Leopold II của Bỉ
Leopold II | |||||
---|---|---|---|---|---|
![]() | |||||
Vua của người Bỉ | |||||
Tại vị | 17 tháng 12 năm 1865 – 17 tháng 12 năm 1909 44 năm, 303 ngày | ||||
Tiền nhiệm | Leopold I | ||||
Kế nhiệm | Albert I | ||||
Quốc trưởng Nhà nước Tự do Congo | |||||
Tại vị | 1 tháng 7 năm 1885 – 15 tháng 11 năm 1908 23 năm, 137 ngày | ||||
Thông tin chung | |||||
Sinh | 9 tháng 4 năm 1835 Brussels, Bỉ | ||||
Mất | 17 tháng 12 năm 1909 (74 tuổi) Laeken, Bỉ | ||||
An táng | Nhà thờ Đức Mẹ Đồng Trinh Laeken | ||||
Phối ngẫu | Marie Henriette của Áo | ||||
Hậu duệ | Công chúa Louise của Saxe-Coburg và Gotha Hoàng tử Leopold, Công tước Brabant Stéphanie, Thái tử phi của Áo Clémentine, Công chúa Napoléon | ||||
| |||||
Hoàng tộc | Nhà Sachsen-Coburg và Gotha | ||||
Thân phụ | Leopold I của Bỉ | ||||
Thân mẫu | Louise của Orléans | ||||
Tôn giáo | Công giáo Roma |
Leopold II của Bỉ (Tiếng Hà Lan: Leopold Lodewijk Filips Maria Victor; Tiếng Pháp: Léopold Louis Philippe Marie Victor; Tiếng Đức: Leopold Ludwig Philipp Maria Viktor; ( còn gọi là "Hitler của Bỉ" ) (9 tháng 4 năm 1835 - 17 tháng 12 năm 1909) là vua Bỉ thứ hai, chủ yếu được nhớ đến vì việc thành lập và khai thác Nhà nước Tự do Congo với tư cách đầu tư cá nhân. Sinh ra tại Brussels, là con thứ nhưng là con lớn nhất còn sống của vua Leopold I và Hoàng hậu Louise of Orléans, ông kế vị cha mình lên ngôi ngày 17 tháng 12 năm 1865, trị vì 44 năm cho đến khi ông qua đời. Đây là triều đại dài nhất của các quốc vương Bỉ. Ông còn nắm quyền đối với xứ Congo thuộc Bỉ từ năm 1885 đến năm 1908. Trong thời kỳ cai trị tuyệt đối của ông ở Congo, ước tính đã có khoảng từ 10 - 15 triệu người châu Phi đã chết do chính sách bóc lột và lao động cưỡng bức tàn bạo của ông, những việc làm đó của ông đã bị nhiều người liệt kê vào tội ác chống lại nhân loại.
Congo thuộc Bỉ[sửa | sửa mã nguồn]


Leopold II là người sáng lập và là quốc vương duy nhất của xứ Congo thuộc Bỉ, một dự án tư nhân được thực hiện thay mặt ông[1]. Ông đã nhờ nhà thám hiểm người Anh tên Henry Morton Stanley giúp ông đặt yêu sách cho Congo. Tại Hội nghị Berlin vào năm 1884 và 1885, các quốc gia châu Âu đã ủy quyền cho yêu sách của ông bằng cách cam kết cho xứ Congo thuộc Bỉ, thay vào đó ông phải cải thiện cuộc sống của người dân Congo bản địa[1]. Tuy là vậy nhưng ngay từ đầu, Leopold đã bỏ qua những điều kiện đó, hàng triệu cư dân Congo, bao gồm cả trẻ em, bị tra tấn bằng cách cắt xẻo và sau cùng là bị giết chết[1]. Ông điều hành xứ Congo bằng cách sử dụng một lực lượng lính đánh thuê Publique để làm giàu cho bản thân[2]. Ông đã sử dụng một khoản tiền lớn từ việc khai thác ở nơi này cho việc các dự án xây dựng công cộng và tư nhân ở Bỉ trong giai đoạn này[1]. Quốc vương Leopold II đã có được một gia tài khổng lồ từ việc khai thác tài nguyên khoáng sản ở xứ Congo giàu có, ban đầu chỉ với việc thu thập ngà voi, và sau khi giá cao su tăng vào những năm 1890, ông cho thực hiện chính sách lao động cưỡng bức với nhân dân bản địa để thu hoạch và chế biến được nhiều cao su[1]. Dưới chế độ của ông, hàng triệu người Congo đã chết do bị kiệt sức, bị đánh đập, bị giết và bị hành hạ, tra tấn dã man, ước tính số lượng người chết dao động từ một triệu đến mười lăm triệu người, với sự đồng thuận tăng lên khoảng 10 triệu[3][4]. Một số nhà sử học tranh luận về con số này do không có sự kiểm duyệt đáng tin cậy, và một phần cũng do tỷ lệ tử vong rất lớn của các bệnh khác[5][6]. Đã có một cuộc điều tra lớn đã diễn ra ở Bỉ vào đầu thế kỷ 20 về khối tài sản khổng lồ của nhà vua và việc bốc lột hành hạ và lao động cưỡng bức của ông đã vi phạm hội nghị Berlin năm xưa, cuối cùng nó dẫn đến một vụ bê bối quốc tế lớn vào đầu thế kỷ 20, và quốc vương Leopold bị chính phủ Bỉ buộc phải từ bỏ quyền kiểm soát thuộc địa xứ Congo thuộc Bỉ, thay vào đó chính quyền dân sự sẽ kiểm soát nơi đây vào năm 1908 với Théophile Wahis làm toàn quyền đầu tiên.
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ a b c d e “Ewans, Ngài Martin (2017). Sự tàn bạo của châu Âu, thảm họa châu Phi: Leopold II, Nhà nước tự do Congo và hậu quả của nó. Abingdon, Anh”.
|url=
trống hay bị thiếu (trợ giúp) - ^ “Ascherson (1999), tr. số 8”.
|url=
trống hay bị thiếu (trợ giúp) - ^ “Stanley, Tim, "Trái tim đen tối của Bỉ". Lịch sử ngày nay”.
|url=
trống hay bị thiếu (trợ giúp) - ^ “Jalata, Asafa. "Chủ nghĩa khủng bố thuộc địa, chủ nghĩa tư bản toàn cầu và sự phát triển của châu Phi: 500 năm tội ác chống lại các dân tộc châu Phi". Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi”.
|url=
trống hay bị thiếu (trợ giúp) - ^ “Jean Stengers (bằng tiếng Pháp)”.
|url=
trống hay bị thiếu (trợ giúp) - ^ “Sophie Mignon (bằng tiếng Pháp)”.
|url=
trống hay bị thiếu (trợ giúp)
Sách tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]
- Ascherson, Neal: The King Incorporated, Allen & Unwin, 1963. ISBN 1-86207-290-6 (1999 Granta edition).
- Hochschild, Adam: King Leopold’s Ghost: A Story of Greed, Terror, and Heroism in Colonial Africa, Mariner Books, 1998. ISBN 0-330-49233-0.
- Petringa, Maria: Brazza, A Life for Africa, 2006. ISBN 978-1-4259-1198-0
- Wm. Roger Louis and Jean Stengers: E.D. Morel's History of the Congo Reform Movement, Clarendon Press Oxford, 1968.
- Ó Síocháin, Séamas and Michael O’Sullivan, eds: The Eyes of Another Race: Roger Casement's Congo Report and 1903 Diary. University College Dublin Press, 2004. ISBN 1-900621-99-1.
- Ó Síocháin, Séamas: Roger Casement: Imperialist, Rebel, Revolutionary. Dublin: Lilliput Press, 2008.
- Roes, Aldwin (2010). “Towards a History of Mass Violence in the Etat Indépendant du Congo, 1885–1908”. South African Historical Journal. 62 (4): 634–70. doi:10.1080/02582473.2010.519937.
- Stanard, Matthew G. Selling the Congo: A history of European pro-empire propaganda and the making of Belgian imperialism (U of Nebraska Press, 2012)
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
- Official biography from the Belgian Royal Family website
- "The Political Economy of Power" Interview with political scientist Bruce Bueno de Mesquita, with a discussion of Leopold halfway through
- Interview with King Leopold II Publishers' Press, 1906
- Mass crimes against humanity in the Congo Free State Lưu trữ 2017-02-24 tại Wayback Machine
- Congo: White king, red rubber, black death Lưu trữ 2011-03-02 tại Wayback Machine A 2003 documentary by Peter Bate on Leopold II and the Congo
- The Crime of the Congo, 1909, Sir Arthur Conan Doyle, Archive.org
- Grant, Kevin (2001). “Christian critics of empire: Missionaries, lantern lectures, and the Congo reform campaign in Britain”. The Journal of Imperial and Commonwealth History. 29 (2): 27–58. doi:10.1080/03086530108583118.
- Peffer, John (2008). “Snap of the Whip/Crossroads of Shame: Flogging, Photography, and the Representation of Atrocity in the Congo Reform Campaign”. Visual Anthropology Review. 24: 55–77. doi:10.1111/j.1548-7458.2008.00005.x.
- van den Braembussche, Antoon (2002). “The Silence of Belgium: Taboo and Trauma in Belgian Memory”. Yale French Studies (102): 34–52. JSTOR 3090591.
- Weisbord, Robert G. (2003). “The King, the Cardinal and the Pope: Leopold II's genocide in the Congo and the Vatican”. Journal of Genocide Research. 5: 35–45. doi:10.1080/14623520305651.
- Langbein, John H. (tháng 1 năm 1976). “The Historical Origins of the Sanction of Imprisonment for Serious Crime”. The Journal of Legal Studies. 5 (1): 35–60. JSTOR 724073.
- Gewald, Jan-Bart (2006). “More than Red Rubber and Figures Alone: A Critical Appraisal of the Memory of the Congo Exhibition at the Royal Museum for Central Africa, Tervuren, Belgium”. The International Journal of African Historical Studies. 39 (3): 471–86. JSTOR 40034827.
- Pavlakis, Dean (2010). “The Development of British Overseas Humanitarianism and the Congo Reform Campaign”. Journal of Colonialism and Colonial History. 11 (1). doi:10.1353/cch.0.0102.