Bước tới nội dung

ATP Finals

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
ATP Finals
Thông tin giải đấu
Thành lập1970; 54 năm trước (1970)
Vị tríTurin, Italy (2021–25)
Địa điểmPalasport Olimpico
Thể loạiATP Finals
Bề mặtSân cứng
Bốc thăm8 tay vợt đơn
8 đội đôi
Tiền thưởng15,000,000 đô la Mỹ (2023)
Trang webnittoatpfinals.com
Đương kim vô địch (2023)
ĐơnSerbia Novak Djokovic
ĐôiHoa Kỳ Rajeev Ram
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Joe Salisbury

Nitto ATP Finals, tên chính thức là ATP Finals, là giải đấu quần vợt nam cuối cùng trong năm, quy tụ 8 tay vợt nam đứng đầu bảng xếp hạng thế giới.

Không như các giải đấu quần vợt khác, ATP Finals không tiến hành theo thể thức loại trực tiếp suốt cả giải. 8 tay vợt được chia thành 2 bảng, mỗi bảng gồm 4 tay vợt, thi đấu theo thể thức vòng tròn một lượt ở từng nhóm. 2 tay vợt xếp đầu mỗi bvào bán kết, 2 người thắng ở bán kết gặp nhau ở chung kết để xác định nhà vô địch.

Lịch sử của giải

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải đấu thực sự được coi là cuộc cách mạng thứ ba của các giải đấu quần vợt được bắt đầu từ năm 1970. Ban đầu giải có tên The Masters, được Liên đoàn quần vợt Quốc tế (ITF) tổ chức. The Masters là giải đấu cuối năm giữa các tay vợt hàng đầu của các giải đấu nam, nhưng thành tích của giải không được tính vào thành tích chung trong cả năm. Năm 1990, Hiệp hội quần vợt nhà nghề (ATP) tham gia vào việc điều hành các giải đấu nam và thay The Masters bằng ATP Tour World Championship (Giải vô địch thế giới ATP). Lần này thành tích của giải được tính vào thành tích chung của tay vợt tham dự. Nhà vô địch kiếm được số điểm bằng với việc thắng một trong bốn giải Grand Slam. ITF vẫn còn điều hành các giải Grand Slam đã tạo ra một giải đấu cạnh tranh có tên Grand Slam Cup, quy tụ 16 tay vợt có thành tích tốt nhất ở các giải Grand Slam trong năm. Tháng 12 năm 1999, ATP và ITF thỏa thuận với nhau không tiếp tục tạo ra hai giải đấu riêng biệt nữa và thành lập ra một giải do cả hai tổ chức cùng điều hành, lấy tên Tennis Masters Cup. Cũng như The Masters và ATP Tour World Championships, Masters Cup gồm 8 tay vợt hàng đầu tham dự, theo bảng xếp hạng ATP Race. Tuy nhiên, theo luật của giải đấu, tay vợt xếp thứ 8 trong bảng xếp hạng ATP Race không đảm bảo một suất tham dự. Nếu có tay vợt giành được một trong 4 giải Grand Slam trong năm có thứ hạng thấp hơn 8 nhưng vẫn trong 20 thứ hạng đầu sẽ giành được quyền tham dự, thay vì tay vợt hạng 8. Nếu có hai tay vợt ngoài hạng 8 cùng vô địch các giải Grand Slam trong năm, tay vợt có thứ hạng cao hơn trong bảng xếp hạng sẽ giành quyền tham dự.

Từ năm 2009, Masters Cup lại được đổi tên là ATP World Tour Finals (Giải đấu chung kết ATP) và được tổ chức tại The O2 ArenaLondon từ 2009 đến 2020[1].

Trong nhiều năm, các tay vợt tham gia đấu đôi ở một giải đấu khác tổ chức sau giải đơn 1 tuần. Gần đây cả hai nội dung được tổ chức chung. Cũng như giải đơn, 8 cặp đôi hàng đầu tham dự và cũng chia thành 2 nhóm đấu vòng tròn một lượt, bán kết và chung kết.

Djokovic đang là người dẫn đầu với 7 lần vô địch giải này[2], xếp tiếp theo là ngôi sao Roger Federer đã giải nghệ với 6 lần lên ngôi vô địch và các cựu số 1 thế giới Pete Sampras, Ivan Lendl mỗi người 5 lần vô địch.

Djokovic là người lập và đang giữ kỷ lục là tay vợt vô địch 4 năm liên tiếp từ năm 2012–2015.

Vô địch đơn

[sửa | sửa mã nguồn]
The Masters
Năm Địa điểm Vô địch Tỉ số Á quân
1970 Nhật Bản Tokyo Hoa Kỳ Stan Smith Round robin Úc Rod Laver
1971 Pháp Paris România Ilie Năstase Round robin Hoa Kỳ Stan Smith
1972 Tây Ban Nha Barcelona România Ilie Năstase (2) 6–3, 6–2, 3–6, 2–6, 6–3 Hoa Kỳ Stan Smith
1973 Hoa Kỳ Boston România Ilie Năstase (3) 6–3, 7–5, 4–6, 6–3 Hà Lan Tom Okker
1974 Úc Melbourne Argentina Guillermo Vilas 7–6(8–6), 6–2, 3–6, 3–6, 6–4 România Ilie Năstase
1975 Thụy Điển Stockholm România Ilie Năstase (4) 6–2, 6–2, 6–1 Thụy Điển Björn Borg
1976 Hoa Kỳ Houston Tây Ban Nha Manuel Orantes 5–7, 6–2, 0–6, 7–6(7–1), 6–1 Ba Lan Wojtek Fibak
1977 Hoa Kỳ New York Hoa Kỳ Jimmy Connors 6–4, 1–6, 6–4 Thụy Điển Björn Borg
1978 Hoa Kỳ John McEnroe 6–7(5–7), 6–3, 7–5 Hoa Kỳ Arthur Ashe
1979 Thụy Điển Björn Borg 6–2, 6–2 Hoa Kỳ Vitas Gerulaitis
1980 Thụy Điển Björn Borg 6–4, 6–2, 6–2 Tiệp Khắc Ivan Lendl
1981 Tiệp Khắc Ivan Lendl 6–7(5–7), 2–6, 7–6(8–6), 6–2, 6–4 Hoa Kỳ Vitas Gerulaitis
1982 Tiệp Khắc Ivan Lendl (2) 6–4, 6–4, 6–2 Hoa Kỳ John McEnroe
1983 Hoa Kỳ John McEnroe (2) 6–3, 6–4, 6–4 Tiệp Khắc Ivan Lendl
1984 Hoa Kỳ John McEnroe (3) 7–5, 6–0, 6–4 Tiệp Khắc Ivan Lendl
1985 Tiệp Khắc Ivan Lendl (3) 6–2, 7–6(7–4), 6–3 Đức Boris Becker
1986 Tiệp Khắc Ivan Lendl (4) 6–4, 6–4, 6–4 Đức Boris Becker
1987 Tiệp Khắc Ivan Lendl (5) 6–2, 6–2, 6–3 Thụy Điển Mats Wilander
1988 Đức Boris Becker 5–7, 7–6(7–5), 3–6, 6–2, 7–6(7–5) Tiệp Khắc Ivan Lendl
1989 Thụy Điển Stefan Edberg 4–6, 7–6(8–6), 6–3, 6–1 Đức Boris Becker
ATP Tour World Championships
Năm Địa điểm Vô địch Tỉ số Á quân
1990 Đức Frankfurt Hoa Kỳ Andre Agassi 5–7, 7–6(7–5), 7–5, 6–2 Thụy Điển Stefan Edberg
1991 Hoa Kỳ Pete Sampras 3–6, 7–6(7–5), 6–3, 6–4 Hoa Kỳ Jim Courier
1992 Đức Boris Becker (2) 6–4, 6–3, 7–5 Hoa Kỳ Jim Courier
1993 Đức Michael Stich 7–6(7–3), 2–6, 7–6(9–7), 6–2 Hoa Kỳ Pete Sampras
1994 Hoa Kỳ Pete Sampras (2) 4–6, 6–3, 7–5, 6–4 Đức Boris Becker
1995 Đức Boris Becker (3) 7–6(7–3), 6–0, 7–6(7–5) Hoa Kỳ Michael Chang
1996 Đức Hannover Hoa Kỳ Pete Sampras (2) 3–6, 7–6(7–5), 7–6(7–4), 6–7(11–13), 6–4 Đức Boris Becker
1997 Hoa Kỳ Pete Sampras (3) 6–3, 6–2, 6–2 Nga Yevgeny Kafelnikov
1998 Tây Ban Nha Àlex Corretja 3–6, 3–6, 7–5, 6–3, 7–5 Tây Ban Nha Carlos Moyà
1999 Hoa Kỳ Pete Sampras (4) 6–1, 7–5, 6–4 Hoa Kỳ Andre Agassi
Tennis Masters Cup
Năm Địa điểm Vô địch Tỉ số Á quân
2000 Bồ Đào Nha Lisbon Brasil Gustavo Kuerten 6–4, 6–4, 6–4 Hoa Kỳ Andre Agassi
2001 Úc Sydney Úc Lleyton Hewitt 6–3, 6–3, 6–4 Pháp Sébastien Grosjean
2002 Trung Quốc Thượng Hải Úc Lleyton Hewitt (2) 7–5, 7–5, 2–6, 2–6, 6–4 Tây Ban Nha Juan Carlos Ferrero
2003 Hoa Kỳ Houston Thụy Sĩ Roger Federer 6–3, 6–0, 6–4 Hoa Kỳ Andre Agassi
2004 Thụy Sĩ Roger Federer (2) 6–3, 6–2 Úc Lleyton Hewitt
2005 Trung Quốc Thượng Hải Argentina David Nalbandian 6–7(4–7), 6–7(11–13), 6–2, 6–1, 7–6(7–3) Thụy Sĩ Roger Federer
2006 Thụy Sĩ Roger Federer (3) 6–0, 6–3, 6–4 Hoa Kỳ James Blake
2007 Thụy Sĩ Roger Federer (4) 6–2, 6–3, 6–2 Tây Ban Nha David Ferrer
2008 Serbia Novak Djokovic 6–1, 7–5 Nga Nikolay Davydenko
ATP World Tour Finals
Năm Địa điểm Vô địch Tỉ số Á quân
2009 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland London Nga Nikolay Davydenko 6–3, 6–4 Argentina Juan Martin del Potro
2010 Thụy Sĩ Roger Federer (5) 6–3, 3–6, 6–1 Tây Ban Nha Rafael Nadal
2011 Thụy Sĩ Roger Federer (6) 6–3, 6–7(8–6), 6–3 Pháp Jo–Wilfried Tsonga
2012 Serbia Novak Djokovic (2) 7–6(8–6), 7–5 Thụy Sĩ Roger Federer
2013 Serbia Novak Djokovic (3) 6–3, 6–4 Tây Ban Nha Rafael Nadal
2014 Serbia Novak Djokovic (4) Bỏ cuộc Thụy Sĩ Roger Federer
2015 Serbia Novak Djokovic (5) 6–3, 6–4 Thụy Sĩ Roger Federer
2016 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Andy Murray 6–3, 6–4 Serbia Novak Djokovic
2017 Bulgaria Grigor Dimitrov 7–5, 4–6, 6–3 Bỉ David Goffin
2018 Đức Alexander Zverev 6–4, 6–3 Serbia Novak Djokovic
2019 Hy Lạp Stefanos Tsitsipas 6–7(6–8), 6–2, 7–6(7–4) Áo Dominic Thiem
2020 Nga Daniil Medvedev 4–6, 7–6(7–2), 6–4 Áo Dominic Thiem
2021 Ý Turin Đức Alexander Zverev (2) 6–4, 6–4 Nga Daniil Medvedev
2022 Serbia Novak Djokovic(6) 7–5, 6–3 Na Uy Casper Ruud
2023 Serbia Novak Djokovic(7) 6–3, 6–3 Ý Jannik Sinner

Vô địch đôi

[sửa | sửa mã nguồn]
The Masters
Năm Địa điểm Vô địch
1975 Thụy Điển Stockholm Tây Ban Nha Juan Gisbert / Tây Ban Nha Manuel Orantes
1976 Hoa Kỳ Houston Hoa Kỳ Fred McNair / Hoa Kỳ Sherwood Stewart
1977 Hoa Kỳ New York Cộng hòa Nam Phi Bob Hewitt / Cộng hòa Nam Phi Frew McMillan
1978 Hoa Kỳ New York Hoa Kỳ Peter Fleming / Hoa Kỳ John McEnroe
1979 Hoa Kỳ New York Hoa Kỳ Peter Fleming / Hoa Kỳ John McEnroe
1980 Hoa Kỳ New York Hoa Kỳ Peter Fleming / Hoa Kỳ John McEnroe
1981 Hoa Kỳ New York Hoa Kỳ Peter Fleming / Hoa Kỳ John McEnroe
1982 Hoa Kỳ New York Hoa Kỳ Peter Fleming / Hoa Kỳ John McEnroe
1983 Hoa Kỳ New York Hoa Kỳ Peter Fleming / Hoa Kỳ John McEnroe
1984 Hoa Kỳ New York Hoa Kỳ Peter Fleming / Hoa Kỳ John McEnroe
1985 Hoa Kỳ New York Thụy Điển Stefan Edberg / Thụy Điển Anders Järryd
1986 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland London Thụy Điển Stefan Edberg / Thụy Điển Anders Järryd
1987 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland London Tiệp Khắc Miloslav Mečíř / Tiệp Khắc Tomáš Šmíd
1988 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland London Hoa Kỳ Rick Leach / Hoa Kỳ Jim Pugh
1989 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland London Hoa Kỳ Jim Grabb / Hoa Kỳ Patrick McEnroe
ATP Tour World Championships
Năm Địa điểm Vô địch
1990 Úc Sanctuary Cove Pháp Guy Forget / Thụy Sĩ Jakob Hlasek
1991 Cộng hòa Nam Phi Johannesburg Úc John Fitzgerald / Thụy Điển Anders Järryd
1992 Cộng hòa Nam Phi Johannesburg Úc Todd Woodbridge / Úc Mark Woodforde
1993 Cộng hòa Nam Phi Johannesburg Hà Lan Jacco Eltingh / Hà Lan Paul Haarhuis
1994 Indonesia Jakarta Thụy Điển Jan Apell / Thụy Điển Jonas Björkman
1995 Hà Lan Eindhoven Canada Grant Connell / Hoa Kỳ Patrick Galbraith
1996 Hoa Kỳ Hartford Úc Todd Woodbridge / Úc Mark Woodforde
1997 Hoa Kỳ Hartford Hoa Kỳ Rick Leach / Hoa Kỳ Jonathan Stark
1998 Hoa Kỳ Hartford Hà Lan Jacco Eltingh / Hà Lan Paul Haarhuis
1999 Hoa Kỳ Hartford Canada Sébastien Lareau / Hoa Kỳ Alex O'Brien
Tennis Masters Cup
Năm Địa điểm Vô địch
2000 Ấn Độ Bangalore Hoa Kỳ Donald Johnson / Cộng hòa Nam Phi Piet Norval
2001 Ấn Độ Bangalore Hủy
2002 Không tổ chức
2003 Hoa Kỳ Houston Hoa Kỳ Bob Bryan / Hoa Kỳ Mike Bryan
2004 Hoa Kỳ Houston Hoa Kỳ Bob Bryan / Hoa Kỳ Mike Bryan
2005 Trung Quốc Thượng Hải Pháp Michaël Llodra / Pháp Fabrice Santoro
2006 Trung Quốc Thượng Hải Thụy Điển Jonas Björkman / Belarus Max Mirnyi
2007 Trung Quốc Thượng Hải Bahamas Mark Knowles / Canada Daniel Nestor
2008 Trung Quốc Thượng Hải Canada Daniel Nestor / Serbia Nenad Zimonjic
ATP World Tour Finals
Năm Địa điểm Vô địch
2009 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland London Hoa Kỳ Bob Bryan / Hoa Kỳ Mike Bryan
2010 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland London Canada Daniel Nestor / Serbia Nenad Zimonjic
2011 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland London Canada Daniel Nestor / Belarus Max Mirnyi
2012 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland London Tây Ban Nha Marcel Granollers / Tây Ban Nha Marc López
2013 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland London Tây Ban Nha Fernando Verdasco / Tây Ban Nha David Marrero

Thứ tự các tay vợt vô địch đơn

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là bảng thống kê số lần vô địch của các tay vợt, xếp theo số lần vô địch và thứ tự thời gian.

Tay vợt Quốc gia Số lần Năm
Novak Djokovic  Serbia 7 2008, 2012, 2013, 2014, 2015, 2022, 2023
Roger Federer  Thụy Sĩ 6 2003, 2004, 2006, 2007, 2010, 2011
Ivan Lendl Cờ Tiệp Khắc Tiệp Khắc 5 1981, 1982, 1985, 1986, 1987
Pete Sampras  Hoa Kỳ 1991, 1994, 1996, 1997, 1999
Ilie Năstase  România 4 1971, 1972, 1973, 1975
John McEnroe  Hoa Kỳ 3 1978, 1983, 1984
Boris Becker  Đức 1988, 1992, 1995
Björn Borg  Thụy Điển 2 1979, 1980
Lleyton Hewitt  Úc 2001, 2002
Alexander Zverev  Đức 2018, 2021
Stan Smith  Hoa Kỳ 1 1970
Guillermo Vilas  Argentina 1974
Manuel Orantes Tây Ban Nha 1976
Jimmy Connors  Hoa Kỳ 1977
Stefan Edberg  Thụy Điển 1989
Andre Agassi  Hoa Kỳ 1990
Michael Stich  Đức 1993
Àlex Corretja Tây Ban Nha 1998
Gustavo Kuerten  Brasil 2000
David Nalbandian  Argentina 2005
Nikolay Davydenko Cờ Nga Nga 2009
Andy Murray  Anh 2016
Grigor Dimitrov Bulgaria Bulgaria 2017
Stefanos Tsitsipas  Hy Lạp 2019
Daniil Medvedev Cờ Nga Nga 2020

Danh sách các tay vợt tham gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính từ khi là giải có tên là Tennis Masters Cup (từ 2000 đến nay).

Tay vợt Số lần
tham dự
Trận Thắng/
Thua
Tỉ lệ
thắng (%)
Năm
tham dự
Thành tích
tốt nhất
Hoa Kỳ Andre Agassi 5 11 4–7 36.36 2000, 2001, 2002, 2003, 2005 Á quân (1999, 2000)
Hoa Kỳ James Blake 1 5 3–2 60 2006 Á quân (2006)
Cộng hòa Séc Tomáš Berdych 1 3 1–2 33.33 2010 Vòng bảng (2010)
Argentina Guillermo Coria 3 8 1–7 13 2003–2005 Vòng bảng (2003, 2005)
Tây Ban Nha Àlex Corretja 1 3 1–2 33.33 2000 Vòng bảng (2000)
Tây Ban Nha Albert Costa 1 3 1–2 33.33 2002 Vòng bảng (2002)
Nga Nikolay Davydenko 5 20 12–8 60 2005–2009 Vô địch (2009)
Argentina Juan Martín del Potro 1 3 1–2 33.33 2008, 2009 Á quân (2009)
Serbia Novak Đoković 4 15 7–8 46.67 2007–2010 Vô địch (2008)
Thụy Sĩ Roger Federer 9 41 34–7 82.93 2002–2010 Vô địch (2003, 2004, 2006, 2007, 2010)
Tây Ban Nha David Ferrer 2 8 4–4 50 2007–10 Á quân (2007)
Tây Ban Nha Juan Carlos Ferrero 3 12 6–6 50 2001–2003 Á quân (2002)
Pháp Richard Gasquet 1 3 1–2 33.33 2007 Vòng bảng (2007)
Argentina Gastón Gaudio 2 7 2–5 29 2004, 2005 Bán kết (2005)
Chile Fernando González 2 5 2–3 40 2005(tt), 2007 Vòng bảng (2005, 2007)
Pháp Sébastien Grosjean 1 5 3–2 60 2001 Á quân (2001)
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Tim Henman 1 3 1–2 33.33 2004 Vòng bảng (2004)
Úc Lleyton Hewitt 4 18 13–5 72.22 2000–2002, 2004 Vô địch (2001, 2002)
Croatia Goran Ivanišević 1 3 1–2 33.33 2001 Vòng bảng (2001)
Thụy Điển Thomas Johansson 1 1 0–1 0 2002(tt) Vòng bảng (2002)
Nga Yevgeny Kafelnikov 2 7 4–3 57.14 2000–01 Bán kết (2001)
Brasil Gustavo Kuerten 2 8 4–4 50 2000–01 Vô địch (2000)
Croatia Ivan Ljubičić 2 6 2–4 33.33 2005–06 Vòng bảng (2005)
Tây Ban Nha Carlos Moyà 3 10 5–5 50 2002–03–04 Bán kết (2002)
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Andy Murray 4 16 12–4 75 2008–09–10 Bán kết (2008, 2010)
Tây Ban Nha Rafael Nadal 4 16 8–8 50 2006–07–09–10 Chung kết (2010, 2013)
Argentina David Nalbandian 3 13 6–7 46.15 2003–05–06 Vô địch (2005)
Thụy Điển Magnus Norman 1 3 0–3 0 2000 Vòng bảng (2000)
Cộng hòa Séc Jiří Novák 1 3 1–2 33.33 2002 Vòng bảng (2002)
Argentina Mariano Puerta 1 3 0–3 0 2005(tt) Vòng bảng (2005)
Úc Patrick Rafter 1 3 0–3 0 2001 Vòng bảng (2001)
Tây Ban Nha Tommy Robredo 1 3 1–2 33.33 2006 Vòng bảng (2006)
Hoa Kỳ Andy Roddick 6 19 8–11 42.11 2003–04–06–07–08–10 Bán kết (2003, 2004, 2007)
Nga Marat Safin 3 11 4–7 36.37 2000–02–04 Bán kết (2000, 2004)
Hoa Kỳ Pete Sampras 1 4 2–2 50 2000 Bán kết (2000)
Đức Rainer Schüttler 1 4 2–2 50 2003 Bán kết (2003)
Pháp Gilles Simon 1 4 2–2 50 2008(tt) Bán kết (2008)
Cộng hòa Séc Radek Štěpánek 1 2 0–2 0 2008(tt) Vòng bảng (2008)
Pháp Jo–Wilfried Tsonga 1 3 1–2 33.33 2008 Vòng bảng (2008)

Chú thích: tt = tay vợt thay thế cho tay vợt có suất nhưng không tham dự hoặc bỏ cuộc giữa chừng

Thống kê

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Các tay vợt vô địch giải đấu mà không thua trận nào (từ 1990):
    1. Đức Michael Stich, Đức, 1993
    2. Úc Lleyton Hewitt, Úc, 2001
    3. Thụy Sĩ Roger Federer, 2003, 2004, 2006, 2010, 2011
    4. Serbia Novak Djokovic, 2012,2013,2014
  • Các tay vợt bảo vệ thành công chức vô địch:
    1. România Ilie Năstase: 1971–1973
    2. Thụy Điển Björn Borg: 1979–80
    3. Hoa Kỳ Ivan Lendl (2): 1981–1982; 1985–1987
    4. Hoa Kỳ John McEnroe: 1983–1984
    5. Hoa Kỳ Pete Sampras: 1996–1997
    6. Úc Lleyton Hewitt: 2001–2002
    7. Thụy Sĩ Roger Federer (3): 2003–2004; 2006–2007; 2010–2011
    8. Serbia Novak Diokovic (4): 2012–2013; 2013–2014; 2014-15; 2022-23
  • Các tay vợt vô địch liên tiếp:
1. Serbia Novak Djokovic: 04 lần từ 2012 – 2015
2. Hoa Kỳ Ivan Lendl: 03 lần từ 1985 – 1987
3. România Ilie Nastase: 03 lần từ 1971 – 1973
  • Các tay vợt tham dự nhiều trận chung kết liên tiếp:
1. Hoa Kỳ Ivan Lendl, 9 (1980–1988)
2. România Ilie Năstase, 5 (1971–1975)
2. Thụy Sĩ Roger Federer, 5 (2003–2007)
3. Serbia Novak Djokovic, 4 (2012–2015)
4. Hoa Kỳ Stan Smith, Mỹ, 3 (1970–1972)
4. Đức Boris Becker, Đức, 3 (1994–1996)

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “ATP Finals chia tay London vào 2021”. VnExpress.net. 25 tháng 4 năm 2019.
  2. ^ “Djokovic lần thứ bảy vô địch ATP Finals”. VnExpress.net.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]