Bước tới nội dung

Cổng thông tin:Âm nhạc Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chủ đề Âm nhạc Việt Nam

Âm nhạc Việt Nam là một phần của lịch sửvăn hóa Việt Nam. Âm nhạc Việt Nam phản ánh đúng những nét đặc trưng của con người, văn hóa, phong tục, địa lý,... của đất nước Việt Nam, trải dài qua suốt chiều dài lịch sử của dân tộc.

Âm nhạc Việt Nam bắt đầu từ những nền văn minh đầu tiên qua những phát hiện khảo cổ về những nhạc cụ và tranh vẽ trong hang đá. Trải qua những triều đại phong kiến, nền âm nhạc Việt Nam có được những nét phát triển rõ rệt và đặc trưng. Tới thời kỳ đô hộ của Trung Quốc ngoài ra của các nền văn hóa ngoại lai khác như Ấn Độ, Chăm Pa,... âm nhạc Việt Nam sớm có được những ảnh hưởng và quan điểm mới, dung hòa hoàn hảo những yếu tố ảnh hưởng từ nước ngoài với những nét nổi bật vốn có của âm nhạc truyền thống, từ đó tạo nên những loại hình âm nhạc cổ truyền của từng vùng miền như hát xẩm, hát chèo, ca trù, , cải lương, đờn ca tài tử, nhã nhạc cung đình Huế, quan họ,...

Âm nhạc phương Tây xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỷ 14. Giai đoạn Pháp thuộc vào cuối thế kỷ 19 đặc biệt góp phần giúp âm nhạc Việt Nam được tiếp xúc với những phong cách và quan điểm của văn hóa phương Tây, đồng thời tiếp tục phát triển với những nét đặc trưng riêng. Tân nhạc Việt Nam ra đời vào cuối thập niên 1930 với dòng nhạc tiền chiến rồi tiếp hơi cho những làn điệu mới trong thời gian đất nước chia đôi dưới hai chính thể: Việt Nam Cộng hòaViệt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhạc đỏ ra đời sau năm 1945 ở miền Bắc với sự xuất hiện của nhiều nhạc sĩ nổi tiếng, sau này trở thành cột trụ của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại, trong khi đó nhiều thể loại âm nhạc mới như nhạc vàng, nhạc trẻ, du ca nở rộ ở Miền Nam. (đọc thêm...)

Tẩy sạch vùng nhớ đệm máy chủ

Bài viết chọn lọc

Liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc (từ mùa giải 2001 còn được gọi tắt là giải Sao Mai) là một cuộc thi ca nhạc truyền hình được tổ chức hai năm một lần và phát trực tiếp trên sóng đài truyền hình Việt Nam. Đây là cuộc thi hát được coi là quy mô nhất và danh giá nhất của Đài Truyền hình Việt Nam. Giải Sao Mai được tổ chức thường niên vào các năm lẻ, bắt đầu từ năm 1997.

Ở giải Sao Mai, các thí sinh đăng ký tham gia theo 3 phong cách biểu diễn: thính phòng, dân gian và nhạc nhẹ. Thí sinh Sao Mai phải qua các vòng thi cấp tỉnh do đài truyền hình tỉnh thực hiện, Mỗi tỉnh sẽ được chọn tối đa 03 thí sinh về tham dự Chung kết khu vực. Riêng với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh số thí sinh sẽ do BTC quyết định. Từ chung kết khu vực (Bắc - Trung - Nam) sẽ do đài truyền hình Việt Nam thực hiện. Thông thường chung kết cấp khu vực có 18 thí sinh tham ở 3 thể loại dòng nhạc. Kết quả mỗi khu vực thường chọn ra 9 thí sinh của 3 dòng nhạc để đi tiếp vào chung kết toàn quốc. (đọc thêm...)

Album chọn lọc


Ngày không mưaalbum phòng thu thứ 6 của ca sĩ Hồng Nhung. Đây được coi là album bước ngoặt của Hồng Nhung, "một album đỉnh cao" đưa Hồng Nhung theo những thể loại âm nhạc hoàn toàn mới mẻ, trẻ trung và bước đầu khẳng định con đường trở thành diva của cô. Nhạc sĩ Quốc Trung là người biên tập và chịu trách nhiệm chính về chuyên môn cho album. Được phát hành vào cuối năm 2001 bởi Phú Nhuận và HN Records, album cũng có được sự cộng tác từ nhạc sĩ Dương Thụ và ban nhạc Phương Đông. Album bao gồm một số sáng tác nổi tiếng như ca khúc tiêu đề, "Tình yêu ở lại", "Họa mi hót trong mưa" hay "Sao chẳng về với em".

Với sự tham gia của Quốc Trung và ban nhạc Phương Đông, world music và âm nhạc điện tử pha trộn với pop trở thành phong cách chủ đạo cho Ngày không mưa. Với Hồng Nhung, đây là lần đầu tiên cô được cộng tác với Quốc Trung, người sau này cũng tham gia sản xuất rất nhiều sản phẩm của cô. Ngày không mưa ban đầu là một dự án âm nhạc được dành cho Thanh Lam, nhưng vì một số khúc mắc, Quốc Trung và Dương Thụ đành phải dời cho Hồng Nhung, và đó là một lựa chọn đúng đắn. Cũng từ album này, tên tuổi của Quốc Trung mới trở nên nổi tiếng hơn, thoát khỏi hình ảnh trong ban nhạc Phương Đông cũng như trong hình ảnh của ca sĩ Thanh Lam – người vợ vô cùng nổi tiếng của anh vào lúc đó. (đọc thêm...)

Bạn có biết?


Những gì bạn có thể làm

Things you can do

Tiểu sử chọn lọc

Phạm Thị Băng Thanh (sinh ngày 5 tháng 8 năm 1934 tại Hà Nội) còn được biết đến với nghệ danh Thái Thanh, là một nữ ca sĩ nổi tiếng, được xem như một trong những giọng ca tiêu biểu nhất của tân nhạc Việt Nam và được mệnh danh là "Tiếng hát vượt thời gian". Bà đi hát từ thuở thiếu niên trong ban hợp ca Thăng Long của gia đình tại các tụ điểm văn nghệ ở Hà Nội, và thành danh từ thập niên 1950. Bà thường được coi như là "Đệ Nhất danh ca" của dòng nhạc tiền chiến cũng như nhạc tình miền Nam giai đoạn 1954-1975, và tên tuổi của bà cũng đặc biệt gắn liền với các nhạc phẩm của nhạc sĩ Phạm Duy. Bà không theo học một lớp nhạc chuyên nghiệp nào, chỉ tự luyện giọng từ nhỏ theo các lối dân ca của đồng bằng Bắc Bộ và các sách nhạc tiếng Pháp, về sau đã tạo ra một trường phái riêng hòa trộn giữa tính chất opera Tây Phương với dân nhạc Việt Nam, ảnh hưởng tới nhiều nữ ca sĩ giọng cao của thế hệ sau như Mai Hương, Quỳnh Giao, Ánh Tuyết... Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975 bà ở lại Việt Nam cho đến năm 1985 thì chuyển sang định cư ở Hoa Kỳ. Tại đây bà tiếp tục trình diễn và thâu âm cho đến khi nói lời giải nghệ vào năm 2002. (đọc thêm...)

Bài hát chọn lọc


"Em của ngày hôm qua" là một ca khúc được sáng tác và trình bày bởi nghệ sĩ thu âm Sơn Tùng M-TP, được phát hành trực tuyến ngày 15 tháng 12 năm 2013. Mang thể loại dance-pop kết hợp R&B, lời nhạc của bài hát được lấy cảm hứng từ những bộ phim Hàn Quốc và mối tình đơn phương của anh năm lớp 11. Sau khi phát hành, ca khúc này đã trở thành một hiện tượng của âm nhạc Việt Nam. Video của bài hát trên YouTube trở thành video V-pop trên YouTube có nhiều lượt xem thứ hai với hơn 45,68 triệu lượt xem sau khi vượt qua "Liên Khúc Con Chim Non" của bé Xuân Mai. Bài hát này cũng được cover và hát nhái lại dưới nhiều hình thức. Ca khúc này sau đó bị tranh cãi là đạo nhạc do sáng tác dựa trên nền nhạc của "Every Night" do nhóm nhạc EXID trình bày trước đó. Tuy không thu lại Bài hát yêu thích của Sơn Tùng, nhưng ca khúc này đã bị loại bỏ ra khỏi các bảng xếp hạng.

Bài hát được Sơn Tùng M-TP lấy cảm hứng từ phim Hàn Quốc và một mối tình đơn phương của mình năm lớp 12 với một cô bé lớp 11. Bài hát được hát bằng giọng giả thanh và kèm thêm một đoạn rap giữa bài, xoay quanh câu chuyện chia tay giữa anh và một cô gái mà anh cho rằng đã đổi thay cũng như khuyên cô "đừng vội vàng, em hãy là em của ngày hôm qua". (đọc thêm)

Cây thể loại

Để hiển thị các tiểu thể loại, bấm vào nút [►]
Để ẩn các tiểu thể loại, bấm vào nút [▼]

Các chủ đề âm nhạc Việt Nam

Dự án Âm nhạc Việt Nam

  • Dự án Âm nhạc Việt Nam được thành lập vào ngày 2 tháng 8 năm 2014, là nơi các thành viên Wikipedia cùng hợp tác để phát triển mảng bài viết về Âm nhạc Việt Nam, một mảng vẫn còn chưa được phát triển rộng rãi trên Wikipedia.
  • Nếu bạn quan tâm, hãy gia nhập với chúng tôi. Nếu bạn có thắc mắc về khó khăn khi viết bài hoặc ý kiến đóng góp, mời vào trang thảo luận của dự án.
Đọc thêm về trang dự án...

Chủ đề liên quan

Liên kết WikiMedia

Chủ đề là gì?  • Danh sách các chủ đề  • Các chủ đề chọn lọc
Tẩy sạch vùng nhớ đệm máy chủ