Bước tới nội dung

Jo-Wilfried Tsonga

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Jo-Wilfried Tsonga
Tsonga in a red shirt looking into the camera.
Tsonga tại giải Pháp mở rộng 2021
Quốc tịch Pháp
Nơi cư trúGingins, Switzerland
Sinh17 tháng 4, 1985 (40 tuổi)
Le Mans, France
Chiều cao1,88 m (6 ft 2 in)
Lên chuyên nghiệp2004
Giải nghệ24 tháng 5, 2022
Tay thuậnTay phải (trái 2 tay)
Huấn luyện viênEric Winogradsky (2004–2011)
Roger Rasheed (2012–2013)
Nicolas Escudé (2013–2015)
Thierry Ascione (2013–2022)
Sergi Bruguera (2019–2022)
Tiền thưởngUS$22,451,116[1]
Đánh đơn
Thắng/Thua467–238 (66.24%)[a]
Số danh hiệu18
Thứ hạng cao nhấtNo. 5 (27 tháng 2, 2012)
Thành tích đánh đơn Gland Slam
Úc Mở rộngF (2008)
Pháp mở rộngSF (2013, 2015)
WimbledonSF (2011, 2012)
Mỹ Mở rộngQF (2011, 2015, 2016)
Các giải khác
ATP Tour FinalsF (2011)
Thế vận hộiQF (2012)
Đánh đôi
Thắng/Thua83–67 (55.33% ở các trận đấu vòng đấu chính Grand Slam, ATP TourDavis Cup)
Số danh hiệu4
Thứ hạng cao nhấtNo. 33 (26 tháng 10, 2009)
Thành tích đánh đôi Gland Slam
Úc Mở rộng2R (2008)
Pháp Mở rộng2R (2021)
WimbledonQ1 (2007)
Giải đồng đội
Davis CupW (2017)
Hopman CupW (2014)
Thành tích huy chương
Summer Olympics
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 2012 London Đôi nam

Jo-Wilfried Tsonga (sinh 17 tháng 4 năm 1985) là một cựu vận động viên quần vợt chuyên nghiệp người Pháp. Tsonga sinh tại Le Mans. Anh có mẹ là người Pháp và cha là người Congo. Cha của Tsonga đến Pháp trong thập niên 1970 để thi đấu bóng ném.[2]. Anh là thành viên của Câu lạc bộ quần vợt Paris (TCP), một câu lạc bộ có tiếng ở Paris.

Tsonga bắt đầu nổi tiếng từ Giải quần vợt Úc Mở rộng 2008. Trong giải đấu này, dù không phải là hạt giống nhưng anh đã lọt vào đến trận chung kết. Để vào đến chung kết anh đã đánh bại 4 hạt giống, trong đó có trận thắng 3 séc trắng trước tay vợt số 2 thế giới lúc đó là Rafael Nadal ở bán kết. Tsonga chỉ chịu thua tay vợt số 3 Novak Djokovic ở chung kết sau 4 séc. Séc đầu tiên trận chung kết anh đã thắng. Đó cũng là séc đấu duy nhất Djokovic chịu thua ở giải này.

Tsonga giành danh hiệu ATP Masters Series đầu tiên tại Paris Masters 2008. Nhờ chiến thắng ở giải này mà Tsonga lần đầu tiên giành quyền tham dự một giải Masters Cup (năm 2008 tại Thượng Hải, Trung Quốc).

Năm 2011 đánh dấu sự trở lại của Tsonga sau chấn thương.Nổi bật là trận thắng lịch sử của anh trước Roger Federer ở tứ kết Wimbledon khi Tsonga đã bị dẫn trước 2 séc.Vào bán kết gặp Djokovic đang ở phong độ cao Tsonga đã thất bại sau 4 séc đấu.Sau đó ở giải master Motreal Tsonga tiếp tục đánh bại Federer ở tứ kết nhưng lại tiếp tục thua Novak Djokovic ở bán kết.Sau đó ở US Open Tsonga đã thi đấu ổn định và lần đầu tiên góp mặt ở tứ kết nhưng rồi anh phải dừng bước trước Federer sau 3 séc trắng.

Vào cuối mùa giải ở 2 giải Indoor Moselle và Viena Tsonga đã xuất sắc giành chiến thắng ở 2 giải này và kết thúc cơn khát danh hiệu kéo dài gần 2 năm kể từ chức vô địch tại Tokyo mở rộng năm 2009. Với phong độ cao và ổn định Tsonga lần thứ hai được góp mặt tại ATP World Tour Finals tổ chức tại London.

Tsonga vào được vòng tứ kết tại giải Australian Open 2013 nhưng bị thua Roger Federer ở séc 5. Tại giải Pháp Mở rộng 2013, Tsonga hạ dễ Roger Federer sau 3 séc thắng liên tiếp, và như vậy trở thành vận động viên Pháp đầu tiên vào được vòng bán kết Roland Garros kể từ Gael Monfils năm 2008, và cũng là vận động viên tennis thứ hai sau Rafael Nadal mà đã thắng Federer tại cả hai giải Wimbledon và Roland Garros.

Tsonga bắt đầu mùa giải 2014 của mình bằng việc giành chiến thắng tại Cúp Hopman cùng với đồng hương Alizé Cornet..[3]

Tsonga đã thể hiện phong độ xuất sắc tại giải Rogers Cup 2014 tại Toronto, giành danh hiệu Masters thứ hai bằng cách đánh bại Roger Federer trong hai set. Tsonga đã giành ngôi vô địch với bốn chiến thắng trước các tay vợt trong top 10 thế giới, đây là lần đầu tiên anh vô địch tại một sự kiện Masters 1000 trong mười hai năm. Đáng chú ý, Tsonga đã đánh bại ba trong số bốn tay vợt thuộc nhóm Big Four trong cùng một giải đấu khi anh giành chiến thắng trước Novak Djokovic ở vòng ba, thắng Andy Murray ở tứ kết và Federer ở chung kết. Chiến thắng ở bán kết của anh là trước tay vợt vào bán kết Wimbledon Grigor Dimitrov. Anh đã bị Andy Murray đánh bại ở vòng bốn của US Open 2014 trong ba séc. Sau đó, Tsonga đã đóng vai trò quan trọng trong việc đưa đội tuyển Davis Cup Pháp vào chung kết Davis Cup 2014 bằng cách giành chiến thắng cả ở các trận đơn và đôi. Tại Moselle Open ở Metz, anh đã thắng trong hai séc trước Gilles Müller nhưng bị đánh bại bởi David Goffin ở tứ kết.

Vào tháng 11 năm 2017, Tsonga cùng với Lucas Pouille, Pierre-Hugues HerbertRichard Gasquet đã giúp Pháp giành chức vô địch Davis Cup lần thứ 10 và là lần đầu tiên sau 16 năm. Tsonga đã thắng trận đơn đầu tiên trước Steve Darcis nhưng thua trận đơn thứ hai trước David Goffin trong trận chung kết Davis Cup 2017 gặp đội tuyển Bỉ; Pháp đã giành chiến thắng với tỷ số 3–2.

2022: Về hưu

[sửa | sửa mã nguồn]
Tsonga tại Giải quần vợt Pháp Mở rộng 2022, giải đấu chuyên nghiệp cuối cùng của anh

Vào ngày 6 tháng 4 năm 2022, Tsonga đã thông báo rằng anh sẽ giải nghệ tại Giải quần vợt Pháp Mở rộng 2022.[4] Anh đã thi đấu trận cuối cùng vào ngày 24 tháng 5 gặp Casper Ruud ở vòng đầu tiên, trong đó anh thua sau bốn séc.[5][6][7][8]

Cuộc sống cá nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Tsonga bắt đầu hẹn hò với Noura El Shwekh vào cuối năm 2014.[9] Đứa con đầu lòng của họ, một bé trai, được sinh ra vào ngày 17 tháng 3 năm 2017.[10] Tsonga và El Shwekh đã kết hôn vào ngày 21 tháng 7 năm 2018.[11] [12]

Các trận chung kết quan trọng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chung kết Grand Slam

[sửa | sửa mã nguồn]

Đơn: 1 (1 á quân)

[sửa | sửa mã nguồn]
Kết quả Năm Giải đấu Mặt sân Đối thủ Tỷ số
Á quân 2008 Australian Open Cứng Serbia Novak Djokovic 6–4, 4–6, 3–6, 6–7(2–7)

Chung kết ATP Finals

[sửa | sửa mã nguồn]

Đơn: 1 (1 á quân)

[sửa | sửa mã nguồn]
kết quả Năm Giải đấu Mặt sân Đối thủ Tỷ số
Á quân 2011 ATP Finals London Cứng (i) Thụy Sĩ Roger Federer 3–6, 7–6(8–6), 3–6

Chung kết Masters 1000

[sửa | sửa mã nguồn]

Đơn: 4 (2 danh hiệu, 2 á quân)

[sửa | sửa mã nguồn]
Kết quả Năm Giải đấu Mặt sân Đối thủ Tỷ số
Vô địch 2008 Paris Masters Cứng (i) Argentina David Nalbandian 6–3, 4–6, 6–4
Á quân 2011 Paris Masters Cứng (i) Thụy Sĩ Roger Federer 1–6, 6–7(3–7)
Vô địch 2014 Canadian Open Cứng Thụy Sĩ Roger Federer 7–5, 7–6(7–3)
Á quân 2015 Shanghai Masters Cứng Serbia Novak Djokovic 2–6, 4–6

Đôi: 1 (1 danh hiệu)

[sửa | sửa mã nguồn]
Kết quả Năm Giải đấu Mặt sân Đồng đội Đối thủ Tỷ số
Vô địch 2009 Shanghai Masters Cứng Pháp Julien Benneteau Ba Lan Mariusz Fyrstenberg
Ba Lan Marcin Matkowski
6–2, 6–4

Trận tranh huy chương Olympic

[sửa | sửa mã nguồn]

Đôi nam: 1 (1 huy chương bạc)

[sửa | sửa mã nguồn]
Kết quả Năm Giải đấu Mặt sân Đồng đội Đối thủ Tỷ số
Bạc 2012 Summer Olympics London Cỏ Pháp Michaël Llodra Hoa Kỳ Bob Bryan
Hoa Kỳ Mike Bryan
4–6, 6–7(2–7)

Chung kết ATP

[sửa | sửa mã nguồn]

Đơn: 30 (18 danh hiệu, 12 á quân)

[sửa | sửa mã nguồn]
Giải đấu
Grand Slam tournaments (0–1)
ATP World Tour Finals (0–1)
ATP World Tour Masters 1000 (2–2)
ATP World Tour 500 Series (2–4)
ATP World Tour 250 Series (14–4)
Mặt sân
Cứng (17–11)
Đất nện (1–0)
Cỏ (0–1)
Thảm (0–0)
Kiểu sân
Ngoài trời (5–4)
Trong nhà (13–8)
Kết quả Thắng-Thua Ngày Giải đấu Cấp độ Mặt sân Đối thủ Tỷ số
Á quân 0–1 Tháng 1 năm 2008 Australian Open, Australia Grand Slam Cứng Serbia Novak Djokovic 6–4, 4–6, 3–6, 6–7(2–7)
Vô địch 1–1 Tháng 9 năm 2008 Thailand Open, Thái Lan International Cứng (i) Serbia Novak Djokovic 7–6(7–4), 6–4
Vô địch 2–1 Tháng 11 năm 2008 Paris Masters, Pháp Masters 1000 Cứng (i) Argentina David Nalbandian 6–3, 4–6, 6–4
Vô địch 3–1 Tháng 2 năm 2009 South African Open, Nam Phi 250 Series Cứng Pháp Jérémy Chardy 6–4, 7–6(7–5)
Vô địch 4–1 Tháng 2 năm 2009 Open 13, Pháp 250 Series Cứng (i) Pháp Michaël Llodra 7–5, 7–6(7–3)
Vô địch 5–1 Tháng 10 năm 2009 Japan Open, Nhật Bản 500 Series Cứng Nga Mikhail Youzhny 6–3, 6–3
Á quân 5–2 Tháng 2 năm 2011 Rotterdam Open, Hà Lan 500 Series Cứng (i) Thụy Điển Robin Söderling 3–6, 6–3, 3–6
Á quân 5–3 Tháng 6 năm 2011 Queen's Club Championships, Vương quốc Anh 250 Series Cỏ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Andy Murray 6–3, 6–7(2–7), 4–6
Vô địch 6–3 Tháng 9 năm 2011 Moselle Open, Pháp 250 Series Cứng (i) Croatia Ivan Ljubičić 6–3, 6–7(4–7), 6–3
Vô địch 7–3 Tháng 10 năm 2011 Vienna Open, Áo 250 Series Cứng (i) Argentina Juan Martín del Potro 6–7(5–7), 6–3, 6–4
Á quân 7–4 Tháng 11 năm 2011 Paris Masters, Pháp Masters 1000 Cứng (i) Thụy Sĩ Roger Federer 1–6, 6–7(3–7)
Á quân 7–5 Tháng 11 năm 2011 ATP Finals London, Vương quốc Anh ATP Finals Cứng (i) Thụy Sĩ Roger Federer 3–6, 7–6(8–6), 3–6
Vô địch 8–5 Tháng 1 năm 2012 Qatar Open, Qatar 250 Series Cứng Pháp Gaël Monfils 7–5, 6–3
Vô địch 9–5 Tháng 9 năm 2012 Moselle Open, Pháp (2) 250 Series Cứng (i) Ý Andreas Seppi 6–1, 6–2
Á quân 9–6 Tháng 10 năm 2012 China Open, Trung Quốc 500 Series Cứng Serbia Novak Djokovic 6–7(5–7), 2–6
Á quân 9–7 Tháng 10 năm 2012 Stockholm Open, Thụy Điển 250 Series Cứng (i) Cộng hòa Séc Tomáš Berdych 6–4, 4–6, 4–6
Vô địch 10–7 Tháng 2 năm 2013 Open 13, Pháp (2) 250 Series Cứng (i) Cộng hòa Séc Tomáš Berdych 3–6, 7–6(8–6), 6–4
Á quân 10–8 Tháng 9 năm 2013 Moselle Open, Pháp 250 Series Cứng (i) Pháp Gilles Simon 4–6, 3–6
Á quân 10–9 Tháng 2 năm 2014 Open 13, Pháp 250 Series Cứng (i) Latvia Ernests Gulbis 6–7(5–7), 4–6
Vô địch 11–9 Tháng 8 năm 2014 Canadian Open, Canada Masters 1000 Cứng Thụy Sĩ Roger Federer 7–5, 7–6(7–3)
Vô địch 12–9 Tháng 9 năm 2015 Moselle Open, France (3) 250 Series Cứng (i) Pháp Gilles Simon 7–6(7–5), 1–6, 6–2
Á quân 12–10 Tháng 10 năm 2015 Shanghai Masters, Trung Quốc Masters 1000 Cứng Serbia Novak Djokovic 2–6, 4–6
Á quân 12–11 Tháng 10 năm 2016 Vienna Open, Áo 500 Series Cứng (i) Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Andy Murray 3–6, 6–7(6–8)
Vô địch 13–11 Tháng 2 năm 2017 Rotterdam Open, Hà Lan 500 Series Cứng (i) Bỉ David Goffin 4–6, 6–4, 6–1
Vô địch 14–11 Tháng 2 năm 2017 Open 13, Pháp (3) 250 Series Cứng (i) Pháp Lucas Pouille 6–4, 6–4
Vô địch 15–11 Tháng 5 năm 2017 Lyon Open, Pháp 250 Series Đất nện Cộng hòa Séc Tomáš Berdych 7–6(7–2), 7–5
Vô địch 16–11 Tháng 10 năm 2017 European Open, Bỉ 250 Series Cứng (i) Argentina Diego Schwartzman 6–3, 7–5
Á quân 16–12 Tháng 10 năm 2017 Vienna Open, Áo (2) 500 Series Cứng (i) Pháp Lucas Pouille 1–6, 4–6
Vô địch 17–12 Tháng 2 năm 2019 Open Sud de France, Pháp 250 Series Cứng (i) Pháp Pierre-Hugues Herbert 6–4, 6–2
Vô địch 18–12 Tháng 9 năm 2019 Moselle Open, Pháp (4) 250 Series Cứng (i) Slovenia Aljaž Bedene 6–7(4–7), 7–6(7–4), 6–3

Đôi: 8 (4 danh hiệu, 4 á quân)

[sửa | sửa mã nguồn]
Giải đấu
Grand Slam tournaments (0–0)
ATP World Tour Finals (0–0)
ATP World Tour Masters 1000 (1–0)
Olympic Games (0–1)
ATP World Tour 500 Series (0–0)
ATP World Tour 250 Series (3–3)
Mặt sân
Cứng (3–3)
Đất nện (0–0)
Cỏ (0–1)
Thảm (1–0)
Kiểu sân
Ngoài trời (3–1)
Trong nhà (1–3)
Két quả Thắng-Thua Ngày Giải đấu Cấp độ Mặt sân Đông đội Đối thủ Tỷ số
Vô địch 1–0 Tháng 10 năm 2007 Lyon Open,
Pháp
International Thảm (i) Pháp Sébastien Grosjean Ba Lan Łukasz Kubot
Croatia Lovro Zovko
6–4, 6–3
Vô địch 2–0 Tháng 1 năm 2008 Sydney International,
Australia
International Cứng Pháp Richard Gasquet Hoa Kỳ Bob Bryan
Hoa Kỳ Mike Bryan
4–6, 6–4, [11–9]
Vô địch 3–0 Tháng 1 năm 2009 Brisbane International,
Australia
250 Series Cứng Pháp Marc Gicquel Tây Ban Nha Fernando Verdasco
Đức Mischa Zverev
6–4, 6–3
Vô địch 4–0 Tháng 10 năm 2009 Shanghai Masters,
Trung Quốc
Masters 1000 Cứng Pháp Julien Benneteau Ba Lan Mariusz Fyrstenberg
Ba Lan Marcin Matkowski
6–2, 6–4
Á quân 4–1 Tháng 2 năm 2011 Open 13,
Pháp
250 Series Cứng (i) Pháp Julien Benneteau Hà Lan Robin Haase
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Ken Skupski
3–6, 7–6(7–4), [11–13]
Á quân 4–2 Tháng 2 năm 2012 Open 13,
Pháp (2)
250 Series Cứng (i) Đức Dustin Brown Pháp Nicolas Mahut
Pháp Édouard Roger-Vasselin
6–3, 3–6, [6–10]
Á quân 4–3 Tháng 8 năm 2012 Summer Olympics London,
Vương quốc Anh
Olympics Cỏ Pháp Michaël Llodra Hoa Kỳ Bob Bryan
Hoa Kỳ Mike Bryan
4–6, 6–7(2–7)
Á quân 4–4 Tháng 9 năm 2013 Moselle Open,
Pháp
250 Series Cứng (i) Pháp Nicolas Mahut Thụy Điển Johan Brunström
Cộng hòa Nam Phi Raven Klaasen
4–6, 6–7(5–7)

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "ATP Prize Money Leaders" (PDF).
  2. ^ globesports.com: Tsonga continues to soar (Tsonga tiếp tục tiến bộ)
  3. ^ "France win Hopman Cup". Sporting Life. ngày 5 tháng 1 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2014.
  4. ^ "Tsonga Announces He Will Retire at Roland Garros". ATP Tour. ngày 6 tháng 4 năm 2022.
  5. ^ Eichenholz, Andrew (ngày 24 tháng 5 năm 2022). "Merci, Jo: The Joie De Vivre of Jo-Wilfried Tsonga". Association of Tennis Professionals. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2022.
  6. ^ @rolandgarros (ngày 24 tháng 5 năm 2022). "The curtain comes down 😢" (Tweet). Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2022 – qua Twitter.
  7. ^ @rolandgarros (ngày 24 tháng 5 năm 2022). "Never forget 🧡" (Tweet). Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2022 – qua Twitter.
  8. ^ @rolandgarros (ngày 24 tháng 5 năm 2022). "💙🤍❤️" (Tweet). Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2022 – qua Twitter.
  9. ^ Jo-Wilfried Tsgona girlfriend: Noura El Shwekh Retrieved 2016-11-03
  10. ^ "Jo-Wilfried Tsonga papa : Sa belle Noura a accouché de leur premier enfant". Pure People. ngày 23 tháng 3 năm 2017.
  11. ^ "Jo-Wilfried Tsonga s'est marié". Le Parisien. ngày 24 tháng 7 năm 2018.
  12. ^ "Jo-Wilfried Tsonga and Longtime Fiancé Noura El Shwekh are Married". tennisnow.com.


Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “lower-alpha”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="lower-alpha"/> tương ứng