏa thuận, Pháp được ủy nhiệm quản lý Syria còn Anh được ủy nhiệm quản lý vùng Lưỡng Hà và Palestine, đường biên giới sẽ được các cường quốc tham gia đàm phán xác lập[8].
Trong cuộc họp ở Cairo và Jerusalem giữa Winston Churchill và hoàng tử Abdullah (sau là vua Abdullah đệ Nhất của Jordan) tháng 3 năm 1921, họ đồng ý Abdullah sẽ cai quản lãnh thổ Transjordan (trong vòng 6 tháng) để đại diện cho phía Palestine. Tới mùa hè năm 1921, vùng Transjordan vẫn còn nằm trong Lãnh thổ ủy trị, nhưng không nằm trong các điều khoản về Quê hương cho người Do thái[11]. Ngày 24 tháng 7 năm 1922, Hội quốc liên chấp thuận các điều khoản về việc ủy nhiệm cho Anh các vùng đất Palestine và Transjordan. Ngày 16 tháng 9, Hội quốc liên chính thức phê chuẩn bản ghi nhớ của Huân tước Balfour, xác nhận ngoại trừ Transjordan trong các điều khoản về việc thành lập một quốc gia cho người Do thái[12].
Tới năm 1922, dân cư Palestine bao gồm khoảng 589.200 người Hồi giáo, 83.800 người Do Thái, 71.500 người Thiên chúa giáo và 7.600 người khác (thống kê năm 1922 [13]). Tuy nhiên, tại vùng này diễn ra một cuộc di cư lớn của người Do thái (đa phần chạy tị nạn khỏi sự truy bức tại châu Âu). Cuộc chạy tị nạn và lời kêu gọi thành lập quốc gia Do thái gây nên phản ứng quyết liệt từ phía dân cư Ả rập bản địa, vì người Ả rập đồn là người Do thái âm mưu nô dịch người Ả rập và trục xuất dân cư bản địa không phải là Do thái.
Dưới sự lãnh đạo của Amin al-Husayni, đại Giáo trưởng Hồi giáo ở Jerusalem, người Ả rập nổi lên chống lại người Anh và liên tục tấn công dân cư Do thái. Các cuộc tấn công lẻ tẻ bắt đầu từ cuộc nổi loạn của người Ả rập năm 1920 và cuộc nổi dậy ở Jaffa năm 1921. Trong cuộc nổi dậy năm 1929, 67 người Do thái bị giết tại Hebron, những người sống sót được nhà chức trách Anh di tản.
Cuộc nổi dậy của người Ả rập (1936–1939) và hệ quả
[sửa | sửa mã nguồn]Cuối những năm 1920, đầu 1930, một số Đảng phái của người Palestine trở nên mất kiên nhẫn với tình trạng bè phái, mất đoàn kết trong cộng đồng, cũng như sự bất lực của tầng lớp lãnh đạo người Palestine, nên bắt đầu một phong trào bài Anh và bài Do thái của giới bình dân, lãnh đạo bởi những Đảng như Hội Thanh niên Hồi giáo. Họ cũng tổ chức tẩy chay và bất hợp tác theo hình mẫu Ấn Độ. Hầu hết những phong trào mới khởi phát này đều bị dập tắt bởi giới nhân sỹ địa phương hoạt động cho bộ máy chính quyền Anh, đặc biệt là "giáo trưởng Hồi giáo" và người bà con của ông là Jamal al-Husayni. Cái chết của nhà truyền giáo Izz ad-Din al-Qassam bởi tay của cảnh sát Anh tại Jenin tháng 11 năm 1935 làm cho người Hồi giáo đặc biệt tức giận. Một đám đông lớn đưa tiễn thi thể ông đi mai táng tại Haifa. Vài tháng sau, một cuộc tổng bãi công do người Ả rập khởi xướng đồng loạt diễn ra và kéo dài cho đến tháng 10 năm 1936. Trong mùa hè năm đó, hàng ngàn mẫu ruộng và vườn cây của người Do thái bị chặt phá, người Do thái bị tấn công và bị giết hại, khiến cho một số cộng đồng Do thái, như ở Beisan và Acre, phải bỏ chạy lánh nạn[14].
Tiếp theo cuộc tổng bãi công, cùng với khuyến nghị của phái đoàn Peel chia vùng này thành một tiểu quốc Do thái và một quốc gia Ả rập thống nhất với Jordan, một cuộc khởi nghĩa vũ trang nổ ra trên toàn lãnh thổ. Trong vòng 18 tháng tiếp theo, người Anh mất quyền kiểm soát Jerusalem, Nablus, và Hebron. Trong khoảng thời gian từ 1936–1939, quân Anh, được hỗ trợ bởi 6.000 cảnh sát Do thái vũ trang[15], đàn áp cuộc nổi dậy của người Ả rập. Kết quả là có 5.000 người Ả rập bị chết và 10.000 người bị thương. Tổng cộng, 10 phần trăm số đàn ông Ả rập trưởng thành bị chết, bị thương, bị bắt giữ hay phải bỏ trốn. Cộng đồng Do thái có 400 người chết, còn chính quyền Anh mất 200 người.
Một diễn biến quan trọng trong thời kỳ này, là việc viên sĩ quan cao cấp của Anh Charles Orde Wingate, (người ủng hộ chủ trương tái lập quốc gia cho người Do thái[16]), thành lập Đội đặc nhiệm đêm gồm thành viên của Haganah, chỉ huy bởi sĩ quan Anh, và đã giành được nhưng "thắng lợi quan trọng chống lại quân nổi loạn Ả rập tại vùng hạ Galilee và Thung lũng Jezreel"[17], bằng cách đột kích vào các làng Ả rập. Haganah huy động đến 20.000 cảnh sát, quân dã chiến và các đội tuần tra đêm. Cũng phải kể đến việc từ năm 1936 đến năm 1945, đồng thời với việc hợp tác với Tổng bộ Do thái, chính quyền Anh tịch thu 13.200 súng từ người Ả rập, và 521 súng từ người Do thái[18].
Cuộc tấn công của người Ả rập vào cộng đồng dân cư Do thái có 3 hệ quả lâu dài: thứ nhất, người Do thái phát triển rộng thêm lực lượng dân quân bí mật, chủ yếu là Haganah ("Lực lượng phòng vệ"), mà sau này là nhân tố quyết định chiến thắng năm 1948. Thứ nhì là các cuộc tấn công làm người ta càng tin tưởng là hai cộng đồng này không thể chung sống hòa bình, nên ý tưởng phân chia lãnh thổ nảy sinh. Thứ ba là người Anh đối phó với sự chống đối của người Ả rập bằng cách phát hành sách trắng (trong đó công bố chính sách của chính quyền Anh) hạn chế ngặt nghèo người Do thái di cư. Tuy nhiên, với Chiến tranh thế giới thứ hai hiển hiện trước mắt, ngay cả số quota di cư hạn chế này cũng không thể nào đạt được. Sách trắng khiến cho một bộ phận người Do thái trở nên cực đoan, quyết không hợp tác với người Anh, sau khi Đại chiến thế giới kết thúc.
Bộ máy chính quyền Anh và việc huấn luyện quân sự cho người Do thái và Ả rập
[sửa | sửa mã nguồn]Từ năm 1936 trở đi, chính quyền Anh tạo điều kiện huấn luyện, trang bị và tuyển mộ một loạt lực lượng an ninh và cơ sở tình báo hợp tác với Tổng bộ Do thái (tức chính quyền Do thái thời kỳ tiền lập quốc). Trong số đó phải kể đến lực lượng "Vệ binh", bao gồm từ 6.000 đến 14.000 Cảnh sát trù bị Do thái[19], 6.000 đến 8.000 Cảnh sát Định cư tinh nhuệ[20] và Đội đặc nhiệm ban đêm[21], tiền thân của đơn vị Đặc nhiệm đường không của Anh[22]. Ngoài ra còn có lực lượng xung kích tinh nhuệ FOSH, tức Đại đội dã chiến[20], với khoảng 1.500 thành viên để thay thế lực lượng HISH (tức "Lực lượng dã chiến") đông đảo hơn vào năm 1939[20][23]. Cơ quan SHAI, tức cục tình báo và chống phản gián của Haganah, là tiền thân của Mossad (cơ quan tình báo Israel sau này)[24].
Chính quyền Anh cũng tuyển mộ chừng 6.000 người Ả rập Palestine trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai và 1.700 người khác được tuyển vào lực lượng cảnh sát biên giới Liên-Jordan, hay T.J.F.F.[25]. Thêm vào đó, người Anh cung cấp sĩ quan cho đạo quân Lê Dương Ả rập của Jordan, và cấp cho quân đội Ai Cập xe tải, súng trường và phi cơ. Người Anh như vậy rất nghịch lý là đã trang bị cho cả hai phe trong cuộc xung đột sắp nổ ra.
Ngày 6 tháng 8 năm 1940, Anthony Eden, Bộ trưởng Chiến tranh của Anh, thông báo cho Quốc hội Anh là Chính phủ đã quyết định tuyển mộ người Ả rập và Do thái vào các tiểu đoàn Royal East Kent Regiment (còn gọi là the "Buffs")[26]. Trong buổi ăn trưa với tiến sĩ Chaim Weizmann (lãnh tụ người Do thái) ngày 3 tháng 9, Winston Churchill chấp thuận việc tuyển mộ trên quy mô lớn người Do thái sống trong vùng lãnh thổ Ủy nhiệm của Anh tại Palestine và huấn luyện sĩ quan Do thái. Hơn 10 ngàn người khác (trong đó không quá 3 ngàn người từ Palestine) sẽ được tuyển mộ và huấn luyện tại Anh.
Đối mặt với đà tiến công của Nguyên soái Đức Rommel ở Ai Cập, người Anh quyết định cho 10.000 binh lính Do thái "Buffs" vốn phân thành từng đại đội thống nhất thành các đơn vị ở mức tiểu đoàn, đồng thời động viên thêm 10.000 binh lính nữa, cùng với 6.000 Cảnh sát trù bị và từ 40.000 cho đến 50.000 vệ binh. Kế hoạch được phê chuẩn bởi Nguyên soái John Dill. Lực lượng tác chiến đặc biệt (SOE) ở Cairo chấp nhận đề nghị của Haganah tiến hành các hoạt động du kích ở miền bắc Palestine do bộ phận Palmach của Haganah thực hiện, để bảo vệ lãnh thổ, đồng thời từ đó đột kích các tuyến liên lạc và tiếp tế của Đức Quốc Xã, nếu cần. Tình báo Anh cũng huấn luyện một mạng lưới thông tin viên sử dụng radio dưới quyền Moshe Dayan để chuẩn bị hoạt động gián điệp chống quân chiếm đóng Đức[27]
Sau nhiều lần do dự, ngày 3 tháng 7 năm 1944, chính phủ Anh đồng ý thành lập Lữ đoàn Do thái, với các sĩ quan gồm cả Do thái và không phải Do thái được tuyển chọn kỹ càng. Ngày 20 tháng 9 năm 1944, một sĩ quan thông tin thuộc Văn phòng chiến tranh thông báo việc thành lập Cụm Lữ đoàn Do thái trong Quân đội Anh. Lá cờ Zion của người Do thái được chính thức chấp nhận làm chiến kỳ của Lữ đoàn. Lực lượng này bao gồm hơn 5.000 quân tình nguyện Do thái từ Palestine, chia làm ba tiểu đoàn bộ binh và một số đơn vị hỗ trợ[28].
Ngay khi chiến tranh kết thúc, người Anh quay ngoắt lại với chính sách thực hiện trước chiến tranh. Họ tịch thu vũ khí, và một số thành viên của Haganah bị bắt và bị đưa ra tòa, trong đó phải kể đến trường hợp Eliahu Sacharoff, bị kết án 7 năm tù chỉ vì sở hữu 2 viên đạn nhiều hơn so với giấy phép[29].
Kế hoạch phân chia lãnh thổ của Liên Hợp Quốc
[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 29 tháng 11 năm 1947, Đại hội đồng Liên hiệp quốc chấp thuận nghị quyết số 181, giải quyết cuộc xung đột Ả rập-Do thái bằng cách phân chia Palestine thành hai quốc gia, Do thái và Ả rập. Mỗi quốc gia sẽ bao gồm 3 vùng lãnh thổ chính, liên kết bởi các dải lãnh thổ đặc quyền hẹp; người Ả rập cũng sẽ được vùng đất Jaffa nằm lọt trong lãnh thổ của người Do thái. Với chừng 32% dân số, người Do thái sẽ được 56% lãnh thổ, trong đó có 499.000 người Do thái và 438.000 người Palestine cư ngụ, mặc dù phần lãnh thổ này tính cả hoang mạc Negev ở phía nam. Người Palestine được 42% lãnh thổ, với dân cư gồm 818.000 người Palestine và 10.000 người Do thái. Vì tính chất tôn giáo thiêng liêng của Jerusalem, nên vùng này, bao gồm cả Bethlehem, với 100.000 dân Do thái và cũng khoảng chừng ấy dân Ả rập sẽ được quản trị bởi Liên hiệp quốc[30].
Mặc dù một số người Do thái chỉ trích kế hoạch này, bản nghị quyết được đông đảo nhân dân Do thái ủng hộ. Ban lãnh đạo Zion chấp nhận nghị quyết như là "sự cần thiết tối thiểu"[31], vui mừng là họ nhận được sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế, dù rằng họ vẫn lấy làm tiếc là họ không được chia nhiều lãnh thổ hơn[32].
Cho rằng kế hoạch phân chia không công bằng với người Ả rập, khi tính đến tỷ trọng dân cư, đại diện của người Ả rập Palestine và Liên đoàn Ả rập chống đối quyết liệt kế hoạch của Liên hiệp quốc, thậm chí bác bỏ quyền của Liên hiệp quốc can thiệp vào cuộc xung đột[33]. Họ nhất định cho rằng "quyền cai quản Palestine phải thuộc về cư dân của nó, theo các điều khoản Hiến chương Liên hiệp quốc"[34]. Theo Điều 73b của Hiến chương, Liên hiệp quốc phải dựng lên chính quyền tự quản của chính dân cư sống trong lãnh thổ.
Nội chiến 1947–1948 trong vùng đất ủy trị
[sửa | sửa mã nguồn]Ngay sau khi Liên hợp quốc chấp thuận kế hoạch phân chia, cộng đồng Do thái như vỡ tung lên vì hoan hỉ, trong khi cộng đồng Ả rập tỏ ra hết sức bất mãn. Chẳng bao lâu sau, xung đột nổ ra và ngày càng lan rộng, khiến cho hàng chục người ở cả hai phe thiệt mạng.
Trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 1947 cho tới hết tháng 1 năm 1948, ước tính có khoảng 1000 người bị giết và 2000 người bị thương[35]. Tới cuối tháng 3, thương vong đã lên tới 2000 người chết và 4000 người bị thương[36], tương đương với khoảng 100 người chết và 200 người bị thương mỗi tuần, với dân số chỉ vỏn vẹn 2 triệu người.
Từ tháng 1 trở đi, các hoạt động ngày càng mang tính quân sự, với hàng trung đoàn Quân giải phóng Ả rập can thiệp vào phía người Palestine, bố trí quanh một số thị trấn ven biển cũng như củng cố các vùng Galilee và Samaria[37]. Abd al-Qadir al-Husayni cũng đến từ Ai Cập tham chiến với vài trăm thành viên của Quân đội thánh chiến.
Sau khi tuyển mộ được vài ngàn quân tình nguyện, al-Husayni tổ chức phong tỏa 100.000 cư dân Do thái ở Jerusalem[38]. Để đáp lại, ban lãnh đạo Yishuv tìm cách tiếp tế cho thành phố với đoàn xe tiếp viện lên tới 100 xe bọc thép, nhưng chiến dịch tiếp viện ngày càng trở nên thiếu thực tế, vì càng ngày càng có nhiều người bị giết trong chiến dịch tiếp tế. Tới tháng 3, chiến thuật của Al-Hussayni mang lại thành công, hầu hết đoàn xe tiếp tế bị phá hủy, cuộc phong tỏa trở nên toàn diện, và hàng trăm thành viên Haganah tham gia cứu viện thành phố bị giết[39]. Tình hình những người bị kẹt lại trong các khu Do thái ở vùng hoang mạc Negev và miền bắc trở nên khốn quẫn.
Vì những người Do thái được chỉ thị phải bám trụ bằng mọi giá[40], tình hình bất ổn trên toàn quốc ảnh hưởng đến người Ả rập còn nặng nề hơn, chừng 100.000 Palestine, chủ yếu là những người ở tầng lớp trung lưu khá giá, chạy ra nước ngoài hoặc chuyển đến Samaria để tránh chiến tranh.[41]
Tình hình này buộc nước Mỹ phải xem xét lại sự ủng hộ mà họ dành cho kế hoạch Phân chia, làm cho Liên đoàn Ả rập tin rằng, người Palestine, với sự hỗ trợ của Quân giải phóng Ẩ rập, có thể phá hỏng kế hoạch Phân chia. Mặc khác, người Anh lại ra quyết định ngày 17 tháng 2 năm 1948 ủng hộ việc sáp nhập các lãnh thổ Ả rập vào Jordan[42].
Thủ lĩnh người Do thái Ben-Gurion tái tổ chức Haganah, ban hành nghĩa vụ quân sự bắt buộc, tất cả phụ nữ và đàn ông đều phải tham gia huấn luyện quân sự. Nhờ vào nguồn tài chính do Golda Meir quyên góp được từ những cảm tình viên ở Mỹ, và sự hỗ trợ của Stalin cho phong trào Zion, đại diện Do thái ký được những hợp đồng mua vũ khí quan trọng. Các nhân viên Haganah thu mua vũ khí tồn kho từ thời Chiến tranh thế giới thứ hai để góp phần trang bị cho quân đội. Cuối tháng ba, lần đầu tiên họ tiến hành chiến dịch Balak để chuyển vũ khí và trang thiết bị về Palestine.
Ben-Gurion cũng giao nhiệm vụ cho Yigal Yadin lên kế hoạch đối phó trong trường hợp các quốc gia Ả rập can thiệp vũ trang. Kết quả là kế hoạch Dalet ra đời và được đưa vào thực hiện kể từ tháng 4, mà với kế hoạch đó, kể từ giai đoạn thứ hai của cuộc chiến, Haganah chuyển từ thế phòng ngự sang phản công.
Chiến dịch đầu tiên, mật danh Nachshon, bao gồm việc phá vỡ cuộc phong tỏa Jerusalem. 1.500 chiến sĩ lữ đoàn Guivati thuộc Haganah và lữ đoàn Harel thuộc Palmach tham gia chiến dịch mở đường từ ngày 5 tháng 4 tới ngày 20 tháng 4. Chiến dịch thành công với khoảng hai tháng lương thực được chuyển tới Jerusalem để phân phát cho dân chúng[43] Thành công của chiến dịch càng lớn bởi Al-Hassayni bị chết trận. Cùng thời gian, binh sĩ thuộc Irgun và Lehi (ngoài vòng kiểm soát của Haganah) tiến hành thảm sát hơn một trăm người Ả rập, đa phần là dân thường tại Deir Yassin, gây chấn động cộng đồng Ả rập, khiến cho các thủ lĩnh Do thái phải lo ngại và lên tiếng chỉ trích
Cũng trong thời gian đó, chiến dịch lớn đầu tiên của Quân giải phóng Ả rập bị "thất bại thảm hại", vì bị đánh tơi tả tại Mishmar Ha'emek[44], và còn bị đồng minh là bộ tộc người Druze đào ngũ bỏ sang phe Do thái[45].
Theo kế hoạch Dalet, các lực lượng Haganah, Palmach và Irgun tiến chiếm các khu vực dân cư hỗn hợp Ả rập-Do thái. Các thành phố Tiberias, Haifa, Safed, Beisan, Jaffa và Acre lần lượt thất thủ, khiến cho hơn 250.000 người Palestine phải chạy tị nạn[46].
Cùng thời gian, người Anh về cơ bản đã rút quân, tình hình khiến cho lãnh đạo các quốc gia Ẩ rập phải can thiệp, nhưng họ chưa hoàn toàn sẵn sàng, và không thể tập trung kịp lực lược cần thiết để đảo ngược tình hình chiến sự. Đa phần người Palestine kỳ vọng vào đạo quân Lê Dương Ả rập của vua Jordan là Abdullah I, nhưng ông không muốn tạo ra một quốc gia của người Palestine, mà chỉ muốn sáp nhập lãnh thổ ủy nhiệm Palestine vào Jordan, nên tiến hành bắt cá hai tay, giữ liên lạc với cả ban lãnh đạo người Do thái và Liên đoàn Ẩ rập.
Để chuẩn bị phản công, Haganah mở chiến dịch Yiftah[47] và Ben-'Ami[48] để củng cố các khu định cư Do thái tại Galilee, và chiến dịch Kilshon, thiết lập một mặt trận liên tục quanh Jerusalem.
Bà Golda Meir và vua Abdullah I gặp mặt ngày 10 tháng 5 để thảo luận, nhưng cuộc họp không mang lại kết quả cụ thể gì, mà cả những thỏa thuận trước đó cũng không được xác lập lại. Ngày 13 tháng 5, quân Lê Dương Ả rập, được dân quân hỗ trợ, tấn công và đánh chiếm Kfar Etzion. Trong tổng số 131 người Do thái tham gia phòng thủ có 127 người tử trận, quân Ả rập tàn sát hết số người sống sót bị bắt làm tù binh.
Ngày 14 tháng 5 năm 1948, David Ben-Gurion tuyên bố quốc gia độc lập Israel ra đời, ngày hôm sau quân đội các quốc gia Ả rập can thiệp, cuộc chiến tranh 1948 bước vào giai đoạn hai.
Lực lượng tham chiến ban đầu
[sửa | sửa mã nguồn]Đánh giá lực lượng
[sửa | sửa mã nguồn]Benny Morris cho rằng, dù người Ả rập "e ngại một cách có lý" khả năng quân sự của người Do thái, họ vẫn tin rằng trong vòng vài thập niên, hoặc vài thế kỷ, "người Do thái, cũng như các vương quốc Thập tự chinh, cuối cùng cũng sẽ bị thế giới Ả rập đè bẹp"[49].
Vào thời điểm trước khi chiến tranh bùng nổ, khối Ả rập dường như sẽ huy động khoảng 23.000 binh lính (10.000 quân Ai Cập, 4.500 quân Jordan, 3.000 quân Iraq, 3.000 quân Syria, 2.000 quân tình nguyện Quân giải phóng Ả rập ALA, 1.000 quân Liban và một số quân Ả Rập Xê Út, cộng với lực lượng dân quân Palestine tại chỗ. Lực lượng Yishuv Do thái bao gồm 35.000 quân thuộc Haganah, 3.000 người của Stern và Irgun cộng với vài ngàn người định cư có vũ trang[50].
Dù rằng dân số Israel nhỏ hơn rất nhiều lần so với dân số các quốc gia Ả rập tham chiến, nhưng người Do thái chiến đấu vì sự tồn vong của chính mình, cộng với tổ chức hợp lý và ban lãnh đạo thống nhất nên đã có thể tập trung cao độ sức người sức của cho cuộc chiến. Các quốc gia Ả rập tham chiến để giúp đỡ người Ả rập Palestine không có sự phối hợp hành động, mục tiêu và quyền lợi không phù hợp nhau, thiếu một động cơ mạnh mẽ thúc đẩy họ chiến đấu như người Do thái nên khi điều kiện trở nên bất lợi thì tinh thần chiến đấu nhanh chóng sa sút. Hơn thế nữa, phe Ả rập thiếu sự chuẩn bị chu đáo, nên dù được tăng viện rất đáng kể thì càng về sau tương quan lực lượng càng sút kém so với người Israel. Người Israel nhận được sự tiếp trợ quân sự hữu hiệu từ cộng đồng Israel hải ngoại, cộng với đoàn người tị nạn Do thái tiếp tục đổ về Palestine, đa phần trong số đó là những người sống sót sau cuộc diệt chủng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nên tinh thần quyết chiến rất cao vì họ không còn đường lùi nữa.
Ngày 12 tháng 5 David Ben-Gurion được trưởng cố vấn quân sự, do ước tính sai-phóng đại lực lượng và năng lực quân Ả rập, thông báo là khả năng chiến thắng của Israel chỉ là 50-50[51].
Lực lượng Yishuv
[sửa | sửa mã nguồn]Tới tháng 11 năm 1947, Haganah từ một lực lượng dân quân bán vũ trang đã trở thành một tổ chức quân đội quốc gia được tổ chức chặt chẽ. Lực lượng này gồm có một cánh quân cơ động gọi là HISH, với 2.000 chiến binh thường trực cả nam lẫn nữ và 10 ngàn quân dự bị, tuổi từ 18 đến 25, cùng một lực lượng tinh nhuệ Palmach, bao gồm khoảng 2.100 chiến binh và một ngàn quân dự bị. Quân dự bị được huấn luyện khoảng 3-4 ngày một tháng, còn lại thì sinh hoạt như dân thường. Lực lượng cơ động có thể nhận hỗ trợ từ lực lượng đồn trú HIM (Heil Mishmar, hay lực lượng vệ binh), bao gồm những người tuổi ngoài 25. Tổng cộng Yishuv có khoảng 35.000 quân với từ 15.000 cho tới 18.000 chiến binh và 20.000 binh sĩ đóng trong doanh trại.[52]. Hai tổ chức bí mật Irgun và Lehi có khoảng từ 2.000–4.000 và 500–800 thành viên. Có vài ngàn người đã từng phục vụ trong quân đội Anh thời Chiến tranh thế giới thứ hai, dù không phải là thành viên của bất kỳ tổ chức bí mật nào, nhưng sẽ đóng góp kinh nghiệm quân sự quan trọng cho cuộc chiến[53] Walid Khalidi cho rằng Yishuv còn có lực lượng Cảnh sát định cư Do thái, khoảng 12.000 người, các tiểu đoàn Thanh niên Gadna, và người định cư vũ trang[54]. Chỉ có rất ít trong số các đơn vị kể trên được huấn luyện quân sự trước thời điểm tháng 12 năm 1947.[55]
Năm 1946, Ben-Gurion quyết định là lực lượng Yishuv phải tự bảo vệ lấy mình trong trường hợp cả người Ả rập Palestine và các quốc gia Ả rập láng giềng tiến hành một "chiến dịch thu mua vũ khí quy mô lớn tại các nước phương Tây". Tới tháng 9 năm 1947 Haganah có "10.489 súng trường, 702 súng máy hạng nhẹ, 2.666 tiểu liên, 186 súng máy hạng trung, 672 cối cỡ nòng 50mm và 92 cối cỡ nòng 76 mm", và còn mua được thêm nhiều vũ khí khác trong vòng vài tháng đầu nổ ra chiến sự. Lực lượng Yishuv cũng có "cơ sở sản xuất vũ khí tương đối tân tiến", và trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 1947 đến tháng 7 năm 1948 "sản xuất được 3 triệu viên đạn súng trường, 150.000 lựu đạn, 16.000 súng tiểu liên Sten và 210 quả đạn cối 76mm"[56]. Thoạt đầu, Haganah không có súng máy hạng nặng, xe bọc thép, vũ khí chống tăng hay pháo phòng không, cũng như không có xe tăng và máy bay chiến đấu[57][58].
Người ta không nhất trí được về số lượng vũ khí Yishuv sở hữu khi chế độ ủy nhiệm chấm dứt. Theo Karsh, trước khi chuyến hàng vũ khí từ Tiệp Khắc chuyển đến, cứ 3 chiến sĩ thì chỉ có một khẩu súng, và thậm chí với lực lượng Palmach, cứ 3 chiến sĩ thì chỉ có hai súng[59]. Theo Collins và LaPierre, tới tháng 4 năm 1948, Haganah có trong tay 20.000 súng trường và tiểu liên Sten cho 35.000 binh sĩ trên danh sách[60], còn theo Walid Khalidi thì "các lực lượng trên có thừa vũ khí".[54]
Lực lượng Ả rập
[sửa | sửa mã nguồn]Cộng đồng Ả rập không có một lực lượng quân sự thống nhất trên toàn quốc, mà có hai tổ chức thanh niên bán vũ trang, lực lượng thân Husayni Futuwa và lực lượng chống Husayni Najjada ("quân đoàn trù bị"). Theo Karsh, các nhóm trên có khoảng 11.000–12.000 thành viên[61], nhưng theo Morris thì Najjada với đại bản doanh đặt tại Jaffa và có từ 2.000–3.000 thành viên, đã bị tan rã trong thời kỳ trước khi chiến tranh 1948 nổ ra, khi Husayni tìm cách giành lấy quyền kiểm soát tổ chức này, còn lực lượng Futuwa chưa bao giờ đông hơn vài trăm người[62] Khi chiến sự bùng nổ, các nhóm dân quân địa phương mọc ra như nấm ở các thành phố và thị trấn, dưới quyền Hội đồng Quốc gia Ả rập địa phương[63].
Tháng 12, Abd al-Qadir Husseini đến Jerusalem với vài trăm quân được huấn luyện ở Syria làm hạt nhân cho đạo quân Thánh chiến Hồi giáo. Lực lượng của ông đa phát triển với hàng trăm thành viên mới là thanh niên từ các làng xung quanh và một số cựu binh phục vụ trong quân đội Anh[64].
Trang bị của lực lượng Palestine khá nghèo nàn, người Anh đã tịch thu phần lớn vũ khí của họ trong cuộc nổi dậy 1936–39 và Chiến tranh thế giới thứ hai[65] Một báo cáo năm 1942 của tình báo Haganah ước tính số lượng vũ khí nằm trong tay người Palestine vào khoảng 50 ngàn khẩu súng, nhưng có lẽ đây chỉ là con số phóng đại[66][67].
Quân giải phóng Ả rập (Jaysh al-Inqadh al-Arabi) được Liên đoàn Ả rập thành lập với lực lượng gồm khoảng 6.000 quân tình nguyện, chỉ huy bởi Fawzi al-Qawuqji, địa bàn hoạt động theo kế hoạch là miền bắc Palestine, bao gồm cả Samaria.
Đạo quân Lê Dương Ả rập của Jordan được đanh giá là đơn vị tinh nhuệ nhất của phe Ả rập. Họ được vũ trang, huấn luyện và chỉ huy bởi sĩ quan Anh, gồm khoảng 8.000–12.000 người, chia làm bốn trung đoàn bộ binh/cơ giới hỗ trợ bởi 40 pháo và 75 xe bọc thép. Tới tháng 1 năm 1948, họ được tăng cường thêm 3.000 lính biên phòng Liên-Jordan[66]. Quân Lê Dương Ả rập tham chiến tháng 5 năm 1948 và chỉ đánh nhau ở các khu vực mà vua Abdullah muốn sáp nhập vào Jordan: vùng Bờ Tây và Đông Jerusalem.
Năm 1948 quân đội Iraq gồm 21.000 người chia làm 12 lữ đoàn và khoảng 100 máy bay Anh. Ban đầu, Iraq gửi 3.000 [68] đến 5.000 quân tham chiến, bao gồm 4 lữ đoàn bộ binh, một tiểu đoàn xe bọc thép và lực lượng hậu cần. Quân Iraq được đặt dưới quyền điều động của Jordan[69] Khi cuộc ngưng bắn đầu tiên diễn ra, quân Iraq tăng lên 10.000 người[70]. Quân viễn chinh Iraq cao điểm lên tới từ 15.000 đến 18.000 người[71].
Các đơn vị Iraq đầu tiên đến Jordan tháng 4 năm 1948 dưới quyền chỉ huy của tướng Nur ad-Din Mahmud. Ngày 15 tháng 5 công binh Iraq xây cầu phao vượt sông Jordan và tấn công khu định cư Gesher nhưng không thành công. Sau thất bại đó quân Iraq tiến về tam giác chiến lược Nablus-Jenin-Tulkarm, nhưng bị đánh tổn thất nặng nề trong cuộc tấn công của người Do thái vào Jenin từ ngày 3 tháng 6, nhưng vẫn bám trụ lại được. Hoạt động quân sự của quân Iraq chấm dứt kể từ thời điểm này[72]
Năm 1948 Ai Cập chỉ có thể tung ra được 40.000 quân, 80% thanh niên trong độ tuổi quân dịch không đủ tiêu chuẩn để nhập ngũ, còn bộ máy hậu cần còn sơ khai của Ai Cập chỉ có thể tiếp tế rất ít cho các đơn vị bộ binh triển khai ngoài biên giới. Ban đầu, lực lượng viễn chinh 10.000 người được gửi đến Palestine dưới quyền tướng Ahmed Ali al-Mwawi. Lực lượng này bao gồm 5 tiểu đoàn bộ binh, một tiểu đoàn xe bọc thép được trang bị xe tăng Mark IV và Matilda của Anh, một tiểu đoàn pháo binh 16 pháo 25 bảng, và một tiểu đoàn 8 pháo sáu bảng, một tiểu đoàn súng máy hạng trung, cùng với lính hậu cần. Không quân Ai Cập có hơn 30 máy bay Spitfire, 4 Hawker Hurricane và 20 C-47 Skytrain cải tiến thành máy bay ném bom. Cho tới cuộc ngưng bắn thứ hai, Ai Cập đã có 20.000 quân, chia làm 13 tiểu đoàn, vũ trang bởi 135 xe tăng và 90 pháo[73].
Syria có 12.000 quân tham chiến khi chiến tranh nổ ra, chia làm 3 lữ đoàn bộ binh và một tiểu đoàn xe tăng. Không quân Syrian có 50 máy bay, 10 chiếc mới nhất trong số đó là những máy bay từ thế hệ Chiến tranh thế giới thứ hai. Ngày 14 tháng 5 quân Syria tràn vào Palestine với Lữ đoàn bộ binh số 1 hỗ trợ bởi một tiểu đoàn xe bọc thép, một đại đội xe tăng R 35 và R 37 Pháp, một tiểu đoàn pháo binh và các đơn vị khác. Trong ngày 15-16 họ tấn công làng Zemach, tới ngày 18 họ lại tấn công tiếp và chiếm được làng, nhưng họ phải bỏ làng này sau khi quân Syrian bị đánh bại tại Degania vài ngày sau. Tiếp đó, quân Syria giành được thắng lợi tại Mishmar HaYarden ngày 10 tháng 6, rồi chuyển sang phòng ngự, chỉ thỉnh thoảng tấn công vài khu định cư nhỏ, đơn lẻ của Israel[74]
Quân Liban là đạo quân nhỏ nhất, chỉ gồm 3.500 người[66] Theo Gelber, tháng 6 năm 1947 Ben-Gurion "đạt được thỏa thuận với các giới chức tôn giáo Maronite (một nhánh Ky-tô giáo ở Liban) để quân Liban không tham chiến"[75]. Một lực lượng tượng trưng gồm 1.000 quân Liban vượt biên giới vào miền bắc Galilee và bị quân Israeli đẩy lui rồi còn tiến chiếm một dải đất hẹp ở miền nam Liban cho tới khi hiệp định ngưng bắn được ký kết[76].
Ả Rập Xê Út gửi chừng 800 lính[77]–1.200[78] tham chiến cùng quân Ai Cập, Yemen cũng gửi một đạo quân nhỏ tới tham chiến.
Chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1948
[sửa | sửa mã nguồn]Giai đoạn 1: 14 tháng 5 tới 11 tháng 6 năm 1948
[sửa | sửa mã nguồn]Chế độ ủy trị của Anh tại Palestine theo kế hoạch sẽ chấm dứt vào ngày 15 tháng 5, nhưng ban lãnh đạo Do thái, cầm đầu bởi Thủ tướng tương lai David Ben-Gurion, tuyên bố độc lập ngày 14 tháng 5 và được Liên Xô, Mỹ và nhiều nước khác nhanh chóng công nhận ngay sau đó
Trong vòng vài ngày sau, chừng 1.000 quân Liban, 5.000 quân Syria, 5.000 quân Iraq, 10.000 quân Ai Cập tấn công quốc gia Israel non trẻ. Bốn ngàn quân Jordan tấn công "Khu vực phân cách", bao gồm Jerusalem và vùng phụ cận, cũng như các khu vực thuộc về quốc gia Ả rập theo kế hoạch phân chia của Liên hiệp quốc. Họ cũng nhận được hỗ trợ từ các đội quân tình nguyện từ Ả Rập Xê Út, Libya và Yemen.
Trong bản điện tín chính thức từ Tổng thư ký liên đoàn Ả rập cho Tổng thư ký Liên hiệp quốc ngày 15 tháng 5 năm 1948, các quốc gia Ả rập công khai tuyên bố mục tiêu của họ là thiết lập một "quốc gia Palestin thống nhất" thay cho hai quốc gia Do thái và Ả rập như kế hoạch của Liên hiệp quốc. Họ tuyên bố kế hoạch này vô giá trị, vì bị người Ả rập chiếm đa số bác bỏ, đồng thời nhất mực cho là sự vắng mặt chính quyền hợp pháp ở đây khiến cho việc can thiệp quân sự để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người Ả rập[79].
Israel, Mỹ và Liên Xô lên án các quốc gia Ả rập can thiệp vào Palestine là hành động hiếu chiến bất hợp lệ, trong khi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Trygve Lie gọi đó là "hoạt động hiếu chiến đầu tiên mà thế giới chứng kiến kể từ khi Đại chiến thế giới lần thứ hai kết thúc". Trong khi đó thì Trung Quốc lại ủng hộ phía Ả rập. Cả hai phe tăng cường nhân lực trong những tháng tiếp theo, nhưng Israel giành được ưu thế do việc tổng động viên và phần nào do dòng người tị nạn Do thái tiếp tục đổ về Israel tới 10.000 người mỗi tháng.
Lực lượng ban đầu | 29.677 |
4 tháng 6 | 40.825 |
17 tháng 7 | 63.586 |
7 tháng 10 | 88.033 |
28 tháng 10 | 92.275 |
2 tháng 12 | 106.900 |
23 tháng 12 | 107.652 |
30 tháng 12 | 108.300 |
Ngày 26 tháng 5 năm 1948, Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) được chính thức thành lập; Haganah, Palmach và Irgun giải tán và sáp nhập vào quân đội nhà nước Do thái non trẻ.
Cùng với sự phát triển chiến sự, IDF nỗ lực mở rộng lực lượng lớn mạnh hơn lực lượng Ả rập tham chiến. Tới tháng 7 năm 1948, IDF đã có 63.000 quân, tới đầu mùa xuân năm 1949 là 115.000 quân. Lực lượng Ả rập có khoảng 40.000 quân vào tháng 7 năm 1948, tăng lên 55.000 vào tháng 10 năm 1948, và nhiều hơn một chút vào mùa xuân năm 1949.
Tất cả cơ sở hàng không của người Do thái đều được đặt dưới sự điều khiển của Sherut Avir ("Dịch vụ đường không", hay SA) từ tháng 10 năm 1947. Đoàn bay Galilee được thành lập tại Yavne'el tháng 3 năm 1948 và đoàn bay Negev được thành lập tại Nir-Am tháng 4. Ngày 10 tháng 5, SA đã có 3 phân đội máy bay, bộ chỉ huy không quân, cơ sở bảo dưỡng và hậu cần. Khi giao tranh bùng nổ ngày 15 tháng 5, SA trở thành Không quân Israel -IAF, nhưng trong những tuần đầu của chiến tranh, máy bay Israel[81] bao gồm các phi cơ hạng nhẹ không phải là đối thủ của không quân Ả rập với máy bay T-6, Spitfire, C-47 và Avro Anson. Phần lớn tổn thất của không quân Ả rập là từ cuộc không tập của Ai Cập vào sân bay cũ của người Ramat David[82] gần Haifa ngày 22 tháng 5, với 5 máy bay Spitfire bị bắn rơi. Cũng trong thời kỳ đó, cán cân không lực chuyển về IAF với việc Israel mua được 25 máy bay Avia S-199 từ Tiệp Khắc, tạo nên tình trạng nghịch lý là phi công Israel lái máy bay chế tạo theo nguyên mẫu Đức Bf-109 đối đầu với máy bay Spitfire của Anh do phi công Ai Cập lái. Cuộc không tập đầu tiên vào một thủ đô của người Ả rập diễn ra đêm 31 tháng 5/ngày 1 tháng 6, khi 3 máy bay Israel ném bom Amman[83]. Tới mùa thu năm 1948, IDF giành được quyền làm chủ bầu trời, cũng như chiếm ưu thế áp đảo về hỏa lực và đội phi công dày dặn kinh nghiệm, với rất nhiều người phục vụ trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai[84].
Nhiệm vụ đầu tiên của IDF là chặn quân đội Ả rập, không cho phép họ tàn phá các khu định cư Do thái, cho tới khi quân cứu viện và vũ khí được chuyển đến.
Các cuộc giao tranh quyết liệt nhất diễn ra ở Jerusalem và trên con đường nối Jerusalem và Tel Aviv, giữa quân Lê Dương Ả rập và lực lượng Israel. Vua Abdullah hạ lệnh cho Glubb Pasha, chỉ huy quân Lê Dương Ả rập tiến vào Jerusalem ngày 17 tháng 5, và các cuộc giao tranh quyết liệt giành giật từng căn nhà diễn ra từ 19 tháng 5 tới 28 tháng 5, với kết quả là quân Lê Dương Ả rập giành được thắng lợi, đánh bật lực lượng Israel khỏi khu Ả rập cũng như khu Do thái ở khu vực Thành phố Cổ. Tất cả dân chúng Do thái ở Thành phố Cổ đều bị quân Jordan trục xuất. Quân Iraq thất bại khi tấn công các khu định cư Do thái (đáng kể nhất là trận đánh tại Mishmar HaEmek), nên chuyển sang phòng thủ quanh Jenin, Nablus, và Tulkarm.
Ngày 24 tháng 5 năm 1948, lực lượng IDF tại Latrun, bao gồm Lữ đoàn bọc thép số 7 và Lữ đoàn Alexandroni tấn công quân Lê Dương Ả rập trong chiến dịch "Bin-Nun A", rồi tới ngày 1 tháng 6, lại tấn công tiếp, nhưng cả hai cuộc tấn công đều thất bại và bị tổn thất nặng nề với 139 người bị giết.
Ở phía bắc, quân Syria có cả xe bọc thép bị chặn đứng ở kibbutz Degania bởi người định cư chỉ có vũ khí hạng nhẹ. Một xe tăng bị đánh bất khiển dụng bởi chai xăng cháy Molotov, tới giờ vẫn còn nằm lại ở kibbutz này. Sau đó, một cuộc pháo kích bởi các cỗ pháo cổ từ thế kỷ XIX khiến cho quân Syria phải tháo lui. Trong những tháng tiếp theo, quân Syria, cũng như dân quân Palestine và quân ALA bị đẩy lùi.
Ở phía nam, quân Ai Cập mở cuộc tấn công và chọc thủng được tuyến phòng thủ của một số kibbutz của người Do thái, nhưng bị tổn thất nặng, và cuối cùng bị chặn lại ở gần Ashdod. Lực lượng vũ trang Israel không những đã bảo toàn được các vùng đất nằm trong tay mình, mà còn mở rộng các lãnh thổ kiểm soát được.
Cuộc ngưng bắn thứ nhất (11 tháng 6 tới 8 tháng 7 năm 1948)
[sửa | sửa mã nguồn]Liên hiệp quốc tuyên bố ngưng bắn ngày 29 tháng 5, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 11 tháng 6 và sẽ kéo dài 28 ngày. Lệnh ngưng bắn được theo dõi bởi nhà thương thuyết của Liên hiệp quốc là bá tước Thụy Điển Folke Bernadotte. Một lệnh cấm vận vũ khí cũng được ban bố với dụng ý không cho phép bên nào được lợi dụng lệnh ngưng bắn. Tới thời gian cuối cuộc ngưng bắn, Bá tước Bernadotte đệ trình kế hoạch phân chia mới, theo đó vùng Galilee sẽ thuộc về người Do thái còn vùng Negev về người Ả rập, nhưng cả hai phe đều bác bỏ kế hoạch này. Ngày 8 tháng 7, ngay trước khi lệnh ngưng bắn hết hiệu lực, tướng Ai Cập Naguib cho tái chiến bằng cách tấn công Negba[85].
Giai đoạn hai (8 tháng 7 tới 18 tháng 7 năm 1948)
[sửa | sửa mã nguồn]Trong mười ngày giữa mùa hè năm 1948, giữa hai cuộc ngưng bắn, người Israel tổ chức một loạt chiến dịch tấn công lớn, còn người Ả rập thì quay ra phòng ngự. Chiến dịch Dani là chiến dịch quan trọng nhất, nhằm bảo vệ và mở rộng hành lang nối liền Jerusalem và Tel Aviv bằng cách đánh chiếm các thị trấn dọc theo hàng lang này là Lydda (sau này đổi tên thành Lod) và Ramle. Sau khi các thị trấn này thất thủ, 50.000 cư dân Ả rập bị buộc phải rời bỏ thị trấn, là cuộc chạy tị nạn lớn nhất trong suốt cuộc chiến.
Trong giai đoạn hai của chiến dich, theo kế hoạch người Do thái sẽ đánh chiếm vị trí chiến lược được phòng ngự cẩn mật Latrun, khống chế con đường Tel Aviv-Jerusalem, và thành phố Ramallah, nhưng chiến dịch này thất bại.
Chiến dịch thứ nhì là chiến dịch Dekel nhằm chiến vùng hạ Galilee, bao gồm cả Nazareth. Kế hoạch thứ ba, với lực lượng tham gia ít hơn, là chiến dịch Kedem với mục tiêu đánh chiếm khu Thành cổ Jerusalem.[86].
Chiến dịch Dani
[sửa | sửa mã nguồn]Lod được bảo vệ phần lớn bởi quân đội Jordan, nhưng lực lượng dân quân Palestine và Quân giải phóng Ẩ rập cũng có mặt. Thị trấn bị tấn công từ phía bắc từ hướng Majdal al-Sadiq và al-Muzayri'a, và từ phía đông từ hướng Khulda, al-Qubab, Jimzu và Danyal. Lần đầu tiên trong cuộc chiến, máy bay ném bom được sử dụng để oanh kích thị trấn. Ngày 11 tháng 7 năm 1948 IDF chiếm được thành phố. Ngày hôm sau, đến lượt Ramle cũng rơi vào tay người Israel.
Ngày 15 tháng 7–16 tháng 7, người Israel tổ chức tấn công vào Latrun nhưng không chiếm được thành phố. Một đơn vị thuộc lữ đoàn Yiftach, trang bị xe bọc thép - trong đó có hai xe tăng Cromwell, liều lĩnh tấn công một lần nữa, nhưng cũng bị thất bại. Mặc dù cuộc ngưng bắn lần thứ nhì bắt đầu từ ngày 18 tháng 7, người Israel tiếp tục nỗ lực nhằm đánh chiếm thành phố cho tới ngày 20 tháng 7.
Chiến dịch Dekel
[sửa | sửa mã nguồn]Trong khi chiến dịch Dani đang diễn ra ở miền trung, thì ở miền bắc chiến dịch Dekel mở màn. Nazareth bị chiếm ngày 16 tháng 7, rồi sau khi cuộc ngưng bắn lần thứ nhì bắt đầu từ 19:00 ngày 18 tháng 7, toàn bộ miền hạ Galilee từ vịnh Haifa cho đến biển Galilee rơi vào tay người Israel.
Chiến dịch Kedem
[sửa | sửa mã nguồn]Theo kế hoạch ban đầu, chiến dịch nhằm chiếm Jerusalem sẽ diễn ra vào ngày 8 tháng 7, ngay sau cuộc ngưng bắn đầu tiên, do lực lượng Irgun và Lehi tiến hành. Tuy nhiên, David Shaltiel trì hoãn chiến dịch, có lẽ vì ông nghi ngờ khả năng họ giành được thắng lợi nếu thiếu sự hỗ trợ từ Haganah, như trận thất bại Deir Yassin.
Lực lượng Irgun được chỉ huy bởi Yehuda Lapidot (Nimrod) được lệnh đột phá từ "Cổng mới", Lehi đột phá qua bức tường kéo dài từ "Cổng mới" đến Cổng Jaffa, còn tiểu đoàn Beit Hiron thì tấn công từ núi Zion.
Trận chiến dự kiến bắt đầu từ ngày lễ Sabbath, lúc 20:00 giờ ngày thứ sáu 16 tháng 7, một ngày trước cuộc ngưng bắn thứ hai. Chiến dịch bị trở ngại ngay từ đầu, và phải hoãn lại, đầu tiên là tới 23:00 giờ, rồi sau đó là nửa đêm. Mãi đến lúc 02:30 sáng trận đánh mới bắt đầu nổ ra. Binh lính của Irgun đột phá được qua Cửa mới, nhưng các cánh quân khác đều không thực hiện được mục tiêu, nên đến 05:45 sáng, Shaltiel hạ lệnh rút lui và ngưng bắn.
Cuộc ngưng bắn thứ hai: 18 tháng 7 tới 15 tháng 10 năm 1948
[sửa | sửa mã nguồn]Tới 19:00 giờ ngày 18 tháng 7, cuộc ngưng bắn thứ hai có hiệu lực sau những nỗ lực ngoại giao căng thẳng của Liên hiệp quốc
Ngày 16 tháng 9, Bá tước Bernadotte đệ trình một bản kế hoạch mới theo đó Jordan sẽ sáp nhập các vùng đất Ả rập bao gồm Negev, al-Ramla, và Lydda. Quốc gia Do thái mới sẽ bao gồm toàn bộ vùng Galilee, Jerusalem sẽ do cộng đồng quốc tế quản lý, và người tị nạn sẽ được hồi hương hoặc được bồi thường. Kế hoạch này lại bị cả hai phe bác bỏ. Ngày hôm sau, Bá tước Bernadotte bị nhóm Lehi ( ám sát vì nghi ông là con rối của người Anh ) , và phó của ông là Ralph Bunche, người Mỹ, thay thế ông.
Giai đoạn ba (15 tháng 10 năm 1948 tới 20 tháng 7 năm 1949)
[sửa | sửa mã nguồn]Israel tổ chức tấn công
[sửa | sửa mã nguồn]Từ ngày 15 tháng 10 tới ngày 20 tháng 7 Israel mở một loạt chiến dịch tấn công để đẩy lùi các đạo quân Ả rập và củng cố biên giới của Israel.
Ngày 24 tháng 10, IDF mở chiến dịch Hiram và đánh chiếm toàn bộ vùng Thượng Galilee, đánh quân ALA và quân Liban lùi về Liban. Chiến dịch thành công mỹ mãn, và tới cuối tháng, Israel không những giành được toàn bộ vùng Galilee mà còn tiến sâu vào Liban 5 dặm (8,0 km) tới tận sông Litani.
Ngày 15 tháng 10 IDF mở chiến dịch Yoav ở phía bắc hoang mạc Negev với mục tiêu chia cắt các cánh quân Ai Cập dọc theo miền duyên hải và tuyến đường Beersheba-Hebron-Jerusalem, nhằm chiếm lấy toàn bộ vùng Negev. Chỉ huy chiến dịch Yoav là chỉ huy Mặt trận miền nam Yigal Allon. Chiến dịch thành công rực rỡ, đánh tan tác hàng ngũ quân Ai Cập, buộc quân Ai Cập phải rút khỏi miền bắc Negev, Beersheba và Ashdod. Ngày 22 tháng 10, đặc công của Hải quân Israeli đánh chìm kỳ hạm Ai Cập Amir Faruk.
Ngày 22 tháng 12, IDF đánh lùi các lực lượng Ai Cập còn lại khỏi lãnh thổ Israel với chiến dịch Horev (còn gọi là chiến dịch Ayin). Mục tiêu chiến dịch nhằm giải phóng toàn bộ miền Negev khỏi quân Ai Cập, loại trừ hiểm họa từ phía quân Ai Cập khỏi sườn phía nam Israel và buộc Ai Cập phải chấp nhân một lệnh ngưng bắn một khi toàn bộ hoang mạc Negev đã được giải phóng. Chiến dịch này mang lại thắng lợi quyết định cho Israel, cùng với các cuộc đột kích của Israel vào Nitzana và bán đảo Sinai buộc quân đội Ai Cập đang bị vây hãm ở dải Gaza phải chấp thuận rút lui và ngưng bắn. Ngày 7 tháng 1, lệnh tạm ngưng bắn được chấp thuận, quân Israel rút khỏi bán đảo Sinai và dải Gaza do sức ép từ cộng đồng quốc tế.
Ngày 5 tháng 3, chiến dịch Uvda mở màn, tới ngày 10 tháng 3 quân đội Israel đã tiến tới Umm Rashrash (sau này là Eilat) và chiếm được nó mà không phải nổ một phát súng. Các lữ đoàn Negev và Golani tham gia chiến dịch dựng lá cờ Israel tô tạm bằng mực lên để tuyên bố chủ quyền tại Umm Rashrash, đồng thời cũng đánh dấu chiến tranh kết thúc.
Vũ khí
[sửa | sửa mã nguồn]Cả hai bên sử dụng vũ khí tồn kho từ Đại chiến thế giới lần thứ hai. Ai Cập sử dụng một số trang thiết bị của Anh, còn Syria sử dụng loại của Pháp, Israel sử dụng vũ khí của Anh, Tiệp Khắc và Đức[87].
Type | Quân đội Ả rập | IDF |
---|---|---|
Xe tăng | Matilda, Mark IV, R-39, FT-17, R35, Panzer IV(đặt dưới hầm và như ổ hỏa lực cố định bởi quân Ai Cập) | Xe tăng Cromwell, H39, Valentines. |
APCs/IFVs | British WW2 Era Trucks, Humber Mk III & IV, Automitrailleuses Dodge of the Bich type, Improvised Armoured Car/Truck, Marmon-Herrington Armoured Car, Universal Carrier, Lloyd Towing Carriers | British WW2 Era Trucks, Improvised Armoured Car/Truck, White M3A1 Scout Car, Daimler Armoured Car, IHC M14 half-track, M5 half-track, M3 Half-track |
Pháo binh | Mortars, 15 cm sIG33 auf Pz II, 25 mm anti-tank guns on Bren carriers, Improvised self-propelled guns used by Syrians in 1948-49, 65 mm mountain gun on Chenillette Lorraine 38L
2-pounder anti-tank gun, 6-pounder anti-tank gun, |
Mortars, converted 19th century museum pieces, 2 inch British mortars 65 mm French Howitzers "Napoleonchiks", 120 mm French mortars, Davidka artillery pieces |
Máy bay | Spitfires, T-6 Texan, C-47 Dakotas, Hawker Hurricane và Avro Ansons | Spitfires, Avia S-199, B-17 Flying Fortresses |
Vũ khí hạng nhẹ | Súng trường Lee Enfield | tiểu liên Sten, lựu đạn Mill, Súng trường Cạc-Bin Karabiner 98k (Mẫu Tiệp Khắc) |
Kết cục
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 1949, Israel ký các hiệp ước ngưng bắn riêng rẽ với Ai Cập ngày 24 tháng 2, Liban ngày 23 tháng 3, Jordan ngày 3 tháng 4, và Syria ngày 20 tháng 7. Biên giới mới của Israel, như theo thỏa thuận được ký kết, bao gồm chừng 78% lãnh thổ ủy nhiệm Palestine. Tuy nhiên nếu tính đến lãnh thổ ủy nhiệm nguyên thủy của Anh (bao gồm cả Jordan cho tới mùa hè năm 1921), thì Israel chỉ chiếm 18% lãnh thổ Palestine và Jordan, (nhưng nhiều hơn kế hoạch phân chia của Liên hiệp quốc 50%). Tuyến ngưng bắn về sau được biết đến với tên gọi "Tuyến xanh". Dải Gaza và vùng Bờ Tây do Ai Cập và Jordan chiếm giữ.
Israel mất chừng 1% dân số trong cuộc chiến: 6.373 người thiệt mạng, với 4.000 binh lính và số còn lại là thường dân. Không có số liệu chính xác về thiệt hại của phía Ả rập, nhưng ước tính khoảng từ 10 đến 15 ngàn người thiệt mạng.
Trong thời kỳ Nội chiến 1947-1948 tại lãnh thổ ủy trị và thời kỳ chiến tranh Ả Rập - Israel, có chừng 750.000 người Palestine bỏ chạy hoặc bị trục xuất. Năm 1951 Ủy ban Hòa giải của Liên Hợp Quốc ước tính số người tị nạn Palestine rời bỏ Israel vào khoảng 711.000 người[88]. Số này không bao gồm những người Palestine sống trong vùng lãnh thổ do Israel kiểm soát. Danh sách các làng mạc bị bỏ hoang sau cuộc chiến gồm hơn 400 làng Ả Rập bị bỏ hoang, và khoảng 10 làng và khu phố Do thái.
Nguyên nhân cuộc di tản của người Palestine là vấn đề gây tranh cãi trong giới sử gia, về việc các lãnh đạo Ả rập phải chịu bao nhiêu phần trách nhiệm, (vì họ kêu gọi dân chúng di tản, hứa hẹn sẽ đưa người Ả rập trở lại sau khi đã quét sạch người Do thái) và liệu cuộc di tản nằm trong kế hoạch của ban lãnh đạo Yishuv hay chỉ là "kết quả của chiến tranh"[89][90].
Vấn đề người tị nạn Palestine và cuộc tranh cãi quanh quyền hồi hương của họ là một chủ đề lớn trong cuộc xung đột Ả rập-Israel. Người Palestine hàng năm vẫn tổ chức biểu tình ngày 15 tháng 5, số lượng người tham gia thay đổi hàng năm, dù rằng thời gian gầy đây, sau thất bại của cuộc hòa đàm Trại David năm 2000, số người tham gia biểu tình phản đối Israel tăng lên.
Trong cuộc chiến, khoảng 10 ngàn người Do thái bị buộc phải rời bỏ nhà cửa của họ[91], nhưng trong vòng 3 năm sau cuộc chiến, khoảng 700.000 người định cư Do thái đến lập nghiệp tại Israel, chủ yếu dọc theo vùng biên giới và các vùng đất vốn thuộc người Ả Rập[92]. Khoảng 136.000 người trong số này nằm trong số 250.000 người Do thái phải tha hương sau Chiến tranh thế giới thứ hai[93]. Phần lớn số còn lại nằm trong số 758.000 cho đến 900.000 người Do thái sinh sống trong các quốc gia Ả rập phải rời bỏ nhà cửa do các cuộc tấn công của dân chúng nhằm vào người Do thái[94].
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ UN Doc. S/745, reprinted in 3 UN SCOR, Supp. for tháng 5 năm 1948, at 83-88
- ^ a b c d Oren 2003, p. 5.
- ^ Morris (2008), p. 260.
- ^ Gelber, pp. 55, 200, 239
- ^ Morris, Benny (2008), 1948: The First Arab-Israeli War, Yale University Press, p.205, New Haven, ISBN 978-0-300-12696-9.
- ^ Morris, 2008, p. 332.
- ^ Pollack, 2004; Sadeh, 1997
- ^ a b Geddes, 1991, pp. 79-81
- ^ Theo Tuyên cáo Balfour, chính phủ Anh nghiêng về việc tái lập quốc cho người Do thái
- ^ Karsh & Karsh, 1999, pp. 254-258
- ^ Gelber, 1997, pp. 6-15
- ^ Sicker, 1999, p. 164
- ^ Bickerton and Hill, 2003, p. 43. Cited from census figures quoted in Janowsky, 1975.
- ^ Gilbert, 1998, p. 80
- ^ Gilbert, 1998, p. 85. The Jewish Settlement Police were set up and equipped with trucks and armored cars by the British working with the Jewish Agency.
- ^ van Creveld, 2004, p. 45.
- ^ Black, 1992, p. 14.
- ^ Khalidi, 1987, p. 845 (cited in Khalidi, 2001).
- ^ Bowyer Bell, 1996, p. 33
- ^ a b c Katz, 1988, pp. 3–4.
- ^ Kaniuk, 2001, p. 19.
- ^ Brown and Louis, 1999, p. 193
- ^ Oring, 1981, p. 14.
- ^ Richelson, 1997, p. 238
- ^ Netanel Lorch, The Edge of the Sword: Israel's war of independence, Jerusalem: 1961, p. 21
- ^ Israel Foreign Ministry et al, 2000, p. 51. Approximately 26.000 Palestinian Jews served in the British Army. The three companies of Jewish volunteers in the Buffs became the Palestine Regiment. In tháng 9 năm 1944 the Jewish Brigade was formed. Its 5.000 volunteers saw service in Egypt, Northern Italy and North-West Europe. According to Moshe Shertok by 1943 of the 500.000 Jews in Palestine 30.000 had joined the British Army; a further 20.000 worked for the army as civilians and another 20.000 worked on army contracts in factories
- ^ Israeli and Penkower, 2002, pp. 112–113.
- ^ Beckman, 1999, pp. 42–43
- ^ "The Palestine Problem II—New Factors In The Racial Balance Of Power, Growth Of Jewish Underground Groups", From a Special Correspondent Lately in Palestine. The Times, Wednesday, 26 tháng 9 1945; pg. 5; Issue 50257; col F
- ^ Pappe, 2006, p. 35
- ^ El-Nawawy, 2002, p. 1-2
- ^ Morris, 'Righteous Victims …', 2001, p. 190
- ^ Gold, 2007, p. 134
- ^ Arab League Declaration on the Invasion of Palestine 15 tháng 5 năm 1948, Jewish Virtual Library
- ^ Special UN commission (16 tháng 4 năm 1948), § II.5
- ^ Yoav Gelber (2006), p.85
- ^ Yoav Gelber (2006), pp.51-56
- ^ Dominique Lapierre et Larry Collins (1971), chap.7, pp.131-153
- ^ Morris (2003), p.163
- ^ Dominique Lapierre et Larry Collins (1971), p.163
- ^ Morris (2003), p.67
- ^ Henry Laurens (2005), p.83
- ^ Dominique Lapierre et Larry Collins (1971), pp.369-381
- ^ Morris (2003), pp.242-243
- ^ Morris (2003), p.242
- ^ Henry Laurens (2005), pp.85-86
- ^ Morris (2003), pp.248-252
- ^ Morris (2003), pp.252-254
- ^ Morris, 2003, p. 32
- ^ D. Kurzman, 'Genesis 1948', 1970, p.282
- ^ Morris, 2003, p. 35
- ^ Gelber, p. 73; Morris, 2003, p. 16; Karsh, p. 25.
- ^ Karsh, p. 25.
- ^ a b W. Khalidi, 'Plan Dalet: Master Plan for the Conquest of Palestine', J. Palestine Studies 18(1), p. 4-33, 1988 (reprint of a 1961 article)
- ^ Morris, p.16.
- ^ Morris, 2003, p.16.
- ^ Karsh, p.25.
- ^ Morris, 'Birth... revisited', p.16.
- ^ is this also according to 'Karsh, p.25.'?
- ^ Collins and LaPierre, 1973 p.355
- ^ Karsh, 2002, p. 26.
- ^ Morris, 2003, p. 29.
- ^ Levenberg, 1993, p. 181.
- ^ Gelber, pp. 36-37.
- ^ Gelber, p. 13.
- ^ a b c Karsh, p. 27.
- ^ Gelber, p. 39.
- ^ D. Kurzman, 'Genesis 1948', 1972, p. 382.
- ^ I. Pappe, 'The ethnic cleansing of Palestine', 2006, p. 129.
- ^ D. Kurzman, 'Genesis 1948', 1972, p. 556.
- ^ Pollack, 2002, p. 150.
- ^ Pollack, 2002, pp. 149–155.
- ^ Pollack, 2002, 15–27.
- ^ Pollack, 2002, pp. 448–457.
- ^ “Yoav Gelber, 2006, "Sharon's Inheritance"” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2008.
- ^ Rogan & Shlaim, 2001, p. 8.
- ^ Gelber, p.55
- ^ Uthman Hasan Salih, DAWR AL-MAMLAKA AL-`ARABIYYA AL-SA`UDIYYA FI HARB FILASIN 1367H/1948 (The role of Ả Rập Xê Út in the Palestine war of 1948), Revue d'Histoire Maghrébine [Tunisia] 1986 13(43–44): 201-221. ISSN: 0330-8987.
- ^ 'The Origins and Evolution of the Palestine Problem: 1917–1988. Part II, 1947–1977 Lưu trữ 2011-05-26 tại Wayback Machine.
- ^ Bregman, 2002, p. 24 citing Ben Gurion's diary of the war
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2008.
- ^ Ramat David - Israel Airfields
- ^ Aloni, 2001, pp. 7–11.
- ^ Morris, 2001, pp. 217–18.
- ^ Alfred A. Knopf. A History of Israel from the Rise of Zionism to Our Time. New York. 1976. p. 330. ISBN 0-394-48564-5.
- ^ Map of the Attacks
- ^ http://www.balagan.org.uk/war/ai/weapons.htm Lưu trữ 2009-01-09 tại Wayback Machine Weapons of the Arab-Israeli Wars
- ^ General Progress Report and Supplementary Report of the United Nations Conciliation Commission for Palestine, Covering the Period from 11 tháng 12 năm 1949 to 23 tháng 10 năm 1950 Lưu trữ 2007-06-06 tại Wayback Machine, published by the United Nations Concilation Commission, 23 tháng 10 năm 1950. (U.N. General Assembly Official Records, 5th Session, Supplement No. 18, Document A/1367/Rev. 1)
- ^ See eg, Eugene Rogan and Avi Shlaim, The War for Palestine: Rewriting the History of 1948
- ^ The different analysis and theories concerning the events are described in the causes of the 1948 Palestinian exodus
- ^ “Jewish Refugees of the Israeli Palestinian Conflict”. Mideast Web. Truy cập 16 tháng 3 năm 2007.
- ^ Benny Morris, Righteous Victims, chap.VI
- ^ Displaced Persons truy cập 29 tháng 10 năm 2007 from the US Holocaust Museum.
- ^ Stearns, 2001, p. 966.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Aloni, Shlomo (2001). Arab-Israeli Air Wars 1947-82. Osprey Publishing. ISBN 1-84176-294-6
- Beckman, Morris (1999). The Jewish Brigade: An Army With Two Masters, 1944-45. Sarpedon Publishers. ISBN 188511956
- Ben-Ami, Shlomo (2006). Scars of War, Wounds of Peace: The Israeli-Arab Tragedy. Oxford University Press. ISBN 0-19-518158-1
- Benvenisti, Meron (2002). Sacred Landscape. University of California Press. ISBN 0-520-23422-7
- Bickerton, Ian and Hill, Maria (2003). Contested Spaces: The Arab-Israeli Conflict. McGraw-Hill. ISBN 0-07-471217-9
- Black, Ian (1992). Israel's Secret Wars: A History of Israel's Intelligence Services. Grove Press. ISBN 0-8021-3286-3
- Bowyer Bell, John (1996). Terror Out of Zion: The Fight For Israeli Independence. Transaction Publishers. ISBN 1-56000-870-9
- Bregman, Ahron (2002). Israel's Wars: A History Since 1947. Luân Đôn: Routledge. ISBN 0-415-28716-2
- Brown, Judith and Louis, Roger (1999). The Oxford History of the British Empire. Oxford: Oxford University Press. ISBN 0-19-820564-3
- Creveld, Martin van Creveld (2004). Moshe Dayan. Weidenfeld & Nicholson. ISBN 0-297-84669-8
- Collins, Larry and Lapierre, Dominique (1973) O Jerusalem!', Pan Books. ISBN 0-330-23514-1
- El-Nawawy, Mohammed (2002), The Israeli-Egyptian Peace Process in the Reporting of Western Journalists, Ablex/Greenwood, ISBN 1-56750-544-9
- Flapan, Simha (1987), 'The Birth of Israel: Myths and Realities', Pantheon Books, New York,
- Geddes, Charles L. (1991). A Documentary History of the Arab-Israeli Conflict. Praeger. ISBN 0-275-93858-1
- Gelber, Yoav (1997). Jewish-Transjordanian Relations 1921-48: Alliance of Bars Sinister. Luân Đôn: Routledge. ISBN 0-7146-4675-X
- Gelber, Yoav (2006). Palestine 1948. WAr, Escape and the Emergnece of the Palestinian Refugee Problem. Sussex Academic Press. ISBN 1-84519-075-0
- Gilbert, Martin (1976). The Arab-Israeli Conflict Weidenfeld & Nicholson. ISBN 0-297-77241-4
- Gilbert, Martin (1998). Israel: A History. Black Swan. ISBN 0-552-99545-2
- Gold, Dore Gold (2007), The Fight for Jerusalem: Radical Islam, the West, and the Future of the Holy City, Regnery Publishing, ISBN 1-59698-029-X
- Israel Foreign Ministry, Foreign Ministry of the Russian Federation, Israel State Archives, Russian Federal Archives, Cummings Center for Russian Studies Tel Aviv University, Oriental Institute (2000). Documents on Israeli Soviet Relations, 1941-53. Luân Đôn: Routledge. ISBN 0-7146-4843-4
- Israeli, Raphael and Penkower, Monty Noam (2002). Decision on Palestine Deferred: America, Britain and Wartime Diplomacy, 1939-1945. Luân Đôn: Routledge. ISBN 0-7146-5268-7
- Kaniuk, Yoram (2001). Commander of the Exodus. Grove Press. ISBN 0-8021-3808-X
- Karsh, Efraim (2002). The Arab-Israeli Conflict. The Palestine War 1948. Osprey Publishing. ISBN 1-84176-372-1
- Karsh, Inari & Karsh, Efraim (1999). Empires of the Sand: The Struggle for Mastery in the Middle East, 1789-1923. Harvard University Press. ISBN 0-674-00541-4
- Katz, Sam (1988). Israeli Units Since 1948. Osprey Publishing. ISBN 0-85045-837-4
- Khalidi, Rashid (2001). The Palestinians and 1948: the underlying causes of failure. In Eugene Rogan and Avi Shlaim (eds.). The War for Palestine (pp. 12–36). Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0-521-79476-5
- Khalidi, Walid (1987). From Haven to Conquest: Readings in Zionism and the Palestine Problem Until 1948. Institute for Palestine Studies. ISBN 0-88728-155-9
- Kurzman, Dan (1970), Genesis 1948 - the first Arab-Israeli war, New York American Library, New York, Library of Congress CCN: 77-96925
- Landis, Joshua. "Syria and the Palestine War: fighting King 'Abdullah's 'Greater Syria plan.'" Rogan and Shlaim. The War for Palestine. 178-205.
- Levenberg, Haim (1993). Military Preparations of the Arab Community in Palestine: 1945-1948. Luân Đôn: Routledge. ISBN 0-7146-3439-5
- Masalha, Nur (1992). Expulsion of the Palestinians: The Concept of "Transfer" in Zionist Political Thought, 1882-1948, Institute for Palestine Studies, ISBN 0-88728-235-0
- Morris, Benny (1988), The Birth of the Palestinian Refugee Problem, 1947 – 1949, Cambridge Middle East Library,
- Morris, Benny (1994), 1948 and after; Israel and the Palestinians,
- Morris, Benny (2001). Righteous Victims: A History of the Zionist-Arab Conflict, 1881-2001. Vintage. ISBN 0-679-74475-4
- Morris, Benny (2004), The Birth of the Palestinian Refugee Problem Revisited, Cambridge University Press, Cambridge UK, ISBN 0-521-81120-1
- Oring, Elliott (1981). Israeli Humor-The Content: The Content and Structure of the Chizbat of the Palmah. SUNY Press. ISBN 0-87395-512-9
- Pappe, Ilan (2006), The Ethnic Cleansing of Palestine, Oneworld Publications Limited, Oxford, England, ISBN 1-85168-467-0
- Pollack, Kenneth (2004). Arabs at War: Military Effectiveness, 1948-1991. University of Nebraska Press. ISBN 0-8032-8783-6
- Richelson, Jeffery T. (1997). A Century of Spies: Intelligence in the Twentieth Century. Oxford: Oxford University Press. ISBN 0-19-511390-X
- Rogan, Eugene L., ed., and Avi Shlaim, ed. The War for Palestine: Rewriting the History of 1948. Cambridge: Cambridge UP, 2001.
- Rogan, Eugene L. "Jordan and 1948: the persistence of an official history." Rogan and Shlaim. The War for Palestine. 104-124.
- Sadeh, Eligar (1997). Militarization and State Power in the Arab-Israeli Conflict: Case Study of Israel, 1948-1982. Universal Publishers. ISBN 0-9658564-6-1
- Sachar, Howard M. (1979). A History of Israel, New York: Knopf. ISBN 0-679-76563-8
- Sayigh, Yezid (2000). Armed Struggle and the Search for State: The Palestinian National Movement, 1949-1993. Oxford: Oxford University Press. ISBN 0-19-829643-6
- Sela, Avraham. "Abdallah Ibn Hussein." The Continuum Political Encyclopedia of the Middle East. Ed. Avraham Sela. New York: Continuum, 2002. pp. 13–14.
- Shapira, Anita (1992). Land and Power: Zionist Resort to Force, 1881-1948. Oxford University Press. ISBN 0-19-506104-7
- Shlaim, Avi (2001). Israel and the Arab Coalition. In Eugene Rogan and Avi Shlaim (eds.). The War for Palestine (pp. 79–103). Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0-521-79476-5
- Sheleg, Yair (2001). A Short History of Terror Lưu trữ 2005-12-04 tại Wayback Machine Haaretz.
- Sicker, Martin (1999). Reshaping Palestine: From Muhammad Ali to the British Mandate, 1831-1922. Praeger/Greenwood. ISBN 0-275-96639-9
- Stearns, Peter N. Citation from The Encyclopedia of World History Sixth Edition, Peter N. Stearns (general editor), © 2001 The Houghton Mifflin Company, at Bartleby.com.
- Tripp, Charles. "Iraq and the 1948 War: mirror of Iraq's disorder." Rogan and Shlaim. The War for Palestine. 125-150.
- Zertal, Idith (2005). Israel's Holocaust and the Politics of Nationhood. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0-521-85096-7
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Resources > Modern Period > 20th Cent. > History of Israel > State of Israel > The Wars > War of Independence Lưu trữ 2011-09-29 tại Wayback MachineThe Jewish History Resource Center, Project of the Dinur Center for Research in Jewish History, The Hebrew University of Jerusalem
- About the War of Independence
- United Nations: System on the Question of Palestine Lưu trữ 2002-08-15 tại Wayback Machine
- Israel War of Independence (First Arab-Israeli War)
- Timeline: Israel War of Independence (First Arab-Israeli War)
- History of Palestine, Israel and the Israeli-Palestinian Conflict
- Palestinian viewpoint concerning the context of the 1948 war Lưu trữ 2002-09-13 tại Library of Congress Web Archives
- The BBC on the UN Partition Plan
- The BBC on the Formation of Israel
- Israel and the Arab Coalition in 1948
Maps
- [1] Lưu trữ 2005-04-30 tại Wayback Machine
- Operation AYIN 22 tháng 12 1948 - 7 tháng 1 1949
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Chiến tranh Ả Rập – Israel 1948. |